Chăn nuôi bò có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của người dân ở huyện EaKar. Trong
khoảng 10 năm gần đây (1999-2008), số lượng đàn gia súc của huyện tăng đáng kể (Đồ thị 1).
Số bò, trâu và lợn tăng lần lượt 2,7; 3,2 và 2,2 lần (năm 2008 so với 1999). Tốc độ tăng bình
quân đàn bò 17,3%/năm, đàn trâu 18,5% và đàn heo 10,9% (P.Thống kê huy ện EaKar, 2008).
Ngoài giống bòđịa ph ương và bò Red Sindhi, các giống bò thịt nổi tiếng trên thế giới như
Charolaise, Limousin, Abocdane, RedAngus, Droughtmaster và Brahman đã được đưa vào lai
với bò cái lai Red Sindhi cho ra đời con 3 máu có năng suất và phẩm chất thịt hơn hẳn các
giống bò địa phương (Trạmkhuyếnnông huy ện EaKar, 2002-2008). Năm 2008 tổng đàn bò
toàn huyện 27.081 con. Trong đó,tỷ lệ bò lai các loại chiếm 46,02% (Phòng Thống Kê huyện
EaKar, 2008), tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ bò lai tại ĐăkLăk là 17% và cảnước là
30% (Cục Chăn nuôi, 2006). Mục tiêu phát triển chăn nuôi bò của huyện đến 2010 đạt tổng
đàn 60.000 con, trong đó tỷ lệ bò lai các loại chiếm 60%,huy ện EaKar sẽ trở thành vùng
chuyên canh sản xuất bò thịt chất lượng cao phục vụ thị trường nội tỉnhvà các TP lân cận
(UBND tỉnh ĐăkLăk, 2007). Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt
trong nông hộ tại huyện Eakar,nhằm cung cấp thông tin cho các chương trình, dự án và chiến
lược phát triển chăn nuôi bò thịt của huyện Ea kar v à tỉnh ĐăkLăk.
8 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 3877 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khoa học hiện trạng chăn nuôi bò thịt ở nông hộ tại huyện eakar tỉnh đắklắk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN TIẾN DŨNG - Hiện trạng chăn nuôi bò thịt ở nông hộ...
1
HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở NÔNG HỘ TẠI HUYỆN EAKAR
TỈNH ĐẮKLẮK
Văn Tiến Dũng1*, Lê Đức Ngoan2 và Lê Đình Phùng2
1Trường Đại học Tây Nguyên; 2Trường Đại học Nông Lâm Huế
*Tác giả liên hệ: Văn Tiến Dũng, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên - TP.Buôn Ma Thuột
Tel: 0914.075.140 ; Email: vtdung63@yahoo.com
ABSTRACT
Current situation of beef cattle production at Eakar district, Daklak province
This study aimed at evaluating current situation of beef cattle production at EaKar district. The study was done
on three communes of EaDar, CưNi và EaPal. Primary data quantifying the current situation of beef production
was collected on 60 beef raising households of each commune. Results showed that annual increased number of
cattle of EaKar district from 1999 to 2008 was 17.31%. Crossbred cattle occupied a high percentage in total
cattle, 46.02%, in which Red Sindhi crossbred was dominant. About 67.8 % surveyed households had a small
cattle production scale with less than 5 cattle/household. From 66.67% to 100% households used natural grasses
as cattle feed. About 33% and 43% of surveyed households at EaDar and CưNi communes, respectively planted
grasses for cattle production, while it was 9% only for EaPal commune. Apart from cut and carried grasses,
agricultural by products and concentrate feeds were provided for cattle at their cages. From 36.67 to 90%
surveyed households applied free raising cattle production. This percentage was highest for ethnic households.
All surveyed households had cattle houses and about 87% of households have their cattle vaccinated. From
aspects of production scale, cattle genotypes, feed and feeding and management, it can be concluded that cattle
production systems at EaDar and CưNi communes were much intensive than that at EaPal commune.
Key words: Beef production, current situation, Eakar.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi bò có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của người dân ở huyện EaKar. Trong
khoảng 10 năm gần đây (1999-2008), số lượng đàn gia súc của huyện tăng đáng kể (Đồ thị 1).
Số bò, trâu và lợn tăng lần lượt 2,7; 3,2 và 2,2 lần (năm 2008 so với 1999). Tốc độ tăng bình
quân đàn bò 17,3%/năm, đàn trâu 18,5% và đàn heo 10,9% (P.Thống kê huyện EaKar, 2008).
Ngoài giống bò địa phương và bò Red Sindhi, các giống bò thịt nổi tiếng trên thế giới như
Charolaise, Limousin, Abocdane, RedAngus, Droughtmaster và Brahman đã được đưa vào lai
với bò cái lai Red Sindhi cho ra đời con 3 máu có năng suất và phẩm chất thịt hơn hẳn các
giống bò địa phương (Trạm khuyến nông huyện EaKar, 2002-2008). Năm 2008 tổng đàn bò
toàn huyện 27.081 con. Trong đó, tỷ lệ bò lai các loại chiếm 46,02% (Phòng Thống Kê huyện
EaKar, 2008), tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ bò lai tại ĐăkLăk là 17% và cả nước là
30% (Cục Chăn nuôi, 2006). Mục tiêu phát triển chăn nuôi bò của huyện đến 2010 đạt tổng
đàn 60.000 con, trong đó tỷ lệ bò lai các loại chiếm 60%, huyện EaKar sẽ trở thành vùng
chuyên canh sản xuất bò thịt chất lượng cao phục vụ thị trường nội tỉnh và các TP lân cận
(UBND tỉnh ĐăkLăk, 2007). Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt
trong nông hộ tại huyện Eakar, nhằm cung cấp thông tin cho các chương trình, dự án và chiến
lược phát triển chăn nuôi bò thịt của huyện Ea kar và tỉnh ĐăkLăk.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Tổng đàn bò của huyện năm 2008 là 27.081 con, các xã có số lượng đàn bò lớn nhất là EaDar:
2.245 con; CưNi: 3.495 con và EaPal: 2.105 con. Đây là 3 xã đặc trưng nhất về phương thức
chăn nuôi bò thịt tại huyện Eakar. Xã EaDar và CưNi là 2 xã người Kinh sinh sống và xã
EaPal là người Dân tộc thiểu số. Mỗi xã, chúng tôi điều tra 60 hộ có chăn nuôi bò thịt.
Thông tin thu thập từ các nông hộ gồm: quy mô chăn nuôi bò, cơ cấu giống, cơ cấu đàn,
phương thức chăn nuôi, tình hình nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý, nguồn thức ăn, cách cho ăn,
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 19-Tháng 8 -2009
2
kỹ thuật chăm sóc các loại bê/bò, tình hình chuồng trại, tình hình dịch bệnh, tình hình thị
trường bò thịt. Các thông tin cần thiết cho lượng hóa, các chỉ tiêu đánh giá hiện trạng chăn
nuôi bò thịt tại hộ nông dân được thu thập thông qua Bảng hỏi. Bảng hỏi được soạn và kiểm
tra về tính hợp lý tại hiện trường trước khi được sử dụng chính thức. Chọn hộ điều tra theo các
tiêu chí: có chăn nuôi bò thịt, có tham gia sản xuất nông nghiệp, có hoạt động sản xuất trồng
trọt và chăn nuôi, có lao động, có đất đai. Ngoài các thông tin sơ cấp được thu thập từ điều tra
bằng bảng hỏi, các thông tin thứ cấp về biến động đàn gia súc cũng như các chủ trương chính
sách của huyện về phát triển chăn nuôi bò thịt được thu thập từ các phòng ban của huyện
EaKar và UBND tỉnh ĐăkLăk.
Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả. Tất cả các số liệu được mã hóa và
quản lý bằng phần mềm Excel (2003) và xử lý bằng phần mềm Genstat 7.0 (2000).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Qui mô chăn nuôi bò của các hộ điều tra
Quy mô chăn nuôi bò của các hộ điều tra của các xã được trình bày ở Bảng 1.
Bảng 1. Qui mô chăn nuôi bò của các hộ điều tra
Qui mô chăn nuôi (con/hộ) Chỉ tiêu
<5 con 5-10 con 11-20 con Tổng số
EaDar
Số hộ 41 16 3 60
Tỷ lệ (%) 68,3 26,7 5,0 100
Số bò (con) 175 109 55 339
Tỷ lệ (%) 51,6 32,2 16,2 100
CưNi
Số hộ 38 17 5 60
Tỷ lệ (%) 63,3 28,3 8,4 100
Số bò (con) 163 127 83 373
Tỷ lệ (%) 43,7 34,1 22,2 100
EaPal
Số hộ 43 11 6 60
Tỷ lệ (%) 71,7 18,3 10,0 100
Số bò (con) 126 95 67 288
Tỷ lệ (%) 43,8 33,0 23,2 100
Kết quả cho thấy, tỷ lệ hộ nuôi bò với quy mô nhỏ hơn 5 con/hộ chiếm từ 63 - 71%; quy mô
từ 5 -10 con chiếm 18 - 28% và quy mô nuôi 11-20 con chiếm 5 - 10% trong tổng số hộ điều
tra. Xét bình quân trên toàn bộ các xã điều tra: có 68% hộ có quy mô 1-5 con; 24% hộ nuôi 5-
10 con và 8% hộ nuôi 11-20 con. Tại xã EaPal các hộ nuôi 11-20 con, cao hơn 2 xã còn lại.
Cơ cấu giống bò của các hộ điều tra
VĂN TIẾN DŨNG - Hiện trạng chăn nuôi bò thịt ở nông hộ...
3
Bảng 2. Cơ cấu giống bò của các hộ điều tra
Cơ cấu giống bò trong hộ Cơ cấu giống
<5 6-10 11-20 Tổng
EaDar
Bò địa phương (con) 85 45 24 154
Tỷ lệ trong tổng số (%) 25,0 13,2 7,0 45,4
Bò lai (con) 90 64 31 185
Tỷ lệ trong tổng số (%) 26,5 18,8 9,1 54,5
Bò Lai Sind (con) 49 37 15 101
Tỷ lệ trong tổng số (%) 14,4 10,9 4,4 29,7
Bò Lai Brahman (con) 25 19 9 53
Tỷ lệ trong tổng số (%) 7,3 5,6 2,6 15,6
Bò Lai khác (con) 16 8 7 31
Tỷ lệ trong tổng số (%) 4,7 2,3 2,0 9,1
CưNi
Bò địa phương (con) 79 55 40 174
Tỷ lệ trong tổng số (%) 21,1 14,7 10,7 46,6
Bò lai (con) 84 72 43 199
Tỷ lệ trong tổng số (%) 22,5 19,3 11,5 53,3
Bò Lai Sind (con) 43 33 21 97
Tỷ lệ trong tổng số (%) 11,5 8,8 5,6 26,0
Bò Lai Brahman (con) 26 25 14 65
Tỷ lệ trong tổng số (%) 6,97 6,70 3,75 17,4
Bò Lai khác (con) 15 14 8 37
Tỷ lệ trong tổng số (%) 4,0 3,7 2,1 9,9
EaPal
Bò địa phương (con) 95 61 45 201
Tỷ lệ trong tổng số (%) 32,99 21,18 15,63 69,79
Bò lai (con) 31 34 22 87
Tỷ lệ trong tổng số (%) 10,76 11,81 7,64 29,21
Bò Lai Sind (con) 21 19 14 54
Tỷ lệ trong tổng số (%) 7,29 6,60 4,86 18,75
Bò Lai Brahman (con) 7 15 8 30
Tỷ lệ trong tổng số (%) 2,43 5,21 2,78 10,42
Bò Lai khác (con) 3 0 0 3
Tỷ lệ trong tổng số (%) 1,04 0,0 0,0 1,04
Bò lai khác là các con lai giữa bò cái Lai Sind (Vàng x Red Sindhi) với các giống thuần Brahman,Charolaise,
Limousin, Abocdane, RedAngus và Droughtmaster
Nguyên nhân là, tại đây các hộ đồng bào dân tộc ít người tận dụng lợi thế đồng cỏ sẵn có để
phát triển về số lượng bò và chăn nuôi theo phương thức quảng canh. Nguyễn kim Đường
(2008), cho biết điều tra hiện trạng chăn nuôi bò tại các huyện miền núi, tỉnh Nghệ An, quy
mô hộ nuôi 1-3 con chiếm 58,33%; nuôi 4 - 6 con là 29,67%; nuôi 7-9 con là 8,67% và nuôi >
10 con là 3,3%. Nguyễn Tuấn Hùng (2005), tại huyện M’Drăk, tỉnh Dăk Lăk cho biết, số hộ
nuôi bò 40con/hộ chiếm 5,42%. Như vậy, một thực
trạng chăn nuôi bò trong nông hộ tại các tỉnh vùng núi cao Việt Nam hiện nay tồn tại chủ yếu
ở hình thức nuôi nhỏ lẻ, đa số nông hộ nuôi theo quy mô từ 1-5 con.
Bảng 2 cho thấy, tỷ lệ đàn bò lai của các hộ điều tra là 46%, bò lai Sind 24% và bò địa
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 19-Tháng 8 -2009
4
phương 54% (Bảng 2). Bò lai phổ biến là con lai giữa bò Vàng và bò Red Sindhi, bò Vàng và
bò Brahman và con lai 3 máu giữa bò Lai sind (Vàng x Red Sindhi) với bò đực các giống
chuyên thịt như: Charolais, Droughmaster, Limousine và Redangus. Tỷ lệ bò lai của huyện
cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ bò lai của tỉnh (46% so với 17%; Sở Nông nghiệp và PTNT
ĐăcLăk, 2007). Đây là một lợi thế của huyện EaKar trong phát triển chăn nuôi bò thịt. Trong
các xã điều tra, xã Ea Dar có tỷ lệ bò lai cao nhất (54%) và xã EaPal có tỷ lệ bò lai thấp hơn
(29%). Tỷ lệ bò lai thấp trong cơ cấu giống bò luôn gắn với phương thức chăn nuôi quảng
canh của các hộ chăn nuôi là đồng bào dân tộc. Bò Lai sind là đối tượng chính trong cơ cấu
đàn bò lai của các hộ điều tra, tỷ lệ bò Laisind cao trong tổng đàn là một lợi thế trong việc
phát triển chăn nuôi bò thịt 3/4 máu ngoại tại huyện EaKar. Vũ Chí Cương (2007), điều tra
Tây Nguyên cho biết, huyện Ea Kar có tỷ lệ bò lai chiếm 52% và bò lai Sind 17,5%. Theo
Nguyễn Kim Đường (2008), tại các huyện miền núi và đồng bằng Nghệ An công bố, tỷ lệ bò
Lai sind nuôi ở nông hộ là 36,03% và bò vàng 63,97%. Như vậy, ngoài hai nhóm bò vàng và
bò Lai sind, hiện nay các nông hộ tại huyện Ea kar đã chú trọng phát triển các nhóm bò lai
chuyên thịt nhằm nâng cao năng suất và thu nhập trong quá trình sản xuất. Bảng 2 còn cho
thấy, tại các hộ có tỷ lệ bò lai cao luôn gắn với quy mô chăn nuôi nhỏ, bò lai cao nhất ở hộ có
quy mô chăn nuôi <5con và tỷ lệ giảm dần khi quy mô đàn nuôi tăng lên. Có thể đây là chiến
lược “giảm số lượng, tăng chất lượng” của các hộ chăn nuôi bò tại địa phương.
Tình hình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý bò của các hộ điều tra
Tình hình sử dụng các nguồn thức ăn, nước uống, dự trữ và chế biến thức ăn trong chăn nuôi
bò của các hộ điều tra tại Bảng 3. Kết quả cho thấy, tỷ lệ các hộ có sử dụng cỏ tự nhiên để
nuôi bò tương đối cao (67; 82 và 100%) lần lượt cho các xã EaDar, CưNi và EaPal. Kết quả
này giống với Nguyễn Tuấn Hùng (2005), tại M’Drăk - Đăk Lăk cho biết 100% nông hộ nuôi
bò sử dụng đồng cỏ tự nhiên và các nguồn thức ăn sẵn có để nuôi bò. Điều này có thể giải
thích tại Tây Nguyên, dựa vào điều kiện thuận lợi khí hậu về mùa mưa thảm thực vật rất đa
dạng và phong phú cùng với đồng cỏ chăn thả sẵn có, nên người dân đã lấy cỏ tự nhiên làm
nguồn thức ăn chính cho đàn bò trong năm. Để giải quyết thiếu hụt thức ăn, đặc biệt là thức ăn
xanh vào mùa khô, các hộ chăn nuôi bò đã trồng các giống cỏ Voi, cỏ Sả, cỏ Sữa, cỏ Mật
đựơc nông hộ trồng phổ biến, giống cỏ VA06 đang trồng thử nghiệm.
Tỷ lệ các hộ trồng cỏ nuôi bò tại EaDar, CưNi và EaPal là 43; 34 và 9% trong tổng số các hộ
điều tra. Theo Vũ Chí Cương (2005), kết quả điều tra tại huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk cho biết
có tới 47% hộ nuôi bò trồng cây thức ăn xanh, trong đó 36% hộ trồng cỏ Voi và 11% hộ
trồng cây họ đậu. Ngoài việc sử dụng cỏ trồng, một số hộ điều tra tại hai xã EaDar và CưNi có
bổ sung TĂ tinh, nước uống tại chuồng cho bò, các hộ tại xã EaPal không bổ sung TĂ tinh và
nước uống tại chuồng cho bò. Do các hộ chăn nuôi bò quảng canh với con giống chủ yếu là bò
địa phương và dựa vào nguồn cỏ tự nhiên ở các bãi chăn. Các hộ nuôi bò tại EaKar áp dụng
ba hình thức nuôi chủ yếu: nuôi nhốt, bò được cho ăn thức ăn thô xanh và thức ăn tinh tại
chuồng; nuôi kết hợp, ngoài thời gian chăn thả 5-7 giờ chăn thả trên đồng cỏ, bò được bổ sung
thức ăn xanh vào ban đêm tại chuồng; nuôi thả tự do, bò được thả 5-7 giờ ngoài bãi chăn và
bổ sung thêm thức ăn xanh tại chuồng vào thời điểm mùa khô khi nguồn cỏ tự nhiên cạn kiệt.
Bảng 3. Tình hình sử dụng thức ăn, nước uống chăn nuôi bò của các hộ điều tra
EaDar CưNi EaPal Tính chung Chỉ tiêu
Số hộ
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
Số
hộ
Tỷ lệ
(%)
Số
hộ
Tỷ lệ
(%)
Số
hộ
Tỷ lệ
(%)
Cỏ tự nhiên
Tổng 40 66,7 49 81,7 60 100,0 149 82,8
Cỏ trồng
VĂN TIẾN DŨNG - Hiện trạng chăn nuôi bò thịt ở nông hộ...
5
Cỏ sả 49 81,7 31 51,7 14 23,3 94 52,2
Cỏ voi 37 61,7 35 58,3 8 13,3 80 44,4
Cỏ mật 6 10,0 0 0 0 0,00 6 3,3
Cỏ sữa 12 20,0 15 25,0 0 0,00 27 15,0
Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp
Rơm lúa tươi 14 23,3 27 45,0 13 21,7 54 30,0
Thân cây ngô sau thu bắp 36 60,0 45 75,0 25 41,7 106 58,9
Bẹ bắp tươi 6 10,0 8 13,3 17 28,3 31 17,2
Lá mía tươi 3 5,0 21 35,0 0 0,00 24 13,3
Sử dụng thức ăn tinh bổ sung
Cám gạo 27 45,0 12 20,0 0 0,00 39 21,7
Ngô 11 18,3 8 13,3 0 0,00 19 10,6
Sắn khô 24 40,0 19 31,7 0 0,00 43 23,9
Dự trữ và chế biến thức ăn cho bò
Rơm khô 32 53,3 46 76,7 13 21,7 91 50,6
Thân cây bắp khô 4 6,7 8 13,3 24 40,0 36 20,0
Vỏ bắp khô 5 8,3 3 5,0 0 0,00 8 4,4
Rơm ủ urê 4 6,7 9 15,0 0 0,00 13 7,2
Thân cây bắp ủ urê 3 5,0 12 20,0 0 0,00 15 8,3
Nguồn nước uống
Ao, hồ, suối, mương 43 71,7 51 85,0 60 100 154 85,6
Giếng 35 58,3 42 70,0 17 28,3 94 52,2
Cho uống nước tại chuồng 17 28,3 9 15,0 0 0,00 26 14,4
Bảng 4 cho thấy, tỷ lệ các hộ nuôi bò nhốt chuồng tại các xã EaDar, CưNi và EaPal là 28,3;
11,7 và 0%. Đa số các hộ nuôi nhốt bò tại chuồng, thuộc nhóm hộ nuôi <5 con. Tỷ lệ các hộ
nuôi bò thả tự do tăng dần từ các xã EaDar, CưNi và EaPal là 36,67; 55,0 và 90,0%. Theo
Phạm Thế Huệ (2006), tại huyện M’Drăk - Đăk Lăk công bố các hộ nuôi bò theo phương thức
chăn thả tự do 88,49%; nuôi kết hợp 8,84% và nuôi nhốt 2,65%.
Bảng 5 là kết quả điều tra tại 3 xã cho thấy 100% các hộ đều có chuồng nuôi bò, tỷ lệ hộ có
chuồng bò kiên cố chiếm 68,9%, chuồng bò bán kiên cố 25,0% và chuồng thô sơ 6,1%, tỷ lệ
đàn bò được tiêm phòng 87%, đây là tỷ lệ tương đối cao. Theo kết quả điều tra của Vũ Chí
Cương và Cộng sự (2005), tại 3 huyện Krông Ana, Lăk và Ea Kar thuộc tỉnh Đăk Lăk cho biết
huyện Ea Kar có 100% các hộ có chuồng nuôi bò, tỷ lệ tiêm phòng cho bò tại các hộ chiếm
83,4 – 98% và huyện Ea kar có tỷ lệ tiêm phòng cho đàn bò là cao nhất. Theo báo cáo của
Trạm thú y huyện từ 2005-2006 chưa xuất hiện dịch lở mồm long móng trên địa bàn huyện.
Kết quả cũng cho thấy, việc sử dụng các loại hoá chất tẩy trừ nội, ngoại kí sinh trùng và thuốc
bổ cho đàn bò tại xã EaPal luôn thấp hơn so với hai xã còn lại. Điều này có thể do các hộ chăn
nuôi xã EaPal phát triển chăn nuôi bò theo phương thức quảng canh nên chưa có sự đầu tư
thích đáng về kĩ thuật và kinh phí cho đàn bò.
Bảng 4. Phương thức nuôi dưỡng theo quy mô đàn bò của các hộ điều tra
Nhóm qui mô Chỉ tiêu
<5 6-10 11-20 Tổng số
EaDar
Số hộ 41 16 3 60
Nuôi nhốt 15 2 0 17
Tỷ lệ (%) 25,0 3,3 0 28,3
Nuôi kết hợp 17 4 0 21
Tỷ lệ (%) 28,3 6,7 0 35,0
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 19-Tháng 8 -2009
6
Nuôi thả tự do 9 10 3 22
Tỷ lệ (%) 15,0 16,7 5,0 36,7
CưNi
Số hộ 38 17 5 60
Nuôi nhốt 5 2 0 7
Tỷ lệ (%) 8,3 3,3 0 11,6
Nuôi kết hợp 13 6 1 20
Tỷ lệ (%) 21,7 10,0 1,6 33,3
Nuôi thả tự do 20 9 4 33
Tỷ lệ (%) 33,3 15,0 6,7 55,0
EaPal
Số hộ 43 11 6 60
Nuôi kết hợp 4 2 0 6
Tỷ lệ (%) 6,7 3,3 0 10,0
Nuôi thả tự do 33 15 6 54
Tỷ lệ (%) 55,0 25,0 10,0 90,0
Bảng 5. Chuồng trại và các biện pháp thú y cho chăn nuôi bò của các hộ điều tra
EaDar CưNi EaPal Tính chung Chỉ tiêu
Số hộ
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
Số
hộ
Tỷ lệ
(%)
Số
hộ
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
Chuồng trại
Có chuồng 60 100,0 60 100,0 60 100,0 180 100,0
Kiên cố 47 78,3 51 85,0 26 43,3 124 68,9
Bán kiên cố 13 21,7 7 11,7 25 41,7 45 25,0
Thô sơ 0 0,0 2 3,3 9 15,0 11 6,1
Kĩ thuật Thú y
Tiêm phòng 53 88,3 56 93,3 48 80,0 157 87,2
Tẩy kí nội sinh trùng 21 35,0 17 28,3 6 10,0 44 24,4
Tẩy ngoại kí sinh trùng 38 63,3 25 41,7 9 15,0 72 40,0
Bổ sung thuốc bổ 11 18,3 8 13,3 0 0,0 19 10,6
Công tác khuyến khích chăn nuôi bò
Huyện Eakar có 2 cán bộ làm công tác khuyến nuôi, hệ thống khuyến nông cơ sở gồm 15
người, TB mỗi xã và thị trấn có 1 người, mỗi thôn có 1-2 cộng tác viên khuyến nông. Với đội
ngũ khuyến nông viên nói trên trạm khuyến nông có thể đảm nhiệm công việc triển khai các
lớp tập huấn kỹ thuật về phương pháp dự trữ chế biến thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp, kỹ
thuật trồng cỏ, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò cho cán bộ khuyến nông thôn bản và người
chăn nuôi. Trên địa bàn huyện đã có 12 dẫn tinh viên có trình độ trung cấp. Kết quả thụ tinh
nhân tạo (TTNT) cho đàn bò trong giai đoạn 2003-2007 (Bảng 6)
VĂN TIẾN DŨNG - Hiện trạng chăn nuôi bò thịt ở nông hộ...
7
Bảng 6. Kết quả thụ tinh nhân tạo phát triển đàn bò tại huyện EaKar
Năm Số lượng
bò cái
thụ tinh
(con)
Số lượng
bò có thai
(con)
Tỷ lệ đậu
thai (%)
Số lượng
bê sinh ra
từ bò có
thai (con)
Tỷ lệ
bê sinh ra
từ bò có
thai (%)
Tỷ lệ
bò có thai
sinh con
(%)
Tỷ lệ
bò có thai
không sinh
con (%)
2003 450 315 70,0 275 87,3 61,1 12,7
2004 1.243 895 72,03 783 87,5 62,3 12,5
2005 1.746 1.34 76,7 1.187 88,6 68,0 11,4
2006 1.950 1.505 77,2 1.378 91,6 70,7 8,4
2007 1.450 1.188 81,9 1.093 92,0 75,4 8,0
Nguồn: Trạm khuyến nông huyện EaKar (2003-2007)
Kết quả cho thấy, trình độ của các dẫn tinh viên là rất tốt. Tỷ lệ bò đậu thai bằng TTNT đạt từ
70 - 81,9%. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác cải tạo và nâng cao chất lượng đàn bò
hiện có tại địa phương. Tỷ lệ bò có thai nhưng không sinh con giảm dần qua các năm, tuy
nhiên, tỷ lệ này tương đối cao chiếm 8,0 - 12,7 tính từ năm 2003 đến 2007. Nguyên nhân, mùa
động dục và phối giống của bò cái vào tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Bò phải chịu một thời
gian dài mùa khô hạn khắc nghiệt tại Tây nguyên, thời điểm mad nguồn TĂ thiếu hụt đã ảnh
hưởng đến khả năng sinh sản của đàn bò cái. Nông hộ cần phải có kế hoạch dự trữ thức ăn cho
bò cái, nhằm giảm hiện tượng có thai nhưng bị sảy thai hoặc chết thai do yếu tố dinh dưỡng.
Một số đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi bò
Ea Kar là một huyện có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt. Năm 2008 tổng đàn bò
của huyện là 27.081 con, tỷ lệ bò lai đạt 46,02%. Kế hoạch của huyện, đến năm 2010 tổng đàn
bò đạt 60.000 con, tỷ lệ bò lai các giống chuyên thịt đạt 60%. Như vậy, cần có những định
hướng và giải pháp thực hiện đồng bộ về các lĩnh vực sau: Công tác giống: Tăng cường sử
dụng các giống bò thịt chất lượng cao như Brahman, Droughmaster, Limousine, Red Angus...
cho lai với đàn bò cái nền lai Sind nhằm tạo ra những thế hệ con lai có năng suất và chất
lượng thịt cao. Công tác thức ăn: Tiến hành các nghiên cứu sâu về quy trình bảo quản, chế
biến và sử dụng các loại thức ăn có sẵn tại địa phương, đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng cho
đàn bò trong điều kiện Tây Nguyên. Nghiên cứu phát triển các loại cây thức ăn xanh năng
suất, chất lượng cao và khả năng chịu hạn tốt, phục vụ cho nuôi bò cái sinh sản và bò thịt
thâm canh. Cải tạo các vùng đồng cỏ chăn thả năng suất thấp, kém hiệu quả đáp ứng nhu cầu
thức ăn xanh cho đàn bò ngày càng tăng. Chăm sóc và nuôi dưỡng: Nghiên cứu xây dựng
quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất thịt và khả năng
sinh sản cho đàn bò cái. Xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi bò thịt thâm canh đáp
ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi theo hình thức sản xuất phục vụ thị trường hàng hoá. Công
tác thú y và phòng bệnh: Nâng cao năng lực cho đội ngũ Thú y viên nhằm tăng cường công
tác tiêm phòng, kiểm soát dịch bệnh cho đàn bò. Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh.Tập huấn
kĩ thuật nhằm nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống dịch bệnh gia súc. Chính sách
và thể chế: Chính quyền địa phương cần đặc biệt quan t