Đề tài Khoa học - Ảnh hưởng của viêc bổ sung probiotic và enzym tiêu hóa vào khẩu phần đến sinh trưởng và và hiệu quả sử dụng thức của ăn lợn thịt giai đoạn từ sau cai sữa (21ngày) đên xuất chuồng

Trong giai đoạn cai sữa, lợn con cùng một lúcchịu tác động bởi nhiều stress: Stress dinh dưỡng (do thay đổi thức ăn); stress sinh lý (do thay đổi môi trường sống và tập tính)…vv (Fraser và cs, 1998; Nabuurs, 1998; Cromwell, 2002; Kiarie và cs, 2007). Hậu quả là giảm sức tiêu thụ thức ăn, giảm chiều cao lông nhung, tăng độ sâu của hốc niêm mạc ruột, giảm hàm lượng và hoạt tính của các enzyme nội sinh, tăng nhiễm các vi sinh vật có hại dẫn đến làm mất cân bằng hệ vi sinh vật ruột, tăng tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ còi cọc và tỷ lệ chết dẫn đến những tổn thấtlớn về năng suất và kính tế (Pluske và cs, 1995; Van Beers-Schreurs, 1996 và Pluske và cs, 1997). Để khắc phục tình trạng này, phương pháp thường được sử dụng là bổ sung kháng sinh liều thấp trong thức ăn (Pluske và cs, 2002). Tuy nhiên, do sức ép ngày càng tăng của việc cấm sử dụng kháng sinh như chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi ở nhiều nước trên th ế giới, việc nghiên cứu và sử dụng những chất thay thế đang là một đòi hỏi cấp bách (Cromwell, 2002). Những chất bổ sung thay thế được quantâm nghiên cứu và sử dụng nhiều là probiotic, prebiotic, các chất phytogenic. Probiotic là chất bổ sung vi sinh vật sống có tác dụng làm tăng cường sức khoẻ vật chủ thông qua việc cải thiện sự cân bằng của hệ vi sinh vật ruột (Fuller,1989). Đồng thời với probiotic, các chế phẩm enzyme tiêu hóa cũng được sử dụng rất rộng rãi nhằm hỗ trợ các enzyme nội sinh và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn con và lợn thịt. Những người chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta hiện nay đã quen thu ộc với nhiều sản phẩm probiotic, và enzyme thương mại. Tuy nhiên, giá cả và hiệu quả sinh học của các sản phẩm này cũng rất khác nhau. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng các chế phẩm probiotic và enzyme tiêu hóa (do viện Chăn nuôi phối hợp với Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà nội nghiên cứu, sản xuất) trong chăn nuôi lợn con và lợn thịt.

pdf8 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2558 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khoa học - Ảnh hưởng của viêc bổ sung probiotic và enzym tiêu hóa vào khẩu phần đến sinh trưởng và và hiệu quả sử dụng thức của ăn lợn thịt giai đoạn từ sau cai sữa (21ngày) đên xuất chuồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 22-Tháng 2 - 2010 44 ẢNH HƯỞNG CỦA VIÊC BỔ SUNG PROBIOTIC VÀ ENZYM TIÊU HÓA VÀO KHẨU PHẦN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC CỦA ĂN LỢN THỊT GIAI ĐOẠN TỪ SAU CAI SỮA (21NGÀY) ĐÊN XUẤT CHUỒNG Trần Quốc Việt*, Ninh Thị Len, Lê Văn Huyên và Bùi Thị Thu Huyền Bộ môn Dinh dưỡng thức ăn và Đồng cỏ *Tác giả liên hệ: Trần Quốc Việt – Bộ môn Dinh dưỡng thức ăn và đồng cỏ Viện Chăn nuôi – Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội Tel: (04) 38.386.126/ 0982.011.584; Fax : (04) 38.389.775: Email: vietvcn@yahoo.com ABSTRACT Effects of supplementation of probiotics and feed enzymes into diets on growth performance and feed efficiency in pigs from weaning at 21 days of age to market weight One hundred and eighty exotic pigs weaning at 21 days were used to examine efficiency of utilization of probiotics and feed enzymes in pig feeding. Pigs were allotted into 6 groups according to randomized block design. Pigs in group 1 were given basal diets (BD) with a feed enzyme (EV) (protease: 108 IU/g; amylase: 2209 IU/g; cellulase: 1116 IU/g; beta-glucanase: 200 IU/g; xylanase: 1000 IU/g). Pigs in group 2 were fed BD with a probiotic-enzyme preparation (PEV) (number and activation of enzyme in this product were the same as the EV. Probiotic flora in PEV product were Bacillus subtilis, Saccharomyces boulardi, Enterococcus faecium, Pediococcus pentosaceus and Lactobacillus fermentum. Concentration of these flora was 109\8 cfu/g). Pigs in group 3 were given BD with a feed enzyme preparation (KEZ) (KEMZYM® brand V Dry –a pproduct of Kemin company including protease: 900 IU/g; amylase: 270 IU/g; cellulase: 4139 IU/g; xylanase: 4205 IU/g). Pigs in group 4 were fed BD with a PEA product (a probiotic-enzyme product of Alltech company) with amylase (4400 IU/g); protease (264 IU/g) and cellulase (1100 IU/g). Probiotic flora in PEA product were Lactobacillus acidophilus; Enterococcus faecium and Saccharomyces cerevisiae. Groups 5 was positive controled group within that BD with colistin at dose 100 ppm and group 6 was negative controled group without any antibiotic, enzymes and probiotic supplementation. Supplemented doses of EV and PEV were 2.0 kg/tone and these of KEZ and PEA were 0.5 kg/tone. Results showed that supplementation of feed enzymes (EV and KEZ) and probiotic- enzyme (PEV and PEA) resulted in increasing in digestibility of DM, OM, CP and CF of diet in young pigs. Growth performance and feed efficiency in pigs fed basal diets supplemented with EV and PEV were higher than control groups from 5.2-8. 8% and 7. 1-9.3%, respectively. Key words: Pigs, weaning, probiotics, feed enzymes, digestibility, growth performance, feed efficiency. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giai đoạn cai sữa, lợn con cùng một lúc chịu tác động bởi nhiều stress: Stress dinh dưỡng (do thay đổi thức ăn); stress sinh lý (do thay đổi môi trường sống và tập tính)…vv (Fraser và cs, 1998; Nabuurs, 1998; Cromwell, 2002; Kiarie và cs, 2007). Hậu quả là giảm sức tiêu thụ thức ăn, giảm chiều cao lông nhung, tăng độ sâu của hốc niêm mạc ruột, giảm hàm lượng và hoạt tính của các enzyme nội sinh, tăng nhiễm các vi sinh vật có hại dẫn đến làm mất cân bằng hệ vi sinh vật ruột, tăng tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ còi cọc và tỷ lệ chết dẫn đến những tổn thất lớn về năng suất và kính tế (Pluske và cs, 1995; Van Beers-Schreurs, 1996 và Pluske và cs, 1997). Để khắc phục tình trạng này, phương pháp thường được sử dụng là bổ sung kháng sinh liều thấp trong thức ăn (Pluske và cs, 2002). Tuy nhiên, do sức ép ngày càng tăng của việc cấm sử dụng kháng sinh như chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới, việc nghiên cứu và sử dụng những chất thay thế đang là một đòi hỏi cấp bách (Cromwell, 2002). Những chất bổ sung thay thế được quan tâm nghiên cứu và sử dụng nhiều là probiotic, prebiotic, các chất phytogenic. Probiotic là chất bổ sung vi sinh vật sống có tác dụng làm tăng cường sức khoẻ vật chủ thông qua việc cải thiện sự cân bằng của hệ vi sinh vật ruột (Fuller,1989). Đồng thời với probiotic, các chế phẩm enzyme tiêu hóa cũng được sử dụng TRẦN QUỐC VIỆT – Ảnh hưởng của việc bổ sung probiotic và en zym tiêu hóa ... 45 rất rộng rãi nhằm hỗ trợ các enzyme nội sinh và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn con và lợn thịt. Những người chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta hiện nay đã quen thuộc với nhiều sản phẩm probiotic, và enzyme thương mại. Tuy nhiên, giá cả và hiệu quả sinh học của các sản phẩm này cũng rất khác nhau. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng các chế phẩm probiotic và enzyme tiêu hóa (do viện Chăn nuôi phối hợp với Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà nội nghiên cứu, sản xuất) trong chăn nuôi lợn con và lợn thịt. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu Chế phẩm sinh học: Bốn chế phẩm sinh học: Hai chế phẩm dạng bột EV và PEV (do viện Chăn nuôi phối hợp với Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nghiên cứu, sản xuất). Trong đó EV là chế phẩm đa enzyme tiêu hóa và PEV (chế phẩm probiotic-enzyme); và hai chế phẩm dạng bột KEZ và PEA (KEZ là chế phẩm đa enzyme do hãng Kemin Singapore sản xuất và PEA là chế phẩm probiotic-enzyme do hãng Alltech của Mỹ sản suất). Bảng 1. Những thành phần có hoạt tính của các chế phẩm sinh học dùng trong thí nghiệm. Chế phẩm Thành phần có hoạt tính Đơn vị Tính EV PEV KEZ PEA Amylase IU/g 2209 2209 270 4400 Protease IU/g 108 108 900 264 Cellulase IU/g 1116 1116 4139 1100 -Glucanase BGX/g 200 200 - - Xylanase IU/g 1000 1000 4205 - Lactobacillus acidophilus Enterococcus faecium Saccharomyces cerevisiae Cfu/g - - - - - - - - - 2,4 x 108 1,7 x 108 4,4 x 108 Bacillus subtilis Saccharomyces boulardi Enterococcus faecium Pediococcus pentosaceus Lactobacillus fermentum Cfu/g Cfu/g Cfu/g Cfu/g Cfu/g - - - - - 108 108 107 107 107 - - - - - - - - - - KEZ: Sản phẩm KEMZYM® brand V Dry của hãng KEMIN; PEA: Sản phẩm LACTO-SAC của hãng Alltech Mỹ. Hiện cả hai sản phẩm KEZ và PEA đang được bán tại thị trường Việt Nam. Những thành phần có hoạt tính của các chế phẩm này được trình bày ở Bảng 1. Gia súc thí nghiệm và khẩu phần cơ sở. Một trăm tám mươi (180) lợn con lai [(Yorkshire x Landrace) x Pidu] cai sữa 21 ngày tuổi đã được sử dụng. Thời gian nuôi là 4 tháng (từ khi cai sữa 21 ngày đến khi xuất chuồng). Giai đoạn từ lợn con (7-20 kg), lợn được nuôi trong chuồng sàn nhựa. Giai đoạn nuôi thịt (20 kg đến xuất chuồng), lợn được nuôi trong chuồng nền xi măng, thông thoáng tự nhiên. Khẩu phần cơ sở (KPCS) cho lợn thí nghiệm được phối chế từ các nguyên liệu: ngô, tấm gạo tẻ, sắn, cám mỳ, khô dầu đậu tương, khô dầu dừa, bột sữa whey, bột thịt xương, các sản phẩm thay thế sữa, premix vitamin-khoáng và các axit amin tổng hợp (Bảng 2). VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 22-Tháng 2 - 2010 46 Bảng 2. Khẩu phần cơ sở cho lợn thí nghiệm (%) Lợn thịt Nguyên liệu Lợn con (7-20 kg) 20-50 kg 50 kg - XC Ngô hạt 0,00 24,68 38,14 Ngô ép đùn 26,33 0,00 0,00 Tấm gạo tẻ 25,00 15,00 0,00 Sắn khô 0,00 15,00 20,00 Cám mỳ 0,00 16,80 18,30 Khô dầu đậu tương tách vỏ 20,50 0,00 0,00 Khô dầu đậu tương cả vỏ 0,00 23,20 15,60 Khô dầu dừa 0,00 0,00 3,00 Bột thịt xương 50% Pr 0,00 3,00 3,00 Bột protein đậu tương đậm đặc 50% Pr 5,00 0,00 0,00 Bột thay thế sữa 10,00 0,00 0,00 Bột Whey 10,00 0,00 0,00 Premix vitamin- khoáng 0,25 0,25 0,25 L-Lysine HCl 0,14 0,04 0,02 DL-Methionine 0,07 0,00 0,00 Bột đá 0,68 0,70 0,62 Dicanxi phốt phát (17% P) 1,68 0,83 0,57 Muối 0,30 0,50 0,50 Thành phần dinh dưỡng trong 1 kg Vật chất khô (%) 89,28 87,46 87,36 Năng lượng trao đổi (kcal/kg) 3296 3000 2950 Protein thô (%) 21,5 18,00 15,5 Xơ thô (%) 2,47 4,77 5,41 Lysine (%) 1,35 0,95 0,75 Methionine + Cystine (%) 0,76 0,57 0,49 Canxi (%) 1,00 0,90 0,80 Phốt pho dễ hấp thu (%) 0,50 0,40 0,35 Giá thức ăn chưa có CBS (đ/kg) 8357 5502 4990 Giá đã bao gồm chất bổ sung (đ/kg) - Bổ sung EV 8477 5622 5110 - Bổ sung PEV 8517 5662 5150 - Bổ sung KEZ 8432 5577 5065 - Bổ sung PEA 8467 5612 5100 Ghi chú: XC: xuất chuồng Phương pháp bố trí thí nghiệm. Một trăm tám mươi lợn được phân ngẫu nhiên vào 6 lô, được thiết kế theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi lô 30 con được nuôi trong 3 ô chuồng, mỗi ô 10 con (đồng đều tính biệt), mỗi ô được coi như một lần lặp lại. Lô 1: Lợn được ăn KPCS có bổ sung chế phẩm EV. Lô 2: Lợn được ăn KPCS có bổ sung chế phẩm PEV. TRẦN QUỐC VIỆT – Ảnh hưởng của việc bổ sung probiotic và en zym tiêu hóa ... 47 Lô 3: Lợn được ăn KPCS có bổ sung chế phẩm KEZ. Lô 4: Lợn được ăn KPCS có bổ sung chế phẩm PEA. Lô 5: Lợn được ăn KPCS có bổ sung colistin 100 ppm (lô đối chứng tích cực - ĐC (+)) Lô 6: Lợn được ăn KPCS không bổ sung chế phẩm sinh học và kháng sinh (đối chứng tiêu cực - ĐC (-)). Mức bổ sung các chế phẩm của nước ngoài dựa vào mức khuyến cáo của nhà sản xuất (0,5 kg/tấn đối với KEZ và PEA). Mức bổ sung chế phẩm EV và EPV được tính toán dựa trên cơ sở đảm bảo hàm lượng của các enzyme chủ yếu (xylanase và cellulase) tính bằng IU/kg thức ăn tương đương với chế phẩm của nước ngoài (2,0 kg/tấn cho mỗi loại). Trong giai đoạn từ 45 đến 56 ngày tuổi, lợn ở các lô được ăn KPCS có bổ sung chất chỉ thị (Celite) với tỷ lệ 2% trong thời gian 12 ngày (7 ngày thích nghi và 5 ngày thu mẫu) để xác định tỷ lệ tiêu hóa (vật chất khô, chất hữu cơ, proitein thô và xơ thô). Trong suốt giai đoạn thí nghiệm, lợn ở các lô được ăn thức ăn dạng bột và được uống nước sạch tự do bằng vòi uống tự động. Chế độ chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh cho lợn ở các lô như nhau. Các chỉ tiêu theo dõi Thức ăn cho vào và thức ăn thừa được cân và ghi chép hàng ngày để tính lượng thức ăn ăn vào và tiêu tốn thức ăn trên 1 kg tăng khối lượng. Lợn ở các lô được cân vào các thời điểm lúc bắt đầu (21 ngày tuổi) và mỗi khi chuyển giai đoạn (20 kg; 55 kg và xuất chuồng (85-90 kg) để khảo sát tốc độ sinh trưởng. Tỷ lệ tiêu hóa tổng số một số chất dinh dưỡng của khẩu phần (vật chất khô, chất hữu cơ, protein thô, xơ thô). Tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy (giai đoạn 21-35 ngày tuổi; 35-60 ngày tuổi). Tiêu chảy ở lợn con được phân thành hai mức độ: Tiêu chảy nhẹ (phân nhão, không thành khuôn) và tiêu chảy nặng (phân lỏng, nhiều nước) và được ghi chép hàng ngày để tính toán tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy. Xử lý số liệu Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê ANOVA-GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản 13.0. Các kết quả thí nghiệm trình bày trong các Bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số chuẩn (SE). Student - T-Test được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình với độ tin cậy 95%. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi giá trị P< 0,05. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm sinh học vào khẩu phần đến tỷ lệ tiêu hóa thức ăn và tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ sau cai sữa 21 ngày đến 20 kg Tỷ lệ tiêu hóa thức ăn: Trình bày ở Bảng 3. Bảng 3. Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm sinh học vào khẩu phần đến tỷ lệ tiêu hóa thức ăn ở lợn (%) Lô thí nghiệm Chỉ tiêu EV PEV KEZ PEA ĐC(+) ĐC(-) SEM P Vật chất khô 88,8a 88,2ab 87,0ab 89,0a 88,7a 85,3b 0,70 0,011 Chất hữu cơ 85,7a 85,8a 85,0ab 85,6a 84,9ab 82,3b 0,60 0,007 Protein thô 86,3a 87,6b 86,7ab 87,4b 85,7a 82,8c 0,20 0,001 Xơ thô 69,0ab 70,6a 66,7ab 70,3a 66,4ab 62,8b 1,40 0,011 Ghi chú: Các số trong cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 22-Tháng 2 - 2010 48 Bảng 3 cho thấy, so với lô đối chứng tiêu cực, tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, chất hữu cơ, protein thô và xơ thô khẩu phần ở lợn được ăn khẩu phần cơ sở có bổ sung kháng sinh và các chế phẩm sinh học cao hơn khá rõ rệt. Tuy nhiên, mức độ cải thiện tỷ lệ tiêu hóa của từng thành phần dinh dưỡng không giống nhau. Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô ở nhóm lợn được ăn khẩu phần có bổ sung kháng sinh và các chế phẩm sinh học chỉ tăng từ 2,0-4,3%. Tỷ lệ tiêu hóa protein thô khá hơn (từ 3,5 đến 6,0%) và đặc biệt tỷ lệ tiêu hóa xơ thô được cải thiện rõ rệt hơn cả (từ 5,73 đến 12,4%). Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, chất hữu cơ, protein thô và xơ thô ở các nhóm lợn được ăn khẩu phần có bổ sung các chế phẩm PEV và PEA có cao hơn so với các lô được bổ sung các chế phẩm EV và KEZ, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cho thấy, bổ sung các chế phẩm đa enzyme và probiotic-enzyme đã nâng cao được tỷ lệ tiêu hóa thức ăn ở lợn, đặc biệt là tỷ lệ tiêu hóa xơ thô. Kết quả này phù hợp với kết quả của Barrera và cs (2004) trên lợn khi bổ sung xylanase với liều 11000 IU/kg đã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa protein và axit amin hồi tràng. Ji và cs (2008) khi khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung hỗn hợp enzyme β-glucanase và protease đã cho thấy có sự cải thiện rõ rệt về tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, chất hữu cơ và xơ thô khẩu phần. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy: trình bày ở Bảng 4. Bảng 4. Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm sinh học trong khẩu phần đến tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con từ sau cai sữa đến 20 kg (%) Lô thí nghiệm EV PEV KEZ PEA ĐC (+) ĐC (-) P Tỷ lệ tiêu chảy trong 15 ngày đầu sau cai sữa (%) Tiêu chảy nhẹ 3,7a 3,7a 4,5ab 5,1ab 3,1a 7,2b 0,079 Tiêu chảy nặng 0,5ac 0,8abc 1,3ab 0,8abc 0,0c 2,1b 0,042 Tổng 2 mức 4,3a 4,5a 5,9ab 5,9ab 3,1a 9,3b 0,004 Tỷ lệ tiêu chảy trong 15 ngày cuối (%) Tiêu chảy nhẹ 6,7ab 8,5a 8,0a 6,9ab 3,8b 13,1c 0,001 Tiêu chảy nặng 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,3 - Tổng 2 mức 6,7ab 8,5a 8,0a 6,9ab 3,8b 13,3c 0,001 Chung cả giai đoạn từ sau cai sữa đến 20 kg (%) Tiêu chảy nhẹ 5,2ab 6,1a 6,3a 6,0a 3,5b 10,1c 0,001 Tiêu chảy nặng 0,3ab 0,4ab 0,7a 0,4ab 0,0b 1,2c 0,014 Tổng 2 mức 5,5ab 6,5a 6,9a 6,4a 3,5b 11,3c 0,001 Ghi chú: Các số trong cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê Bảng 4 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao nhất thấy ở lô lợn được ăn khẩu phần không bổ sung kháng sinh cũng như các chế phẩm sinh học và thấp nhất ở lô lợn con được ăn khẩu phần có bổ sung kháng sinh (colistin với liều 100 ppm), Trong số các lô lợn thí nghiệm được ăn KPCS có bổ sung các chế phẩm đa enzyme và probiotic-enzyme, tỷ lệ tiêu chảy dao động từ 4,3 đến 5,9% (giai đoạn 15 ngày đầu) và từ 6,7 đến 8,5% ở giai đoạn 15 ngày cuối, Tuy nhiên, ở cả hai giai đoạn, sự khác biệt về tỷ lệ tiêu chảy của lợn con ở các lô được ăn khẩu phần có bổ sung các chế phẩm sinh học khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), Bảng 4 còn cho thấy, bổ sung colistin và các chế phẩm đa enzyme, probiotic-enzyme đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con so với đối chứng. Trong đó, bổ sung các chế phẩm đa enzyme và probiotic-enzyme đã làm giảm tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con từ 39 đến 51,3%, Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những đáp ứng này là do việc bổ sung kháng sinh TRẦN QUỐC VIỆT – Ảnh hưởng của việc bổ sung probiotic và en zym tiêu hóa ... 49 và các chế phẩm sinh học đã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa một số thành phần dinh dưỡng của khẩu phần, đặc biệt là tỷ lệ tiêu hóa protein thô và xơ thô (Bảng 3). Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm sinh học vào KP đến tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng TĂ của lợn con giai đoạn từ sau cai sữa 21 ngày đến khi xuất chuồng, Tốc độ sinh trưởng : được trình bày ở Bảng 5 Bảng 5. Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm sinh học vào khẩu phần đến tốc độ sinh trưởng của lợn qua các giai đoạn Lô thí nghiệm EV PEV KE PEA ĐC(+) ĐC(-) SEM P Khối lượng cơ thể (kg) Lúc BĐTN 7,46 7,40 7,31 7,43 7,40 7,41 0,15 0,989 Lúc KTGĐ1 20,7a 21,1a 20,1ab 20,8a 20,2ab 19,2b 0,31 0,001 Lúc KTGĐ2 57,6ad 58,5d 56,1ab 57,3ad 55,1b 53,4c 0,45 0,001 Lúc KTGĐ3 93,8ad 94,9d 91,9ab 93,6ad 90,0bc 87,8c 0,67 0,001 Tốc độ sinh trưởng (g/con/ngày) GĐ từ 7-20kg 427a 440a 413ab 431a 414ab 380b 10,4 0,002 GĐ từ 20-50kg 738ab 749b 719bc 730bc 697ac 684c 11,4 0,001 GĐ từ 50kg-XC 806 808 796 806 775 764 18,3 0,406 Trung bình 685ad 694d 671ab 684ad 655bc 638c 5,4 0,001 Ghi chú: Các số trong cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê Bảng 5 cho thấy, tốc độ sinh trưởng của lợn trong giai đoạn sau cai sữa (từ 7 đến 20kg) và giai đoạn lợn choai (20-55 kg) bị ảnh hưởng rất rõ rệt bởi việc bổ sung các chế phẩm đa enzyme và chế phẩm probiotic-enzyme vào khẩu phần. Tăng khối lượng bình quân ở giai đoạn sau cai sữa của lợn ở lô đối chứng tiêu cực chỉ đạt 380 g/con/ngày, thấp hơn so với các lô được ăn khẩu phần có bổ sung các chế phẩm EV, PEV, KEZ và PEA từ 8,0 đến 13,6%. Hiệu quả cải thiện tốc độ sinh trưởng rõ rệt nhất thấy ở nhóm lợn được ăn khẩu phần có bổ sung chế phẩm PEV (13,6%). Tương tự, ở giai đoạn từ 20 kg đến 55 kg, tốc độ sinh trưởng của các nhóm lợn được ăn khẩu phần có bổ sung các chế phẩm EV, PEV, KEZ và PEA cao hơn so với lợn ở lô đối chứng tiêu cực từ 5,1 đến 9,5%. Bảng 5 còn cho thấy, khi tuổi lợn càng tăng, hiệu quả của việc bổ sung các chế phẩm đa enzyme và probiotic-enzyme càng giảm. Ở giai đoạn từ 55 kg đến khi xuất chuồng, tốc độ sinh trưởng của lợn ở các lô sai khác nhau không rõ rệt (P=0,406). Điều đó cho thấy, cùng một chế phẩm enzyme với thành phần và hoạt tính như nhau, nhưng hiệu quả tác động trên lợn không giống nhau qua các giai đoạn sinh trưởng. Theo Officer (2000), hiệu quả của enzyme thức ăn khi bổ sung vào khẩu phần cho vật nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó ngoài các yếu tố thuộc về enzyme (chủng loại và hoạt tính) thì sự tương thích giữa các enzyme với thành phần khẩu phần và tuổi vật nuôi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bảng 5 còn chứng tỏ rằng, khi lợn đạt khối lượng từ 55 kg trở lên, hiệu quả tác động đối với sinh trưởng của các enzyme amylase, protease, xylanase, β-glucanase và ngay cả khi phối hợp với probiotic đa chủng khi được bổ sung vào thức ăn cũng mờ nhạt, lý do là ở độ tuổi này hàm lượng và hoạt tính của các enzyme nội sinh trong đường tiêu hóa của lợn đã đủ mạnh để tiêu hóa được các thành phần dinh dưỡng của KPCS. Tuy nhiên, trong cả giai đoạn thí nghiệm VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 22-Tháng 2 - 2010 50 (từ cai sữa đến khi xuất chuồng) tốc độ sinh trưởng của lợn ở các lô được ăn khẩu phần có bổ sung các chế phẩm EV, PEV, KEZ và PEA đều cao hơn so với lô đối chứng tiêu cực lần lượt: 7,4; 8,8; 5,2; 7,2% và những sai khác này có ý nghĩa thống kê (P=0,001). Bảng 6 là kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thí nghiệm. Bảng 6 Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm sinh học vào khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn Lô thí nghiệm EV PEV KEZ PEA ĐC(+) ĐC(-) SEM P Thức ăn ăn vào (g/con/ngày) GĐ 7-20kg 563 560 568 565 570 606 19 0,593 GĐ 20-50kg 1906 1904 1908 1901 1888 1976 57 0,903 GĐ 50kg-XC 2181 2290 2187 2181 2188 2190 93 0,950 Trung bình 1674 1711 1678 1673 1671 1715 30 0,793 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) GĐ 7-20kg 1,32a 1,28a 1,38ab 1,31a 1,38ab 1,60b 0,05 0,007 GĐ 20-50kg 2,59a 2,54a 2,65ab 2,61ab 2,70ab 2,90b 0,07 0,027 GĐ 50kg-XC 2,71 2,84 2,75 2,70 2,82 2,86 0,06 0,285 Trung bình 2,44a 2,47a 2,50a 2,45a 2,55ab 2,69b 0,04 0,005 Chi phí thức ăn ăn/kg tăng khối lượng (1000 đ/kg) GĐ 7-20kg 11,2a 10,9a 11,6ab 11,1a 11,5ab 13,3b 0,411 0,013 GĐ 20-55kg 14,5 14,4 14,8 14,6 15,1 15,9 0,365 0,092 GĐ 50kg-XC 13,8 14,6 13,9 13,8 14,2 14,3 0,304 0,378 Trung bình 13,7a 13,9ab 13,9ab 13,7a 14,2ab 14,8b 0,209 0,023 Ghi chú: Các số trong cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê Kết quả Bảng 6 cho thấy, bổ sung các chế phẩm đa enzyme và probiotic-enzyme vào khẩu phần không làm tă
Tài liệu liên quan