Thương mại điện tử là một lĩnh vực tương đối mới tại Việt Nam, xuất hiện cùng với sự phổ cập mạng Internet và máy tính từ cuối những năm 1990 đầu những năm 2000. Thương mại điện tử được biết đến với khá nhiều tên gọi, phổ biến nhất là Thương mại điện tử, bên cạnh đó là các tên gọi như kinh doanh điện tử, thương mại phi giấy tờ, marketing điện tử. Tại Việt Nam, thương mại điện tử thường được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông. Theo nghĩa rộng, thương mại điiện tử là việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông vào các hoạt động quản lý và kinh doanh. Thương mại điện tử cũng đã chính thức được đưa vào trong chương trình đào tạo ở các bậc đại học, cao đẳng và sau đại học, điển hình là tại trường Đại học Ngoại thương (2004), Đại học Thương mại (2005) và Đại học Kinh tế Quốc dân. Cơ quan quản lý cao nhất về Thương mại điện tử là Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1861 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khái quát về thương mại điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thương mại điện tử
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Mục lục
[ẩn]
1 Định nghĩa
1.1 Các khái niệm khác nhau
1.2 Hiểu theo nghĩa hẹp
1.3 Hiểu theo nghĩa rộng
2 Phương tiện của thương mại điện tử
3 Hình thức giao dịch
3.1 Cách giao tiếp
3.2 Cách giao dịch
4 Tiêu chuẩn kỹ thuật
5 Lợi ích của thương mại điện tử
6 Các loại thị trường điện tử
6.1 Phân loại thương mại điện tử
7 Các đòi hỏi của thương mại điện tử
7.1 Hạ tầng cơ sở công nghệ
7.2 Hạ tầng cơ sở nhân lực
7.3 Bảo mật, an toàn
7.4 Hệ thống thanh toán tự động
7.5 Bảo vệ sở hữu trí tuệ
7.6 Bảo vệ người tiêu dùng
7.7 Môi trường kinh tế và pháp lý
7.8 Tác động văn hoá xã hội
7.9 Lệ thuộc công nghệ
8 Quy định pháp luật của một số quốc gia
8.1 Quy định của Áo
8.2 Quy định của Đức
8.3 Quy định của Việt Nam
8.4 Phương diện xuyên biên giới
9 Xem thêm
10 Tham khảo
11 Liên kết ngoài
Thương mại điện tử là một lĩnh vực tương đối mới tại Việt Nam, xuất hiện cùng với sự phổ cập mạng Internet và máy tính từ cuối những năm 1990 đầu những năm 2000. Thương mại điện tử được biết đến với khá nhiều tên gọi, phổ biến nhất là Thương mại điện tử, bên cạnh đó là các tên gọi như kinh doanh điện tử, thương mại phi giấy tờ, marketing điện tử. Tại Việt Nam, thương mại điện tử thường được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông. Theo nghĩa rộng, thương mại điiện tử là việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông vào các hoạt động quản lý và kinh doanh. Thương mại điện tử cũng đã chính thức được đưa vào trong chương trình đào tạo ở các bậc đại học, cao đẳng và sau đại học, điển hình là tại trường Đại học Ngoại thương (2004), Đại học Thương mại (2005) và Đại học Kinh tế Quốc dân. Cơ quan quản lý cao nhất về Thương mại điện tử là Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương.
[sửa] Định nghĩa
Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là qua máy tính và mạng Internet. Thương mại điện tử (Electronic Commerce), một yếu tố hợp thành của nền "Kinh tế số hóa", là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là "Thương mại không có giấy tờ").
"Thông tin" trong khái niệm trên được hiểu là bất cứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm cả thư từ, các tệp văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản tính, các bản vẽ thiết kế bằng máy tính điện tử, các hình đồ họa, quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hóa đơn, biểu giá, hợp đồng, các mẫu đơn, các biểu mẫu, hình ảnh động, âm thanh, v.v...
"Thương mại" (commerce) trong khái niệm thương mại điện tử được hiểu (như quy định trong "Đạo luật mẫu về thương mại điện tử" của Liên hiệp quốc) là mọi vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại (commercial), dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ; thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại; ủy thác hoa hồng, cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ; và v.v... Như vậy, phạm vi của thương mại điện tử (E-commerce) rất rộng, bao quát hầu như mọi hình thái hoạt động kinh tế, mà không chỉ bao gồm buôn bán hàng hóa và dịch vụ; buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một trong hàng nghìn lĩnh vực áp dụng của thương mại điện tử.
[sửa] Các khái niệm khác nhau
Hai khái niệm phổ biến nhất là "Thương mại điện tử" (tiếng Anh là E-Commerce) và "Kinh doanh điện tử" (tiếng Anh là E-Business). Nếu thương mại điện tử chủ yếu bao hàm các hoạt động marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán có ứng dụng các phương tiện điện tử và mạng viễn thông trong giao dịch, thì kinh doanh điện tử bao hàm phạm vi rộng hơn của ứng dụng các phương tiện điện tử, mạng viễn thông vào các khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là ba hoạt động chính: Quản lý chuỗi cung ứng (SCM), quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và quản lý quan hệ khách hàng (CRM).
Nhìn một cách tổng quát, các định nghĩa thương mại điện tử được chia thành hai nhóm tùy thuộc vào quan điểm:
[sửa] Hiểu theo nghĩa hẹp
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng viễn thông.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".
[sửa] Hiểu theo nghĩa rộng
Có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của Thương mại điện tử:
Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại commercial bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ".
Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện tử.
Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động mua bán hàng hóa; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hoá (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo)
Theo quan điểm thứ hai nêu trên, "thương mại" (commerce) trong "thương mại điện tử" không chỉ là buôn bán hàng hoá và dịch vụ (trade) theo các hiểu thông thường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, do đó việc áp dụng thương mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết nền kinh tế. Theo ước tính đến nay, thương mại điện tử có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó, buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng.
Các điểm đặc biệt của thương mại điện tử so với các kênh phân phối truyền thống là tính linh hoạt cao độ về mặt cung ứng và giảm thiểu lớn phí tổn vận tải với các đối tác kinh doanh. Các phí tổn khác thí dụ như phí tổn điện thoại và đi lại để thu nhập khác hàng hay phí tổn trình bày giới thiệu cũng được giảm xuống. Mặc dầu vậy, tại các dịch vụ vật chất cụ thể, khoảng cách không gian vẫn còn phải được khắc phục và vì thế đòi hỏi một khả năng tiếp vận phù hợp nhất định.
Ngày nay người ta hiểu khái niệm thương mại điện tử thông thường là tất cả các phương pháp tiến hành kinh doanh và các quy trình quản trị thông qua các kênh điện tử mà trong đó Internet hay ít nhất là các kỹ thuật và giao thức được sử dụng trong Internet đóng một vai trò cơ bản và công nghệ thông tin được coi là điều kiện tiên quyết. Một khía cạnh quan trọng khác là không còn phải thay đổi phương tiện truyền thông, một đặc trưng cho việc tiến hành kinh doanh truyền thống. Thêm vào đó là tác động của con người vào quy trình kinh doanh được giảm xuống đến mức tối thiểu. Trong trường hợp này người ta gọi đó là Thẳng đến gia công (Straight Through Processing). Để làm được điều này đòi hỏi phải tích hợp rộng lớn các các tính năng kinh doanh.
[sửa] Phương tiện của thương mại điện tử
Các phương tiện điện tử được sử dụng trong thương mại điện tử là:
Máy điện thoại;
Máy fax;
Truyền hình;
Các hệ thống thiết bị công nghệ thanh toán điện tử (Bao gồm cả mạng giá trị gia tăng);
Các mạng nội bộ (Intranet) và Mạng ngoại bộ (Extranet);
Mạng toàn cầu Internet. Công cụ Internet và Website ngày càng phổ biến, giao dịch thương mại điện tử với nước ngoài hầu như đều qua Internet, các mạng nội bộ và ngoại bộ nay cũng thường sử dụng công nghệ Internet.
[sửa] Hình thức giao dịch
Các hình thức hoạt động chủ yếu của giao dịch thương mại điện tử là:
Thư điện tử (email);
Thanh toán điện tử (electronic payment);
Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange - EDI);
Giao gửi số hóa các dữ liệu (digital delivery of content), tức việc mua bán, trao đổi các sản phẩm mà người ta cần nội dung (chính nội dung là hàng hoá), mà không cần tới vật mang hàng hoá (như: phim ảnh, âm nhạc, các chương trình truyền hình, phần mềm máy tính, v.v...);
Bán lẻ hàng hoá hữu hình (retail of tangible goods).
Trong các hình thức trên, trao đổi dữ liệu điện tử (dưới dạng các dữ liệu có cấu trúc) là hình thức chủ yếu.
[sửa] Cách giao tiếp
Thương mại điện tử bao gồm bốn loại giao tiếp:
Người với người (qua điện thoại, thư điện tử, fax);
Người với máy tính điện tử (qua các mẫu biểu điện tử, qua Website);
Máy tính điện tử với người (qua fax, thư điện tử);
Máy tính điện tử với máy tính điện tử (qua trao đổi dữ liệu có cấu trúc, thẻ thông minh, mã vạch).
[sửa] Cách giao dịch
Giao dịch thương mại điện tử tiến hành:
Giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng;
Giữa các doanh nghiệp với nhau;
Giữa doanh nghiệp với Chính phủ;
Giữa người tiêu thụ với Chính phủ;
Giữa các cơ quan Chính phủ.
Trong các quan hệ giao dịch nói trên, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau là quan hệ chủ yếu.
[sửa] Tiêu chuẩn kỹ thuật
eBXML – XML cho quy trình kinh doanh điện tử
XBEL – XML dùng trong kế toán
BMECat – XML dùng trong trao đổi dữ liệu danh mục hàng hóa, thông tin giá cả,...
WClass – Hệ thống nhóm hàng hóa của công nghiệp điện
UNSPSC - Tiêu chuẩn phân loại hàng hóa
shopinfo.xml – Cung cấp dữ liệu sản phẩm và cửa hàng
[sửa] Lợi ích của thương mại điện tử
Giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác
Giảm chi phí sản xuất
Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị
Thông qua Internet giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chí phí giao dịch
Thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại.
Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa. [1]
[sửa] Các loại thị trường điện tử
Tùy thuộc vào đối tác kinh doanh người ta gọi đó là thị trường B2B, B2C, C2B hay C2C. Thị trường mở là những thị trường mà tất cả mọi người có thể đăng ký và tham gia. Tại một thị trường đóng chỉ có một số thành viên nhất định được mời hay cho phép tham gia. Một thị trường ngang tập trung vào một quy trình kinh doanh riêng lẻ nhất định, thí dụ như cung cấp: nhiều doanh nghiệp có thể từ các ngành khác nhau tham gia như là người mua và liên hệ với một nhóm nhà cung cấp. Ngược lại, thị trường dọc mô phỏng nhiều quy trình kinh doanh khác nhau của một ngành duy nhất hay một nhóm người dùng duy nhất.
Sau khi làn sóng lạc quan về thương mại điện tử của những năm 1990 qua đi, thời gian mà đã xuất hiện nhiều thị trường điện tử, người ta cho rằng sau một quá trình tập trung chỉ có một số ít thị trường lớn là sẽ tiếp tục tồn tại. Thế nhưng bên cạnh đó là ngày càng nhiều những thị trường chuyên môn nhỏ.
Ngày nay tình hình đã khác hẳn đi: công nghệ để thực hiện một thị trường điện tử đã rẻ đi rất nhiều. Thêm vào đó là xu hướng kết nối nhiều thông tin chào hàng khác nhau thông qua các giao diện lập trình ứng dụng để thành lập một thị trường chung có mật độ chào hàng cao. Ngoài ra các thị trường độc lập trước đây còn được tích hợp ngày càng nhiều bằng các giải pháp phần mềm cho một cổng Web toàn diện.
[sửa] Phân loại thương mại điện tử
Thương mại điện tử có thể được phân loại theo tính cách của người tham gia:
Người tiêu dùng
C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng
C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp
C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ
Doanh nghiệp
B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng
B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp
B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ
B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên
Chính phủ
G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng
G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp
G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ
[sửa] Các đòi hỏi của thương mại điện tử
Song song với các lợi ích rõ rệt, trước mắt cũng như lâu dài; Thương mại điện tử đã, đang, và còn tiếp tục đặt ra hàng loạt các đòi hỏi phải đáp ứng, và các vấn đề cần phải giải quyết, trên tất cả các bình diện bao gồm: doanh nghiệp, quốc gia và quốc tế. Những đòi hỏi của thương mại điện tử là một tổng thể của hàng chục vấn đề phức tạp đan xen vào nhau trong một mối quan hệ hữu cơ; và bao gồm:
[sửa] Hạ tầng cơ sở công nghệ
Chỉ có thể tiến hành thực tế và một cách có hiệu quả thương mại điện tử khi đã có một hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin đủ năng lực, bao gồm hai nhánh: tính toán (computing) và truyền thông (communications), hai nhánh này ngoài công nghệ thiết bị còn cần phải có một nền công nghiệp điện tử vững mạnh làm nền; và hiện nay đang có xu hướng đưa cả công nghệ bảo mật và an toàn vào cơ sở hạ tầng công nghệ của thương mại điện tử. Đòi hỏi về hạ tầng cơ sở công nghệ bao gồm hai mặt: một là tính tiên tiến, hiện đại về công nghệ và thiết bị, hai là tính phổ cập về kinh tế (đủ rẻ tiền để đông đảo con người có thể thực tế tiếp cận được).
[sửa] Hạ tầng cơ sở nhân lực
Hoạt động thương mại, theo đúng nghĩa của chữ "thương mại" trong "thương mại điện tử", liên quan tới mọi người, từ người tiêu dùng đến doanh nghiệp, phân phối, Chính phủ, các nhà công nghệ, nên việc áp dụng thương mại điện tử tất yếu đòi hỏi đa số con người phải có kỹ năng thực tế ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả, có thói quen làm việc trên máy tính, trên mạng máy tính, và cần phải có một đội ngũ chuyên gia thông tin đủ mạnh.
[sửa] Bảo mật, an toàn
Giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử, trong đó mọi dữ liệu (kể cả chữ ký) đều ở dạng số hoá, đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn, tránh mất tiền, lừa gạt, thay đổi thông tin, xâm nhập dữ liệu, v.v... là các rủi ro ngày một lớn, không chỉ với người buôn bán, mà cả với người quản lý, với từng quốc gia, vì các hệ thống điện tử có thể bị kẻ xấu (thường gọi là "hacker") xâm nhập, đòi hỏi phải có các hệ thống bảo mật, an toàn được thiết kế trên cơ sở kỹ thuật mã hóa hiện đại, và một cơ chế an ninh hữu hiệu (nhất là đối với các hệ thống có liên quan tới an ninh quốc gia). Ngoài ra, còn có nhu cầu ngày càng tăng vì giữ gìn bí mật riêng tư.
[sửa] Hệ thống thanh toán tự động
Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện thực tế và có hiệu quả khi đã tồn tại một hệ thống thanh toán tài chính ở mức độ phát triển đủ cao, cho phép tiến hành thanh toán tự động (trong đó "thẻ thông minh") có vai trò đặc biệt quan trọng trong kinh doanh bán lẻ; khi chưa có hệ thống này, thì thương mại điện tử chỉ giới hạn trong khâu trao đổi tin tức, còn việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ vẫn phải kết thúc bằng trả tiền trực tiếp hoặc qua các phương tiện thanh toán truyền thông; hiệu quả sẽ thấp, rất có thể không đủ bù đắp chi phí trang bị phương tiện thương mại điện tử.
[sửa] Bảo vệ sở hữu trí tuệ
Giá trị của sản phẩm ngày nay tập trung ở "chất xám"; tài sản của con người, của quốc gia, đang quy dần về "tài sản chất xám", thông tin trở thành tài sản, và bảo vệ tài sản cuối cùng sẽ trở thành bảo vệ sở hữu trí tuệ. Vì thế trong việc truyền gửi các dữ liệu qua mạng nổi lên vấn đề bảo vệ sở hữu chất xám và bản quyền của các thông tin (hình thức quảng cáo, nhãn hiệu thương mại, cấu trúc cơ sở dữ liệu, các nội dung truyền gửi), ở các khía cạnh phức tạp hơn nhiều so với việc bảo vệ sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế vật thể.
[sửa] Bảo vệ người tiêu dùng
Bảo vệ người tiêu dùng là mục tiêu ngày càng được đề cao trong thương mại. Quy cách phẩm chất hàng hóa, và các thông tin liên quan trong thương mại điện tử đều ở dạng số hóa, nên người mua chịu rủi ro lớn hơn so với giao dịch thương mại vật thể; để bổ cứu, phải có cơ chế trung gian đảm bảo chất lượng, là một khía cạnh đang nổi lên trước thực tiễn rủi ro đang ngày càng gia tăng trong giao dịch thương mại điện tử, xâm phạm vào quyền lợi của người tiêu dùng.
[sửa] Môi trường kinh tế và pháp lý
Mỗi một quốc gia, thương mại điện tử chỉ có thể tiến hành khi tính pháp lý của nó được thừa nhận (biểu hiện cụ thể bằng sự thừa nhận pháp lý giá trị của các giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, chữ ký số hóa, các thanh toán điện tử, các dữ liệu có xuất xứ từ các cơ quan nhà nước, sở hữu trí tuệ hàm chứa trong thông tin trên Website, bí mật đời tư, và bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin chống tội phạm xâm nhập), và có các cơ quan xác thực hoặc chứng nhận chữ ký điện tử, v.v...; Ngoài ra, còn đòi hỏi mọi doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ đều đã được mã hóa thống nhất; một hệ thống thuế thích hợp để xử lý các dữ liệu và các dịch vụ mua bán qua mạng; nói cách khác, đòi hỏi phải có một môi trường kinh tế đã tiêu chuẩn hóa ở mức cao, với các khía cạnh của thương mại điện tử được phản ánh đầy đủ trong quan hệ nội luật. Trên bình diện quốc tế, vấn đề môi trường pháp lý còn phức tạp hơn nữa, vì các trao đổi là xuyên quốc gia, đòi hỏi phải có sự hài hòa giữa các hệ thống pháp luật và hệ thống chính trị khác nhau.
[sửa] Tác động văn hoá xã hội
Tác động văn hóa xã hội của thương mại điện tử xuất hiện khi sử dụng Internet làm công cụ giao tiếp, như khi tiến hành thương mại điện tử qua biên giới (với nước khác), hoặc nếu trong một quốc gia nhưng sử dụng Iternet, Web làm công cụ mạng. Internet có thể trở thành "hộp thư" giao dịch mua bán dâm, ma tuý, và buôn lậu; các lực lượng phản xã hội đưa lên Internet phim con heo, các tuyên truyền kích dục có mục đích đối với trẻ em, các hướng dẫn làm bom thư, làm chất nổ phá hoại, các loại tuyên truyền kích động bạo lực, phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo, v.v...; Internet cũng có thể trở thành một phương tiện thuận lợi cho các lực lượng chống đối sử dụng để tuyên truyền, kích động lật đổ Chính phủ và hoặc gây rối làm loạn trật tự xã hội; ngoài ra phải tính tới tác động về cuốn hút thanh niên theo các lối sống không phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc (nếu chỉ làm thương mại điện tử trong nước, thông qua nối mạng các doanh nghiệp, sử dụng mạng quốc gia, mà không dùng Internet, thì không cần tính tới tác động tiêu cực này; nhưng nếu không lợi dụng Internet làm công cụ giao tiếp chung, mà thiết lập các mạng riêng thì không có tính kinh tế, và việc làm th