Vịt Cỏ C1 là dòng vịt cỏ được chọn lọc tạo dòng nâng cao năng suất trứng từ 190 quả (biến
động trong khoảng 160-220) lên mức 260 quả/mái/52 tuần đẻ. Chọn lọc ổn định năng suất
trứng là một bước trong quá trình chọn lọc để kiểm chứng năng suất trứng đã đạt được. Trên
cơ sở đó, đề tài “Nghiên cứu chọn lọc ổn định năng suất trứng dòng vịt Cỏ C1 ” được tiến
hành tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuy ên, nhằm khẳng định năng suất trứng vịt Cỏ C1 đạt
trên 250 qu ả/mái/52 tuần đẻ.
4 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2464 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khoa học chọn lọc ổn định năng suất trứng của dòng Vịt cỏ C1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN THỊ MINH – Chọn lọc ổn định nâng cao năng suất trứng ...
3
CHỌN LỌC ỔN ĐỊNH NĂNG SUẤT TRỨNG CỦA DÒNG VỊT CỎ C1
Nguyễn Thị Minh 1*, Hoàng Văn Tiệu2 và Nguyễn Đức Trọng1
1Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên
2 Viện Chăn nuôi
* Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Minh; Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, Viện Chăn nuôi.
Tel: (04) 33.854.250 / 01686.527.282. E-mail: minhthach55@gmail.com
ABSTRACT
Selection for egg production stability of C1 line of Co duck breed
After years of selection for improving egg production, C1 line of Co duck breed were Further selected for egg
production stability in three generations. The selection work was conducted in three years 2006 to 2008. This paper
presented the results of the selection work from 2006 and 2007. It was reaveled that egg production of C1 lines
reached 258 and 261.4 eggs/female for 2006 and 2007 after 52 weeks of laying. Egg production of C1 line in the
previuos year, which was 258eggs/female after 52 weeks of laying, was comparable with the similar figures of 2006
and 2007. It was also found that other parameters such as mortility rate, body weight, egg quality, fertility,
hatchability and FCR were not statistically significal different from one year to another. It was concluded that egg
production of C1 line of Co duck breed was stable and that C1 line can be used as a line for field application.
Key words: Co ducks; egg production; egg yield; generations; breeding
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vịt Cỏ C1 là dòng vịt cỏ được chọn lọc tạo dòng nâng cao năng suất trứng từ 190 quả (biến
động trong khoảng 160-220) lên mức 260 quả/mái/52 tuần đẻ. Chọn lọc ổn định năng suất
trứng là một bước trong quá trình chọn lọc để kiểm chứng năng suất trứng đã đạt được. Trên
cơ sở đó, đề tài “Nghiên cứu chọn lọc ổn định năng suất trứng dòng vịt Cỏ C1” được tiến
hành tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, nhằm khẳng định năng suất trứng vịt Cỏ C1 đạt
trên 250 quả/mái/52 tuần đẻ.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: Dòng vịt Cỏ C1 của Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Gồm 3 thế hệ liên tiếp
trong thí nghiệm được ký hiệu là C1.4; C1.5 và C1.6.
Thời gian, địa điểm: Đề tài tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, năm 2006 - 2008.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được áp dụng là chọn lọc gia đình, kết hợp chọn lọc quần thể nhỏ của Giáo sư
Thummabood, (1990). Các phương pháp của Heinez Pingel (Leipzig University, Germany,
1986). Phương pháp cải tiến di truyền gia cầm của Pascal Leroy (2003); phương pháp tạo giống
vịt, ngan của Công ty Grimaud Frères - Cộng hòa Pháp (2001 - 2005) cũng được tham khảo để
áp dụng khi xử lý kỹ thuật chọn lọc. Tỷ lệ ghép gia đình: 1trống/7mái.
Chăm sóc nuôi dưỡng
Theo đúng quy trình chăn nuôi của Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên.
Cách cho ăn: Vịt con: Từ 1 ngày tuổi đến 21 ngày tuổi ăn 3,5 g/con/ngày. Cho ăn cố định 73,5
g/con/ngày từ 22 đến 56 ngày tuổi. ME = 2800 kcal/kg; CP = 20%.
Vịt hậu bị: ăn cố định 73,5 g/con/ngày từ 57 ngày tuổi. Cứ sau 30 ngày tăng 10% lượng thức
ăn cho đến khi đẻ bói. ME = 2700 kcal/kg; CP = 13,5%.
Vịt đẻ: khi vịt bắt đầu đẻ bói thì dựng đẻ bằng cách tăng từ từ lượng thức ăn đến tự do trong
khoảng 1 tuần, đồng thời chuyển dần sang thức ăn vịt đẻ có ME = 2700 kcal/kg; CP = 17%.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 21-Tháng 12-2009
4
Chọn lên hậu bị: Chọn tối thiểu 80%; chọn con trống có khối lượng từ 1000 - 1100g; con mái
850 - 950g. Chọn lên đẻ tối thiểu 90%. Lần chọn này là việc rà soát lại xem có con nào quá
xấu, hoặc thể trọng lớn quá thì loại bỏ (nói chung không nhiều lắm). Chọn đàn mái đồng đều
về màu lông, P mái = 1,1 - 1,2 kg; P trống = 1,3 - 1,4 kg lúc vào đẻ là thích hợp.
Theo dõi năng suất trứng: Ghi chép riêng năng suất trứng của mỗi gia đình hàng ngày. Tổng
hợp theo tuần/ tháng. Chọn lọc: Chọn loại những gia đình có năng suẩt thấp hơn trung bình
toàn đàn. Phòng và trị bệnh theo quy trình thú y đang áp dụng tại Trung tâm vịt Đại Xuyên.
Các tính trạng theo dõi: Các tính trạng số lượng và chất lượng: tỷ lệ nuôi sống, khối lượng
cơ thể theo tuổi, năng suất trứng, khối lượng trứng. Các chỉ tiêu chất lượng trứng (chỉ số hình
dạng, chỉ số lòng trắng, chỉ số lòng đỏ, HU), tỷ lệ phôi, tỷ lệ nở, tiêu tốn thức ăn…ghi chép lý
lịch dòng vịt Cỏ C1.
Xử lý số liệu: xử lý bằng phần mềm MINITAB 13; Có tham khảo tài liệu của Trần Văn
Chính (1998); Nguyễn Văn Đức (2002) và Nguyễn Văn Thiện (1996).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả về tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể và tuổi đẻ
Bảng 1. Tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể và tuổi đẻ của vịt Cỏ C1
Tính trạng C1.4 C1.5 C1.6
Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE
Số con (n) 355 287 417
Tỷ lệ nuôi sống (%) 97,8 93,4 97,6
P 1 ngày tuổi (g): trống
Mái
38,0 ± 0,3
36,9 ± 0,3
41,7 ± 0,2
40,4 ± 0,3
42,6 ± 0,7
41,6 ± 0,6
P 3 tuần tuổi (g): trống
Mái
358,7 ± 4,4
343,3 ± 4,8
370,8 ± 4,5
354,5 ± 4,2
341,7 ± 3,5
344,9 ± 3,7
P 8 tuần tuổi (g): trống
Mái
1073,2 ± 14,4
982,3 ± 15,0
1193,2 ± 9,2
1027,5 ± 13,6
1077,5 ± 12,8
968,8 ± 4,1
P 21 tuần tuổi (g): trống
Mái
1529,3 ± 10,0
1263,3 ± 1,4
1250,0 ± 13,0
1195,8 ± 18,5
1175,0 ± 13,3
1096,7 ± 12,2
Tuổi đẻ 5% (tuần) 21 22 21
Bảng 1 cho thấy, vịt Cỏ C1 có tỷ lệ nuôi sống đến 56 ngày tuổi đạt trên 90%. Khối lượng cơ
thể có sai khác đáng kể giữa 3 thế hệ liên tiếp (p<0,01). So sánh Fisher cho biết khối lượng cơ
thể vịt không sai khác ở lứa tuổi 1ngày; 3 tuần; 8 tuần và 21 tuần (p>0,05). Tuổi đẻ của 3 thế
hệ đều ở ngưỡng 21-22 tuần tuổi.
Năng suất trứng, khối lượng trứng, tỷ lệ phôi, tỷ lệ nở, tiêu tốn TĂ/trứng, tỷ lệ hao đàn
Bảng 2 cho thấy, năng suất trứng trong 3 thế hệ liên tiếp nhau đạt 258; 258 và 261,4
quả/mái/52 tuần đẻ (p<0,001). Khối lượng trứng theo tháng đẻ đạt bình quân 65,8; 64,3 và
63,7g. Tỷ lệ phôi đạt 86,5-97,2%. Tỷ lệ nở cao, sai khác giữa 3 thế hệ liên tiếp là đáng kể ở
các tính trạng khối lượng trứng (p<0,01); tiêu tốn thức ăn (p<0,01); tỷ lệ nở (p<0,01). Tỷ lệ
phôi không có sai khác trong 3 thế hệ chọn lọc (p>0,05). Tỷ lệ hao đàn sau 52 tuần đẻ ở 3 thế
hệ tương ứng là 6,4; 5,5 và 4,3%, đã được khống chế ở mức dưới 10% là rất tốt.
NGUYỄN THỊ MINH – Chọn lọc ổn định nâng cao năng suất trứng ...
5
Bảng 2. Năng suất trứng, KL trứng, tỷ lệ phôi, tỷ lệ nở, tiêu tốn TĂ/trứng và tỷ lệ hao đàn
Tính trạng C1.4 C1.5 C1.6
Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE
Năng suất trứng (quả/mái/52 tuần) 258,0 258,0 261,4
Khối lượng trứng (g) 65,8 ± 0,7 64,3 ± 0,7 63,7 ± 0,5
Tiêu tốn thức ăn (g/trứng) 229,4 ± 4,4 233,0 ± 10,4 235,0 ± 12,5
Tỷ lệ phôi (%) 97,2 ± 0,3 86,5 ± 1,1 95,3 ± 2,2
Tỷ lệ nở / phôi (%) 80,9 ± 0,3 81,8 ± 1,4 88,0 ± 2,0
Tỷ lệ hao đàn 52 tuần đẻ (%) 6,4 5,5 4,3
Tỷ lệ đẻ của vịt Cỏ qua 3 thế hệ
Tỷ lệ đẻ của vịt Cỏ C1
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng đẻ
T
ỷ
lệ
đ
ẻ
(%
)
năm 2005 năm 2006 năm 2007
Đồ thị 1- Tỷ lệ đẻ của vịt Cỏ C1
Bảng 3. Tỷ lệ đẻ theo tháng của vịt Cỏ C1 (%)
Tháng đẻ C1.4 C1.5 C1.6
1 73,2 34,7 55,9
2 85,9 83,5 89,9
3 84,8 83,1 84,3
4 75,9 81,6 75,9
5 74,7 69,6 67,2
6 71,4 65,8 62,7
7 71,8 66,2 50,1
8 68,5 73,4 78,7
9 78,0 71,7 90,7
10 70,8 78,8 87,1
11 69,7 75,0 78,2
12 54,3 62,0 -
Tỷ lệ đẻ của vịt Cỏ C1 trình bày ở Bảng 3 và Đồ thị 1 cho thấy đặc điểm đẻ trứng của vịt Cỏ
C1: mặc dù cho đẻ liên tục 52 tuần nhưng chúng vẫn thể hiện tính đẻ 2 kỳ, năng suất trứng
giảm thấp ở tuần đẻ 24-28 sau đó lại tăng lên.
Kết quả về chất lượng trứng
Bảng 4 cho thấy, HU đạt trên 80 trong 3 thế hệ liên tiếp. Chỉ số hình dạng trứng đạt 1,39; 1,40
và 1,43 (Brandchs, H. và Biichel, H. (1978) cho biết chỉ số hình dạng trứng giống tiêu chuẩn
là 1,35 đến 1,44; h2 = 0,57); So sánh Fisher thấy có sai khác đáng kể trong 3 thế hệ liên tiếp
của các tính trạng hình dạng trứng (p<0,001); chỉ số lòng trắng (p<0,01) và chỉ số lòng đỏ
(p<0,001) Độ dày vỏ biến động thuận quy luật.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 21-Tháng 12-2009
6
Bảng 4. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng
Chỉ tiêu C1.4 C1.5 C1.6
Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE
Chỉ số hình dạng D/R 1,39 ± 0,01 1,40 ± 0,01 1,43 ± 0,01
Chỉ số lòng trắng 0,073 ± 0,01 0,084 ± 0,01 0,079 ± 0,01
Chỉ số lòng đỏ 0,43 ± 0,01 0,45 ± 0,01 0,42 ± 0,01
HU 85,2 ± 1,2 82,8 ± 1,1 82,3 ± 0,9
Độ dày vỏ (mm): Đầu to
Giữa
Đầu nhỏ
3,24 ± 0,04
3,41 ± 0,03
3,61 ± 0,03
2,60 ± 0,02
2,87 ± 0,02
3,22 ± 0,03
3,29 ± 0,03
3,50 ± 0,04
3,65 ± 0,04
Ly sai chọn lọc, hiệu quả chọn lọc và hệ số di truyền về năng suất trứng
Bảng 5. Ly sai chọn lọc, hiệu quả chọn lọc, hệ số di tuyền về năng suất trứng
Chỉ tiêu C1.4 C1.5 C1.6
Ly sai chọn lọc 4,8 0,3 14,1
Hiệu quả chọn lọc 1,1 0,02 3,4
h2 0,23 0,07 0,24
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận: Năng suất trứng 52 tuần tuần đẻ của vịt Cỏ C1 trong 3 thế hệ liên tiếp đạt 258; 258
và 261,4 quả/mái, có thể đánh giá vịt Cỏ C1 đã đạt được mức trên 250 trứng/ năm. Các tính
trạng khác qua 3 thế hệ liên tiếp sai khác đáng kể (p<0,001).
Đề nghị: Công nhận dòng vịt Cỏ ổn định về khả năng sinh sản. Tạm thời ghi nhận năng suất
trứng trên, cho phép chọn lọc vịt Cỏ C1 theo hướng rút ngắn tuổi vào đẻ sẽ tạo ra một tính
trạng mới có ích. Nhà nước có chính sách và có những ưu tiên đầu tư nghiên cứu lớn hơn để
duy trì và phát triển vịt Cỏ C1 ra sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Brandchs.H và Biichel.H, (1978) (Trích dẫn trong Luận án TS “Nghiên cứu khả năng sản xuất và một số chỉ tiêu
sinh lý, sinh hóa máu trong việc bảo tồn quỹ gen dòng vịt Cỏ màu cánh sẻ” – Nguyễn Thị Minh, 2001).
Trần Văn Chính, (1998). Hướng dẫn thực tập phần mềm thống kê STATG7, MSTAT và MINITAB. Giáo trình
của Bộ môn di truyền giống, khoa Chăn nuôi thú y, trường ĐHNL TP.HCM. 1998.
Nguyễn Văn Đức, (2002). Mô hình thí nghiệm trong nông nghiệp. NXB NN, Hà nội, 2002.
Heinez Pingel, (1986) (Trích dẫn trong Luận án TS “Nghiên cứu khả năng sản xuất và một số chỉ tiêu sinh lý,
sinh hóa máu trong việc bảo tồn quỹ gen dòng vịt Cỏ màu cánh sẻ” – Nguyễn Thị Minh, 2001).
Pascal Leroy, Johann Detilleux, Frederic Fanir, D.V.Binh, (2003). Amelioration genetique des volailles. Hanoi,
Dec.
Nguyễn Văn Thiện, (1995). Di truyền học số lượng ứng dụng trong CN. NXB NN, Hà nội, 1995.
Nguyễn Văn Thiện, (1996). Thuật ngữ thống kê, di truyền giống trong CN. NXB NN, Hà Nội, 1996.
Thummabood.S, (1990). Breed abd breeding improvement of duck. DLD, Min. of Agri. And Natural
Development, Thailand, 1990.
*Người phản biện: TS. Dương Xuân Tuyển ; TS. Lê Thi Nga