Ngày nay cùng với việc phát triển chăn nuôi các giống gia cầm có năng suất cao như gà
chuyên thịt, chuy ên trứng, việc nghiên cứu chọn lọc các giống quý,đặc sản cũng đã bắt đầu
triển khai và nuôi thử nghiệm. Chăn nuôi giống gà xương đen, thịt đen là một trong các
hướng đi như vậy. Gà H’mông là giống gà nội của Việt Nam thuộc nhóm gà da đen, thịt đen,
xương đen được đồng bào H’mông nuôi theo phương pháp cổ truyền.
Từ năm 1999 –2002 đề án “Bảo tồn quỹ gen vật nuôi Việt Nam” và từ năm 2000 –2001 dự
án “Bảo tồn các giống vật nuôi có vốn gen quí hiếm” đã đưa giống gà này vào bảo tồn và nuôi
thử nghiệm ở Sơn la, Hà nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy gà H’Mông cókhảnăng thíchnghi
vàpháttriển ởvùngnày. GàH’mông cóchấtlượngthịtthơm ngon, thịtrất ítmỡcũngnhưgà
Ác, gàH’mông đượcngườitiêu dùng đặcbiệtquan tâm như một giống gà thuốc dùng để chữa
một số bệnh trong y học và bồi dưỡng sức khoẻ.
Trung tâmthực nghiệm và bảo tồn vật nuôi được nhà nước giao nhiệm vụ nuôi giữ giống gốc
cungcấp cho sản xuất chăn nuôi. Chúng tôi tiến hành đề tài: “Bước đầuchọn lọcnâng cao
năng suất chất lượng gà H’mông” được thực hiện trong khuôn khổ đó. Đánh giá khả năng
sinh trưởng, sinh sản của đàn gà thế hệ xuất phát nhằmbước đầuchọn lọc đàn hạt nhân tái tạo
thế hệ I để nâng cao năng suất của chúng
8 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2436 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khoa học - Bước đầu chọn lọc nâng cao năng suất chất lượng Gà H’mông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẠM CÔNG THIẾU – Bước đầu chọn lọc nâng cao năng suất chất lượng gà ...
1
BƯỚC ĐẦU CHỌN LỌC NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG GÀ H’MÔNG
Phạm Công Thiếu1*, Vũ Ngọc Sơn1, Hoàng Văn Tiệu2,
Nguyễn Viết Thái1 và Trần Kim Nhàn1
1Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi
2 Viện Chăn nuôi
*Tác giả liên hệ: Phạm Công Thiếu - Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi
Viện Chăn nuôi - Thuỵ Phương - Từ Liêm - Hà Nội
Tel: (04) 38.389.125 / 0912.244.149; Email : Pham_cong_thieu@yahoo.com
ABSTRACT
The first result improve productivity, quality H’mông chicken
H’mong (HM) chicken was native of Viet Nam, its origin in high lands and breed in family fellow-citizen
H’mong. HM had diversified colour, its high, back legs, back skin, meat, bone. The researched start generation
show that: Survied rate in 0-9week period was 93,0%, in 9-20 week was 87,93-91,25%. Body weigh at 9 weeks
male was 747,7 gram, female was 626,3 gram. At 19 weeks male was 1607gram and female was 1178 gram.
Mature weeks is 140 days. Egg reproduction was 92,56 eggs/laying/40 laying week. Egg weigh at 38 week 45,2
gram. Embryo high rate 97,87 %.
Key words: Hmong, survied rate, egg reproduction, embryo rate, body weight
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay cùng với việc phát triển chăn nuôi các giống gia cầm có năng suất cao như gà
chuyên thịt, chuyên trứng, việc nghiên cứu chọn lọc các giống quý,đặc sản cũng đã bắt đầu
triển khai và nuôi thử nghiệm. Chăn nuôi giống gà xương đen, thịt đen là một trong các
hướng đi như vậy. Gà H’mông là giống gà nội của Việt Nam thuộc nhóm gà da đen, thịt đen,
xương đen được đồng bào H’mông nuôi theo phương pháp cổ truyền.
Từ năm 1999 – 2002 đề án “Bảo tồn quỹ gen vật nuôi Việt Nam” và từ năm 2000 – 2001 dự
án “Bảo tồn các giống vật nuôi có vốn gen quí hiếm” đã đưa giống gà này vào bảo tồn và nuôi
thử nghiệm ở Sơn la, Hà nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy gà H’Mông có khả năng thích nghi
và phát triển ở vùng này. Gà H’mông có chất lượng thịt thơm ngon, thịt rất ít mỡ cũng như gà
Ác, gà H’mông được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm như một giống gà thuốc dùng để chữa
một số bệnh trong y học và bồi dưỡng sức khoẻ.
Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi được nhà nước giao nhiệm vụ nuôi giữ giống gốc
cung cấp cho sản xuất chăn nuôi. Chúng tôi tiến hành đề tài: “Bước đầu chọn lọc nâng cao
năng suất chất lượng gà H’mông” được thực hiện trong khuôn khổ đó. Đánh giá khả năng
sinh trưởng, sinh sản của đàn gà thế hệ xuất phát nhằm bước đầu chọn lọc đàn hạt nhân tái tạo
thế hệ I để nâng cao năng suất của chúng
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thời gian: từ tháng 3/2007 đến 6/2008
Địa điểm: Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi – Viện Chăn nuôi
Đối tượng nghiên cứu
Gà H’mông thế hệ xuất phát được chọn lọc từ lúc 1 ngày tuổi
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung: Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất (sinh trưởng, sinh sản)
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 18-Tháng 6-2009
2
Phương pháp:
Nhân thuần mở rộng quần thể theo phương pháp ngẫu giao theo nhóm và ghép luân chuyển
trống mái để giảm đồng huyết. Sơ đồ chọn lọc như sau:
Sơ đồ
Áp dụng phương pháp chọn lọc hàng loạt của (Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện,1995).
Hai nhóm tính trạng được chọn lọc chính là sinh trưởng (khối lượng cơ thể) và màu da
Khối lượng
Ở 63 ngày tuổi gà được chọn theo khối lượng (KL) cơ thể, 80% gà mái và 20% gà trống được
chọn lọc nuôi tiếp đến
Ở 133 ngày tuổi gà được chọn tiếp theo khối lượng cơ thể, chọn các cá thể
Gà trống có KL cơ thể trong phạm vi (Mean ± 1*SD)
Gà mái có KL cơ thể trong phạm vi (Mean ± 2*SD)
Trong đó: Mean là khối lượng trung bình; SD là độ lệch chuẩn
Màu da
Loại bỏ những gà có kiểu hình da màu trắng, thịt trắng và giữ lại những gà có da đen, thịt đen,
chân và mỏ đen.
Chăm sóc nuôi dưỡng
Gà được nuôi trong chuồng nền lót bằng trấu, có sân chơi, điều kiện chuồng trại thông thoáng
tự nhiên. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh thú y phòng bệnh theo quy trình chung áp
dụng cho gà thả vườn.
Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gà H’mông
Chỉ tiêu 0-9 tuần tuổi 10-20 tuần tuổi > 20 tuần tuổi
Chế độ chăm sóc
Mật độ nuôi (con/m2) 15-20 6-10 3-5
Tỷ lệ trống/mái Nuôi chung Tách riêng 1/8
Chế độ cho ăn Tự do Hạn chế Theo tỷ lệ đẻ
Cường độ chiếu sang (h/ngày) 23 ánh sáng tự nhiên 16
Chế độ dinh dưỡng
NLTĐ (Kcal/kg) 2850 2750 2700
Prôtein thô CP (%) 20 15 17
Đặc điểm về ngoại hình: Quan sát và chụp ảnh để phân tích phân bố ngoại hình
Các tính trạng sản xuất: khối lượng cơ thể, sinh sản, bằng phương pháp cân, đong, đo, đếm
Các chỉ tiêu theo dõi
Ấp thay thế
Chọn gà 01
ngày tu i
Chọn gà hậu bị 9
tuần tuổi
Đàn hạt nhân 38
tuần tuổi
Chọn lọc gà
dựng đẻ 19 TT
PHẠM CÔNG THIẾU – Bước đầu chọn lọc nâng cao năng suất chất lượng gà ...
3
Đặc điểm ngoại hình: lông, chân, da, mỏ tại thời điểm 01 và 133 ngày tuổi
Tỷ lệ nuôi sống: qua các giai đoạn gà con, gà hậu bị và gà sinh sản
Khối lượng cơ thể: Từ sơ sinh SS đến 20 tuần và 38 tuần tuổi và lượng thức ăn tiêu thụ từ 0
đến 20 tuần tuổi
Khả năng sinh sản: tuổi đẻ quả trứng đầu tiên, tuổi đẻ 5% toàn đàn và tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao,
năng suất trứng/ 60 tuần tuổi, khối lượng trứng ở thời điểm đẻ 5% và 50%, tiêu tốn thức ăn/10
trứng, tỷ lệ phôi và tỷ lệ ấp nở/ phôi.
Xử lý số liệu
Số liệu xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học và chương trình phần mềm Minitab.13
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đặc điểm ngoại hình
Bảng 1. Đặc điểm ngọai hình của gà H’mông
Giới tính Màu lông 1ngày tuổi
Màu lông
trưởng thành
Màu da
1ngày tuổi
Màu da
trưởng thành
Trống
Hung nâu
Hung đen
Sọc dưa
Mơ nâu đen
Đen nhạt Đen nhạt
Mái
Hung nâu
Hung đen
Sọc dưa
Mơ đen trắng
Mơ nâu đen
Đen tuyền
Đen nhạt Đen nhạt
Qua chọn lọc có định hướng (đối với màu da) chúng tôi loại bỏ những gà có kiểu hình da
trắng, thịt trắng và giữ lại những gà da đen, thịt đen. Còn tính trạng màu lông qua chọn lọc
nhận thấy, gà H’mông vẫn có màu lông đa dạng, nhưng phổ biến là màu mơ nâu đen ở con
trống, còn con mái có 3 màu chủ yếu là: màu mơ đen trắng, mơ nâu đen và đen tuyền.
Qua chọn lọc nhân thuần, đến nay đã tạo dựng được một đàn gà H’mông gốc mang một số
đặc điểm đặc trưng của giống: Gà H’mông có tầm vóc trung bình, mào cờ đứng, có màu xám
đen, mào tích xanh ánh bạc, chân có nhiều long, đặc biệt là ở con trống. Đặc điểm nổi bật của
gà H’Mông là da đen, xương đen, phủ tạng đen, chân và mỏ đen 100%. Sau 7 ngày tuổi gà
H’Mông có tốc độ mọc lông nhanh.
Quy mô đàn, tỷ lệ nuôi sống và khả năng tiêu thụ thức ăn qua các giai đoạn
Bảng 2 cho thấy, quy mô đàn gà H’mông lúc 1 ngày tuổi là 1.800 con. Đến 9 ttuổi, số gà còn
là 1680 con, tỷ lệ nuôi sống 93,3%. Trong giai đoạn này khả năng tiêu thụ TĂ/con/giai đoạn
là 1905 gr.
Sau 9 tuần tuổi: số gà trống và gà mái được chọn lên hậu bị với số lượng là 116 trống và 640
mái. Đến hết 20 tuần tuổi: số trống còn lại là 102 con với tỷ lệ nuôi sống 87,93%. Số mái còn
lại 584 con, với tỷ lệ nuôi sống 91,25%.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 18-Tháng 6-2009
4
Bảng 2. Quy mô đàn, tỷ lệ nuôi sống và tiêu tốn thức ăn
1-9 tuần tuổi 10-20 tuần tuổi Chỉ tiêu
Chung (trống + mái) Trống Mái
Số con đầu kỳ (con) 1800 116 640
Số con cuối kỳ (con) 1680 102 584
Tỷ lệ nuôi sống (%) 93,3 87,93 91,25
Tiêu thụ thức ăn (g/con/giai đoạn) 1905 6590 5721
Như vậy, gà H’mông thể hiện là giống gà có khả năng chống chịu và có sức đề kháng tốt ở
khu vực Đồng bằng. Tiêu thụ thức ăn trong giai đoạn nuôi hậu bị con trống là 6590gr và con
mái là 5721gr.
Khả năng sinh trưởng của gà H’mông
Bảng 3. Khối lượng cơ thể qua các giai đoạn
Chung trống + mái Giai đoạn
(tuần tuổi) Gà trống Gà mái
SS 30,8 ± 0,3 11,7
Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%)
9 747,7± 17,15 11,38 626,3± 12,56 10,27
19 1607 ±26,86 11,09 1172± 17,79 10,40
20 1713,9± 27 10,45 1256,2 ±9,75 17,86
38 2023,8± 22,55 10,23 1565,6± 39,8 13,92
Mean : giá trị trung bình, SE: sai số của số trung bình, Cv(%): hệ số biến dị
Bảng 3 cho thấy, khối lượng (KL) gà H’mông lúc 1 ngày tuổi đạt 30,8 g tương đương với kết
quả của Đào Lệ Hằng, (2001) cho thấy, KL sơ sinh của gà H’mông lúc sơ sinh là 31,96 g. Kết
thúc 9 tuần tuổi lên nuôi gà dò, con trống có khối lượng là 747,7g, con mái có KL là 626,3g.
Kết thúc giai đoạn hậu bị lên đẻ trứng thì gà trống có KL là 1713,9g, gà mái có KL là
1256,2g. Khối lượng gà trống trong nghiên cứu này cao hơn của Phạm Công Thiếu và cs,
(2004) gà trống (1423 - 1450 gr) nhưng KL gà mái thì tương đương (1214 - 1250gr).
Khối lượng gà mái ở 38 tuần là 1565,6g cao hơn gà mái ở 38 tuần (1463,3g) của Lương Thị
Hồng, (2007). Như vậy, khả năng sinh trưởng của đàn nguyên liệu H’mông đạt tiêu chuẩn
đặc trưng của giống. Đảm bảo chất lượng tạo đàn hạt nhân chọn lọc thế hệ 1.
Chọn lọc về khối lượng cơ thể của đàn nguyên liệu H’Mông
Bảng 4. Kết quả chọn lọc lúc 9 và 19 tuần tuổi
Thời điểm
chọn lọc Chỉ tiêu Trống Mái
Trước khi chọn
Đầu con (con)
KL BQ toàn đàn (gam/con)
724
747,7
809
626,3
Sau khi chọn
Đầu con (con)
KL BQ toàn đàn (g/con)
102
854,6
584
680,5
Áp lực chọn lọc (%) 14,09 72,19
9 tuần
Ly sai chọn lọc (g/con) 109,9 54,2
PHẠM CÔNG THIẾU – Bước đầu chọn lọc nâng cao năng suất chất lượng gà ...
5
Thời điểm
chọn lọc Chỉ tiêu Trống Mái
Trước khi chọn
Đầu con (con)
KL BQ toàn đàn (gam/con)
102
1607,2
584
1172,0
Sau khi chọn
Đầu con (con)
KL BQ toàn đàn (gam/con)
78
1710,4
530
1227,5
Áp lực chọn lọc (%) 76,47 90,75
19 tuần
Ly sai chọn lọc (g/con) 103,4 55,5
Tại thời điểm 9 tuần tuổi, chọn lọc định hướng về KL cơ thể, đàn nguyên liệu được chọn lọc
chặt chẽ đảm bảo áp lực và ly sai chọn lọc theo đúng mục tiêu đề ra. Kết quả cho thấy, gà
H’Mông được chọn lọc với tỷ lệ 14,09 % ở gà trống và 87,19 % ở gà mái.
Tại thời điểm 19 tuần tuổi, chọn lọc bình ổn về KL cơ thể, có tỷ lệ chọn lọc là 76,47% (gà
trống) và 90,75% (gà mái). Đàn hạt nhân chất lượng tốt được ghép phối tạo thế hệ 1
Tuổi thành thục sinh dục
Bảng 5. Tuổi đẻ của gà H’mông
Chỉ tiêu Tuổi đẻ (Ngày)
Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên 140
Tuổi đẻ đạt 5% 152
Tuổi đẻ đạt 30% 172
Tuổi đẻ đỉnh cao 200
Bảng 5 cho thấy, gà H’mông có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên lúc 140 ngày tuổi. Kết quả này phù
hợp với Phạm Công Thiếu và cs (2004) tuổi đẻ quả trứng đầu tiên lúc 133-141 ngày tuổi.
Gà đẻ đạt 5% lúc 152 ngày tuổi, đạt 30% lúc 172 ngày tuổi và đạt đỉnh cao 200 ngày tuổi.
Như vậy, gà H’mông là giống gà có tuổi phát dục tương đối sớm tương đương với các giống
như gà Ri, gà Lương Phượng, gà Tam Hoàng, gà Ai cập
Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 trứng giống
Kết quả Sơ đồ 1 và Bảng 6 cho thấy, tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà H’mông tăng dần qua
các tuần tuổi, đạt đỉnh cao ở tuần 30 là 50,22 % sau đó giảm dần và giữ ở mức 27 - 37% là do
gà mái có hiện tượng ấp bóng và thay lông vì vậy mà ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ. Tỷ lệ đẻ bình
quân đến 60 tuần tuổi là 33,02%.
Năng suất trứng/mái/60 tuần tuổi đạt 92,56 quả. Năng suất trứng của gà H’mông thấp hơn
năng suất trứng của gà Ri (111,16 - 112,54 quả/mái/60 tuần) (Nguyễn Huy Đạt, 2005) kết quả
này cao hơn của Lương Thị Hồng và cs (2007) trên đàn gà H’mông giống gốc: năng suất
trứng/mái/60 tuần đẻ, đạt 84,31 quả, tương ứng tỷ lệ đẻ là 30,11%.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 18-Tháng 6-2009
6
Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn ở
gà H'mông
0
10
20
30
40
50
60
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39
Tuần đẻ
Tỷ
l
ệ
đẻ
tỷ lệ đẻ trứng/mái Tă/10 trứng
Sơ đồ 1: Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu thụ thức ăn/ 10 quả trứng của gà H’mông
Khối lượng trứng
Bảng 7. Khối lượng trứng (n=50)
Chỉ tiêu Mean ± SE Cv (%)
KL trứng đẻ bói 32,70 ±0,17 5,83
KL trứng tuần 29 37,94±0,55 7,08
KL trứng tuần 38 45,20±0,65 8,24
Bảng 7 cho thấy, khối lượng trứng tăng dần qua các tuần tuổi, KL trứng đẻ bói là 32,70g, KL
trứng ở tuần 29 ở giai đoạn đẻ đạt đỉnh cao là 37,94 gr và ở tuần 38 là 45,20 gr.
Khối lượng trứng bói của gà H’mông tương đương với KL trứng bói của gà Ri, KLtrứng của
gà H’mông ở tuần 38 lại cao hơn so với KL trứng của gà Ri là 41,2g (Bùi Đức Lũng, 2001)
Kết quả ấp nở
Bảng 8. Khả năng ấp nở của gà H’mông
Lô Tổng trứng ấp (quả)
Tỷ lệ trứng
có phôi (%)
Tỷ lệ nở/trứng
ấp (%)
Số gà đen
loại 1 nở ra
Tỷ lệ gà đen
loại 1/gà nở
1 388 98,45 90,21 319 91,14
2 777 99,49 92,02 601 84,06
3 773 94,18 79,04 514 84,26
4 1327 99,10 86,66 869 75,57
5 413 96,85 88,38 324 88,77
6 1023 98,53 90,42 744 80,43
7 386 99,22 92,75 331 92,46
8 394 97,72 88,32 306 87,93
9 517 96,52 82,01 349 82,31
10 960 98,85 82,81 674 84,78
11 954 95,28 90,15 640 74,42
12 849 99,41 94,35 637 79,53
TB 97,87 87,90 81,91
Tổng 8761 6308
PHẠM CÔNG THIẾU – Bước đầu chọn lọc nâng cao năng suất chất lượng gà ...
7
Qua theo dõi 12 lô ấp ta thấy, tỷ lệ trứng có phôi đạt 97,87%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp đạt
87,90%. Tỷ lệ gà con loại 1/tổng trứng ấp 81,91%. Kết quả này cao hơn của Phạm Công Thiếu
và cs, (2004) tỷ lệ phôi khoảng từ 83,14 - 94,6%, tỷ lệ ấp nở là từ 84,48 - 85,73 %.
Khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà H’mông
Bảng 9. Khả năng sinh trưởng và sản suất thịt của gà H’Mông
Chỉ tiêu Gà H’mông
Thời gian nuôi (tuần) 12
Số đầu kỳ (con) 500
Số cuối kỳ (con) 468
Tỷ lệ nuôi sống (%) 93,6
Khối lượng cơ thể (kg) 1052,928,5
Tiêu tốn TĂ (g/con) 3958,0
Tiêu tốn TĂ /kg TT (kg) 3,76
Chỉ số sản xuất đến 12 tuần tuổi 31,21
Tỷ lệ thịt xẻ (%) 72,47 2,05
Tỷ lệ thịt đùi (%) 21,52 1,95
Tỷ lệ thịt lườn (%) 16,98 1,43
Tỷ lệ mỡ bụng (%) 0,86 0,05
Bảng 9 cho thấy, gà H’mông có tốc độ sinh trưởng chậm, khối lượng cơ thể đến 12 tuần tuổi
đạt 1052,9g, tỷ lệ thịt xẻ 72,47%, tỷ lệ thịt đùi 21,52% và tỷ lệ thịt lườn 16,98%. Tỷ lệ mỡ
bụng 0,86%.
Kết quả này thấp hơn so với (Nguyễn Huy Đạt và cs, 2001) ở gà Lương Phượng (1,81-1,85%)
nhưng cao hơn so với gà Ri (hầu như không có) (Bùi Đức Lũng và cs, 2001). Điều này làm
tăng giá trị thịt, được người tiêu dung Việt nam ưu chuộng (từ kết quả khảo sát 3 gà trống và 3
gà mái)
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Ngoại hình gà H’mông có tầm vóc trung bình, mào cờ đứng, màu đen hoặc màu xanh tím, gà
có nhiều màu lông, phổ biến 3 màu chính: mơ nâu đen, mơ đen trắng, đen tuyền.
Da có màu đen, xương đen, phủ tạng đen. Tỷ lệ nuôi sống cao: 91,25-93,3%.
Khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi, con mái 1256,2g, con trống: 1713,9 gr; KL lúc 38 tuần
tuổi, con mái: 1565,67, con trống: 2023,8 gr.
Tuổi đẻ bói lúc 20 tuần tuổi; 60 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ 33,02 % và NStrứng/mái/60tuần tuổi: 92,56
quả/mái, Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng: 3,26kg. Tỷ lệ phôi cao: 97,87 %, tỷ lệ nở/tổng trứng
ấp: 87,90 % và tỷ lệ gà đen loại I: 81,92 %.
Đề nghị
Tiếp tục NC khả năng sinh trưởng, khả năng SX của gà H’Mông qua các thế hệ, tiếp tục chọn
lọc, nâng cao năng suất chất lượng con giống.
Sử dụng gà H’mông lai với các giống gà Ác, gà ác Thái Hoà, tạo các tổ hợp lai làm thực phẩm
bổ dưỡng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 18-Tháng 6-2009
8
Bùi Đức Lũng và cs (2001), Nghiên cứu đặc điẻm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà Ri qua 3 đời chọn
lọc, nuôi dưỡng trong điều kiện bán chăn thả ở miền Bắc Việt Nam, Báo cáo khoa học, 2001, Viện
Chăn nuôi, Hà nội tr.131-145
Đào Lệ Hằng, (2001). Bước đầu nghiên cứu một số tính trạng của gà H’mông nuôi bán công nghiệp tại đồng
bằng miền Bắc Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học sư phạm I HN.
Lương Thị Hồng, Phạm Công Thiếu, Trần Quốc Hùng, Hoàng Văn Tiệu và Nguyễn Viết Thái, (2007). Nghiên
cứu khả năng sản xuất thịt gà đen 3/4 H’mông của các tổ hợp lai giữa gà H’mông và gà Ai Cập, Báo cáo
khoa học năm 2006, Phần Công nghệ sinh học và các vấn đề kỹ thuật chăn nuôi, Hà nội ngày 1-
2/8/2007 tr.293-303.
Nguyễn Văn Thiện và Trần Đình Miên (1995). Chọn lọc và nhân giống vật nuôi. Giáo trình cao học nông
nghiệp, Hà nội, tr.32 – 95.
Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thành Đồng, Lê Thị Ân, Hồ Xuân Tùng và Phạm Bích Hường, (2001). Nghiên cứu
đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà Lương Phượng Hoa dòng M1,M2 nuôi tại trại
thực nghiệm Liên Ninh, Báo cáo khoa học 2001, Viện Chăn nuôi, Hà nội tr.120-130.
Nguyễn Huy Đạt, Vũ Thị Hưng và Hồ Xuân Tùng, (2005). Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất gà Ri vàng
rơm, Báo cáo khoa học 2005, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc, Hà tây, tr.10-18.
Phạm Công Thiếu, Võ Văn Sự và Hồ Lam Sơn, (2004), “Kết quả nghiên cứu, bảo tồn chọn lọc và phát triển gà
H’mông qua 3 thế hệ nuôi tại Viện Chăn nuôi”, Hội nghị bảo tồn quỹ gen vật nuôi 1990-2004, Viện
Chăn nuôi, Hà nội, 2004, tr.145-152.
*Người phản biện: TS. Hồ Lam Sơn; TS. Võ Văn Sự