Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát triển thì phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, công nghệ mới, tăng cường công tác quản lý …. Mặt khác, doanh nghiệp phải đáp ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng.
Như vậy, sự phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu đặt lên hàng đầu là tối đa. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến rất nhiều lĩnh vực trong quá trình kinh doanh của mình.
Trong đó, việc quản lý “Lập quy chế Thi đua – Khen thưởng – Kỷ luật” của cán bộ công nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp của mình có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý nguồn chất xám hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu chung, trong thời gian thực tập, tìm hiểu và làm quen,nhóm em nhận thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc quản lý “Lập quy chế Thi đua – Khen thưởng – Kỷ luật”để làm đề tài tiểu luận cho nhóm mình. Bài tiểu luận, ngoài phần mở bài và kết kuận thì được trình bày gồm 3 phần quan trọng:
Phần A: Những quy định chung về quy chế thi đua khen thưởng.
Phần B: Những quy định chung về kỷ luật.
Phần C: Một số chứng từ thường dùng cho quy chế thi đua khen thưởng kỷ luật.
32 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 3276 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập qui trình thi đua khen thưởng kỉ luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài : LẬP QUY CHẾ THI ĐUA - KHEN THƯỞNG -
KỶ LUẬT
(
GVHD: NGUYỄN NGỌC MINH
LỚP : DHKT6ALTQN
SVTH: Nhóm 3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát triển thì phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, công nghệ mới, tăng cường công tác quản lý …. Mặt khác, doanh nghiệp phải đáp ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng.
Như vậy, sự phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu đặt lên hàng đầu là tối đa. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến rất nhiều lĩnh vực trong quá trình kinh doanh của mình.
Trong đó, việc quản lý “Lập quy chế Thi đua – Khen thưởng – Kỷ luật” của cán bộ công nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp của mình có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý nguồn chất xám hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu chung, trong thời gian thực tập, tìm hiểu và làm quen,nhóm em nhận thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc quản lý “Lập quy chế Thi đua – Khen thưởng – Kỷ luật”để làm đề tài tiểu luận cho nhóm mình. Bài tiểu luận, ngoài phần mở bài và kết kuận thì được trình bày gồm 3 phần quan trọng:
Phần A: Những quy định chung về quy chế thi đua khen thưởng.
Phần B: Những quy định chung về kỷ luật.
Phần C: Một số chứng từ thường dùng cho quy chế thi đua khen thưởng kỷ luật.
Với thời gian có hạn và mức hiểu biết của nhóm em còn hạn chế, nên không thể tránh được những thiếu sót và hạn chế nhất định. Kính mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy, các anh chị và các bạn trong lớp để kiến thức của nhóm em ngày càng được hoàn thiện thêm.
Quảng Ngãi, Ngày 10 tháng 09 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Phần A: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG QUY CHẾ THI ĐUA – KHEN THƯỞNG
Đối tượng áp dụng và mục tiêu của thi đua.
Tập thể, cá nhân thuộc trong cơ quan, doanh nghiệp.
- Hoàn thành nhiệm vụ đặt ra của đơn vị.
- Động viên, khích lệ tập thể, cá nhân thi đua, hăng hái thực hiện nhiệm vụ.
- Xây dựng và nhân rộng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình trong phong trào thi đua.
II. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng.
Nguyên tắc thi đua:
Tự nguyện, tự giác, công khai, đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào kết quả các phong trào thi đua. Mọi cá nhân, tập thể tham gia các phong trào thi đua phải đăng ký thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xét tặng các danh hiệu thi đua.
Nguyên tắc khen thưởng.
- Việc khen thưởng phải đảm bảo nguyên tắc chính xác, công bằng, công khai, kịp thời. Thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, không nhất thiết phải theo trình tự khen thưởng ở mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn. Thành tích đạt được trong điều kiện, hoàn cảnh khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng rộng thì được xem xét đề nghị khen thưởng ở mức cao hơn; chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể và những người trực tiếp thực hành nhiệm vụ.
Khen thưởng thường xuyên, khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo niên hạn:
(Khen thưởng thường xuyên: Kết thúc một năm công tác, cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc trong năm được cơ quan, đơn vị lựa chọn, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.
(Khen thưởng đột xuất: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc đột xuất, có tác dụng nêu gương trong phạm vi đơn vị, hay toàn hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam sẽ được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng ngay sau khi lập được thành tích.
(Khen thưởng theo niên hạn (chỉ áp dụng đối với tập thể): các tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và không xảy ra vụ việc gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của đơn vị trong 5 năm gần nhất.
III. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị.
( Thủ trưởng cơ quan, đơn vị các cấp chủ động phối hợp với đoàn thể cùng cấp tổ chức phát động, duy trì thường xuyên phong trào thi đua, nhân rộng các phong trào thi đua và các điển hình tiên tiến trong cơ quan, đơn vị mình quản lý; chủ động phát hiện, lựa chọn cá nhân, tập thể có thành tích xứng đáng để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng kịp thời; chủ động thông tin, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt và các điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị các cấp chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam về toàn bộ công tác Thi đua – Khen thưởng trong cơ quan, đơn vị mình quản lý.
( Các cơ quan báo, tạp chí thuộc Liên hiệp hội Việt Nam thường xuyên tuyên truyền công tác Thi đua – Khen thưởng; nêu gương các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt, cổ động các phong trào thi đua; phát hiện cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua; đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về công tác Thi đua – Khen thưởng.
( Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam có trách nhiệm tuyên truyền, động viên đoàn viên và phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị trong quá trình tổ chức, chỉ đạo và duy trì các phong trào thi đua.
IV. Tổ chức phong trào thi đua
(Hình thức tổ chức thi đua
+ Thi đua thường xuyên được tổ chức thực hiện hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhằm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình kế hoạch công tác đề ra.
+ Thi đua theo đợt được tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, những lĩnh vực còn yếu kém hoặc những nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất của cơ quan, đơn vị trong từng giai đoạn; hoặc nhằm lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước nói chung và các ngày kỷ niệm của Liên hiệp hội Việt Nam nói riêng.
(Nội dung tổ chức phong trào thi đua.
1. Căn cứ vào mục tiêu, định hướng hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam hàng năm, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức phong trào thi đua:
- Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó xây dựng các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải khoa học, phù hợp với thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị và có tính khả thi cao.
- Có hình thức tổ chức, phát động thi đua phù hợp, coi trọng việc tuyên truyền ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, đa dạng hoá các hình thức phát động thi đua, chống mọi biểu hiện phô trương, hình thức trong thi đua.
- Có kế hoạch triển khai các biện pháp tổ chức, vận động thi đua, theo dõi quá trình tổ chức thi đua, tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm làm tốt cho các đối tượng tham gia thi đua.
2. Sơ kết, tổng kết phong trào, đánh giá kết quả thi đua:
Đối với các đợt thi đua dài ngày (thời gian từ 1 năm trở lên), các đơn vị phải tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm; kết thúc các đợt thi đua ngắn ngày (thời gian dưới 1 năm) hoặc từng đợt phải tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả; lựa chọn công khai những cá nhân, tập thể tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
(Đăng ký danh hiệu thi đua.
1. Hàng năm, các đơn vị phải tổ chức cho cá nhân, tập thể trong đơn vị đăng ký thi đua và đăng ký các danh hiệu thi đua trong năm để phấn đấu.
2. Các đơn vị gửi bản đăng ký thi đua về Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Liên hiệp hội Việt Nam chậm nhất ngày 31/1 hàng năm để theo dõi và và làm căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua. Đơn vị nào không đăng ký thi đua không được xét tặng danh hiệu thi đua.
3. Giấy khen được tặng cho các tập thể, cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a. Đối với cá nhân:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hoặc lập thành tích đột xuất có tác dụng nêu gương người tốt việc tốt;
- Có phẩm chất đạo đức tốt; đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
b. Đối với tập thể:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc lập thành tích đột xuất có tác dụng nêu gương;
- Nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua;
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm;
- Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập thể.
4. Việc tặng thưởng giấy khen được tiến hành thường xuyên, kịp thời cho các cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ sau khi kết thúc các đợt thi đua do Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, thành phố hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp xem xét, quyết định.
Quỹ thi đua, khen thưởng. Mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng.
(Quỹ thi đua, khen thưởng.
1. Quỹ thi đua, khen thưởng của Liên minh HTX Việt Nam, Liên minh HTX tỉnh, thành phố được hình thành từ các nguồn sau:
a. Nguồn ngân sách nhà nước trích theo tỷ lệ quy định;
b. Nguồn hội phí do các HTX, Liên hiệp HTX và các đơn vị thành viên đóng góp;
c. Nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn thu khác.
2. Quỹ thi đua khen thưởng của các HTX, Liên hiệp HTX được trích từ quỹ không chia của HTX, Liên hiệp HTX. Mức trích do Đại hội xã viên HTX, Liên hiệp HTX quyết định và nguồn đóng góp của các tổ chức trong nước, ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác.
(Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng.
1. Quỹ thi đua khen thưởng được sử dụng để chi:
a. Chi cho in ấn giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, làm các kỷ niệm chương, huy hiệu, cờ thi đua, khung bằng khen;
b. Chi tiền thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho các cá nhân, tập thể; thưởng bằng tiền hoặc tặng phẩm kỷ niệm.
(Mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng (thực hiện theo Nghị định số 121/2005/NĐ - CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ):
1. Đối với các danh hiệu thi đua:
a. Lao động tiên tiến được thưởng: 100.000 đồng
b. Tập thể lao động tiên tiến được thưởng: 500.000 đồng
c. Chiến sĩ thi đua cơ sở được thưởng: 300.000 đồng
d. Tập thể lao động xuất sắc được thưởng: 1.000.000 đồng
e. Chiến sĩ thi đua Liên minh HTX Việt Nam được thưởng: 1.000.000 đồng.
g.Tập thể được tặng cờ thi đua của Liên minh HTX Việt Nam được thưởng: 5.000.000 đồng.
2. Đối với các hình thức khen thưởng:
a. Cá nhân được tặng giấy khen được thưởng: 100.000 đồng
b. Tập thể được tặng giấy khen được thưởng: 200.000 đồng
c. Cá nhân được tặng Bằng khen của Liên minh HTX Việt Nam được thưởng: 300.000 đồng
d. Tập thể được tặng Bằng khen của Liên minh HTX Việt Nam được thưởng 600.000 đồng.
e. Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển HTX” được thưởng: 200.000 đồng hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương.
VI. Quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được khen thưởng.
(Quyền lợi của cá nhân, tập thể được khen thưởng.
1.Cá nhân được nhận các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng thì được nhận Bằng khen và Giấy chứng nhận; có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng hiện vật khen thưởng; được xem xét nâng lương trước thời hạn; ưu tiên xét cử đi nghiên cứu, học tập, công tác, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn ở trong và ngoài nước. Các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng là một căn cứ để đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ hàng năm.
2.Tập thể được tặng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng kèm khung Bằng khen, khung Giấy chứng nhận và một khoản tiền thưởng hoặc hiện vật theo quy định; Có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng biểu tưởng của các hình thức khen thưởng trên các văn bản tài liệu chính thức của đơn vị.
3.Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp nào trình khen thưởng thì cấp đó chịu trách nhiệm chi tiền thưởng hoặc hiện vật theo quy định từ nguồn tiền thưởng do cấp mình quản lý.
(Nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được khen thưởng.
Cá nhân, tập thể được các cấp công nhận các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng có nghĩa vụ bảo quản các hiện vật khen thưởng, không được cho người khác mượn để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
VII. Quản lý hồ sơ thi đua, khen thưởng.
Tổ chức quản lý, lưu trữ toàn bộ hồ sơ liên quan đến công tác Thi đua – Khen thưởng theo quy định.
Phần B: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ KỶ LUẬT
Mục đích, yêu cầu, phạm vi:
Xác định các biện pháp kỷ luật trong công ty.
Xác định trình tự các bước xử lý kỷ luật công nhân viên trong công ty.
- Áp dụng cho toàn bộ các đơn vị trong công ty.
II. Nội dung của quy chế kỷ luật:
Các hình thức kỷ luật
( Công ty có thể áp dụng các hình thức kỷ luật sau đối với người lao động:
Khiển trách bằng lời nói; hoặc bằng văn bản;
Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng hoặc chuyển sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 06 tháng hoặc khấu trừ tiền lương hoặc cách chức.
Sa thải.
Đối với các hành vi gây thiệt hại cho Công ty từ 500.000 đồng trở lên, gây ảnh hưởng đến uy tín của Công ty, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Công ty đều bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật nói trên. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức nào sẽ được căn cứ trên từng trường hợp cụ thể.
Ngoài các trường hợp trên, người lao động sẽ bị áp dụng các hình thức kỷ luật theo các quy định sau:
Khiển trách bằng lời nói;
Khiển trách bằng lời nói được áp dụng khi người lao động có ít nhất một trong các hành vi sau:
Đi làm trễ hoặc về sớm hơn thời gian quy định của Công ty mà không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;
Không nghỉ giải lao đúng thời gian quy định hoặc nghỉ giải lao dài hơn thời gian quy định mà không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;
Nghỉ cho mục đích hội họp không theo yêu cầu của công việc hoặc tự ý kéo dài thời gian hội họp;
Ngủ trong giờ làm việc;
Rời vị trí làm việc trong giờ làm việc mà không có lý do chính đáng.
Không thực hiện công việc theo đúng quy trình của Công ty nhưng không gây ra thiệt hại trực tiếp về vật chất và không làm ảnh hưởng đến khách hàng;
Không giữ sạch sẽ chỗ làm việc của mình;
Không giữ gìn hình thức cá nhân trong giờ làm việc, không mặc đồng phục theo đúng quy định của công ty;
Sử dụng, chiếm dụng thời gian của Công ty cho những công việc và mục đích riêng;
Không tắt tất cả các công tắc điện và các máy móc, thiết bị hoạt động bằng điện, máy vi tính, máy in … trong phạm vi quản lý của mình khi hết giờ làm việc;
Không thường xuyên vệ sinh máy móc, thiết bị nơi làm việc ngay sau khi vào làm việc và trước khi ra về;
Hút thuốc ở khu vực cấm, ăn ở ngoài khu căng tin;
Có hành vi xử sự không đúng mực tại nơi làm việc;
Không thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết khi mang tài sản của Công ty ra ngoài;
Khiển trách bằng văn bản.
Khiển trách bằng văn bản được áp dụng khi người lao động thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau:
Trong vòng 01 tháng, vi phạm từ 03 hành vi trở lên hoặc 03 lần trở lên đối với một hành vi được liệt kê trong phần Khiển trách bằng lời nói.
Cố ý làm chậm công việc được giao hoặc ngưng việc;
Nghỉ ốm, nghỉ việc riêng, nghỉ thai sản không theo quy định của Công ty;
Vi phạm thời gian yêu cầu thông báo trước khi xin nghỉ phép năm làm cho Công ty bị động trong việc điều người khác thay thế;
Không tuân thủ quy trình công nghệ gây hư hỏng máy móc, thiết bị.
Không tuân thủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động;
Không thực hiện đúng quy định về phòng cháy, chữa cháy.
Sử dụng các đồ vật hoặc phương tiện dành riêng cho khách;
Sử dụng, chiếm dụng tiền bạc, tài sản của Công ty cho những công việc và mục đích riêng;
Không hoàn thành kế hoạch đã đặt ra;
Cung cấp hoặc sử dụng các thông tin trong phạm vi quản lý của mình vào mục đích cá nhân;
Phân phát trái phép các văn bản in hoặc viết tay của bên ngoài vào trong Công ty;
Không báo cáo đầy đủ sự mất mát, hư hại tài sản của Công ty dù cố ý hoặc do xao lãng công việc
Vô ý làm hư hỏng máy móc, thiết bị gây thiệt hại cho Công ty;
Chơi cờ bạc hoặc có bất kỳ dạng nào của chơi cờ bạc;
Không tuân thủ các vấn đề về an ninh của Công ty;
Che dấu lỗi của nhân viên cấp dưới;
Lập sai bảng đánh giá hàng tháng;
Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng hoặc chuyển sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 06 tháng hoặc khấu trừ tiền lương hoặc cách chức.
Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng hoặc chuyển sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 06 tháng hoặc khấu trừ tiền lương hoặc cách chức được áp dụng khi người lao động thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau:
Người lao động đã bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời hạn 03 tháng kể từ thời điểm bị khiển trách;
Công ty yêu cầu làm thêm giờ theo đúng quy định trong Quy chế nhưng không thực hiện;
Không thực hiện công việc theo đúng quy trình của Công ty và gây ra thiệt hại trực tiếp về vật chất hoặc làm ảnh hưởng đến khách hàng;
Không phối hợp công việc với nhân viên/bộ phận có liên quan;
Không hoàn thành tới 30% công việc được giao;
Có thái độ chống đối hoặc không tuân theo yêu cầu đúng đắn của cấp trên;
Lôi kéo, giúp đỡ những người lao động khác chống đối hoặc không tuân theo yêu cầu đúng đắn của cấp trên;
Đòi tiền thưởng, có hành vi gian lận tiền tip hoặc không nộp vào quỹ tiền tip;
Đe doạ đồng nghiệp hoặc cấp trên. Khiêu khích, xúi giục đánh nhau hoặc đánh nhau, cãi nhau tại nơi làm việc;
Phát biểu sai hoặc có ác ý về nhân viên khác, về Công ty hoặc dịch vụ của Công ty;
Truy cập vào mạng máy tính hoặc máy tính lưu trữ thông tin mà không được phép;
Thực hiện các thay đổi không được phép về nội dung trên mạng máy tính, bao gồm việc xóa hoặc thay đổi dữ liệu;
Làm sai lệch các chứng từ, hồ sơ hoặc tài liệu của Công ty;
Tự tiện sử dụng máy móc, thiết bị làm việc khi chưa được huấn luyện và chưa được chứng nhận có đủ năng lực vận hành các loại máy móc, thiết bị đó.
Mang những chất dễ cháy, chất nổ, vũ khí thô sơ, vũ khí bất hợp pháp vào Công ty hoặc cất trữ, sử dụng các loại rượu, bia, dược phẩm bất hợp pháp trong khu vực Công ty;
Dán, sửa đổi hoặc tháo gỡ các văn bản trên bản thông báo cho nhân viên mà không được sự cho phép của người có thẩm quyền;
Ăn cắp, phá hoại tài sản của công ty, của khách hàng, của nhân viên khác;
Đề nghị nhận hoặc tặng bất kỳ vật gì để đổi lại việc đề bạt, điều kiện làm việc tốt hơn, thưởng cao hơn;
Cạo, sửa, tẩy, xóa thẻ nhân viên hoặc sử dụng thẻ của Người lao động khác;
Người lao động vi phạm sẽ được tự động phục hồi trở lại vị trí công tác cũ/mức lương cũ nếu không tái vi phạm kỷ luật sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định thi hành kỷ luật có hiệu lực. Trường hợp công việc cũ không còn hoặc không thể bố trí công việc cũ thì hai bên sẽ thỏa thuận để giải quyết trên cơ sở bảo đảm quyền lợi về mặt phúc lợi cho Người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết. Nếu người lao động đã có những tiến bộ tích cực trong việc sửa chữa sai phạm của mình sau khi đã chấp hành kỷ luật được 3 tháng và có ý kiến đề nghị của Trưởng bộ phận, Ban Giám đốc thì Giám Đốc có thể ra quyết định rút ngắn thời hạn kỷ luật.
Khi có quyết định về việc hủy bỏ hoặc giảm bớt thời hạn thi hành kỷ luật của biện pháp kỷ luật này, Giám đốc sẽ ban hành một quyết định bằng văn bản và nhân viên Hành chính - Nhân sự sẽ sắp xếp cho người lao động được nhận trở lại công việc đã đảm trách trước khi bị kỷ luật hoặc bố trí một công việc nào khác tương đương phù hợp với năng lực của Người lao động.
Sa thải.
Sa thải được áp dụng khi người lao động thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau:
Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác... mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;
Cố ý giả mạo các loại giấy tờ như hồ sơ xin việc, hồ sơ cá nhân gây hậu quả nghiêm trọng;
Sao chép, lấy tài liệu, hoặc những thông tin bảo mật, lấy hàng trong kho, sử dụng, lấy thiết bị, chìa khóa Công ty không nằm trong phạm vi quản lý của mình;
Có hành động phá hoại, gây tổn thất cho hoạt động kinh doanh của Công ty;
Tiết lộ bí mật hoạt động của Công ty;
Tiết lộ hoặc sử dụng bất hợp pháp bất cứ thông tin mật về sản xuất, kinh doanh, tài chính, nhân sự,