Quản trị marketing là quá trình lập kế hoạch, và thực hiện kế hoạch đó, định giá, khuyến mãi và phân phối hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi với các nhóm mục tiêu, làm thỏa mãn những mục tiêu khách hàng và tổ chức (hiệp hội Marketing Mỹ)
Trong xu thế cạnh tranh hiện nay, để thực hiện tốt những nhiệm vụ trên, nhà tiếp thị cần:
Phân tích kĩ, chính xác thị trường mục tiêu
Lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu
Thực hiện các chiến lược marketing mix nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, trong đó yếu tố chất lượng SP đóng vai trò rất quan trọng
41 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khái niệm về quản trị Marketing, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I. Khái niệm về quản trị Marketing I. Các khái niệm: Quản trị marketing là quá trình lập kế hoạch, và thực hiện kế hoạch đó, định giá, khuyến mãi và phân phối hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi với các nhóm mục tiêu, làm thỏa mãn những mục tiêu khách hàng và tổ chức (hiệp hội Marketing Mỹ) Trong xu thế cạnh tranh hiện nay, để thực hiện tốt những nhiệm vụ trên, nhà tiếp thị cần: Phân tích kĩ, chính xác thị trường mục tiêu Lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu Thực hiện các chiến lược marketing mix nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, trong đó yếu tố chất lượng SP đóng vai trò rất quan trọng II. Công việc của nhà quản trị Marketing: Hoạch định: Lập kế hoạch nghiên cứu Lựa chọn thị trường mục tiêu Hoạch định chiến lược Marketing Quyết định danh mục SP Lập chương trình phát triển SP Xây dựng các chính sách định giá Lập chương trình chiêu thị Xây dựng các kênh phân phối Kế hoạch đào tạo nhân viên Marketing b. Tổ chức: - Tổ chức các chương trình nghiên cứu Marketing Quyết định cơ cấu tổ chức của bộ phận Marketing Phân trách nhiệm cho mỗi bộ phận Tổ chức mạng lưới và địa điểm bán hàng Thiết lập quan hệ với chính quyền, các cơ quan truyền thông và công chúng Tổ chức mạng lưới kho và vận chuyển Tổ chức các chương trình, sự kiện để quảng bá Quyết định thay đổi giá, SP, hoạt động khuyến mãi c. Lãnh đạo Thương lượng, đàm phán với các đối tác Kích thích động viên nhân viên và các trung gian tiêu thụ d. Kiểm tra: - Kiểm tra ngân sách - So sánh chi phí với ngân sách Đánh giá hiệu quả quảng bá, khuyến mãi Kiểm tra, điều chỉnh giá Kiểm soát hệ thống phân phối III. Các khía cạnh chủ yếu của chất lượng: Sự hoàn hảo Những chi tiết Độ tin cậy Sự thoải mái Độ bền Khả năng phục vụ Tính thẩm mỹ Mức độ chất lượng được mọi người công nhận IV. Định hướng thị trường: Định hướng khách hàng Định hướng theo đối thủ cạnh tranh - Sự phối hợp liên kết các chức năng Trọng tâm dài hạn - Khả năng tạo lợi nhuận V. Tiến hóa của các quan điểm Marketing: Quan điểm trọng SX Quan điểm trọng SP Quan điểm trọng bán hàng d. Quan điểm trọng Marketing-mix e. Quan điểm tiếp thị XH VI. Các cấp quản trị Marketing: Cấp cao Cấp trung gian Công nghệ Xã hội Kinh tế Cạnh tranh Chính trị Pháp luật Môi trường VII. Tiến trình hoạch định Marketing Phân tích tình huống Thiết lập các mục tiêu Xây dựng các chiến lược và chương trình tiếp thị Xây dựng kế hoạch hành động, phối hợp và kiểm soát VIII. Các mục tiêu của hệ thống Marketing: Tối đa hóa sự tiêu thụ Tối đa hóa sự thỏa mãn của người tiêu thụ Tối đa hóa sự lựa chọn Tối đa hóa chất lượng cuộc sống Chương 2. Phân tích các thị trường mục tiêu và hành vi của người mua I. Mô hình hành vi của người mua Mục đích của Marketing là đáp ứng những nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Vấn đề là làm thế nào để nắm bắt được những nhu cầu đó? Các câu hỏi: Những ai tạo nên thị trường? Khách hàng Thị trường mua những gì? Đối tượng Tại sao thị trường đó mua? Mục tiêu Những ai tham gia vào quá trình mua sắm? Tổ chức Thị trường mua sắm như thế nào? Hoạt động Khi nào mua sắm? Đợt mua hàng Mua hàng ở đâu? Các cửa hàng Một trong những phương pháp là thông qua các hành vi của khách hàng. Hai vấn đề quan trọng cần nghiên cứu: Những đặc điểm của người mua, VH, XH, cá nhân và tâm lý, ảnh hưởng như thế nào đến hành vi mua sắm? Người mua thông qua quyết định mua sắm như thế nào? II. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm 1. Các yếu tố văn hóa: a. Nền văn hóa: Nền văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi của người mua. Vd, thói quen mua sắm ở các nước chậm và đang phát triển ( dòng SP rẻ, hợp túi tiền, không đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật cao) sẽ khác với ở các nước phát triển. Một người ở Mỹ, Nhật, Pháp, Đức,..sẽ có những nhu cầu tiện nghi vật chất, thực tiễn, tự do chủ nghĩa,… b. Nhánh văn hóa: Nền văn hóa lại có những nhánh văn hóa nhỏ tạo nên những điểm đặc thù hơn: dân tộc, tôn giáo, các nhóm chủng tộc, các tầng lớp XH và các vùng địa lý. VD, ở các nước Hồi giáo thì SP thịt heo không thể tiêu thụ được, hoặc các tầng lớp trí thức, công chức sẽ quan tâm nhiều đến máy vi tính nhiều hơn 2. Các yếu tố XH: a. Nhóm tham khảo: Là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến một người. Nhóm tham khảo có thể là bạn bè, gia đình, hàng xóm láng giềng, đồng nghiệp,…VD, một nhóm bạn bè có thể tác động đến hành vi mua sắm của một người khác trong nhóm qua việc sử dụng một dòng SP như nhau (ĐT di động, quần áo thời trang,..) b. Gia đình: Trong gia đình ai là người quyết định chi tiêu? Những lĩnh vực mà các thành viên trong gia đình có thể quyết định: -Người chồng: Xe hơi, bảo hiểm nhân thọ,.. -Người vợ: Quần áo, đồ dùng gia đình,.. - Con cái: Dụng cụ học tập, đồ chơi, phương tiện giải trí,.. - Gia đình định hướng: ông bà, cha mẹ - Gia đình riêng: vợ chồng, con cái 3. Các yếu tố cá nhân: a. Tuổi tác và giai đoạn của chu kì sống: Con người ở mỗi lứa tuổi và giai đoạn khác nhau sẽ có những nhu cầu mua sắm khác nhau. Vd, SV tự nghĩ vd b. Nghề nghiệp: Nghề nghiệp khác nhau dẫn đến thu nhập khác nhau cũng như nhu cầu cá nhân khác nhau. Vd, SV phát biểu vd c. Hoàn cảnh kinh tế: Thu nhập và mức ổn định của thu nhập, tài sản, tiết kiệm, khả năng vay mượn đóng vai trò rất quan trọng trong hành vi mua sắm. d. Lối sống: Những người có cùng nhánh VH, cùng nghề nghiệp vẫn có những lối sống khác nhau. Người chi tiêu phóng khoáng, người tiết kiệm, người thích lối sống tân tiến, người lại bảo thủ,.. 4. Những yếu tố tâm lý: gồm có 4 yếu tố Động cơ: Lúc nào con người cũng có nhu cầu, nhu cầu bắt buộc như: ăn uống, ở, đi lại,..và nhu cầu không bắt buộc như xe hơi, đầu máy,TV, đồ trang sức,…Đây chính là động cơ để con người thỏa mãn một phần của nhu cầu cá nhân b. Nhận thức: Một tình huống một người có thể có những nhận thức khác nhau. Người ta chia làm 3 quá trình nhận thức: - Sự quan tâm có chọn lọc: Người ta sẽ quan tâm và nhớ đến dòng SP mà họ chú ý Sự bóp méo có chọn lọc: con người lồng các ý nghĩ sẵn có của mình vào thông tin. Vd, một người đã có cảm tình với một SP, người đó sẽ bỏ qua những đặc tính không tốt của SP đó Sự ghi nhớ có chọn lọc: Cũng vậy, khách hàng sẽ nhớ các đặc tính ưu việt của SP mà họ đã có cảm tình c. Tri thức: Là sự nhận biết, phân biệt được tính ưu việt của các SP khác nhau. Tri thức ở đây có thể có được từ trình độ học vấn, kinh nghiệm đúc kết,.. d. Niềm tin và thái độ: Niềm tin vào một SP sẽ giúp người mua có quyết định nhanh chóng lựa chọn SP. Cũng như thái độ của người tiêu dùng sẽ quyết định mua hay không mua. Thông thường các công ty SX ra SP phù hợp với thái độ của người tiêu dùng hơn là cố gắng thay đổi thái độ của họ đối với SP của mình III. Quá trình quyết định mua: Nhận thức nhu cầu Tìm kiếm thông tin Đánh giá các phương án Quyết định mua Hành vi hậu mãi IV. Phân tích thị trường KD và hành vi mua của các DN: Thị trường KD là thị trường cung cấp SP và DV để phục vụ SX hoàn thiện SP trước khi đến tay người tiêu dùng. Khách hàng của thị trường KD là các DN hay còn gọi là khách hàng CN. Thị trường KD là thị trường lớn và đa dạng Các vấn đề quan trọng để nghiên cứu hành vi mua của khách hàng KD Khách hàng KD quyết định mua gì? Mua lại hoàn toàn ( không mất thời gian thu thập thông tin) Mua lại có điều chỉnh ( mất một khoảng thời gian để điều chỉnh ) Mua mới hoàn toàn (cần thu thập thông tin: giá cả, kỹ thuật, số lượng,.. về SP mới) b. Ai tham gia vào quá trình mua của DN? Là những cá nhân, tập thể tham gia vào quá trình mua của DN: - Người sử dụng Người ảnh hưởng Người muaNgười quyết định Người bảo vệ Mỗi thành viên đều đóng một vai trò nhất định trong tiến trình mua của DN c. Những yếu tố tác động đến khách hàng CN: Môi trường: Chính trị, XH, sự ổn định KT, mức lạm phát, công nghệ, cơ sở hạ tầng,.. Tổ chức: các mục tiêu, chính sách, hệ thống, … Giữa các cá nhân: quyền hạn, chức vụ, uy tín, học vấn,kinh nghiệm... Cá nhân: tuổi, cá tính, thái độ, nhân cách,… Ngưòi mua d. Khách hàng CN quyết định mua như thế nào? Nhận biết vấn đề Mô tả nhu cầu khái quát Đặc điểm của SP Tìm hiểu nhà cung cấp Xem xét các đề nghị Lựa chọn nhà cung cấp Đặt hàng Kiểm tra Chương III. Phân tích cơ hội thị trường I. Khái niệm: Trong KD luôn luôn có cơ hội mới, điều quan trọng là DN có nhận thấy và nắm bắt kịp thời không. Nhận thấy và nắm bắt được cơ hội sẽ tạo điều kiện để DN mở ra các hướng KD mới, triển khai các chiến lược Marketing hiệu quả hơn,nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển trong giai đoạn hiện nay. II. Phương pháp xác định cơ hội thị trường: Phương pháp “mạng mở rộng SP/thị trường”: Dựa vào mối quan hệ SP/ thị trường để đánh giá những lợi thế và hạn chế, bế tắc và triển vọng của SP trên thị trường mục tiêu, sau đó định dạng cơ hội thị trường SP hiện có SP mới Thị trường hiện có Thị trường mới Thâm nhập thị trường: Thu hút khách hàng bằng cách giảm giá, tăng cường quảng cáo, dịch vụ hậu mãi,.. b. Mở rộng thị trường: Tìm kiếm khách hàng mới, tăng doanh thu bán hàng. Cần phân tích các yếu tố: dân số, tuổi tác, thu nhập,giói tính.,.. c. Phát triển SP: SP cần phải có chất lượng cao hơn, phong phú hơn, mẫu mã đẹp, dịch vụ hoàn hảo,… d. Đa dạng hóa SP: Tăng thêm danh mục hàng hóa, khách hàng sẽ đa dạng hơn và có nhiều sự chọn lựa hơn Các phương pháp khác: Đánh giá mức độ hấp dẫn của ngành theo phân tích danh mục đầu tư Phương pháp “kẽ hở trên thị trường”: thâm nhập vào thị trường vẫn chưa được các DN khác khai thác triệt để III. Đánh giá cơ may thị trường: Cơ may thị trường chỉ được xác định khi nó thỏa mãn hai điều: a. Phù hợp với mục tiêu của công ty: - Mục tiêu lợi nhuận Mục tiêu doanh số Mục tiêu phát triển KD Mục tiêu tín nhiệm khách hàng b. Phù hợp với khả năng của công ty: Khả năng tài chính Năng lực hoạt động Khả năng phân phối Chương IV. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu Đo lường và dự báo nhu cầu thị trường 1. Định nghĩa thị trường: Thị trường là nơi người mua và người bán gặp nhau để trao đổi hàng hóa hoặc DV ( quan điểm KT) Thị trường là nơi tập hợp những người đang mua và sẽ mua một loại SP nhất định, một thị trường là tập hợp những người mua và ngành SX là tập hợp những người bán (quan điểm Marketing) Các loại thị trường theo quan điểm Mark : - Thị trường tiềm năng Thị trường hiện có Thị trường hiện có và đủ điều kiện - Thị trường phục vụ Thị trường đã thâm nhập 2. Đo lường nhu cầu thị trường: a. Có 3 cấp độ đo lường nhu cầu: - Theo thời gian: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn Theo không gian: Thế giới, Quốc gia, Miền, Khu vực, Thành phố hoặc Tỉnh Theo Cấp độ SP: Tất cả các SP, SP của ngành, SP bán của công ty, Danh mục SP, dạng SP, SP cụ thể b. Ước lượng tổng nhu cầu thị trường: Tổng nhu cầu thị trường đối với một SP là tổng khối lượng SP mà nhóm khách hàng nhất định sẽ mua tại một khu vực nhất định, trong một thời kì nhất định với một môi trương và chương trình Mark nhất định Tổng nhu cầu thị trường không phải là con số cố định mà là một hàm số thay đổi theo điều kiện riêng biệt. Các phương pháp ước lượng tổng nhu cầu thị trường: Tính theo công thức: Q= n x q x p Với Q: Tổng nhu cầu thị trường n: Số lượng người mua trong thị trường q: Số lượng SP một khách mua TB/năm p: Giá TB/ SP Phương pháp tỉ số chuỗi: nhân một số căn bản với một chuỗi bách phân nối tiếp nhau. VD, c. Ước lượng nhu cầu thị trường khu vực: - Phương pháp xây dựng thị trường (thường áp dụng cho thị trường tư liệu SX): Phương pháp này đòi hỏi phải phát hiện tất cả những người mua tiềm ẩn và khả năng mua hàng của họ. Nhưng điều này thực tế không thể có. Vì thế người ta sẽ dựa vào những căn cứ quan trọng có sức thuyết phục để ước tính nhu cầu gần sát với thực tế. Vd, công ty máy vi tính muốn tính thị trường tiềm năng ở một khu vực. Đầu tiên họ sẽ lập danh sách các công ty, cơ quan,…những nơi có thể tiêu thụ số lượng nhiều về máy vi tính. Bước tiếp theo là ước tính khả năng mua của họ. Từ đó, có thể ước tính được thị trường tiềm năng gần chính xác Phương pháp chỉ số đa yếu tố (sử dụng cho thị trường tiêu dùng): d. Ước tính doanh số và thị phần: - Điều tra các ý định của người mua Tổng hợp ý kiến của người bán hàng - Ý kiến của các chuyên gia Phương pháp trắc nghiệm thị trường Phân tích chuỗi thời gian Những chỉ số hướng dẫn Phân tích nhu cầu II. Xác định thị trường mục tiêu 1.Phân khúc thị trường: Là việc phân chia thị trường thành những phần khác biệt (nhưng trong mỗi phần lại đồng nhất) theo những tiêu chí thích ứng, qua đó DN có thể triển khai hoạt động Marketing phù hợp với mỗi phân khúc thị trường 2. Các cơ sở và phương thức phân đoạn thị trường - Các thị trường khác nhau về địa lý, dân số, văn hóa, khí hậu,.. . Chúng ta cần phân khúc thị trường thành những khu vực mang tính đặc trưng riêng biệt a. Các bước phân khúc thị trường, xác định và định vị thị trường mục tiêu: b. Các cơ sở và phương pháp phân khúc thị trường - Phân khúc theo địa lý: chia thị trường thành những vị trí đại lý khác nhau như châu lục, quốc gia, khu vực, bang, tỉnh hoặc thành phố,… DN sẽ quyết định chính sách hoạt động trong từng vị trí địa lý phù tính đặc trưng của mỗi vùng Phân khúc theo yếu tố nhân khẩu học: chia thị trường dựa trên cơ sở nhân khẩu học như tuổi tác , giới tính, quy mô gia đình, chu kì sống của gia đình, quy mô gia đình, thu nhập, nghề nghiệp, học vấn, tôn giáo,…Các biến nhân khẩu học là cơ sở phổ biến để phân biệt các nhóm khách hàng vì : những mong muốn, sở thích và mức độ sử dụng của người tiêu dùng thường gắn bó chặt chẽ với các yếu tố nhân khẩu học; các yếu tố nhân khẩu học dễ đo lường hơn cả. Phân khúc theo yếu tố tâm lý: dựa trên tầng lớp, lối sống, nhân cách - Phân đoạn theo cách ứng xử: dựa trên kiến thức, thái độ, tình trạng sử dụng, mức độ sử dụng, mức độ trung thành,… c. Những yêu cầu đối với việc phân khúc thị trường: Tính đo lường được Tính tiếp cận được Tính quan trọng Tính khả thi III. Lựa chọn thị trường mục tiêu: 1. Đánh giá các phân đoạn thị trường: -Quy mô và mức tăng trưởng của phân khúc thị trường đó Mức độ hấp dẫn về cơ cấu của phân khúc thị trường: +Mối đe doạ của sự cạnh tranh gay gắt +Mối đe doạ của đối thủ mới thâm nhập +Mối đe doạ về những SP thay thế + Mối đe dọa từ phía người mua + Mối đe dọa từ phía người bán Mục tiêu và nguồn lực của công ty: dù phân khúc thị trường có hấp dẫn đến đâu nhưng nếu không phù hợp với mục tiêu và khả năng cua công ty thì cũng phải loại bỏ. 2. Lựa chọn phân khúc thị trường: Tập trung vào một thị trường Chuyên môn hóa có chọn lọc Chuyên môn hóa thị trường Chuyên môn hóa SP Chuyên môn hóa toàn bộ thị trường: + Marketing không phân biệt + Marketing có phân biệt Chương V. Hoạch định chiến lược tiếp thị Khái niệm - Hoạch định chiến lược Marketing là một tiến trình quản trị nhằm phát triển và duy trì sự thích nghi chiến lược giữa một bên là các mục tiêu và khả năng của DN, và bên kia là các cơ hội Marketing đầy biến động - Chiến lược Marketing là sự lý luận marketing nhờ đó một đơn vị KD hi vọng đạt được các mục tiêu marketing của mình. Chiến lược marketing bao gồm các chiến lược chuyên biệt liên quan đến những thị trường mục tiêu, marketing- mix và ngân sách Marketing II. Phương pháp hoạch định chiến lược theo Berkowits và Kerin Các câu hỏi cần trả lời : - Ta đã ở đâu, đang ở đâu và ta đang có những kế hoạch thực hiện nào? - Ta muốn đi tới đâu? Phân bố các nguồn tài nguyên như thế nào đến được nơi muốn đến? Làm thế nào để thực hiện được kế hoạch? 2. Các các giai đoạn chính trong hoạch định chiến lược: Phân tích tình huống: Ta đã và đang ở đâu? Dự tính đang ở đâu với kế hoạch hiện tại? b. Thiết lập mục tiêu: Phân khúc thị trường Xác định cơ may thị trường Lựa chọn thị trường mục tiêu c. Chương trình tiếp thị: Triển khai các chương trình marketing-mix Phát triển ngân sách ( thu nhập, lợi nhuận,…) III. Phương pháp theo Philip Kotler: Xác định nhiệm vụ KD tổng quát của DN Xác định mục tiêu của công ty: Phác thảo hồ sơ KD- 1. Phân tích hồ sơ KD: . Xác định những ngành hoặc SP KD chủ chốt (SBU) đang tạo nên thành công. . Một SBU ( Strategic Business Units) có thể là một hay nhiều phân xưởng, một hay nhiều SP . Một SBU ( đơn vị KD chiến lược) lý tưởng là: Là đơn vị KD đơn nhất Có chức năng phân biệt Có đối thủ cạnh tranh riêng Có nhà quản trị có trách nhiệm Kiểm soát được những nguồn tài lực chắc chắn Được hưởng lợi từ việc hoạch định chiến lược Được hoạch định độc lập so với các SBU khác Xác định tính hấp dẫn của các SBU khác nhau để quyết định mức độ hỗ trợ. . Sử dụng ma trận SWOT . Ma trận BCG ( Boston Consulting Group), còn gọi là ma trận tang trưởng thị phần 20% 10% 0,1X 1.0X 10X Ma trận thị phần tăng trưởng BCG Thị phần tương đối= Ngôi sao: gồm các SBU có tốc độ tăng trưởng thị phần cao và tỉ trọng thị trường lớn, là đối tượng để các DN tập trung đầu tư để biến các SBU này thành nguồn tài trợ cho các SBU khác Bò sữa: các SBU có tốc độ tăng trưởng chậm với tỉ trọng thị trường cao, là nơi tạo ra thu nhập chính để trang trải các chi phí của DN và đầu tư thêm cho các SBU khác Dấu hỏi: các SBU có tỉ trọng thị trường thấp trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng cao đòi hỏi chi phí để duy trì hoạt động và giữ vững thị phần. Cần xác định đầu tư SBU nào để biến thành ngôi sao, và loại bỏ SBU nào kém hiệu quả Thị phần của DN Thị phần của DN lớn nhất nước Chú chó: là những SBU có tỉ trọng thị trường bé nhỏ trong những thị phần có tốc độ phát triển thấp. Đây không phải là nơi DN cần đầu tư Tương ứng với với ma trận BCG là 4 phương án mục tiêu: Xây dựng (Build): Mục tiêu là tăng thị phần, phù hợp với các SBU “câu hỏi” vì cần tăng thị phần để trở thành những ngôi sao Duy trì ( Hold): Mục tiêu giữ vững thị phần, phù hợp với “bò sữa” khỏe mạnh nếu nó tiếp tục tạo ra nguồn thu nhập lớn Thu hoạch ( Harvest): Mục tiêu tăng thu nhập trước mắt, không tính về lâu dài, phù hợp với “bò sữa” ốm đang yếu dần và các SBU “dấu hỏi” và “chú chó” Loại bỏ ( Divest): Mục tiêu bán hoặc giải thể SBU vì hoạt động kém hiệu quả, phù hợp với SBU “ chú chó” và “ dấu hỏi” . Phương pháp mạng hoạch định KD chiến lược của cty General Electric ( Ma trận GE) Sức mạnh cạnh tranh Mạnh Trung bình Yếu Cao Trung bình Thấp Sức hấp dẫn của thị trường Sức hấp dẫn của thị trường được đánh giá qua các yếu tố: . Quy mô thị trường . Tốc độ tăng trưởng thị trường . Cường độ cạnh tranh . Lợi nhuận biên cao hay thấp . Tính chu kì . Hiệu quả KT theo quy mô . Hiệu ứng đường cong kinh nghiệm: ngành nào chi phí đơn vị giảm do quá trình tích lũy kinh nghiệm và kiến thức tăng Sức mạnh cạnh tranh được đánh giá qua các yếu tố: . Thị phần tương đối . Sức cạnh tranh của giá bán . Chất lượng SP . Hiệu quả bán hàng . Sự hiểu biết về khách hàng . Vị trí địa lý 2. Triển khai các chiến lược phát triển Chiến lược phát triển bao gồm: Phát triển cường độ: . Thâm nhập thị trường . Phát triển thị trường . Phát triển SP Phát triển tích nhập . Tích nhập phía sau . Tích nhập phía trước . Tích nhập hàng ngang Phát triển đa dạng hóa . Đa dạng hóa đồng tâm . Đa dạng hóa hàng ngang . Đa dạng hóa tổng hợp d. Hoạch định Marketing: Các thành phần của kế hoạch Marketing: Tóm lược cho lãnh đạo Phân tích thực trạng Marketing ( mô tả thị trường, duyệt lại SP, cạnh tranh, phân phối) Phân tích cơ hội và rủi ro ( xác suất thành công và thất bại ) Xác định mục tiêu Marketing Xây dựng chiến lược Marketing ( thị trường mục tiêu, sự phối hợp tiếp thị, chi phí tiếp thị) Xây dựng chương trình hành động( Thực hiện cái gi? Lúc nào? Ai thực hiện? Chi phí bao nhiêu?) Xây dựng ngân sách Kiểm tra hoạt động Marketing e. Hoạch định lợi nhuận mục tiêu: f. Hoạch định tối ưu lợi nhuận