Đề tài Khoa học - Ảnh hưởng của thời điểm ghép đàn và tiếp xúc trước cai sữa đến năng suất lợn con sau cai sữa

Trong chăn nuôi lợn công nghiệp, việc ghép đàn sau cai sữa gây ra những tác động bất lợi cho sự phát triển của lợn con, nhất là giai đoạn 2-3 tuần sau khi tách mẹ. Nhiềunghiên cứu trên thế giới cho thấy ,tác đ ộng đầu tiên của việc ghép đàn gây ra hiện tượng đánh và cắn nhau Frazer, (1978),McGlone vàcs, (1987). Thời gian để đạt được sự ổn định trong đàn lợn ghép thường hàng giờ hay cả tuần đầu tiên sau ghép đàn (Graves và cs, 1978). Trong thời gian chuyển đổi này, lợn con hoặc ăn ít hoặc không ăn nên ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng của chúng. Các kết quả đềucho thấy,tính hung hãn ở lợn con sau cai sữa thường dẫn đến các vết thương do cắn nhau, làm giảm sức kháng bệnh và ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi. Nhiều tác giả đã đề xuất các biệnpháp khác nhau để hạn chế tính hung hãn của lợn con khi ghép đàn như tạo sự y ên tĩnh và hạn chế tối đa thời gian làm việc của công nhân trong khu nuôi sau cai sữa Van de Heyde, (1972), hoặc sử dụng các hoá dược để giảm tính hoảng loạn của gia súc khi ghépđàn (Gonyou vàcs.1988). Việc ghép đàn có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Ogunbameru vàcs.(1992) đề nghị chọn thời gian thực hiện cai sữa (ghép đàn ngay sau tách mẹ) lúc 20 giờ sẽ tốt hơn,vì làm tăng lượng thức ăn(TĂ)tiêu thụ 5% và tăng khốilượng bình quân/ngày (ADG) cao hơn 6% so với lô đối chứng cho lon con cai sữa lúc 8 giờ sáng. Ngoài ra, có thể ghép đàn lợn con khi đang trong kỳ bú mẹ để lợn con quen nhau khi còn bú mẹ.

pdf6 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1981 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khoa học - Ảnh hưởng của thời điểm ghép đàn và tiếp xúc trước cai sữa đến năng suất lợn con sau cai sữa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN NGỌC PHỤC – Ảnh hưởng của thời điểm ghép đàn ... 1 ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM GHÉP ĐÀN VÀ TIẾP XÚC TRƯỚC CAI SỮA ĐẾN NĂNG SUẤT LỢN CON SAU CAI SỮA Nguyễn Ngọc Phục*, Trịnh Hồng Sơn, Đinh Hữu Hùng Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Thành Chung Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương *Tác giả liên hệ: Nguyễn Ngọc Phục, Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương -Từ Liêm - Hà Nội Tel: (04) 38.389.774 / 0983.052.811; Fax: (04) 38.389.966; E-mail: phuc_vcn@yahoo.com ABSTRACT Effects of pre-weaning social contact and post-weaning mixing time on performance of weaned piglets up to 60 days of age A total of 159 piglets from 16 litters was used to evaluate the effects of pre-weaning social contact (Socialising vs No socialising of litters) and post-weaning mixing time (morning vs evening mixing) on performance of weaned piglets for their next developmental periods. Pigs were randomly allotted to four treatments in a 2 x 2 factorial arrangement. Piglets of litters of Socialising groups were allowed to socialise within litters from day 14 of age by removing the bar of farrowing pens while litters of piglets of No socialising were kept separately. At weaning, pigs of morning mixing group were moved in the morning (8h00) and the others – in the evening (20h00). The mixing time post-weaning did not affect piglets’ growth, feed consumption, feed conversion ratios and percentage of piglets injured and diarrhoea (P>0.05). In contrary, socialising of litters at the age of 14 days positively affected the body weight (BW) and average daily gain (ADG) of piglets for the 20 days following the mixing. Piglets of socialising groups had higher BW at day 10, day 20 and day 35 after mixing by 10.85%, 11.83% and 7.72% respectively, and higher ADG for the first 10 days and the following 10 days after mixing by 71.44%, 13.04%, respectively. This resulted in higher ADG for whole nursery period by 11.06% for the Socialising piglets compared to the No socialsing ones. Moreover, pre-weaning socializing also reduced incidence of injury (13.58% vs 30.77%) caused by biting each other after mixing at weaning time. It concluded that mixing time in the evening or morning did not affect the performance of piglets but socialising piglets before mixing at weaning reduced detrimental effect on their performance during nursery period. Key words: piglets, pre-weaning, post-weaning, feed consumption, feed conversion ratios ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chăn nuôi lợn công nghiệp, việc ghép đàn sau cai sữa gây ra những tác động bất lợi cho sự phát triển của lợn con, nhất là giai đoạn 2-3 tuần sau khi tách mẹ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tác động đầu tiên của việc ghép đàn gây ra hiện tượng đánh và cắn nhau Frazer, (1978), McGlone và cs, (1987). Thời gian để đạt được sự ổn định trong đàn lợn ghép thường hàng giờ hay cả tuần đầu tiên sau ghép đàn (Graves và cs, 1978). Trong thời gian chuyển đổi này, lợn con hoặc ăn ít hoặc không ăn nên ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng của chúng. Các kết quả đều cho thấy, tính hung hãn ở lợn con sau cai sữa thường dẫn đến các vết thương do cắn nhau, làm giảm sức kháng bệnh và ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi. Nhiều tác giả đã đề xuất các biện pháp khác nhau để hạn chế tính hung hãn của lợn con khi ghép đàn như tạo sự yên tĩnh và hạn chế tối đa thời gian làm việc của công nhân trong khu nuôi sau cai sữa Van de Heyde, (1972), hoặc sử dụng các hoá dược để giảm tính hoảng loạn của gia súc khi ghép đàn (Gonyou và cs.1988). Việc ghép đàn có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Ogunbameru và cs. (1992) đề nghị chọn thời gian thực hiện cai sữa (ghép đàn ngay sau tách mẹ) lúc 20 giờ sẽ tốt hơn, vì làm tăng lượng thức ăn (TĂ) tiêu thụ 5% và tăng khối lượng bình quân/ngày (ADG) cao hơn 6% so với lô đối chứng cho lon con cai sữa lúc 8 giờ sáng. Ngoài ra, có thể ghép đàn lợn con khi đang trong kỳ bú mẹ để lợn con quen nhau khi còn bú mẹ. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 18-Tháng 6-2009 2 Chúng tôi giả thiết, nếu cho lợn con tiếp xúc với nhau trước khi cai sữa 2 tuần và chuyển ghép đàn vào (20 giờ) buổi tối có thể làm giảm tác hại của việc ghép đàn sau cai sữa và do đó cải thiện được năng suất của lợn con giai đoạn tiếp theo. Mục tiêu của đề tài nhằm: đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp này đến năng suất của lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu và bố trí thí nghiệm Tổng số 159 lợn con cai sữa từ 16 ổ lợn nái nuôi con dòng VCN21 (nguồn gốc dòng C22 PIC) có ngày đẻ cách nhau 3-5 ngày được chọn bố trí đều vào các lô thí nghiệm theo kiểu 2 x 2 nhân tố. Lô ghép buổi sáng và lô ghép buổi tối, mỗi lô có 8 ổ. Số ổ lợn con mỗi lô được bố trí làm 2 nhóm (4 ổ/nhóm: Có tiếp xúc trước cai sữa từ ngày tuổi 14 bằng cách bỏ các vách ngăn giữa 2 ô liền kề và nhóm Không tiếp xúc trước (không bỏ vách ngăn giữa 2 ô). Tất cả lợn con được cai sữa 23-25 ngày tuổi. Vào ngày cai sữa lợn con, tất cả lợn nái mẹ được chuyển đi cùng lúc vào buổi sáng và để lại lợn con thí nghiệm tại chỗ tiếp tục cho ăn thức ăn Tập ăn trong 4 ngày tiếp theo. Vào ngày thứ 5 sau tách mẹ, tất cả lợn con được chuyển sang chuồng sau cai sữa. Lợn con thuộc các nhóm của mỗi lô được ghép với nhau. Lợn con thuộc lô ghép buổi sáng được chuyển và ghép đàn lúc 8h00 sáng, lợn con thuộc lô ghép buổi tối được chuyển và ghép đàn lúc 20h (tối). Lợn con theo mẹ được cho tập ăn từ 10 ngày tuổi bằng TĂ tập ăn (Creep feed). Sau khi tách mẹ, lợn con được nuôi tiếp bằng TĂ tập ăn và chuyển dần sang TĂ dành riêng cho lợn con cai sữa (Prestarter), sau đó chuyển dần sang TĂ lợn choai (Starter) theo qui trình hiện hành của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương. Tất cả thức ăn đều là TĂ hỗn hợp dạng viên. Lợn con được cho ăn và uống nước tự do. Các chỉ tiêu nghiên cứu Khối lượng lợn con tại các thời điểm chuyển ghép đàn sau cai sữa 10 ngày (ngày thứ 10), 20 ngày (ngày thứ 20) và 35 ngày (ngày thứ 35). Tiêu tốn TĂ (kg/kg) và lượng tiêu thụ TĂ bình quân/con/ngày ở từng giai đoạn tương đương các thời điểm ngày 10, ngày 20 và ngày 35 từ thời điểm ghép đàn sau cai sữa. Tỉ lệ bị tổn thương do đánh nhau sau ghép đàn: Số lợn con có các vết trầy xước trên da hoặc vết thương khác trên cơ thể trong vòng 1 tuần đầu tiên sau ghép đàn được ghi chép để đánh giá tỉ lệ bị tổn thương do đánh nhau sau khi ghép đàn. Tỉ lệ lợn con tiêu chảy sau ghép đàn…. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Thí nghiệm sẽ tiến hành tại Trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp từ tháng 9/2007 đến 12/2007. Sử lý số liệu Phân tích thống kê: Ảnh hưởng các yếu tố thí nghiệm dến sinh trưởng được phân tích bằng phương pháp phân tích hiệp phương sai (ANOVA) với đồng biến là khối lượng cai sữa/con. So sánh các giá trị trung bình bằng phương pháp Turkey. Tỉ lệ tổn thương do đánh nhau và tỉ lệ tiêu chảy sau ghép đàn được đánh giá thông qua phân tích bằng Hồi qui Logarit nhị phân (Binary Logistic Regression). Các số liệu được xử lý trên phần mềm MINITAB 13 (2000). NGUYỄN NGỌC PHỤC – Ảnh hưởng của thời điểm ghép đàn ... 3 KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN Sinh trưởng của lợn con Ảnh hưởng thời điểm ghép đàn và tiếp xúc trước cai sữa đến sinh trưởng của lợn con sau khi ghép đàn sau cai sữa được trình bày tại Bảng 1 và Bảng 2. Bảng 1 cho thấy, khối lượng lợn con tại các thời điểm tại ngày thứ 10, ngày thứ 20 và ngày thứ 35 sau ghép đàn hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của việc ghép đàn sau cai sữa (P>0,05) nhưng chịu tác động rõ rệt của việc tiếp xúc trước cai sữa với sự sai khác luôn luôn ở mức rõ rệt với (P<0,001) (Bảng 1). Bảng 1. Trung bình bình phương tối thiểu (mean) của khối lượng (kg/con) lợn con cai sữa đến 60 ngày tuổi. Thời điểm ghép đàn Tiếp xúc trước CS P Buổi sáng (n=81) Buổi tối (n=78) Có (n=81) Không (n=78) Ngày sau ghép đàn Mean SE Mean SE Mean SE Mean SE Thời điểm ghép đàn Tiếp xúc trước CS Tương tác Ngày 10 7,49 0,08 7,52 0,090 7,94 0,10 7,08 0,09 0,787 0,001 0,425 Ngày 20 13,42 0,20 13,51 0,21 14,31 0,20 12,62 0,22 0,766 0,001 0,148 Ngày 35 21,45 0,25 21,47 0,26 22,32 0,26 20,60 0,27 0,966 0,001 0,364 (Mean : Giá trị trung bình bình phương tối thiểu, SE: sai số chuẩn) Khối lượng lợn con của nhóm có tiếp xúc trước cai sữa cao hơn so với nhóm không tiếp xúc sau cai sữa tại các thời điểm: ngày 10, ngày 20 và ngày 35 tương ứng là (10,85%, 11,83% và 7,72%). Tuy nhiên, không thấy có sự tương tác giữa thời điểm ghép đàn và tiếp xúc sau cai sữa (P>0,05). Tương tự, tốc độ tăng khối lượng/ngày của lợn con các giai đoạn ngày 10, ngày 20 và ngày 35 sau ghép đàn, hoàn toàn không chịu tác động của việc ghép đàn buổi tối hay buổi sáng (P>0,05), nhưng chịu ảnh hưởng rất lớn của việc, có được tiếp xúc trước cai sữa hay không, đặc biệt 10 ngày đầu và 10 ngày kế tiếp ngay sau khi chuyển chuồng và ghép đàn (P<0,001). Bảng 2. Trung bình bình phương tối thiểu (Mean) của tăng trọng bình quân (g/ngày) của lợn con cai sữa đến 60 ngày tuổi Thời điểm ghép đàn Tiếp xúc trước CS P Buổi sáng (n=81) Buổi tối (n=78) Có (n=81) Không (n=78) Giai đoạn từ sau ghép đàn Mean SE Mean SE Mean SE Mean SE Thời điểm ghép đàn Tiếp xúc trước CS Tương tác Ngày 0 - 10 75,78 8,80 79,21 8,97 120,55 8,93 34,43 9,10 0,787 0,001 0,425 Ngày 10 – 20 494,13 14,97 498,61 15,25 530,99 15,20 461,75 15,49 0,835 0,002 0,041 Ngày 20 – 35 535,49 13,98 530,67 14,24 534,13 14,19 532,03 14,46 0,811 0,919 0,751 Toàn kỳ 397,83 6,90 398,25 7,03 421,33 7,00 374,75 7,13 0,966 0,000 0,364 (Mean : Giá trị trung bình bình phương tối thiểu, SE: sai số chuẩn) Kết quả Bảng 2 cho thấy, ngay sau ghép đàn sau cai sữa, lợn con lô chưa được tiếp xúc trước trong giai đoạn theo mẹ có mức tăng khối lượng bình quân/ngày thấp hơn 71,44%, 13,04% tương ứng các giai đoạn 10 ngày đầu và 10 ngày kế tiếp tính từ thời điểm ghép đàn. Tuy VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 18-Tháng 6-2009 4 nhiên, ảnh hưởng của việc cho tiếp xúc lẫn nhau giữa các ổ lợn con trong giai đoạn bú mẹ chỉ kéo dài trong 20 ngày đầu vì trong giai đoạn 15 ngày còn lại mức chênh lệch giảm dần còn 0,39% và không khác nhau (P= 0,919). Mặc dù vậy, mức tăng khối lượng toàn kỳ từ ngày ghép đàn đến kết thúc giai đoạn sau cai sữa (65 ngày tuổi) của nhóm được tiếp xúc trước cai sữa đạt cao hơn nhóm không tiếp xúc 11,06%. Trong đó, sự chậm lớn chủ yếu ở 10 ngày đầu ngay sau khi ghép đàn. Ảnh hưởng tương tác giữa thời điểm ghép đàn và tiếp xúc sau cai sữa chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày 10-20 sau ghép đàn với độ tin cậy P=0,41. Khả năng sử dụng thức ăn Bảng 3. Tiêu tốn thức ăn (kg/kg) và mức tiêu thụ thức ăn/ngày (g/ngày) của lợn con cai sữa đến 60 ngày tuổi. Thời điểm ghép đàn Tiếp xúc trước cai sữa Chỉ tiêu Buổi sáng Buổi tối Mức thay đổib Có Không Mức thay đổib Tiêu tốn thức ăn Ngày 0 - 10 2,46 1,96 -0,50 1,49 2,93 -1,44 Ngày 10 - 20 1,11 1,26 0,15 1,08 1,29 -0,21 Ngày 20 - 35 1,42 1,53 0,12 1,43 1,52 -0,09 Toàn kỳ 1,31 1,44 0,13 1,29 1,46 -0,17 Mức tiêu thụ thức ăn Ngày 0 - 10 0,13 0,16 0,03 0,18 0,12 0,06 Ngày 10 - 20 0,54 0,63 0,09 0,60 0,56 0,04 Ngày 20 - 35 0,75 0,83 0,08 0,79 0,80 -0,01 Toàn kỳ 0,51 0,76 0,25 0,82 0,54 0,28 (Mean : Giá trị trung bình bình phương tối thiểu, SE: sai số chuẩn); a Mức thay đổi = Ghép đàn buỏi tối – Ghép đàn buổi sang ; b Mức thay đổi = Có tiếp xúc trước CS – Không tiếp xúc trứơc CS Bảng 3 trình bày kết quả về ảnh hưởng của thời điểm chuyển ghép đàn và tiếp xúc trước cai sữa đến khả năng sử dụng TĂ của lợn thí nghiệm ở các giai đoạn khác nhau sau ghép đàn. Kết quả phân tích thống kê không cho thấy bất kỳ ảnh hưởng nào có ý nghĩa (P>0,05) đối với tất các chỉ tiêu về tiêu tốn TĂ cũng như mức tiêu thụ TĂ bình quân/con/ngày. Tuy nhiên, các giá trị tuyệt đối của số liệu cho thấy ghép đàn vào buổi tối làm giảm tiêu tốn TĂ trong 10 ngày đầu sau ghép đàn (0,5 kg/kg). Nhưng trong thời gian còn lại, mức tiêu tốn TĂ lại tăng làm cho toàn kỳ sau cai sữa tăng 0,13 kg (8,85%). Mức mức tiêu thụ TĂ bình quân/ngày cũng thay đổi theo hướng là tăng khả năng ăn vào của lợn nhóm ghép đàn buổi tối, trong đó mức tăng chung toàn kỳ 0,25 kg/ngày/con. Tương tự như ảnh hưởng của thời điểm chuyển ghép đàn, kết quả phân tích thống kê cho thấy việc cho lợn con tiếp xúc trước khi cai sữa cũng không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tiêu tốn TĂ cũng như mức tiêu thụ TĂ (P>0,05). Tuy nhiên, giá trị tuyệt đối cho thấy lợn con được tiếp xúc trước cai sữa có mức tiêu tốn TĂ thấp hơn so với nhóm không được tiếp xúc trước cai sữa ở tất cả cả các giai đoạn thí nghiệm. Đặc biệt, khoảng thời gian 10 ngày đầu sau ghép đàn, mức tiêu tốn TĂ của nhóm không tiếp xúc trước cai sữa cao gấp đôi nhóm có tiếp xúc trước cai sữa. Đối với khả năng tiêu thụ TĂ bình quân/con/ngày, lợn thuộc nhóm có tiếp xúc trước tiêu thụ lượng TĂ cao hơn nhóm không tiếp xúc trước cai sữa, với mức tăng toàn kỳ là 0,28 kg/con/ngày. Điều đặc biệt là mức chênh lệch về tiêu tốn TĂ và mức tiêu thụ TĂ đều cao ở 10-20 ngày đầu, sau đó mức chênh lệch giảm dần khi xa ngày ghép đàn. Tỉ lệ lợn con bị tổn thương và tiêu chảy sau ghép đàn NGUYỄN NGỌC PHỤC – Ảnh hưởng của thời điểm ghép đàn ... 5 Phân tích hồi qui Logarit nhị phân cho thấy tỉ lệ lợn con bị tổn thương do đánh nhau không bị ảnh hưởng của thời điểm ghép đàn sau khi cai sữa. Bảng 4. Tỉ lệ tổn thương và tiêu chảy ở lợn con cai sữa đến 60 ngày tuổi. Thời điểm ghép đàn Tiếp xúc trước cai sữa Chỉ tiêu Buổi sáng Buổi tối P Có Không P Số con theo dõi 81 78 81 78 Số bị tổn thương 14 21 11 24 Tỉ lệ tổn thương (%) 17,28 26,92 0,145 13,58 30,77 0,049 Số con tiêu chảy 8 10 10 8 Tỉ lệ tiêu chảy (%) 9,88 12,82 0,602 12,35 10,26 0,943 Kết quả Bảng 4 cho thấy, tỉ lệ chẵn lẻ (odd ratios) ở mức 1,76 với xác suất (P=0,145). Ngược lại, tỉ lệ bị tổn thương do đánh nhau lại chịu tác động rõ rệt của việc lợn con được cho tiếp xúc trước cai sữa. Tỉ lệ tổn thương ở nhóm không tiếp xúc trước cai sữa cao gấp đôi so với nhóm có tiếp xúc trước ai sữa. Kết quả phân tích cho thấy tỉ lệ chẵn lẻ ở mức cao 2,13 với xác suất (P=0,049). Tuy nhiên, thời điểm ghép đàn buổi tối hay buổi sáng cũng như việc có tiếp xúc trước cai sữa hay không đều không ảnh hưởng đến tỉ lệ lợn con tiêu chảy sau khi ghép đàn sau cai sữa. Tỉ lệ chẵn lẻ đối với cả 2 yếu tố thời điểm ghép đàn và tiếp xúc trước cai sữa đều thấp, tương ứng 1,30 và 1,04 và đều có mức xác suất (P>0,05) Các nghiên cứu trước đây khẳng định, các ảnh hưởng bất lợi ở thời điểm cai sữa đối với lợn con, đặc biệt những ngày đầu sau khi tách mẹ và ghép đàn. Yếu tố chính gây ra tác động này là việc ghép cá thể của các đàn khác nhau dễ dẫn đến đánh nhau gây thương tích và ăn ít, từ đó làm chậm lớn hoặc thậm chí giảm thể trọng so với ban đầu, đặc biệt trong suốt 2 tuần đầu sau tách mẹ (Frazer, 1978; Mc Glone và cs., 1987, Nguyễn Ngọc Phục và cs., 2007). Kết quả nghiên cứu này cho thấy, việc ghép đàn sau cai sữa vào buổi sáng hay buổi tối không ảnh hưởng đến sự phát triển của lợn con, cả khối lượng cơ thể cũng như tăng trọng bình quân/ngày. Tuy nhiên, lượng thức ăn tiêu thụ lại tăng khi lợn ghép đàn vào buổi tối. Lợn con ghép đàn buổi sáng lại thường đánh nhau nên không tập trung tìm kiếm thức ăn nên ăn ít. Lợn con bình thường ăn nhiều vào ban ngày và ăn ít về buổi tối theo bản năng (Christison, 1991) do đó mức tiêu thụ thức ăn giảm. Theo Ogunbameru và cs, (1992), ghép đàn sau tách mẹ lúc 20 giờ tối sẽ tốt hơn vì làm tăng lượng TĂ tiêu thụ đến 5% và tăng khối lượng bình quân/ngày cao hơn 6% so với lô đối chứng cai sữa lúc 8 giờ sáng. Với biện pháp cho lơn con tiếp xúc trước khi ghép đàn một thời gian nhất định đã làm giảm rõ rệt ảnh hưởng của stress do cai sữa gây ra. Theo Kerr và cs. (2005) và Sutherland và cs. (2006) thì ảnh hưởng stress do ghép đàn cùng với thiếu diện tích chuồng và nhiệt độ cao đều dẫn đến giảm khối lượng cũng như tăng khối lượng bình quân/ngày ở những ổ lợn ghép từ những đàn khác nhau. Tuy nhiên, nếu lợn con được tiếp xúc với nhau từ khi còn bú mẹ, khi ghép đàn vào thời điểm cai sữa sẽ giảm hiện tượng đánh nhau và do đó làm tăng khả năng tiêu thụ thức ăn và duy trì được tốc độ sinh trưởng. Trong thí nghiệm này, tỉ lệ lợn con bị tổn thương do đánh nhau sau ghép đàn ở nhóm không tiếp xúc trước cai sữa cao gấp đôi so với nhóm có tiếp xúc trước cai sữa cho thấy tác dụng tích cực của việc tiếp xúc sớm khi lợn còn đang trong giai đoạn theo mẹ. Đồng thời mức tiêu thụ TĂ của các ổ lợn con ghép đàn buổi tối được và tiếp xúc nhau trước khi cai sữa đều tăng, do đó làm cho khả năng tăng khối lượng bình quân/ngày cũng tăng. Ngoài ra, ảnh hưởng của stress do ghép đàn kéo dài trong vòng 20 ngày đầu sau ghép đàn. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 18-Tháng 6-2009 6 Giai đoạn sau đó, sinh trưởng của lợn con nhóm này đã theo kịp nhóm được tiếp xúc trước cai sữa. Các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Phục và cs, (2007); Kerr và cs, (2005); Fabian và cs, (2002) cũng cho thấy, lợn con có khả năng chịu đựng stress bằng cách giảm lượng TĂ tiêu thụ, do đó tăng khối lượng cơ thể. Khi các yếu tố stress bị yếu đi hoặc không còn thường xuyên xuất hiện thì hiện tượng tăng bù về mức tiêu thụ TĂ cũng như khối lượng cơ thể sẽ diễn ra. Như vậy, việc ghép đàn có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của lợn con sau cai sữa. Việc giảm stress do ghép đàn có thể thực hiện bằng cách cho lợn con của các ổ khác nhau tiếp xúc với nhau ngay từ khi còn bú mẹ, khoảng 2 tuần trước khi cai sữa có thể tác động có lợi cho sinh trưởng của chúng. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Ghép đàn buổi tối (20 giờ) không ảnh hưởng đến năng suất của lợn con sau cai sữa. Ngược lại, cho lợn con tiếp xúc với nhau từ 14 ngày tuổi trong thời kỳ bú mẹ có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của stress do ghép đàn sau cai sữa gây ra, nâng cao khả năng tiêu thụ thức ăn và tăng trọng đồng thời làm giảm tỉ lệ lợn bị tổn thương do đánh nhau khi ghép đàn và có ảnh hưởng tích cực đến duy trì năng suất của lợn con giai đoạn sau cai sữa. Đề nghị Áp dụng kỹ thuật cho các đàn lợn con được tiếp xúc từ 2 tuần tuổi vào sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Christison. G.I, (1991). Dim light does not affect agression or performance of newly-weaned pigs. Western Branch, Can. Soc. Anim. Sci. Mtg., May 27 and 28. Chilliwack, BC. F'raser. D, (1978). Observations on the behavioural development of suckling and early weaned piglets during the first six weeks after birth. Anim. Behav. 26: p.22. Gonyou. H. W., K. A. Fbhde Parfet, D. B. Anderson, and R. D. Olson, (1988). Effects of amperozide and azaperone on aggression and productivity of growing-finishing pigs. J.Anim. Sci. 66: p.2856. Graves, H. B., K. L. Graves, and G. W. Sherritt, (1978). Social behavior and growth of pigs following mixing during the growth-finishing period. Appl. Anim. Ethol. 4:p.169. Kerr C.A., L.R. Giles, M.R. Jones and A. Reverter, (2005). Effects of grouping unfamiliar cohorts, high ambient temperature and stocking density on live performance of growth pigs. J.Anim. Sci. 83:p. 908-915. McGlone, J. J., S. E. Curtis, and E. M. Banks, (1987). Evidence for aggression-modulating pheromones in prepuberal pigs. Behav. Neural Biol. 47:p.27. Nguyễn Ngọc Phục, Trịnh Hồng Sơn, (2007). Ảnh hưởng của cai sữa tại chỗ đến sinh trưởng lợn con đến 60 ngày tuổi. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 6: p.60-64. Ogunbameru, B.0., E.T. Kornegay and C.M. Wood, (1992). Effect of Evening or Morning Weaning and Immediate or Delayed and Feeding on Postweaning Performance of Pigs. J.Anim. Sci. 70:p.337. Sutherland, M.A.. S.R. Niekamp, S.L. Rodriguez-Zas and J.L. Salak-Jhonson, (2006). Impacts of chronic stress and social status on various physiological and performance measures in pigs of di
Tài liệu liên quan