Đề tài Khoa học - Giải pháp khắc phục bệnh nấm da trên thỏ

Chăn nuôi thỏ có hệ số sản xuất ra sản phẩm lớn, một thỏ mẹ khối lượng 4 kg có thể cho 30-50 thỏ thịt thương phẩm, tương đương 70-150 kg thịt hơi. Đây là con số có thể so sánh với bò lai hướng thịt. Bên cạnh đó, thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng cao (21% protein) lại ít mỡ (<1%); không có cholesteronnên được coi là thực phẩm sạch và an toàn, nên nhu cầu tiêu thụ thịt thỏ ở nước ta và trên Thế giới ngày càng tăng. Năm 1995 là 12.000đ/kg, năm 2000 là 25.000đ/kg năm 2007 là 45.000 đ/kg thịt thỏ hơi. Chăn nuôi thỏ lại tận dụng tốt các nguồn thức ăn sẵn có (rau, cỏ, lá cây) và phế phụ phẩm nông nghiệp (vỏ đậu, vỏ lạc, ngô khoai, sắn, thóc lép…) và phế phẩm nhà bếp như: cơm nguội, cuộng rau, bã chè vv…đồng thời thỏ có thể nuôi ở nhiều hình thức, quy mô khác nhau từ nuôi tận dụng, quy mô nhỏ trong gia đình, đến nuôi tập trung, quy mô lớn (thâm canh) hay nuôi công nghiệp, để tạo một số lượng lớn sản phẩm hàng hoá. Những năm gần đây, do các ngành chăn nuôi lợn và gà bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và giá lương thực, thức ăn tinh tăng cao, chăn nuôi thỏ đã và đang phát triển mạnh mẽ với các hình thức chăn nuôi trong hộ gia đình và chăn nuôi trang trại quy mô vừa và lớn, Nhằm khắc phục những thiếu hụt về thực phẩm thịt. Tuy nhiên, việc chăn nuôi thỏ với quy mô lớn trong điều kiện môi trường nóng ẩm ở Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, do môt số bênh liên quan đến môi trường nóng ẩm gây nên. Một trong số đó là: bệnh nấm da thỏ, là bệnh lây lan mạnh, khó xử lý và gây thất thoát lớn. Từ năm 2005 đến nay, một số trang trại chăn nuôi thỏ quy mô vừa và lớn đã gặp phải những rủi ro và thất thoát lớn do bệnh nấm da thỏ gây nên, một số trang trại quy mô hàng trăm thỏ cái sinh sản đã phải xoá sổ vì căn bệnh này. Một số loại thuốc bôi trị nấm cho thỏ đã được dùng để điều trị, xong kết quả chỉ có thể giảm tốc độ lây lan một thời gian, sau đó lại tiếp tục lan rộng trong đàn thỏ và cho đến nay chưa có giải pháp hiệu quả nào để khắc phục. Một số tác giả nước ngoài cho thấy, bệnh nấm da thỏ do nấm Candida albicans có tính lây lan mạnh, gây tổn thất kinh tế lớn thậm chí còn lây lan sang cả người Nguyenvà cs, (1996). Từ tình hình thực tiễn đó, được sự hợp tác và giúp đỡ của Viện Thú Y, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài có tên trên nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu khắc phục bệnh nấm da thỏ để tạo điều kiện cho sản xuất pháttriển.

pdf6 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 3660 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khoa học - Giải pháp khắc phục bệnh nấm da trên thỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN KIM LIN – Giải pháp khắc phục bệnh nấm da .. 65 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC BỆNH NẤM DA TRÊN THỎ Nguyễn Kim Lin1*, Trần Thị Hạnh2, Ngô Chung Thuỷ, Khúc Thị Huê1 và Đinh Hồng Quang1 1Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây 2Viện Thú Y Trung ương *Tác giả liên hệ: Nguyễn Kim Lin .- Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ - Sơn Tây - Hà Nội Tel: 0912.144.604; Fax: (04) 33.838.341; Email: nguyenkimlin@ yahoo.com ABSTRACT Solutions to control skin fungus disease on rabbit The experiment was carried out at 05 rabbit farms in Ba Vi - Ha Tay and Tien Lang - Hai Phong from 5/2006 to 7/2008. Associating with Veterinary Hygien Department, National Institute of Veterinary Research, a medicine was produced specialised for treating a fungi disease on the outer skin of rabbit. Combination between applying medicine during 04 days continuously and treating by solution of 09 gram potassium permanganate + 18 ml formol per m3 of animal housing during 07 to 10 days was gave the best way for treating this disease on rabbits. Key words: skin disease of rabbit, medicine specialized, ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi thỏ có hệ số sản xuất ra sản phẩm lớn, một thỏ mẹ khối lượng 4 kg có thể cho 30- 50 thỏ thịt thương phẩm, tương đương 70-150 kg thịt hơi. Đây là con số có thể so sánh với bò lai hướng thịt. Bên cạnh đó, thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng cao (21% protein) lại ít mỡ (<1%); không có cholesteron nên được coi là thực phẩm sạch và an toàn, nên nhu cầu tiêu thụ thịt thỏ ở nước ta và trên Thế giới ngày càng tăng. Năm 1995 là 12.000đ/kg, năm 2000 là 25.000đ/kg năm 2007 là 45.000 đ/kg thịt thỏ hơi. Chăn nuôi thỏ lại tận dụng tốt các nguồn thức ăn sẵn có (rau, cỏ, lá cây) và phế phụ phẩm nông nghiệp (vỏ đậu, vỏ lạc, ngô khoai, sắn, thóc lép…) và phế phẩm nhà bếp như: cơm nguội, cuộng rau, bã chè vv…đồng thời thỏ có thể nuôi ở nhiều hình thức, quy mô khác nhau từ nuôi tận dụng, quy mô nhỏ trong gia đình, đến nuôi tập trung, quy mô lớn (thâm canh) hay nuôi công nghiệp, để tạo một số lượng lớn sản phẩm hàng hoá. Những năm gần đây, do các ngành chăn nuôi lợn và gà bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và giá lương thực, thức ăn tinh tăng cao, chăn nuôi thỏ đã và đang phát triển mạnh mẽ với các hình thức chăn nuôi trong hộ gia đình và chăn nuôi trang trại quy mô vừa và lớn, Nhằm khắc phục những thiếu hụt về thực phẩm thịt. Tuy nhiên, việc chăn nuôi thỏ với quy mô lớn trong điều kiện môi trường nóng ẩm ở Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, do môt số bênh liên quan đến môi trường nóng ẩm gây nên. Một trong số đó là: bệnh nấm da thỏ, là bệnh lây lan mạnh, khó xử lý và gây thất thoát lớn. Từ năm 2005 đến nay, một số trang trại chăn nuôi thỏ quy mô vừa và lớn đã gặp phải những rủi ro và thất thoát lớn do bệnh nấm da thỏ gây nên, một số trang trại quy mô hàng trăm thỏ cái sinh sản đã phải xoá sổ vì căn bệnh này. Một số loại thuốc bôi trị nấm cho thỏ đã được dùng để điều trị, xong kết quả chỉ có thể giảm tốc độ lây lan một thời gian, sau đó lại tiếp tục lan rộng trong đàn thỏ và cho đến nay chưa có giải pháp hiệu quả nào để khắc phục. Một số tác giả nước ngoài cho thấy, bệnh nấm da thỏ do nấm Candida albicans có tính lây lan mạnh, gây tổn thất kinh tế lớn thậm chí còn lây lan sang cả người Nguyen và cs, (1996). Từ tình hình thực tiễn đó, được sự hợp tác và giúp đỡ của Viện Thú Y, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài có tên trên nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu khắc phục bệnh nấm da thỏ để tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Mục tiêu đề tài : Tìm giải pháp hữu hiệu khắc phục bệnh nấm da thỏ để tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.Xây dựng quy trình công nghệ khắc phục bệnh nấm da trên thỏ. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20-Tháng 10-2009 66 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu, thời gian, địa điểm nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu là những đàn thỏ bị bệnh nấm da và chuồng trại, không gian chuồng nuôi đàn thỏ này. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5/2006 đến 7/2008 Địa điểm nghiên cứu: Các trang trại chăn nuôi thỏ New Zealand, California và Thỏ lai bị bệnh nấm da tại Ba vì, Hà Tây và Tiên Lãng, Hải Phòng. Nội dung nghiên cứu Xác định chủng nấm gây bệnh, nghiên cứu sử dụng thuốc trị nấm da thỏ Theo dõi khả năng tái nhiễm sau điều trị, Xử lý môi trường không gian chuồng chăn nuôi chống tái nhiễm. Xây dựng quy trình công nghệ xử lý bệnh nấm da thỏ. Phương pháp nghiên cứu Quan sát diễn biến bệnh, ghi chép, lập phác đồ và biểu theo dõi diễn biến bệnh. Phân loại bệnh theo vị trí và mức độ lan rộng của vùng da bị nấm theo ký thuật xét nghiệm Vi sinh vật y học. NXB. Văn hóa (1996) Lấy mẫu bệnh phẩm là vùng da thỏ bị bệnh đem nuôi cấy trên thạch Sabouraud, ủ ấm các đĩa thạch đã nuôi cấy trong tủ ấm 37oC trong vòng 48h, sau đó lấy các đĩa thạch ra để ở nhiệt độ phòng sau 5 - 8 ngày, quan sát hình thái khuẩn lạc, tính chất mọc của nấm trên môi trường thạch, phiết kính, nhuộm và quan sát hình thái tế bào nấm dưới kính hiển vi điện tử, từ các đặc tính quan sát được tiến hành định loại nấm theo phương pháp phân loại nấm của Czap - Peck Thử nghiệm điều trị thỏ bệnh bằng thuốc trị nấm da thỏ của Bộ môn Vệ sinh thú y - Viện Thú Y. Bố trí thỏ bệnh thành các nhóm theo mức độ bệnh nặng nhẹ + ; + + ; + + + và + + + + điều trị bằng cách bôi thuốc liên tục 3 ngày mỗi ngày 1 lần, theo dõi vùng da bệnh sau 1tuần. Xông hơi sát trùng nấm trong không gian chuồng nuôi bằng hỗn hợp thuốc tím 9g/m3 và phoocmon 37-40% 18ml/m3; ủ kín không gian chuồng nuôi trong 7-10 ngày. Phương pháp đặt thạch kiểm tra độ nhiễm nấm trong môi trường nuôi bằng cách đặt thạch Sabouraud 10 phút trong môi trường chuồng nuôi, bảo quản ở ôn độ tủ lạnh 4-7oC trước khi đưa tới phòng thí nghiệm. (Nuôi cấy trong môi trường thạch Sabouraud như ở phần phân lập và quan sát khuẩn lạc mọc, đánh giá chủng loại số lượng và mức độ mọc của khuấn lạc nấm bệnh bằng cách soi kính hiển vi). Để các đĩa thạch Sabouraud này ở tủ ấm 37oC, theo dõi, phân lập và đếm số lượng khuẩn lạc nấm mọc trên các đĩa thạch KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Mô tả bệnh và xác định chủng loại nấm bệnh Bệnh nấm da thỏ thường phát triển và lây lan mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ và độ ẩm môi trường cao ở nơi thiếu ánh sáng. Bệnh xuất hiện trên tất cả các loại thỏ nhưng mẫn cảm và lây lan mạnh hơn ở thỏ con theo mẹ và thỏ sau cai sữa. Bắt đầu thường là những chấm nhỏ tròn màu trắng ở các vị trí mí mắt, tai, sau đó các vết bệnh lan rộng ra thành các vùng màu trắng tròn như cúc áo, đồng xu rồi lan ra các vùng da khác như đầu, 4 chân, đùi, bụng và hai bên sườn. Dựa vào tiến triển của bệnh và mức độ nặng nhẹ mà phân ra 3 mức độ bệnh như sau: Bảng 1. Phân loại mức độ bệnh năng nhẹ Mức độ bệnh Vị trí vùng da bệnh Vùng da bị nấm Ghi chú + Tai nhỏ như hạt tấm đến hạt đậu Nhẹ, giai đoạn đầu ++ Tai, mí mắt To bằng cúc áo, đồng xu Mức độ nặng hơn +++ Vùng da đầu, móm và 4 chân To bằng hạt đậu, cúc áo, đồng xu Mức độ nặng hơn ++++ Cổ, mình (bụng, sườn, quanh cơ quan sinh dục) mức độ to nhỏ khác nhau Mức độ nặng nhất NGUYÊN KIM LIN – Giải pháp khắc phục bệnh nấm da .. 67 Qua nuôi cấy, phân lập và định loại nấm trong 30 mẫu da thỏ bệnh lấy tại 4 trang trại nuôi thỏ tại Ba Vì – Hà Tây và 1 trang trại nuôi thỏ tại Tiên Lãng - Hải Phòng. Kết quả cho thấy, cả 30 mẫu đều dương tính với nấm da và có nhiều khả năng là bị nhiễm nấm Candida albicans (Bảng 2). Bảng 2. Kết quả xác định mức độ các khuẩn lạc nấm trong môi trường nuôi cấy mẫu bệnh phẩm. Đàn thỏ số Địa chỉ Số mẫu bệnh phẩm Số mẫu xuất hiện dương tính Ông Lân Yên Bài, Ba Vì, Hà Tây - 10 Ông Dưỡng Vân Hoà, Ba Vì, Hà Tây 5 5 Bà Xinh Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Tây 5 5 Ông Cường Phú Sơn, Ba Vì, Hà Tây 5 5 HTX Cấp Tiến Tiên Lãng, Hải Phòng 5 5 Tổng cộng 30 30 Kết quả điều trị bệnh bằng thuốc trị nấm da thỏ Thỏ bệnh được phân loại theo mức độ nhiễm bệnh và lứa tuổi (Bảng 3). Thỏ sau cai sữa có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn các loại thỏ khác, trong số thỏ bệnh, mức độ + + là cao nhất. Bảng 3: Kết quả điều tra phân loại mức độ nhiễm bệnh theo lứa tuổi + + + + + + + + + + Mức độ bệnh Tổng đàn Số con bị bệnh Tỷ lệ (%) con tỷ lệ (%) con tỷ lệ (%) con Tỷ lệ (%) con tỷ lệ (%) Sinh sản 355 104 29,30 25 24,04 45 43,27 19 18,27 15 14,42 Hậu bị 2-4 tháng 486 201 41,36 55 27,36 86 42,79 35 17,41 25 12,44 Cai sữa 1-2 tháng 758 484 63,85 157 32,44 205 42,36 77 15,91 45 9,30 Theo mẹ 852 324 38,03 85 26,23 124 38,27 63 19,44 52 16,05 Toàn đàn 2451 1113 43,13 322 27,52 460 41,67 194 17,76 137 13,05 Thỏ bệnh được bôi thuốc trị nấm da thỏ mỗi ngày 1 lần liên tục trong 3 ngày, theo dõi mức độ lành vết bệnh sau khi bôi lần đầu tiên 1 tuần, những vùng da bệnh khỏi sẽ khô và bong vảy rồi lên lớp da non và mọc lông và không xuất hiện vết bệnh mới hay lan rộng từ vết bệnh cũ thì được coi là khỏi bệnh, kết quả như ở Bảng 4. Bảng 4 cho thấy: Tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn ở thỏ sinh sản, và thấp nhất ở thỏ theo mẹ, bệnh càng nhẹ thì tỷ lệ khỏi càng cao. Những thỏ không khỏi thường có biểu hiện xuất hiện vùng da bệnh ở chỗ khác hay bệnh lan ra vùng xung quanh vết bệnh được điều trị, thường gặp ở những thỏ bị nấm nặng, vết bệnh rộng và ở trên mình thỏ (đầu, bụng, hai bên đùi và sườn) hay thỏ con theo mẹ và sau cai sữa cũng khó điều trị hơn; những thỏ này thường phải bôi kéo dài nhiều đợt sau đó gầy mòn dần rồi chết, nhất là thỏ con theo mẹ và thỏ sau cai sữa, tỷ lệ chết đến 60-70%. Bảng 4. Điều trị thỏ bệnh bằng thuốc trị nấm da thỏ của BM Vệ sinh thú y- Viện Thú Y + + + + + + + + + + Mức độ bệnh Tổng số điều trị Tỷ lệ khỏi Số điều trị (con) Khỏi (%) Số điều trị (con) Khỏi (%) Số điều trị (con) Khỏi (%) Số điều trị (con) Khỏi (%) Sinh sản 104 79,87 25 91,5 45 85,5 19 75,3 15 67,2 Hậu bị 2-4 tháng 201 65,87 55 75,7 86 69,5 35 64,6 25 53,7 Cai sữa 1-2 tháng 484 56,87 157 65,6 205 61,3 77 54,8 45 45,8 Theo mẹ 324 37,20 85 45,5 124 41,2 63 36,8 52 25,3 Toàn đàn 1113 59,96 322 69,58 460 64,38 194 57,88 137 48,00 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20-Tháng 10-2009 68 Khả năng tái nhiễm và lan rộng bệnh sau điều trị Sau khi điều trị những thỏ khỏi bệnh tiếp tục được nuôi chung trong đàn và theo dõi tỷ lệ tái nhiễm bệnh. Thỏ khỏi bệnh được coi là tái nhiễm khi xuất hiện vùng da bệnh trên vùng da được điều trị khỏi và ở vùng da khác. Kết quả xác định mức độ tái nhiễm ở Bảng 5. Bảng 5. Mức độ tái nhiễm bệnh sau tuần điều trị 2 tuần và 4 tuần Tổng số tái nhiễm + + + + + + + + + + Mức độ bệnh con % /số khỏi 2 tuần (%) 4 tuần (%) 2 tuần (%) 4 tuần (%) 2 tuần (%) 4 tuần (%) 2 tuần (%) 4 tuần (%) Sinh sản 24 28,77 1,30 3,22 2,18 5,52 3,59 8,01 5,41 12,01 Hậu bị 2-4 tháng 42 31,43 1,42 2,98 2,39 6,05 3,92 9,26 5,92 13,15 Cai sữa:1-2 tháng 118 42,70 2,48 5,93 4,01 8,44 4,75 11,81 7,17 16,52 Theo mẹ 57 47,07 2,37 5,79 5,01 10,47 5,81 12,84 7,80 17,96 Toàn đàn 214 32,07 1,69 4,00 3,01 6,80 4,05 9,40 5,92 13,41 Để xem xét khả năng hạn chế lây lan bệnh từ thỏ nấm sang thỏ lành trong cùng môi trường chăn nuôi, 02 trang trại đã thực hiện cách ly số thỏ bệnh ra khu chuồng riêng để điều trị và so sánh với 03 chuồng khác không cách ly thỏ bệnh trong quá trình điều trị. Bảng 6. Khả năng lây lan bệnh trong thời gian điều trị thỏ nấm Loại thỏ Tổng đàn Số thỏ điều trị Số thỏ khỏi Tỷ lệ khỏi (%) Số bị lại sau 4 tuần Tỷ lệ/ số khỏi (%) Số thỏ bị bệnh them Tỷ lệ/ tổng đàn (%) *Không cách ly thỏ bệnh n = 3 trại Sinh sản 266 79 62 78,86 20 31,45 9 3,38 Hậu bị 2-4 tháng 374 161 99 61,76 34 34,37 37 9,89 Cai sữa: 1-2 tháng tuổi 606 387 206 53,32 96 46,68 81 13,36 Theo mẹ 648 259 90 34,88 47 51,46 33 5,10 Cộng 1 1894 890 500 56,21 175 35,06 160 8,45 *Có cách ly thỏ bệnh: n= 2 trại Sinh sản 89 25 21 83,07 4 20,71 1 1,13 Hậu bị 2-4 tháng 112 40 33 82,34 7 22,63 4 3,58 Cai sữa 1-2 tháng 152 97 69 71,09 21 30,74 7 4,62 Theo mẹ 204 65 30 46,50 10 33,89 5 2,45 Công 2 557 223 167 74,95 39 23,09 17 3,05 *Toàn đàn 2451 1113 667 65,58 214 29,08 177 5,75 Trong thời gian điều trị thỏ nấm, số thỏ chữa khỏi bị tái nhiễm và số thỏ khoẻ mới bị bệnh thêm được theo dõi theo hai lô điều trị không cách ly thỏ nấm và điều trị cách ly thỏ nấm trong vòng 4 tuần, kết quả thu được ở Bảng 6. Bảng 6 cho thấy, số thỏ được chữa khỏi bênh bị tái nhiễm là tương đương nhau ở lô điều tri cách ly so với điều trị không cách ly song số thỏ mới nhiễm bệnh là cao hơn rõ rệt ở lô điều trị không cách ly. NGUYÊN KIM LIN – Giải pháp khắc phục bệnh nấm da .. 69 Xử lý môi trường chuồng nuôi chống tái nhiễm Qua theo dõi tổng số 5 trang trại bị bệnh nấm da thỏ từ năm 2005 đến 7/2008 cho thấy, sau khi điều trị thỏ vẫn tái nhiễm, và bị mới, hầu hết thỏ con theo mẹ và thỏ sau cai sữa sau vài đợt điều trị thường sinh ra ỉa chảy và chết. Do đó, việc điều trị liên miên gây tốn kém và không hiệu quả. Kết quả phân tích trình bày tại Bảng 7. Bảng 7. Kết quả xử lý chống nấm không gian chuồng nuôi Các chỉ tiêu Trại 1 Trại 2 Trại 3 Trại 4 Địa chỉ Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Tây Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Tây Phú Sơn, Ba Vì, Hà Tây Cấp Tiến, Tiên Lãng, Hải Phòng Phương pháp che phủ Bạt dứa xung quanh, đóng cửa Bạt dứa xung quanh, đóng cửa Bạt dứa xung quanh, đóng cửa Bạt dứa xung quanh, đóng cửa *Lần thứ nhất Xử lý xông 9gr thuốc tím + 18ml foocmon/m3 10/10/2007 10/10/2007 15/10/2007 11/3/2008 Mở bạt 17/10/2007 17/10/2007 22/10/2007 18/3/2008 Đặt thạch 10 phút 20/10/207 20/10/2007 25/10/2007 21/3/2008 Số đĩa thạch 6 4 5 8 Số đĩa có nấm bệnh 6 4 2 3 Khuẩn lạc/đĩa 7,2 9,6 1,5 2 *Lần thứ hai Xử lý xông 9gr thuốc tím + 18ml phoocmon/m3 31/10/2007 31/10/2007 - - Số đĩa thạch 6 4 - - Số đĩa có nấm bệnh 0 0 - - Trang trại quy mô lớn nhất 250 thỏ cái của ông Nguyễn Viết Lân xã Yên Bài, Ba Vì, Hà Tây đã tiêu huỷ toàn bộ đàn thỏ và xoá trại, chuyển sang trồng nấm. 4 trang trại còn lại được sử dụng thuốc tím 9g/m3 và fooc môn 18ml/m3 để xử lý không gian chuồng nuôi, phương pháp tiến hành như sau: Dùng vải bạt che kín xung quanh chuồng. Xử lý và đóng kín cửa để 1 tuần rồi mở cửa, bỏ vải bạt che phủ xung quanh ra, sau 3 ngày đặt đĩa thạch vào các vị trí phân bố đều trong chuồng để 10 phút rồi đem về phòng thí nghiệm phân tích. Bảng 7 cho thấy, sau khi kiểm tra trên thạch thấy trong 4 trại nuôi thỏ có 2 chuồng nuôi thỏ tại Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Tây còn các khuẩn lạc nấm bệnh mọc mức độ 7,2 và 9,6 khuẩn lac/đĩa, 02 chuồng thỏ của trang trại số 3 và 4 nhiều đĩa thạch thấy khuẩn lạc nấm bệnh, có một vài đĩa thạch có 1-3 đĩa khuẩn lạc mọc/đĩa, trung bình 1,5 và 2 khuẩn lạc/đĩa; đã tiến hành xông hốn hợp thuốc tím (9g/m3) và phóc môn 18 ml/m3 lần thứ hai sau lần thứ nhất 3 tuần, sau 1 tuần ủ và 2 ngày mở cho thông thoáng mỗi chuồng đặt lại 5 đĩa thạch Sabouraud trong 10 phút rồi đưa về phòng thí nghiệm kiểm tra, kết quả tất cả các đĩa thạch đều không còn nấm bệnh mọc. Các chuồng nuôi thỏ của cả 4 trang trại được xử lý xông hỗn hợp thuốc tím và phóc môn như trên được đưa những thỏ khỏi bệnh và khoẻ mạnh (loại hết các thỏ có vết da bệnh) vào nuôi và theo dõi đến tháng 7/2008, thỏ sinh trưởng phát triển bình thường, trên các lứa tuổi thỏ từ theo mẹ đến cai sữa, hậu bị và sinh sản đều không thấy hiện tượng bệnh xuất hiện trở lại. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20-Tháng 10-2009 70 Xây dựng quy trình công nghệ xử lý bệnh nấm da thỏ Để điều trị triệt để bệnh nấm da thỏ cần thực hiện nghiêm ngặt một số giải pháp tổng hợp sau: Cách ly toàn bộ thỏ bệnh ra một khu chuồng riêng biệt. Dùng thuốc nấm của Bộ môn Vệ sinh thú y, Viện Thú y) bôi vào vùng da bệnh liên tục 4-5 ngày (1lần/ngày). Tăng cường ánh sáng và hạn chế độ ẩm chuồng nuôi thỏ. Vệ sinh tẩy uế chuồng nuôi thỏ, phun foormon, rắc vôi bột để hạn chế lây lan bệnh. Trường hợp bệnh tiếp tục lan rộng cần loại thải toàn bộ thỏ bệnh, thực hiện chống chuồng và xông chuồng bằng hỗn hợp thuốc tím và foormon như sau: => Chuyển hết thỏ bệnh ra khỏi chuồng (để trống chuồng) => Che chắn kín chuồng để giữ hơi xông được lâu (cửa, bạt....) => Xông chuồng: 9gr thuốc tím + 18 ml foormon/m3 không khí chuồng nuôi đã che chắn kín (7-10 ngày) => Mở bạt che và cửa cho thông thoáng 1 tuần trước khi đưa thỏ vào nuôi lại. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Sử dụng Thuốc trị nấm da thỏ của Bộ môn Vệ sinh thú y-Viện Thú y điều trị bệnh nấm da thỏ đạt hiệu quả cao 85-90% trên thỏ trưởng thành mắc bệnh nhẹ mức (+) và (+ +), thỏ mắc bệnh nặng và các giai đoạn thỏ theo mẹ, sau cai sữa tỷ lệ khỏi bệnh thấp hơn. Sau khi được điều trị khỏi bệnh, thỏ dễ mắc bệnh nấm da trở lại nhất là đối với thỏ non (theo mẹ và sau cai sữa). Tỷ lệ thỏ tái nhiễm bệnh sau điều trị 4 tuần là khoảng 28-31% ở thỏ trưởng thành và hậu bị, khoảng 45 - 47% ở thỏ theo mẹ và cai sữa. Bệnh nấm da thỏ lây lan mạnh, từ thỏ bệnh sang thỏ khoẻ nuôi cùng chuồng, việc điều trị cách ly những thỏ nấm có tác dụng giảm mức độ lây lan bệnh trong đàn (3,05% so với 8,45%). Sử dụng hỗn hợp thuốc tím 9 gr/m3 và foocmon 18ml/m3 để xông và ủ kín không gian chuồng nuôi trong thời gian 7 ngày có hiệu quả tốt đối với việc vệ sinh môi trường chuồng trại chống tái nhiễm. Đề nghị Công nhận kết quả nghiên cứu sử dụng thuốc trị nấm da thỏ và phương pháp xông chuồng trại bằng hỗn hợp thuốc tím và phóc môn của đề tài là tiến bộ kỹ thuật. Công nhận quy trình xử lý chống bệnh nấm và cho phép ứng dụng trong sản xuất để khắc phục bệnh nấm da trên thỏ. Một số nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy bệnh nấm da có lây sang người. Tiếp tục nghiên cứu về khả năng lây lan sang người và các giải pháp khắc phục. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nhà xuất bản Văn hoá, (1996). Kỹ thuật xét nghiệm Vi sinh vật y học. Candida albicans. Candida albicans. Nguyen MH, Peacock JE Jr, Morris AJ, Tanner DC, Nguyen ML, Snydman DR, Wagener MM, Rinaldi MG, Yu VL, (1996). The changing face of candidemia: emergence of non-Candida albicans species and antifungal resistance.Jun ;100(6): P.617-623. *Người phản biện : Ths. Tăng Xuân Lưu ; Ths. Nguyễn Thế Hùng (VTY).
Tài liệu liên quan