Do nhu cầu tiêu dùng thịt lợn ngày càng cao và một phần để xuất khẩu, hàng loạt các giống
lợn có năng suất cao và chất lượng tốt được nhập vào nước ta như Landrace, Large White,
Duroc, Pietrain, vv. Việc sử dụng các giống lợn nhập nội đã gây nên hiện tượng ít được quan
tâm đối với các giống địa ph ương, trong đó có giống Móng Cái (MC), mặc dù chúng có một
số đặc tính tốt. Trước thực tế này, đòi hỏi cần có một chính sách phù hợp của Nhà nước đến
việc lưu giữ các giống lợn nội, đặc biệt, khi điều kiện chăn nuôi trong nông hộ chưa tốt, các
ưu điểm của lợn nội cần được phát huy. Hơn nữa, xu hướng thời đại của cộng đồng lại muốn
sử dụng các nguồn thực phẩm từ các giống gia súc, gia cầm nội, trong đó có giống lợn. MC là
giống lợn nội phổ biến nhất ở Việt Nam, đặc biệt ở miền bắc. Nhờ sự hỗ trợ củachương trình
lưu giữ quỹ gen Quốc gia, giống gốc và các đề tài nghiên cứu khoa học đã xác định được
nhóm lợn nội MC3000 có khả năng sinh sản tốt, đặc biệt số con sơ sinh sống/ổ cao. Để giống
lợn Móng Cái có thể phát huy khả năng sinh sản đẻ nhiều con sốngtrên mỗi ổ và nhóm Móng
Cái MC3000phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, đặc biệt cho các hộ chăn nuôi ở
những nơi chưa có điều kiện tốt. Nhóm lợn này cần được nghiên cứu chọn lọc nhằm cải thiện,
nâng cao chất lượng đàn giống và từng bước ổn định thành dòng lợn MC cao sản về sinh sản.
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu chọn lọc nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ
đối với nhóm lợn MC3000
bằng chương trình PIGBLUP
5 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khoa học - Chọn lọc nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống -ổ đối với nhóm lợn Móng cái mc3000 bằng chương trình Pigblup, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20-Tháng 10-2009
24
CHỌN LỌC NÂNG CAO TÍNH TRẠNG SỐ CON SƠ SINH SỐNG/Ổ
ĐỐI VỚI NHÓM LỢN MÓNG CÁI MC3000 BẰNG CHƯƠNG TRÌNH PIGBLUP
Giang Hồng Tuyến1*, Nguyễn Văn Đức2 và Đinh Văn Chỉnh3
1Trường Đại học Dân lập Hải Phòng;2 Viện Chăn nuôi
3 Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội
Địa chỉ liên hệ: Giang Hồng Tuyến - ĐH Dân lập Hải Phòng,
Số 36, Đường Dân Lập, P. Dư Hàng Kênh, Q.Lê Chân, TP. Hải Phòng. Tel: 0904944313
Email: tuyengh@hpu.edu.vn)
ABSTRACT
Selection to increase number born alive of Mong Cai MC3000 group by PIGBLUP program
A total of 200 sows, 16 boars of MC3000 group in 4 generations, rearing in Hai Phong from 1999 to 2007 were
used for studying number born alive (NBA). Selected MC3000 group have been improved rapidly after 3
generations, reaching 13.01 piglets/litter for NBA. Sows have the highest NBA Estimated Breeding Value (EBV) of
each generation, but not lower in other traits than the group average, were selected for breeding into the next
generation. EBV of NBA on sows and boars were increased from the started generation to the third generation.
EBV of NBA from sows were 0.15 - 0.90 at the third generation.
Key words: PIGBLUP, EBV, number born alive, Móng Cai breed, MC3000.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Do nhu cầu tiêu dùng thịt lợn ngày càng cao và một phần để xuất khẩu, hàng loạt các giống
lợn có năng suất cao và chất lượng tốt được nhập vào nước ta như Landrace, Large White,
Duroc, Pietrain, vv. Việc sử dụng các giống lợn nhập nội đã gây nên hiện tượng ít được quan
tâm đối với các giống địa phương, trong đó có giống Móng Cái (MC), mặc dù chúng có một
số đặc tính tốt. Trước thực tế này, đòi hỏi cần có một chính sách phù hợp của Nhà nước đến
việc lưu giữ các giống lợn nội, đặc biệt, khi điều kiện chăn nuôi trong nông hộ chưa tốt, các
ưu điểm của lợn nội cần được phát huy. Hơn nữa, xu hướng thời đại của cộng đồng lại muốn
sử dụng các nguồn thực phẩm từ các giống gia súc, gia cầm nội, trong đó có giống lợn. MC là
giống lợn nội phổ biến nhất ở Việt Nam, đặc biệt ở miền bắc. Nhờ sự hỗ trợ của chương trình
lưu giữ quỹ gen Quốc gia, giống gốc và các đề tài nghiên cứu khoa học đã xác định được
nhóm lợn nội MC3000 có khả năng sinh sản tốt, đặc biệt số con sơ sinh sống/ổ cao. Để giống
lợn Móng Cái có thể phát huy khả năng sinh sản đẻ nhiều con sống trên mỗi ổ và nhóm Móng
Cái MC3000 phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, đặc biệt cho các hộ chăn nuôi ở
những nơi chưa có điều kiện tốt. Nhóm lợn này cần được nghiên cứu chọn lọc nhằm cải thiện,
nâng cao chất lượng đàn giống và từng bước ổn định thành dòng lợn MC cao sản về sinh sản.
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu chọn lọc nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ
đối với nhóm lợn MC3000 bằng chương trình PIGBLUP.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu : Đàn lợn MC3000 của 4 thế hệ chọn lọc
Địa điểm nghiên cứu: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hải Phòng
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1999 đến 2007
Nội dung nghiên cứu
Xác định các tham số thống kê của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ qua 4 thế hệ.
Xác định giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ qua 4 thế hệ.
GIANG HỒNG TUYẾN – Chọn lọc nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ ...
25
Phương pháp nghiên cứu
Bố trí thí nghiệm: Căn cứ vào giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ được xác định
bằng phần mềm PIGBLUP để quyết định việc chọn giữ lại làm giống những cá thể có giá trị
giống cao của từng thế hệ, loại trừ các cá thể có các tính trạng khác có giá trị thấp hơn giá trị
trung bình của đàn. Sử dụng 200 lợn nái và 16 lợn đực giống của nhóm lợn MC3000 để nghiên
cứu chọn lọc tính trạng số con sơ sinh sống/ổ qua 4 thế hệ. Cụ thể: mỗi thế hệ sử dụng 50 nái
giống và 4 đực giống được chọn từ lứa 2 và lứa 3 của 14 nái giống và 2 đực giống có giá trị
giống về số con sơ sinh sống/ổ cao nhất ở thế hệ trước làm căn cứ cho việc chọn lọc làm giống
ở thế hệ tiếp theo.
Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được kiểm tra bằng phần mềm PIGMANIA (2006) để loại bỏ những cá
thể có số liệu không phù hợp. Các tham số thống kê được xác định bằng chương trình SAS
(1999). Giá trị giống được xác định bằng chương trình PIGBLUP (2006).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MC3000
Các giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số chuẩn (SE) của tính trạng số con
sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn MC3000 qua 4 thế hệ chọn lọc được trình bày ở Bảng 1.
Bảng 1 Năng suất sinh sản của nhóm lợn MC3000 ở 4 thế hệ
Các thế hệ Đơn vị tính Số ổ LSM SELSM
Thế hệ gốc con 391 11,82 0,05
Thế hệ 1 con 391 12,31 0,05
Thế hệ 2 con 387 12,88 0,05
Thế hệ 3 con 389 13,01 0,05
Đối với chăn nuôi lợn nái, số con sơ sinh sống/ổ là tính trạng quan trọng nhất, là chìa khoá
quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn nái. Kết quả phân tích qua
4 thế hệ cho biết nhóm MC3000 khuynh hướng là số con sơ sinh sống/ổ tăng từ thế hệ gốc đến
thế hệ thứ 3. Cụ thể, số con sơ sinh sống/ổ là: 11,82 con ở TH0, 12,31 con ở TH1, 12,88 con ở
TH2 và 13,01 con ở TH3. Điều đó khẳng định, chọn lọc đóng vai trò quan trọng trong công tác
giống nói chung và đặc biệt công tác giống đối với nhóm lợn Móng Cái MC3000 nói riêng.
Nhờ có chọn lọc, số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MC3000 đã tăng lên đáng kể, sau 4 thế hệ
tăng 1,19 con, đạt 10,07 %. So với trung bình giống lợn MC trước khi được chọn lọc (10,56
con) đến thế hệ thứ 3, số con sơ sinh sống/ổ của nhóm MC3000 đã tăng được 2,45 con, tương
đương 23,20 %. Điều đó được giải thích bởi giống MC từ trước đến năm 1999 hầu như chưa
được chọn lọc và khẳng định phần mềm sử dụng và vai trò của chọn lọc có ý nghĩa rất lớn
trong công tác chọn lọc số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MC3000. Các giá trị số con sơ sinh
sống/ổ ở nhóm MC3000 trong nghiên cứu này phù hợp với giá trị công bố của Lê Viết Ly
(1999) nghiên cứu trên lợn Móng Cái là 10-14 con. Các giá trị đạt được trong nghiên cứu cao
hơn so với các kết quả nghiên cứu trên giống lợn Móng Cái của các tác giả trong nước: cao
hơn từ 0,88 đến 2,07 con so với của Nguyễn Văn Đức (1997) (10,94 con), cao hơn từ 0,51 đến
1,70 con so với của Nguyễn Văn Đức và Giang Hồng Tuyến (2000) (11,31 con), cao hơn từ
1,77 đến 3,54 con so với của Nguyễn Văn Nhiệm và cs (2002) (9,48-10,05 con).
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20-Tháng 10-2009
26
Giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MC3000
Giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái nhóm MC3000 : Giá trị giống về số con sơ
sinh sống/ổ của 15 lợn nái có giá trị giống cao nhất và 5 lợn nái có giá trị giống thấp nhất ở mỗi
thế hệ được trình bày ở các Bảng 2 và Bảng 3.
Bảng 2. Giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ lợn nái MC3000 ở thế hệ gốc và 1
Thế hệ gốc Thế hệ 1 Số
TT Số tai nái GTG Lứa 1
GTG
lứa 2cuối
GTG
các lứa
Số tai
Nái
GTG
Lứa 1
GTG
lứa 2cuối
GTG
các lứa
1 9540 0,27 0,44 0,37 9701 0,18 0,37 0,30
2 9208 0,07 0,13 0,10 9714 0,23 0,32 0,28
3 9317 0,02 0,09 0,07 9742 0,24 0,22 0,23
4 9200 0,04 0,03 0,03 9715 0,11 0,26 0,20
5 9209 0,03 0,02 0,03 9853 0,18 0,14 0,16
6 9511 0,02 0,03 0,03 9758 -0,10 0,17 0,10
7 9342 0,02 0,04 0,03 9769 0,05 0,07 0,06
8 9231 0,04 0,04 0,01 9843 -0,01 0,07 0,04
9 9518 0,05 -0,03 0,00 9711 -0,02 0,05 0,02
10 9543 0,00 0,00 0,00 9717 -0,01 0,01 0,00
11 9513 0,01 -0,03 -0,01 9702 -0,04 0,01 -0,01
12 9307 0,00 -0,03 -0,02 9741 -0,01 -0,05 -0,03
13 9226 -0,06 -0,07 -0,07 9842 -0,07 -0,04 -0,05
14 9234 -0,10 -0,15 -0,13 9773 -0,08 -0,10 -0,09
15 9304 -0,11 -0,19 -0,15 9802 -0,07 -0,10 -0,09
… … … … … … … … …
46 9507 -0,28 -0,46 -0,39 9734 -0,28 -0,43 -0,37
47 9631 -0,34 -0,55 -0,47 9829 -0,30 -0,45 -0,39
48 9648 -0,28 -0,57 -0,48 9738 -0,28 -0,46 -0,39
49 9377 -0,31 -0,58 -0,49 9873 -0,28 -0,48 -0,40
50 9330 -0,35 -0,58 -0,50 9735 -0,34 -0,54 -0,46
Các lợn nái số hiệu từ 9540 đến nái số 9304 là các nái có giá trị giống cao nhất về tính trạng số
con sơ sinh sống/ổ (từ -0,15 đến +0,37) trong số 50 nái của thế hệ gốc được chúng tôi chọn làm
nái giống (làm mẹ của thế hệ 1) trừ nái số 9513 của nhóm MC3000.
Sở dĩ nái 9513 mặc dù có giá trị giống cao nhưng không được chọn làm nái giống vì nái này là chị
em ruột của lợn nái 9518 có giá trị giống cao hơn đã được chọn làm giống. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, những lợn giống có giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ cao thì chị em của
nó cũng có giá trị giống cao. Điều đó có ý nghĩa lớn trong quá trình chọn lọc và nhân giống.
Ở thế hệ 1, các lợn nái MC3000 được chọn lọc giữ lại làm giống là 9701, 9714, 9742, 9715,
9853, 9758, 9769, 9843, 9711, 9717, 9702, 9741, 9842 và 9802. Đây là các lợn nái có giá trị
giống cao nhất trong toàn thế hệ, giá trị giống biến động từ -0,09 đến +0,30. Tương tự, các lợn
nái có giá trị giống cao nhất ở thế hệ 2 được chọn làm giống là 2046, 9907, 9900, 2047, 9902,
9910, 2059, 2035, 2054, 9918, 2026, 9928, 2048 và 9919. Các lợn nái này có giá trị giống từ
+0,41 đến +0,76.
Các lợn nái có giá trị giống cao nhất ở thế hệ 3 của nhóm MC3000 là: 2130, 2097, 352, 2088,
2139, 2136, 2132, 2119, 353, 2131, 89, 90, 77 và 312. Các lợn nái này có giá trị giống biến
GIANG HỒNG TUYẾN – Chọn lọc nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ ...
27
động từ +0,60 đến +0,90. Đây là những lợn nái có giá trị giống cao nhất trong 50 lợn nái của
thế hệ 3 nên cần được chọn giữ lại làm nái giống để sản sinh ra các thế hệ tiếp theo.
Bảng 3. Giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái MC3000 ở thế hệ 2 và 3
Thế hệ 2 Thế hệ 3 Số
TT Số tai nái
GTG
lứa 1
GTG
lứa 2
GTG
các lứa
Số tai
nái
GTG
lứa 1
GTG
lứa 2
GTG
các lứa
1 2046 0,55 0,90 0,76 2130 0,70 1,04 0,90
2 9907 0,61 0,86 0,76 2097 0,72 1,03 0,90
3 9900 0,48 0,79 0,66 352 0,63 1,06 0,89
4 2047 0,45 0,72 0,61 2088 0,64 1,05 0,89
5 9902 0,43 0,68 0,58 2139 0,65 0,97 0,84
6 9910 0,45 0,60 0,54 2136 0,62 0,96 0,83
7 2059 0,44 0,58 0,52 2132 0,62 0,91 0,80
8 2035 0,33 0,58 0,48 2119 0,57 0,93 0,78
9 2054 0,36 0,50 0,45 353 0,50 0,78 0,67
10 9918 0,31 0,54 0,45 2131 0,51 0,77 0,66
11 2026 0,33 0,51 0,44 89 0,48 0,76 0,65
12 2045 0,30 0,52 0,43 90 0,48 0,71 0,62
13 2048 0,29 0,50 0,41 77 0,48 0,72 0,62
14 9928 0,28 0,49 0,41 312 0,50 0,67 0,60
15 9919 0,29 0,49 0,41 316 0,48 0,66 0,59
… … … … … … … … …
46 54 -0,02 0,05 0,02 2080 0,27 0,36 0,32
47 41 -0,02 -0,05 -0,04 310 0,19 0,36 0,29
48 47 -0,14 -0,01 -0,06 2098 0,11 0,31 0,23
49 42 -0,01 -0,11 -0,07 2122 0,18 0,25 0,22
50 2062 -0,11 -0,07 -0,08 2124 0,13 0,17 0,15
Kết quả Bảng 2 và Bảng 3 cho thấy, giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ các lợn
nái nhóm MC3000 ở thế hệ sau cao hơn thế hệ trước, chứng tỏ việc sử dụng giá trị giống thông
qua chương trình PIGBLUP để chọn lọc đã mang lại hiệu quả rõ rệt.
Giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của lợn đực nhóm MC3000
Các đực 9501, 9601 ở thế hệ gốc; 2001, 9900 ở thế hệ 1 và 9902, 2003 ở thế hệ 2 của nhóm
MC3000 là những đực giống có giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ cao nhất (+0,23, -0,13;
+0,67, +0,67 và +0,69, +0,57 tương ứng với các thế hệ). Những đực giống này đã được giữ
lại làm giống. Ở thế hệ thứ 3 có 2 đực giống đạt giá trị giống cao nhất là 59 và 22 với giá trị
giống cùng là +0,68. Hai đực giống này cần giữ lại để làm giống nhằm nâng cao số con sơ
sinh sống/ổ ở các thế hệ tiếp theo và giữ lại những đời con của chúng làm đực giống và nái
giống. Nhìn chung, giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của các lợn đực ở các thế
hệ sau của nhóm MC3000 thường lớn hơn so với giá trị giống của các thế hệ trước. Tuy nhiên,
các lợn đực giống nhóm MC3000 thường có giá trị giống thấp hơn so với các con nái trong
cùng một thế hệ.
Bảng giá trị giống của các lợn đực và lợn nái nhóm MC3000, cho thấy, hầu hết lợn đực và lợn
nái có giá trị giống cao thì ngay từ lứa đầu tiên chúng cũng đã có giá trị giống cao. Như vậy,
những nái có số con sơ sinh sống/ổ ở lứa thứ nhất cao sẽ có khả năng cho số con sơ sinh
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20-Tháng 10-2009
28
sống/ổ cao ở các lứa tiếp theo. Từ đó chúng ta có thể chọn được những lợn nái có số con sơ
sinh sống/ổ cao ngay từ lứa đầu tiên.
Bảng 4. Giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của lợn đực MC3000 qua 4 thế hệ
Thế hệ Số tai đực GTG lứa 1 GTG lứa 2-cuối GTG các lứa
9501 0,19 0,36 0,23
9601 -0,14 0,12 -0,13
9704 -0,21 -0,31 -0,24 TH0
9120 -0,32 -0,43 -0,47
2001 0,50 0,59 0,67
9900 0,53 0,39 0,67
9901 0,13 0,29 0,21 TH1
2000 -0,04 0,17 -0,02
9902 0,51 0,76 0,69
2003 0,44 0,46 0,57
12 0,22 0,41 0,34 TH2
9904 0,23 0,36 0,29
59 0,49 0,59 0,68
22 0,49 0,54 0,68
220 0,53 0,47 0,67 TH3
120 0,41 0,47 0,53
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận: Tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của nhóm MC3000 tăng dần từ 11,81 con/ổ ở thế
hệ gốc lên 13,01 con/ổ ở thế hệ 3. Giá trị giống số con sơ sinh sống/ổ của các cá thể cao nhất
ở mỗi nhóm được giữ lại làm giống. Giá trị giống của các lợn nái và đực giống nhóm MC3000
tăng dần từ thế hệ gốc đến 3. Những lợn nái có số con sơ sinh sống/ổ ở lứa thứ nhất cao, các
lứa tiếp theo cũng cho số con sơ sinh sống/ổ cao.
Đề nghị: Phổ biến nhóm lợn Móng Cái MC3000 vào sản xuất nhằm làm tăng nhanh số lợn con
sơ sinh sống, góp phần nâng cao chất lượng giống lợn Móng Cái, tạo các tổ hợp lai thích hợp
làm tăng nhanh nguồn sản phẩm thịt lợn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Duc N.V. (1997). Genetic Characterization of indigenous and exotic pig breed and crosses in VietNam, A thesis
submitted for the degree of doctor of philosophy, The University of New England, Australia.
Duc N.V, and G.H. Tuyen (2000). “Heritability and genetic correlations for number born alive of Mong Cai and
Large White in the Red River Delta of Vietnam”, ITCPH, Vol. 12, p. 3-7.
Lê Viết Ly, (1999). Bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 42-46.
Nguyễn Văn Nhiệm, Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Đức, (2002). “Một số nhân tố ảnh hưởng tới các tính trạng
sinh sản của lợn nái Móng Cái”, Tạp chí Chăn nuôi, (3), tr. 11-13.
PIGBLUP version 5.20 User's manual (2006). Animal Genetics and Breeding Unit, UNE, Australia.
PIGMANIA version 8.00.166 (2006), Animal Genetics and Breeding Unit, UNE, Australia.
SAS (1999). User’s Guide, Version 8.0, fourth edition, SAS Institute Inc.,
*Người phản biện: PGS.TS . Nguyễn Văn Đồng; Ths. Nguyễn Ngọc Phục