Đề tài Khía cạnh pháp lý của hoạt động M&A ở Việt Nam

Cùng với sự phát triển sôi động trên thị trường Việt Nam hiện nay mà theo nhiều người gọi là “bùng nổ”, hoạt động “sáp nhập và mua lại doanh nghiệp” (M&A) xuất hiện với tần suất ngày càng gia tăng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, gây được nhiều sự chú ý của dư luận.

doc72 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khía cạnh pháp lý của hoạt động M&A ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển sôi động trên thị trường Việt Nam hiện nay mà theo nhiều người gọi là “bùng nổ”, hoạt động “sáp nhập và mua lại doanh nghiệp” (M&A) xuất hiện với tần suất ngày càng gia tăng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, gây được nhiều sự chú ý của dư luận. Thực tế thì M&A đã có lịch sử lâu dài trên thế giới mà điển hình là tại những quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển. Riêng ở Việt Nam, hoạt động này mới bắt đầu được quan tâm kể từ khi Luật doanh nghiệp 1999 ra đời. Tuy nhiên chỉ với lịch sử 10 năm ấy, cho đến nay M&A tại Việt Nam đã có những bước đi đáng kể, chiếm giữ vai trò là một công cụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm chung, khi tiềm lực tài chính của nhiều doanh nghiệp suy giảm, thì hoạt động này càng được quan tâm. Song, để hỗ trợ M&A phát huy tốt hiệu quả thì trước hết cần phải có một hành lang pháp lý đầy đủ và hoàn thiện. Do đó, tìm hiểu về Thực trạng pháp luật của hoạt động M&A ở Việt Nam hiện nay đang là nhu cầu của rất nhiều người. Nắm bắt tính thời sự của vấn đề trên cùng với sự gợi ý ban đầu của TS. Nguyễn Hòa Nhân – Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng – Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng, tôi đã quyết định chọn “Khía cạnh pháp lý của hoạt động M&A ở Việt Nam” làm đề tài tìm hiểu trong cuốn đề án Nhập môn Tài chính tiền tệ này. Cụ thể, đề án gồm ba chương: Chương I: Cơ sở lý thuyết về hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. Nội dung của chương đề cập đến những lý luận chung về hoạt động M&A theo thông lệ của quốc tế, trong đó đặc biệt chú ý khai thác khía cạnh pháp lý của hoạt động M&A trong tiến trình thực hiện giao dịch M&A. Chương II: Thực trạng pháp lý hoạt động sáp nhập và mua lại ở Việt Nam. Trên tinh thần là nội dung cốt lõi của toàn bộ đề án, chương này đã liệt kê tất cả những quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về hoạt động M&A (trong phạm vi có thể). Sau đó, kết hợp phân tích đánh giá chúng và chỉ ra những “lỗ hỏng” trong khung pháp lý M&A cần được tháo gỡ. Chương III: Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động M&A ở Việt Nam. Kế thừa những vấn đề được chỉ ra ở Chương II, chương này đi đề xuất những giải pháp có thể góp phần hoàn thiện khung pháp lý M&A ở Việt Nam, xoay quanh những vấn đề như: liệu có cần soạn thảo thêm một bộ luật riêng về M&A, những định hướng chung và cách tháo gỡ những vấn đề cụ thể. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình tìm hiểu, song do những hạn chế về khả năng tìm kiếm thông tin cũng như sự non nớt trong việc phân tích tổng hợp những kiến thức về pháp luật, đề án này có thể còn nhiều thiếu sót, thậm chí cả sai lầm về kiến thức chuyên môn. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn đọc để nâng cao hơn nữa những hiểu biết còn sơ khai của mình về M&A. Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn: TS. Nguyễn Hòa Nhân và thầy giáo Nguyễn Hoàng Duy Linh, thầy giáo Trần Văn Quang – giảng viên bộ môn Luật kinh tế, khoa Kinh tế - đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi tìm kiếm thông tin để hoàn thành cuốn đề án này. Sinh viên Lê Thị Hồng Cẩm MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Mục lục 3 Chương I: Cơ sở lý thuyết của hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A) 6 1.1 Khái niệm và động lực của hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp 6 1.1.1 Các khái niệm 6 1.1.1.1 Sáp nhập doanh nghiệp 6 1.1.1.2 Mua lại doanh nghiệp 7 1.1.1.3 Phân biệt sáp nhập và mua lại 8 1.1.2 Những động lực thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp 9 1.1.2.1 Động lực hiệu quả kinh tế 9 1.1.2.2 Động lực hiệu quả tài chính 10 1.1.2.3 Động lực phát triển 11 1.1.2.4 Động lực đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh 11 1.2 Tiến trình thực hiện giao dịch sáp nhập và mua lại doanh nghiệp 11 1.2.1 Tìm kiếm doanh nghiệp mục tiêu 12 1.2.2 Thẩm định pháp lý và xác định giá trị giao dịch 14 1.2.3 Đàm phán, giao kết và thực hiện hợp đồng 15 1.3 Các vấn đề tài chính trong hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp 18 1.3.1 Định giá thỏa thuận sáp nhập và mua lại doanh nghiệp 18 1.3.1.1 Trường hợp thanh toán bằng tiền 18 1.3.1.2 Trường hợp thanh toán bằng cổ phần 19 1.3.2 Tác động của giao dịch M&A đối với thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) và sự tăng trưởng của công ty 21 1.3.3 Kế toán các giao dịch M&A 23 1.3.3.1 Theo phương pháp mua lại 23 1.3.3.2 Theo phương pháp gộp chung giản đơn 23 Chương II: Thực trạng pháp lý hoạt động sáp nhập và mua lại ở Việt Nam hiện nay 25 2.1 Thực tiển hoạt động sáp nhập & mua lại ở Việt Nam 25 2.1.1 Nhu cầu của hoạt động M&A tại Việt Nam 25 2.1.2 Đánh giá hoạt động M&A tại Việt Nam 29 2.1.2.1 Đặc điểm của hoạt động M&A ở Việt Nam trong thời gian qua 29 2.1.2.2 Những hạn chế của hoạt động M&A ở Việt Nam hiện nay 32 2.2 Thực trạng pháp lý hoạt động M&A ở Việt Nam hiện nay 33 2.2.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động M&A ở Việt Nam 33 2.2.1.1 Luật doanh nghiệp 2005 34 2.2.1.2 Luật đầu tư 2005 37 2.2.1.3 Luật cạnh tranh 2004 38 2.2.1.4 Một số quy định khác 42 a) Nghị định 108/2006/NĐ-CP 42 b) Nghị định 139/2007/NĐ-CP 44 c) Quyết định 88/2009/QĐ-TTg 45 d) Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg 47 e) Nghị định 109/2008/NĐ-CP 48 f) Dự thảo Thông tư hướng dẫn M&A các tổ chức kinh doanh chứng khoán 49 g) Dự thảo Thông tư hướng dẫn M&A các ngân hàng thương mại 50 2.2.2 Một số tồn tại trong khung pháp lý M&A ở Việt Nam 50 Chương III: Hoàn thiện khung pháp lý hoạt động M&A ở Việt Nam 60 3.1 Sự cần thiết việc hoàn thiện khung pháp lý của hoạt động M&A ở Việt Nam 60 3.2 Các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý của hoạt động M&A ở Việt Nam 61 3.2.1 Điều chỉnh những điều luật đã có sẵn hay xây dựng một luật mới? 61 3.2.2 Định hướng chung trong việc ban hành các quy định về M&A 62 3.2.3 Những giải pháp cụ thể hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động M&A 64 3.2.4 Một số giải pháp hỗ trợ khác 69 Kết luận 71 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm và động lực của hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp 1.1.1 Các khái niệm Sáp nhập và mua lại (merges and acquisitions), viết tắt: M&A, là thuật ngữ được sử dụng để chỉ hoạt động kết hợp hai hay nhiều doanh nghiệp lại với nhau theo một số cách thức nhất định nhằm mục đích tận dụng các giá trị cộng hưởng từ việc kết hợp đó. Cụ thể như sau: 1.1.1.1 Sáp nhập doanh nghiệp (Merges) Sáp nhập doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp (doanh nghiệp bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị sáp nhập. Sáp nhập gồm hai hình thức là sáp nhập cổ phần và sáp nhập tài sản: Sáp nhập cổ phần xảy ra khi doanh nghiệp bên mua mua cổ phần của doanh nghiệp bên bán. Cổ phần được mua một cách trực tiếp từ cổ đông mà không phụ thuộc vào sự chấp thuận hay không chấp thuận của ban lãnh đạo công ty bên bán. Một trong những vấn đề mà công ty bên mua phải đương đầu là một số cổ đông sẽ không bán cổ phần của họ, do đó ngăn cản sự thuần nhất hoàn toàn của công ty. Sáp nhập về tài sản là một hình thức hợp nhất mà trong giao dịch đó, bên doanh nghiệp mua mua tài sản của bên bán trực tiếp từ doanh nghiệp (không thông qua cổ đông). Trong giao dịch này bên mua không cần phải đánh giá các khoản nợ của doanh nghiệp bán tài sản bởi chúng không liên quan đến bên mua. Bên bán tài sản chấm dứt hoạt động sau khi nhận được tiền hay cổ phần của mình theo sự thỏa thuận giữa hai bên. Do không còn tài sản để hoạt động, bên bán thường phân phối cổ phần (do bên mua trả) cho cổ đông của họ rồi tự giải tán. 1.1.1.2 Mua lại doanh nghiệp (Acquisitions) (*) (*) Trên thực tế hoạt động này còn được gọi là “mua bán doanh nghiệp”. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp (doanh nghiệp mua lại) mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác (doanh nghiệp bị mua lại) đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Như vậy, mua lại doanh nghiệp gồm hai trường hợp: mua lại toàn bộ và mua lại một phần doanh nghiệp. Hoạt động mua lại toàn bộ doanh nghiệp có nhiều nét tương đồng với hoạt động sáp nhập doanh nghiệp, vì thế chúng ta rất dễ nhầm lẫn giữa hai trường hợp này (cách thức phân biệt chúng sẽ được đề cập ở phần tiếp theo). Hoạt động mua lại một phần doanh nghiệp thì thường được thực hiện dưới hình thức mua tài sản, cổ phần của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệp bị mua đó. Việc mua lại này hoàn toàn khác với hoạt động góp vốn và mua cổ phần của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Do đó, chỉ khi một doanh nghiệp đạt được mức sở hữu phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp khác đủ để tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp đó thì mới có thể coi đây là hoạt động mua lại. Ngược lại, khi doanh nghiệp sở hữu phần vốn góp, cổ phần không đủ để quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp khác thì đây chỉ được coi là hoạt động đầu tư thông thường. Dù một doanh nghiệp tiếp quản một doanh nghiệp khác dưới hình thức mua lại hay sáp nhập, thì những hoạt động đó cũng chỉ thuộc một trong ba hình thức kết hợp sau: kết hợp theo chiều ngang, kết hợp theo chiều dọc và kết hợp theo phương thức liên nghành. Kết hợp theo chiều ngang được tiến hành giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành kinh doanh. Khi các doanh nghiệp hoạt động hợp nhất theo hình thức này sẽ làm cho mức độ cạnh tranh trên thị trường giảm xuống. Điều này đặc biệt đúng trong những ngành có mức độ cạnh tranh cao. Tuy nhiên, thường thì luật pháp của nhiều quốc gia không cho phép tiến hành một sự hợp nhất tiềm ẩn sự giảm bớt tính cạnh tranh trên thương trường. Kết hợp theo chiều dọc được tiến hành giữa một doanh nghiệp kết hợp với một bên khác chính là một trong số những nhà cung cấp của nó (mở rộng về phía trên) hay với một trong những khách hàng của doanh nghiệp (mở rộng về phía dưới). Nói tóm lại, đây là sự kết hợp giữa các doanh nghiệp cùng tuyến sản phẩm, nhưng khác nhau về trạng thái sản xuất. Kết hợp theo phương thức liên ngành được tiến hành giữa hai công ty không cùng hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh. Các công ty này không cạnh tranh với nhau, cũng như không có mối liên hệ cung ứng hay mua bán với nhau. 1.1.1.3 Phân biệt “sáp nhập” và “mua lại” Mặc dù “sáp nhập” và “mua lại” thường được đề cập cùng nhau với thuật ngữ quốc tế phổ biến là “M&A” nhưng giữa chúng vẫn có sự khác biệt về hình thức lẫn bản chất. Theo các khái niệm trên thì điểm khác nhau cơ bản giữa “sáp nhập” và “mua lại” là: ***“Sáp nhập” diễn ra đối với toàn bộ tài sản của các doanh nghiệp bị sáp nhập, còn “mua lại” có thể diễn ra với toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp bị mua lại đủ để nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp đó. ***“Sáp nhập” sẽ dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của tất cả các doanh bị sáp nhập, đồng thời cho ra đời một pháp nhân mới. Còn “mua lại” không cho ra đời pháp nhân mới. Trường hợp chỉ mua lại một phần doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị mua lại vẫn còn tài sản để hoạt động, và do đó vẫn tiếp tục tồn tại. Trường hợp mua lại toàn bộ doanh nghiệp thì việc doanh nghiệp bị mua lại có còn tồn tại hay không sẽ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của doanh nghiệp đi mua lại, nếu doanh nghiệp bị mua lại vẫn tiếp tục hoạt động như một chủ thể kinh doanh độc lập thì nó sẽ trở thành một công ty con trong một tập đoàn kinh tế. Trên thực tế để phân biệt hoạt động “sáp nhập” doanh nghiệp với hoạt động “mua lại” toàn bộ doanh nghiệp người ta thường phải xem xét nhiều yếu tố. Xét đến cùng thì bản chất của “M&A” vẫn là quyền sở hữu công ty. Trong giao dịch M&A, nếu “sáp nhập” buộc các bên vào một “giao dịch bình đẳng” thì “mua lại” sẽ khó có sự “bình đẳng” mà thường mang mục đích thôn tính kiểu “cá lớn nuốt cá bé”. Khi một doanh nghiệp tiếp quản một doanh nghiệp khác và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới thì thương vụ đó được gọi là “mua lại”. Doanh nghiệp bị mua lại thường ngừng hoạt động và doanh nghiệp đi mua lại “nuốt” trọn hoạt động kinh doanh của nó, song cổ phiếu của công ty đi mua lại vẫn được giao dịch bình thường. Còn theo cách hiểu thông thường nhất thì “sáp nhập” diễn ra khi hai doanh nghiệp, thường có cùng quy mô, đồng thuận gộp lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ. Loại hình này thường được gọi là “Sáp nhập ngang bằng”. Cổ phiếu của cả hai công ty sẽ ngừng giao dịch và cổ phiếu của công ty mới sẽ được phát hành. Ví dụ trường hợp hai hãng Daimler-Benz và Chrysler đã thực hiện sáp nhập và một công ty mới (pháp nhân mới) ra đời mang tên DaimlerChrysler. Tuy nhiên trên thực tế hình thức sáp nhập ngang bằng không diễn ra thường xuyên do nhiều lý do. Một trong những lý do chính là việc truyền tải thông tin ra công chúng cần có lợi cho cả công ty bị mua và công ty mới sau khi sáp nhập. Trong khá nhiều trường hợp, một công ty mua lại một công ty khác và trong thỏa thuận đàm phán sẽ cho phép công ty bị mua tuyên bố với bên ngoài rằng hoạt động này là sáp nhập ngang bằng cho dù về bản chất là hoạt động mua lại. Một thương vụ mua lại cũng có thể được gọi là sáp nhập khi cả hai bên đồng thuận liên kết cùng nhau vì lợi ích cho cả hai công ty. Nhưng một khi bên bị mua không không muốn bị thâu tóm và thậm chí sử dụng các kỹ thuật tài chính để chống lại việc bị thâu tóm đó thì hoạt động M&A ở đây hoàn toàn mang màu sắc của một thương vụ mua lại. Tóm lại, một thương vụ được coi là sáp nhập hay mua lại (trường hợp toàn bộ doanh nghiệp) hoàn toàn phụ thuộc vào việc nó được diễn ra một cách thân thiện giữa hai bên hay hay bị ép buộc thâu tóm nhau. Mặt khác, còn là cách truyền tải thông tin ra bên ngoài cũng như sự nhìn nhận của ban giám đốc, nhân viên và cổ đông của công ty. 1.1.2 Những động lực thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp 1.1.2.1 Động lực hiệu quả kinh tế Đây được xem là động lực chủ yếu thúc đẩy hoạt động M&A. Hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp để phát triển sản xuất chủ yếu xuất phát từ lợi thế của sản xuất qui mô lớn. Vì sự sáp nhập và mua lại dẫn đến qui mô sản xuất của doanh nghiệp phát triển, trong khi các chi phí cố định hoặc giảm xuống hoặc không tăng lên cùng qui mô này nên hiệu quả sản xuất nhờ đó được nâng cao. Mặt khác, khi qui mô sản xuất lớn được triển khai hoạt động sẽ đem lại sự cộng hưởng. Sự cộng hưởng là hoạt động phối hợp đem lại tổng hiệu quả toàn bộ lớn hơn tổng các hiệu quả riêng rẽ. Chẳng hạn, nếu giá trị của công ty A là VA và nó đã mua lại công ty B với giá trị VB, thì do sự cộng hưởng nên giá trị sau khi mua lại VA+B > VA + VB. Động cơ hiệu quả kinh tế thúc đẩy hoạt động M&A trên cả ba phương diện kết hợp. Đa số các giao dịch đem lại hiệu quả kinh tế do lợi thế qui mô lớn đều thuộc loại kết hợp theo chiều ngang. Tuy nhiên, hoạt động M&A với sự kết hợp theo chiều dọc còn có thể tiết kiệm chi phí do giảm nguyên liệu, thành phẩm tồn kho và cải tiến phương thức phân phối, mua bán hàng hóa, nguyên vật liệu… Bên cạnh đó, nếu hai công ty kết hợp theo phương thức liên ngành cũng có thể tạo ra hiệu quả nhờ giảm chi phí quản trị chung do giảm số lượng cán bộ cấp cao, nhân viên văn phòng, các dịch vụ văn phòng, kế toán và nhiều chi phí khác… 1.1.2.2 Động lực hiệu quả tài chính Hiệu quả tài chính có thể là một nguồn lợi nhuận thực sự do một giao dịch sáp nhập hay mua lại mang lại. Có bốn lĩnh vực chủ yếu thường đem lại những khoản tiết kiệm cho một giao dịch mua lại là: giảm thuế, giảm chi phí phát hành chứng khoán mới, tăng tiềm năng vay mượn và chi phí sử dụng nợ thấp. Một doanh nghiệp bị thua lỗ không thể khấu trừ những khoản lỗ đó vào thuế. Tuy nhiên, trong phạm vi cho phép thì công ty mua lại công ty thua lỗ đó được phép khấu trừ khoản lỗ của nó vào lợi nhuận của công ty vừa mua trong năm tiếp theo và được hưởng phần lợi nhuận do giảm thuế. Còn trong tình huống hai công ty sáp nhập lại, có thể cho phép chúng tiết kiệm các chi phí phát hành các chứng khoán mới. Chi phí phát hành giảm do quy mô phát hành tăng, do đó đem lại nguồn lợi ròng cho công ty. Khi một công ty thực hiện việc mua lại hay sáp nhập với một công ty khác thì vị thế tín dụng của nó sẽ cao hơn bởi thu nhập của công ty sau khi sáp nhập hay mua lại thường lớn hơn lợi nhuận của từng công ty riêng rẽ. Nhờ đó làm tăng khả năng vay mượn, các chi phí phải trả lãi tăng lên và dẫn đến giảm thuế thu nhập phải nộp, khoản tiết kiệm này cũng được coi là lợi nhuận thực tế. 1.1.2.3 Động lực phát triển Phát triển là mục tiêu rất quan trọng của doanh nghiệp, sự phát triển bên trong của bản thân doanh nghiệp là một quá trình phức tạp bởi doanh nghiệp cần đầu tư mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng, đào tạo công nhân, tìm thị trường tiêu thụ… và để làm được những việc này thì cần phải có thời gian chuẩn bị, đầu tư sức người và sức của. Do đó trong nhiều trường hợp việc mua lại hay sáp nhập một công ty khác là cách làm hiệu quả và tốn ít thời gian nhất để phát triển qui mô của một doanh nghiệp. 1.1.2.4 Động lực đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh Đa dạng hóa đầu tư có tác dụng làm giảm rủi ro của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc đầu tư mua một doanh nghiệp không cùng tuyến sản phẩm (kết hợp theo phương thức liên ngành) sẽ đem lại cho doanh nghiệp một nguồn thu nhập ổn định hơn. Đó là chưa kể đến việc đa dạng hóa đầu tư còn có thể giúp nâng cao tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp và mang lại cho cổ đông sau hợp nhất nhiều lợi nhuận hơn. Cũng bởi những động lực lớn lao kể trên mà hoạt động M&A đã hình thành từ rất sớm ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, bên cạnh đó, với những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế thế giới, hoạt động này ngày càng giữ vai trò quan trọng trong tiến trình thúc đẩy sự phát triển nói chung của các nền kinh tế. 1.2 Tiến trình thực hiện giao dịch sáp nhập và mua lại doanh nghiệp Cũng như bất kỳ các giao dịch khác, giao dịch M&A muốn đạt được hiệu quả cao nhất thì phải đáp ứng được các điều kiện về nội dung và hình thức của nó. Hay nói cách khác doanh nghiệp phải xác định được: Giao dịch M&A để làm gì và giao dịch bằng cách nào? Câu hỏi đầu tiên trả lời cho mục tiêu và chiến lược của các bên khi tham giao giao dịch, là động lực chính dẫn dắt doanh nghiệp trong các bước công việc sau này. Và để thực hiện được mục tiêu của mình, sau khi trả lời câu hỏi này các bên phải cụ thể hóa các công việc cần phải làm, tức “giao dịch bằng cách nào?”. Có nhiều cách thức, các bước để thực hiện M&A, tuy nhiên trước tiên doanh nghiệp phải biết được loại hình giao dịch M&A dự định tiến hành. Ví dụ ở Việt Nam, pháp luật qui định có các loại hình giao dịch M&A như sau: (i) Sáp nhập, mua lại chủ yếu theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; (ii) Sáp nhập, mua lại như một hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu theo quy định của pháp luật về đầu tư; (iii) Sáp nhập, mua lại như một hình thức tập trung kinh tế chủ yếu chịu sự điều chỉnh chủ yếu của pháp luật cạnh tranh; (iv) Mua cổ phần chủ yếu theo các quy định của pháp luật chứng khoán; (v) Sáp nhập, mua lại doanh nghiệp nhằm mục đích phát triển thương hiệu chủ yếu chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trí tuệ… Việc biết được loại hình giao dịch M&A sẽ giúp cho các bên xác định: pháp luật điều chỉnh chủ yếu trong giao dịch M&A; cơ chế, quy trình tiến hành giao dịch; định hướng việc thiết lập các điều khoản trong hợp đồng M&A; và xác định nghĩa vụ thông tin, thông báo đến cơ quan quản lý của các bên… Sau khi đã xác định được các vấn đề như đã nêu trên, tùy vào mục tiêu cũng như loại hình giao dịch M&A cụ thể mà các bên tham gia triển khai các công việc chi tiết. Thông thường một giao dịch M&A phải trải qua các bước: Bước 1: Tìm kiếm doanh nghiệp mục tiêu Bước 2: Thẩm định pháp lý và xác định giá trị giao dịch Bước 3: Đàm phán, giao kết và thực hiện hợp đồng Chúng ta sẽ xem xét tiến trình trên dưới góc độ pháp lý của từng bước: 1.2.1 Tìm kiếm doanh nghiệp mục tiêu Để đảm bảo M&A thành công, các bên cần lựa chọn nhiều hơn một doanh nghiệp mục tiêu nếu được. Xuất phát từ việc M&A là nhu cầu của cả hai bên nên doanh nghiệp mục tiêu ở đây có thể hiểu là bên mua hoặc/và bên bán, chứ không phải chỉ một mình bên bán. K
Tài liệu liên quan