Nền kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi nhờ những chương trình
kích thích kinh tế có sự phối hợp mạnh mẽ của các Chính phủ. Bước vào năm
2010, nhiều hãng phân tích tài chính - kinh tế, các tờ báo, tạp chí lớn trên thế giới
đưa ra những dự báo về triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu trong năm nay. Phần
lớn những ý kiến cho rằng, trải qua năm 2009 nhiều khó khăn, các nền kinh tế sẽ
tiếp tục những nỗ lực lấy lại đà tăng trưởng và năm 2010 hy vọng ghi nhận những
tín hiệu tích cực của kinh tế toàn cầu.
Nhận định chung của khoảng 150 chuyên gia kinh tế quốc tế trong cuộc thăm
dò dư luận do hãng Reuters tiến hành cho rằng, năm 2009 các nền kinh tế thế giới
đã tung ra các chương trình chi tiêu, kích thích kinh t ế, các khoản cho vay đặc biệt...,
với tổng trị giá khoảng năm nghìn tỷ USD. Năm 2010 sẽ chứng kiến kết quả
những nỗ lực này. Các chuyên gia thuộc Hãng dự báo và phân tích tài chính - kinh
tế IHS Global Insight nhận định, các nền kinh tế mới nổi ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương tiếp tục đà tăng trưởng và dẫn đầu quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Tăng
trưởng GDP tại các nền kinh tế này sẽ phục hồi vào năm 2010. Châu Á (trừ Nhật
Bản) dự báo đạt mức tăng GDP 7,1% năm 2010; Mỹ la-tinh, Trung Ðông và châu
Phi tăng 3%- 4%. Khu vực chậm nhất sẽ là các n ền kinh tế đang nổi l ên ở châu Âu, chỉ
tăng 1,7%.
Tạp chí kinh tế uy tín của Pháp L'Expansion cũng chia sẻ dự báo lạc quan
rằng, năm 2010 kinh tế thế giới tiếp tục "khỏe lên", trong lúc chờ phục hồi thật sự,
nhất là các nền kinh tế châu Á. Trong đó, Trung Quốc sẽ tăng trưởng cao nhất
(9%); tiếp theo là Ấn Ðộ (7%); Việt Nam, Lào (5%). Việc các nước châu Á tích
cực chuyển hướng, chú trọng hơn thị trường nội địa, nhằm giảm phụ thuộc xuất
khẩu là hướng đi hiệu quả, giúp lấy lại ổn định và tăng trưởng sau khủng hoảng.
Bra-xin, nền kinh tế lớn ở Mỹ la-tinh có thể tăng đạt mức tăng trưởng hơn 5%, nhờ
nhu cầu trong nước mạnh. Tăng trưởng của Nga có thể đạt 3,5%-4,5%. Nam Phi,
nền kinh tế lớn nhất châu Phi, có thể tăng 1,5%...
Theo Reuters, nền kinh tế đầu tàu thế giới là Mỹ, khu vực đồng euro, Anh
và Nhật Bản dự báo sẽ tăng trưởng trong quý IV - 2009, tạo đà cho năm 2010.
Nhìn chung, các nước phát triển ở phương Tây đã thoát khỏi suy thoái; các hoạt
động kinh tế tốt hơn và dần dần ổn định trở lại ở mức trước khi ngân hàng Lehman
Brothers (Mỹ) sụp đổ. L'Expansion cho rằng, châu Âu sẽ thoát khỏi suy thoái với
mức tăng trưởng dự kiến 0,9% trong năm 2010, tuy nhiên vẫn cần cảnh giác với
2
những diễn biến bất thường, trong đó có nguy cơ khủng hoảng tín dụng trong năm
nay. IHS Global Insight dự báo, tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ ở mức 2%-2,5%.
Ðộng lực cơ bản cho nền kinh tế Mỹ trong ngắn hạn vẫn sẽ là chi tiêu dùng, chiếm
gần 70% GDP, tuy nhiên động lực này tiếp tục yếu trong năm 2010. Tiêu dùng
giảm mạnh vào đầu năm 2010, kéo theo việc giảm tốc độ tăng GDP và sẽ tăng lại
vào giữa năm 2010. Châu Âu và Nhật Bản trải qua suy thoái sâu hơn Mỹ và có thể
sẽ phục hồi yếu hơn. Các nền kinh tế khu vực sử dụng đồng euro và Anh dự kiến
tăng trưởng tương ứng là 0,9% và 0,8%. Một số nền kinh tế Tây Âu, như Iceland,
Ireland và Tây Ban Nha, tiếp tục giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính.
Trong khi đó, kinh tế Nhật Bản sẽ vận hành tốt hơn, với mức tăng nhẹ 1,4%...
5 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khoa học dự báo về những dấu hiệu phục hồi của kinh tế thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
DỰ BÁO VỀ NHỮNG DẤU HIỆU PHỤC HỒI
CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI
TS. Trần Thị Thanh Hồng
Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế
Văn phòng Trung ương Đảng
1. Những dự báo lạc quan:
Nền kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi nhờ những chương trình
kích thích kinh tế có sự phối hợp mạnh mẽ của các Chính phủ. Bước vào năm
2010, nhiều hãng phân tích tài chính - kinh tế, các tờ báo, tạp chí lớn trên thế giới
đưa ra những dự báo về triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu trong năm nay. Phần
lớn những ý kiến cho rằng, trải qua năm 2009 nhiều khó khăn, các nền kinh tế sẽ
tiếp tục những nỗ lực lấy lại đà tăng trưởng và năm 2010 hy vọng ghi nhận những
tín hiệu tích cực của kinh tế toàn cầu.
Nhận định chung của khoảng 150 chuyên gia kinh tế quốc tế trong cuộc thăm
dò dư luận do hãng Reuters tiến hành cho rằng, năm 2009 các nền kinh tế thế giới
đã tung ra các chương trình chi tiêu, kích thích kinh tế, các khoản cho vay đặc biệt...,
với tổng trị giá khoảng năm nghìn tỷ USD. Năm 2010 sẽ chứng kiến kết quả
những nỗ lực này. Các chuyên gia thuộc Hãng dự báo và phân tích tài chính - kinh
tế IHS Global Insight nhận định, các nền kinh tế mới nổi ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương tiếp tục đà tăng trưởng và dẫn đầu quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Tăng
trưởng GDP tại các nền kinh tế này sẽ phục hồi vào năm 2010. Châu Á (trừ Nhật
Bản) dự báo đạt mức tăng GDP 7,1% năm 2010; Mỹ la-tinh, Trung Ðông và châu
Phi tăng 3%-4%. Khu vực chậm nhất sẽ là các nền kinh tế đang nổi lên ở châu Âu, chỉ
tăng 1,7%.
Tạp chí kinh tế uy tín của Pháp L'Expansion cũng chia sẻ dự báo lạc quan
rằng, năm 2010 kinh tế thế giới tiếp tục "khỏe lên", trong lúc chờ phục hồi thật sự,
nhất là các nền kinh tế châu Á. Trong đó, Trung Quốc sẽ tăng trưởng cao nhất
(9%); tiếp theo là Ấn Ðộ (7%); Việt Nam, Lào (5%). Việc các nước châu Á tích
cực chuyển hướng, chú trọng hơn thị trường nội địa, nhằm giảm phụ thuộc xuất
khẩu là hướng đi hiệu quả, giúp lấy lại ổn định và tăng trưởng sau khủng hoảng.
Bra-xin, nền kinh tế lớn ở Mỹ la-tinh có thể tăng đạt mức tăng trưởng hơn 5%, nhờ
nhu cầu trong nước mạnh. Tăng trưởng của Nga có thể đạt 3,5%-4,5%. Nam Phi,
nền kinh tế lớn nhất châu Phi, có thể tăng 1,5%...
Theo Reuters, nền kinh tế đầu tàu thế giới là Mỹ, khu vực đồng euro, Anh
và Nhật Bản dự báo sẽ tăng trưởng trong quý IV - 2009, tạo đà cho năm 2010.
Nhìn chung, các nước phát triển ở phương Tây đã thoát khỏi suy thoái; các hoạt
động kinh tế tốt hơn và dần dần ổn định trở lại ở mức trước khi ngân hàng Lehman
Brothers (Mỹ) sụp đổ. L'Expansion cho rằng, châu Âu sẽ thoát khỏi suy thoái với
mức tăng trưởng dự kiến 0,9% trong năm 2010, tuy nhiên vẫn cần cảnh giác với
2
những diễn biến bất thường, trong đó có nguy cơ khủng hoảng tín dụng trong năm
nay. IHS Global Insight dự báo, tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ ở mức 2%-2,5%.
Ðộng lực cơ bản cho nền kinh tế Mỹ trong ngắn hạn vẫn sẽ là chi tiêu dùng, chiếm
gần 70% GDP, tuy nhiên động lực này tiếp tục yếu trong năm 2010. Tiêu dùng
giảm mạnh vào đầu năm 2010, kéo theo việc giảm tốc độ tăng GDP và sẽ tăng lại
vào giữa năm 2010. Châu Âu và Nhật Bản trải qua suy thoái sâu hơn Mỹ và có thể
sẽ phục hồi yếu hơn. Các nền kinh tế khu vực sử dụng đồng euro và Anh dự kiến
tăng trưởng tương ứng là 0,9% và 0,8%. Một số nền kinh tế Tây Âu, như Iceland,
Ireland và Tây Ban Nha, tiếp tục giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính.
Trong khi đó, kinh tế Nhật Bản sẽ vận hành tốt hơn, với mức tăng nhẹ 1,4%...
Standard Chartered cho rằng kinh tế phương Tây có thể hồi phục theo hình
chữ L hoặc chữ U và kinh tế phương Đông sẽ biến chuyển theo hình chữ V và dự
báo kinh tế thế giới năm 2010 có thể tăng trưởng 2,7% so với mức - 1,9% của năm
2009. Tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2010 có thể lên mức 7% từ mức 4,5%
trong năm 2009. Lạm phát sẽ không phải là vấn đề lớn, tỷ lệ lạm phát tại các nền
kinh tế phương Tây vẫn ở mức thấp.
Năm 2010, sẽ có 2 ảnh hưởng lớn từ nợ và hạn chế tài chính, đặc biệt tại
Mỹ. Người Mỹ đã tăng mạnh chi tiêu những năm trước, đi cùng với nó là sự đi lên
của Trung Quốc, hai yếu tố này làm nên tăng trưởng toàn cầu những năm gần đây.
Nhiều kỳ vọng vào sự cam kết cân bằng kinh tế của các nhà lãnh đạo các nền kinh
tế tại các buổi họp của tổ chức uy tín như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức hợp
tác và phát triển kinh tế (OECD) và nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20).
Tổng quy mô của kinh tế toàn cầu là 61.000 tỷ USD, Standard Chartered
cho rằng kinh tế phương Tây có thể hồi phục theo hình chữ L hoặc chữ U và kinh
tế phương Đông sẽ biến chuyển theo hình chữ V.
Trong Báo cáo mới nhất của WB cũng lạc quan về sự phục hồi nhanh của
thương mại toàn cầu, với các mức tăng trưởng dự báo 21% năm 2010 và 8% trong
hai năm 2011 và 2012. Hơn 50% mức tăng thương mại toàn cầu giai đoạn 2010-
2012 là từ các nước đang phát triển.
Trong thế giới đa cực hiện nay, các nền kinh tế đang phát triển đang thúc
đẩy nhanh sự phục hồi của kinh tế toàn cầu và các nước thu nhập cao cần tận dụng
cơ hội này để thúc đẩy nền kinh tế đang gặp khó khăn do nợ nần của mình.
Các nước đang phát triển được dự báo sẽ tăng trưởng kinh tế 5,7-6,2%/năm
trong thời gian từ năm 2010 - 2012. Tuy nhiên, mức dự báo cho các nước thu nhập
cao trong năm 2010 chỉ là 2,1-2,3%, mức chưa đủ để bù đắp sự suy giảm 3,3% của
các nền kinh tế này trong năm 2009.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 của khu vực châu Âu và Trung Á dự
kiến là 4,1%, phần lớn nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng một số nước đang phát triển sẽ có thể bị tác động do có mối liên hệ chặt
chẽ trong lĩnh vực tài chính và thương mại với các nước xảy ra khủng hoảng nợ
công (Hy Lạp, Ireland, Italia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha).
3
2. Những cảnh báo cần lưu ý
2.1. Tốc độ tăng trưởng năm 2010 có thể chậm và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở
mức cao, gánh nặng nợ chính phủ trở nên nghiêm trọng
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng, năm 2010 nợ của các nước thuộc
Nhóm bảy nước phát triển nhất thế giới (G-7) sẽ tăng và xu thế này có thể duy trì
đến năm 2014. Tờ Le Figaro (Pháp) cho rằng, thế giới sẽ phải đối mặt thách thức
thâm hụt ngân sách tăng lên mức kỷ lục năm 2010 và khó khăn trong việc thanh
toán nợ công vào các năm tiếp theo. Dự đoán, tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác
kinh tế và phát triển (OECD), nợ ngân sách trung bình chiếm 73,1% GDP năm
2007, sẽ tăng lên 100% vào năm 2011. Tổng nợ ngân sách các quốc gia thuộc khu
vực đồng tiền chung euro ước tính khoảng 1.000 tỷ euro năm 2010, so với 650 tỷ
euro năm 2008. Nhật Bản nợ công tăng từ 167% lên 204%; Pháp tăng từ 70% lên
99%; Hy Lạp từ 103% lên 130%. Ngay cả Ðức, một hình mẫu về điều tiết ngân
sách, cũng phải chấp nhận thực tế tăng từ 65% lên 85,5% GDP... OECD đánh giá,
hiện các chính phủ rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn: nguồn thu ngân sách từ
thuế, phụ thuộc các hoạt động kinh tế bị giảm mạnh do suy thoái, trong khi các
khoản chi tiêu công tăng vọt, do nạn thất nghiệp tăng, kéo theo các khoản trợ cấp
xã hội tăng cùng chi phí bổ sung cho các giải pháp an sinh xã hội. Ðó là chưa kể
ngân sách dành cho các kế hoạch phục hồi kinh tế cũng khiến nợ ngân sách tăng
đột biến.
Những biến động của giá vàng và đồng USD sẽ tiếp tục trở thành tâm điểm
chú ý của thế giới trong năm 2010. IHS Global Insight dự báo, nhờ triển vọng kinh
tế Mỹ sáng sủa hơn đôi chút so với kinh tế châu Âu và Nhật Bản, nhu cầu về đồng
USD sẽ cải thiện, nghĩa là giá trị đồng tiền Mỹ có thể tăng trong vài tháng tới. Tuy
nhiên, sức ép giảm giá của đồng USD vẫn tiếp tục trong năm 2010 và đà giảm này
chắc chắn sẽ là sâu hơn, so với các đồng tiền của những thị trường đang nổi. Tạp
chí Tuần kinh doanh cũng cho rằng, đồng USD tiếp tục giảm giá trong những
tháng đầu năm 2010, tác động xấu đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng về
lâu dài, sẽ khôi phục lại vị trí của mình.
2.2. Phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ theo chiều hướng chậm dần
Theo các chuyên gia kinh tế của thông tấn Reuters thì sự phát triển mạnh mẽ
của các nền kinh tế mới nổi sẽ thúc đẩy tăng trưởng của kinh tế thế giới trong năm
nay với tốc độ cao hơn năm trước, nhưng đà đi lên sẽ chậm lại trong những năm
tiếp theo.
Theo dự báo của chuyên viên kinh tế thì kinh tế thế giới được đánh giá trên
cơ sở ngang giá sức mua ( Purchasing Power Parity) sẽ đạt mức tăng trưởng là
4,1% trong năm nay, cao hơn mức 3,6% dự đoán trong một cuộc thăm dò vào
tháng 1 đầu năm 2010.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhìn ra được viễn cảnh trong năm 2011, khi
tốc độ tăng trưởng chỉ còn lại 3,8%, nguyên nhân về tình trạng bất ổn của Euro
4
zone cũng như cái cách Trung Quốc điều chỉnh tốc độ tăng trưởng “tên lửa” của
nước này hiện nay.
Cũng trong cuộc thăm dò tháng 1/2010, tốc độ tăng trưởng toàn cầu được
dự đoán ở mức 4,0% trong năm 2011.
16 nước thành viên EU hợp thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, tuy nhiên
hiện tại nền kinh tế này đang bị đè nặng lên khi tiền tệ và các tài sản khác lâm vào
tình trạng khủng hoảng trầm trọng do sai lầm trong việc quá đề cao vai trò giải
quyết các khoản nợ khổng lồ của một vài nươc thành viên trong khối, tiêu biểu là
Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Theo đánh giá của Timo klein, chuyên viên kinh tế cấp cao của HIS Global
Insight thì khủng hoảng long tin đã buộc một số quốc gai Euro Zone phải đẩy
mạnh việc cắt giảm ngân sách hơn mức dự kiến. Chính điều này sẽ là nguyên nhân
chính khiến tăng trưởng kinh tế bị chậm lại trong năm tiếp theo. Vì vậy, với tình
hình hiện nay, thật khó để có cơ sở để nhận định rằng, tốc độ tăng trưởng trong
năm sau sẽ ghi nhận ở mức cao hơn năm nay,2010.
Bộ trưởng tài chính Trung Quốc Xie Xuren cũng cho biết tình hình nợ công
hiện nay của Châu Âu gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu, buộc Trung
Quốc phải duy trì chính sách tài khóa “chủ động” của nước này.
Giữa tuần trước, tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cảnh báo về
tình trạng “quá nóng” của nền kinh tế Trung Quốc khi đưa ra dự đoán tốc độ tăng
trưởng của nước này đạt 11,1% trong năm nay. Tuy vậy, OECD cũng cho rằng,
sang năm tới tốc đọ tăng trưởng cua rnuwocs này cũng sẽ chậm lại, ở mức 9,7%.
Klein cũng chỉ rõ “sự tăng trưởng rõ rệt ở các nước như Trung Quốc hay
Ấn Độ sẽ không xảy ra tại các nước công nghiệp chủ lực, và các nước này vẫn tiếp
tục không phụ thuộc vào những chu kỳ thăng, trầm của các nền kinh tế riêng.
2.3. Thách thức lớn của năm 2010 chính là: chính sách thời hậu khủng
hoảng. Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế lớn của thế giới tại London tháng
4/2009 đã giúp đưa ra định hướng năm 2010 với trọng tâm ngăn việc thắt chặt
chính sách tiền tệ quá sớm. Tuy nhiên năm 2010 là năm phục hồi của kinh tế thế
giới. Nhờ vào chính sách tốt, kinh tế thế giới bước vào năm 2010 trong giai đoạn
đầu hồi phục. Điều này có thể thấy ở nửa sau năm 2009 khi niềm tin vào hệ thống
tài chính đột ngột hồi phục nhờ ảnh hưởng từ chính sách. Kinh tế thế giới sẽ hồi
phục theo mô hình nào? Kinh tế thế giới sẽ chỉ có thể suy thoái lần 2 nếu có một
cú sốc nào cực lớn như giá dầu tăng quá nhanh, căng thẳng với Iran leo cao,
phương Tây đột ngột thắt chặt chính sách quá sớm, quá nhanh.
Khẳng định kinh tế toàn cầu đang tiếp tục phục hồi nhanh hơn dự báo, WB
cũng cho rằng cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu đã tạo ra những trở ngại mới trên
con đường phục hồi bền vững trung hạn của kinh tế thế giới.
5
WB cũng cảnh báo sự phục hồi của kinh tế thế giới về trung hạn đang đứng
trước nhiều trở ngại lớn như dòng vốn quốc tế tiếp tục giảm, tỷ lệ thất nghiệp cao,
năng lực nhàn rỗi không được huy động vượt quá 10% ở nhiều nước phát triển.
Các nước đang phát triển cũng không được “miễn dịch” trước các tác động
của cuộc khủng hoảng nợ chủ quyền ở các nước thu nhập cao. Dòng vốn tư nhân
đầu tư vào các nước đang phát triển chỉ phục hồi ở mức thấp, từ 454 tỷ USD năm
2009, chiếm 2,7% GDP của các nước này, lên 771 tỷ USD năm 2012, chiếm 3,2%
GDP, thấp hơn nhiều so với kim ngạch 1.200 tỷ USD, tức 8,5% GDP.
WB hy vọng các nước đang phát triển có thể vượt qua được tác động này
nếu tập trung thúc đẩy các chiến lược tăng trưởng, khuyến khích đầu tư kinh doanh
và chi tiêu hiệu quả hơn.