Đề tài Lễ hội đền hùng - Cội nguồn lịch sử và văn hóa

Giỗ Tổ tức giỗ vua Hùng - vị vua Tổ của người Việt, người có công sáng lập nhà nước Văn Lang và mở ra thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam (từ khoảng thế kỷ VII trước Công nguyên (TCN) đến thế kỷ III sau Công nguyên (SCN), cũng là nhà nước hình thành sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á cổ đại. Như vậy, từ Văn Lang đến Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - đất nước Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử. Văn hóa Việt Nam vì thế cũng không kém phần đặc sắc. Không phải tự nhiên mà một nhà nghiên cứu ngoại quốc nhận định: Việt Nam là một dân tộc có bản sắc văn hóa rất riêng. Và Văn Lang chính làcội nguồn lịch sử, cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam. Cội nguồnlịch sử, văn hóa dân tộc đã trải qua hàng ngàn năm. Trong ti ến trình lịch sử đó, dân tộc Việt Nam đ ã được rèn luyện và vượt qua nhiều thử thách. Để rồi mỗi lần “ngã” lại “đứng lên” vững bền, đầy sức sống. Vì sao dân tộc và người Việt vượt qua được “thác ghềnh lịch sử” ? Để giải đáp cho câu hỏi n ày, chúng tôi muốn nhìn lại cội nguồn lịch sử dân tộc, dưới hai góc nhìn lịch sử, văn hóa. Đó đồng thời cũng là hai nhân tố tạo nên sự gắn kết muôn đời không tan vỡ của dân tộc Việt Nam

pdf7 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2656 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lễ hội đền hùng - Cội nguồn lịch sử và văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1LỄ HỘI ĐỀN HÙNG: CỘI NGUỒN LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA NGUYỄN THỊ LÝ* * ThS -Trường CĐ VHNT & DL Sài Gòn TÓM TẮT Lễ hội Đền Hùng tức giỗ Tổ Hùng Vương là Quốc giỗ của dân tộc Việt Nam. Với lễ hội Đền Hùng, bài viết sẽ dẫn bạn đọc tìm về cội nguồn dân tộc từ hai góc độ: lịch sử và văn hóa. SUMMARY HUNG TEMPLE FESTIVAL: CULTURE AND HISTORY ORIGIN King Hung Temple Festival, a death anniversary for King Hung is Vietnam's death anniversary of the nation. With Hung Temple festival, the article will lead readers to find the ethnic origin from two angles: the history and culture. Lễ hội Đền Hùng – giỗ Tổ Hùng Vương, từ bao đời nay đã ăn sâu vào trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam. Thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, giữ gìn và phát huy nguồn cội đất nước như một lẽ tự nhiên. Có thể nói hiếm dân tộc nào có ý thức về Tổ tông mạnh mẽ và bền vững như văn hóa người Việt. Do đó, giỗ Tổ Hùng Vương là Quốc giỗ chung của toàn dân tộc Việt Nam và kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài. Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm Một bài thơ nhỏ nhưng gói gọn một bản sắc văn hóa rất Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn”. Giỗ Tổ tức giỗ vua Hùng - vị vua Tổ của người Việt, người có công sáng lập nhà nước Văn Lang và mở ra thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam (từ khoảng thế kỷ VII trước Công nguyên (TCN) đến thế kỷ III sau Công nguyên (SCN), cũng là nhà nước hình thành sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á cổ đại. Như vậy, từ Văn Lang đến Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - đất nước Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử. Văn hóa Việt Nam vì thế cũng không kém phần đặc sắc. Không phải tự nhiên mà một nhà nghiên cứu ngoại quốc nhận định: Việt Nam là một dân tộc có bản sắc văn hóa rất riêng. Và Văn Lang chính là cội nguồn lịch sử, cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam. 2Cội nguồn lịch sử, văn hóa dân tộc đã trải qua hàng ngàn năm. Trong tiến trình lịch sử đó, dân tộc Việt Nam đã được rèn luyện và vượt qua nhiều thử thách. Để rồi mỗi lần “ngã” lại “đứng lên” vững bền, đầy sức sống. Vì sao dân tộc và người Việt vượt qua được “thác ghềnh lịch sử” ? Để giải đáp cho câu hỏi này, chúng tôi muốn nhìn lại cội nguồn lịch sử dân tộc, dưới hai góc nhìn lịch sử, văn hóa. Đó đồng thời cũng là hai nhân tố tạo nên sự gắn kết muôn đời không tan vỡ của dân tộc Việt Nam. 1. Về cội nguồn lịch sử: Vấn đề thời đại các vua Hùng có hay không có thật trong lịch sử là một nghi vấn tồn tại khá lâu, bởi sử sách chính thức của ta (từ thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XX) chỉ có thể ghi chép theo truyền thuyết. Mà truyền thuyết thì ở phương Đông hay phương Tây luôn có sự pha trộn các yếu tố huyền thoại, hoang đường. Những năm kháng chiến chống Mỹ, khi Mỹ tuyên bố “đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá”, lại chính là quãng thời gian chúng ta tiến hành một chiến dịch khám phá lớn nhất lúc bấy giờ về thời kỳ Hùng Vương. Các ngành khoa học Khảo cổ học, Dân tộc học, Lịch sử, Ngôn ngữ… đã vào cuộc. Cuộc khám phá này đã phát lộ hàng loạt các nền văn hóa thời cổ đại. Từ nền văn hóa Sơn Vi (Phú Thọ), đến văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn, chuyển sang các nền văn hóa đồng thau với di chỉ văn hóa Phùng Nguyên (Phú Thọ), Đồng Đậu (Vĩnh Phúc), Gò Mun (Phú Thọ) đến văn hóa Đông Sơn. Những nền văn hóa đó đã chứng thực cho sự tồn tại của thời đại Hùng Vương. Từ thành tựu lớn đó, các nhà khoa học đi đến thống nhất một nhận định chung: thời đại Hùng Vương là sự thật lịch sử, còn về mặt văn hóa thì bắt đầu từ nền văn hóa Phùng Nguyên (sơ kỳ đồng thau) đến đỉnh cao nhất là nền văn hóa Đông Sơn (giai đoạn cực thịnh của hậu kỳ thời đại đồng thau, cũng là giai đoạn khởi đầu của sự phát triển đồ sắt trên lãnh thổ Việt Nam). Còn thời đại kim khí (đồng và sắt sớm) trên đất nước Việt Nam về cơ bản ứng với thời đại Hùng Vương dựng nước trong truyền thuyết huyền sử, và giai đoạn Đông Sơn gắn với thời kỳ xuất hiện quốc gia Văn Lang – Âu Lạc (theo các nhà nghiên cứu, văn hóa Đông Sơn tồn tại trong khoảng từ thế kỷ VIII – VII TCN cho đến thế kỷ III SCN). Đó là những bằng chứng lịch sử. Nhà nước Văn Lang ra đời với bộ máy chính quyền đơn giản. Đứng đầu là vua gọi là vua Hùng. Dưới vua có Lạc Hầu, Lạc Tướng. Bên dưới có Bồ Chính – người đứng đầu công xã nông thôn - gồm có Kẻ, Chiềng, Chạ. Xã hội Hùng Vương, dân được gọi là Lạc dân, Lạc dân cày cấy lạc điền, lễ hội theo tiếng trống đồng, chống xâm lăng bằng mũi tên đồng, đi ra bể lớn bằng thuyền lớn, trồng nhiều lúa nước được mùa thì đựng trong thạp đồng, phụ nữ không thiếu trang sức đẹp bằng đá quý, nam thì đóng khố, nữ thì mặc váy. Ăn trầu là thú vui thường ngày của Lạc dân, nhuộm răng là phong tục thuần hậu, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng bái anh hùng đã hình thành rõ nét. Ngoài chính sử, nguồn gốc dân tộc Việt Nam còn được dựng nên từ những sự tích, huyền thoại. Tuy nhuốm màu huyền bí, hoang đường, kỳ diệu, mỗi sự tích, huyền thoại luôn chứa đựng nhiều “thông điệp” của tổ tiên người Việt. Sách Đại Việt Sử lược ghi rằng “đến đời Trang Vương nhà Chu (696 – 682 TCN) ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật quy phục các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương đóng đô ở Văn Lang, đặt quốc hiệu là nước Văn Lang, phong tục thuần hậu chất phác… truyền được mười tám 3đời đều xưng là Hùng Vương” [4, tr140]. Sự tích trên cho thấy, nhà nước Văn Lang hình thành bằng sự hợp nhất của 15 bộ lạc anh em. Theo văn học truyền miệng xưa của nước ta không thấy có chuyện xung đột, sát phạt nào giữa các bộ lạc. Mà lẽ thường nhất và cho tới nay vẫn còn là trong sự lập quốc của các dân tộc, khó tránh cái lẽ tranh hùng, mạnh thắng yếu thua, lớn nuốt bé. Trái lại, “Văn Lang bắt đầu bằng sự hợp nhất cả vì lý, lẫn tình. Văn Lang tồn tại bởi sự hợp nhất. Hợp nhất cũng là của tổ tiên ta” [3, tr204]. Thống nhất là sự tồn tại của đồng bào ta đứng trước bất kỳ kẻ thù nào. Trải qua hàng ngàn năm, cái nghĩa lý và tình, sự hợp nhất, đoàn kết luôn song hành với tiến trình lịch sử Việt Nam. Truyền thuyết nổi tiếng nhất về cội nguồn dân tộc là Lạc Long Quân – Âu Cơ. Theo sự tích Hồng Bàng giải thích thì nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là sự “kết duyên”, hòa hợp của hai giống Rồng – Tiên. Tiên là Âu Cơ, thuộc Lục Quốc ở trên cạn và Rồng là Lạc Long Quân thuộc Thủy quốc ở miền duyên hải, hải đảo. “Vua đầu tiên của họ Hồng Bàng ở nước Xích Qủy là Lộc Tục, tức Kinh Dương Vương, một hôm đi du ngoạn ở hồ Động Đình, gặp một thiếu nữ nhan sắc tuyệt vời tự xưng là Long Nữ, con gái của Động Đình Quân. Lộc Tục kết duyên cùng nàng ấy sinh được một người con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi cha làm vua xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là con gái vua Đế Lai, vua một nước láng giềng, đẻ ra một lần trăm trứng, sau nở thành trăm người con. Một hôm Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: Tôi là giòng dõi Long quân mà mình là giòng dõi Thần tiên, ăn ở với nhau lâu không được. Nay trăm đứa con trai thì mình đem năm mươi đứa lên núi, còn năm mươi đứa con tôi đem xuống Nam Hải. Sau Lạc Long Quân phong cho người con đầu làm vua, ở nước Văn Lang, người ấy là Thủy tổ của giống người Việt Nam” [1, tr21]. Từ huyền thoại này, về sau Đại Nam Quốc sử viết thành diễn ca: ….Chia con sự cũng lạ đời Quy sơn quy hải khóc người biệt ly Lạc Long về chốn Nam thùy Âu Cơ sang nẻo Ba Vì Tản Viên Chủ trương chọn một con hiền, Sửa sang việc nước nối lên ngôi rồng Hùng Vương đô ở Châu Phong Ấy nơi Bạch Hạc hợp lòng Thao Giang Đặt tên là nước Văn Lang 4Chia mười lăm bộ, bản chương cũng liền. (theo Đại Nam Quốc Sử) Theo nhà sử học người Nga P.V.Pozner: “ Sự tồn tại của các lãnh tụ người Lạc (Việt) với tên hiệu chung “Hùng” là một sự kiện lịch sử…; truyền thuyết về Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân phản ánh truyền thống sử học truyền khẩu về địa bàn cư trú cổ xưa của các bộ lạc tiền Việt, cho nên theo nghĩa đó, nó cũng mang tính lịch sử” [8, tr 41]. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh trăm trứng nở trăm con, năm mươi người theo mẹ lên núi, năm mươi người theo cha xuống biển, dân tộc hình thành từ đó. Nhà sử học Ngô Sỹ Liên không cho chuyện ấy là hoang đường. Năm mươi người lên núi thì đã rõ, còn năm mươi người xuống biển thì đi đâu ? Theo nhà nghiên cứu Hoàng Hải Vân: “Phải chăng do đất đai lúc đó bị thu hẹp, dân tộc ta đã phải tự tổ chức lại, vừa phải khai phá những vùng đất trên núi, vừa tận dụng hàng trăm hòn đảo được hình thành do biển tiến để tổ chức lại cuộc sống. Câu chuyện năm mươi người lên núi, năm mươi người xuống biển còn biểu hiện sự kiện phân bố dân cư đầu tiên trong lịch sử và hơn thế nói lên sự đoàn kết (không đoàn kết thì làm sao dắt nhau lên núi, dắt nhau xuống biển). Phải là một cộng đồng có quyền lực đủ mạnh mới có thể làm được việc đó. Sự cố kết cộng đồng này là do nhà nước tiến hành. Muốn tồn tại trong điều kiện lịch sử (chống thiên tai, khai hoang đất đai, chống kẻ thù) tổ tiên ta ít nhất phải giải quyết 3 vấn đề: đoàn kết thành cộng đồng, phân bố lại dân cư và cải tiến công cụ lao động”. Có lý lắm thay! Về cương vực lãnh thổ Văn Lang: bờ cõi nước Xích Qủy trải dài từ Bắc Trung Bộ đến hồ Động Đình chính là địa bàn cư trú của người Bách Việt, là khu vực tam giác không gian gốc văn hóa Việt Nam. Bờ cõi nước Văn Lang của các vua Hùng sau này là bộ phận của không gian gốc đó, cũng như người Lạc Việt là một bộ phận của khối cư dân Bách Việt. Về mặt thời gian, thiên niên kỷ thứ III TCN (trong đó có mốc truyền thuyết là năm 2879), ứng với giai đoạn đầu thời đại đồ đồng, cũng là thời điểm hình thành chủng Nam Á (Bách Việt). Thành tựu văn hóa chủ yếu của giai đoạn Văn Lang – Âu Lạc, sau nghề nông nghiệp lúa nước chính là nghề luyện kim đồng. Trống đồng hiện vật điển hình của văn hóa Đông Sơn, của văn minh nông nghiệp Việt Cổ. Trống đồng, sản phẩm đặc sắc nhất của Văn Lang, của thời đại Hùng Vương, văn hóa Trống đồng là văn hóa của thời đại các thủ lĩnh quân sự, trong đó thủ lĩnh miền trung du, xuất phát điểm địa lý của sự hình thành Nhà nước – nổi bật dần lên như một thủ lĩnh tối cao và xưng vua “Vua Hùng” – nghĩa là Bố của các thủ lĩnh mạnh. Trống đồng ngoài chức năng biểu tượng của các thế lực thủ lĩnh còn là biểu tượng của vật thiêng làm trung gian cho sự giao tiếp của con người và thần linh, giữa cõi sống và chết “Trống đồng và bài hát man Người Nam rất sùng cầu cúng” [11. tr138] Như vậy, Văn Lang là một thực tế lịch sử, một nước bền vững lâu dài, có bờ cõi, lịch sử, chế độ xã hội, phong tục tập quán riêng của mình. Trong thời đại dài như thế, người Văn Lang cũng đủ điều kiện để sáng tạo một nền văn hóa có bản sắc Văn Lang, 5bản sắc dân tộc riêng của mình. Phải là bản sắc Văn Lang mới có thể đi qua “sóng lớn” hơn 1000 năm Bắc thuộc của chế độ phong kiến phương Bắc. Một thời kỳ mà các Bách Việt khác đã bị đồng hóa, riêng Văn Lang của người Lạc Việt không những không bị đồng hóa mà ngược lại Việt hóa văn hóa Hán. Theo các nhà nghiên cứu, một dân tộc bị đô hộ 300 năm sẽ hoàn toàn bị đồng hóa. Vì đâu ? Vì đâu sau hơn 1000 năm Văn Lang của các vua Hùng đã không tan biến, để rồi lại xuất hiện với danh xưng Đại Việt, với những đặc tính dân tộc không mất đi mà được bồi đắp, kiến tạo, xây dựng để sức mạnh dân tộc ngày càng mãnh liệt hơn. Lý giải được vấn đề này, thật không dễ dàng, cũng như không dễ để thuyết phục được bạn đọc. Chúng tôi cố gắng tìm về các nguyên nhân văn hóa - cội nguồn văn hóa, mà chủ yếu là những yếu tố tâm hồn trong cội rễ của văn hóa Văn Lang. 2. Cội nguồn văn hóa: Hãy bắt đầu với hai tiếng “đồng bào”: Hai tiếng đồng bào là nội dung, tư tưởng – triết lý từ truyện Hồng Bàng, Lạc Long Quân và Âu Cơ. Từ rất lâu, không ai nhớ khởi điểm, nhưng bao đời người Việt đều một lòng tin tưởng “họ” đầu tiên của người Việt là “Hồng Bàng” và là giống “Rồng Tiên”. Hình thành nên thành ngữ “con Hồng cháu Lạc, con Rồng cháu Tiên”. Và hai tiếng thân thương “đồng bào” mà người Việt Nam gọi nhau, xuất phát từ nguồn gốc mẹ Âu Cơ sinh trăm trứng, nở trăm con. “Đồng” là cùng, “Bào” là bọc, “đồng bào = những người cùng một bọc sinh ra”. Người Việt sống xa quê được gọi là “kiều bào”. Thử hỏi có nơi đâu trên thế giới, cộng đồng gắn bó với nhau bằng suy nghĩ máu thịt và nghĩa tình sâu sắc như vậy ? Từ “đồng bào” hình thành nên tình nghĩa đồng bào đó là nội dung tư tưởng, tâm hồn của truyện họ Hồng Bàng, truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra trăm trứng nở ra trăm con. Theo GS Trần Văn Giàu, sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ còn là bản di chúc đầu tiên, di chúc số một của tổ tiên: hãy yêu thương nhau, hãy sống chết có nhau. Người trong một nước đã phải thương nhau cùng, thì người trong một nhà, cùng tổ tiên, cùng một bọc sinh ra thì tự nhiên phải phải yêu thương thân thiết nhau hơn. Câu đối ở khu vực đền đáng chú ý nhất là câu “Cháu chắt còn, tông tổ hãy còn, nòi giống nhà ta sinh nở mãi. Nắng mưa thế, miếu lăng vẫn thế, non sông đất nước vững bền lâu”. Thứ hai, nhà nước Văn Lang ra đời, xuất phát từ nhu cầu dựng nước và giữ nước. Rất rõ ràng, theo quy luật chung về sự hình thành các nhà nước cổ đại: từ xã hội Công xã nguyên thủy, nền sản xuất bắt đầu dư thừa của cải, tư hữu xuất hiện phá vỡ nguyên tắc vàng “bình đẳng”. Xã hội xuất hiện giai cấp, tầng lớp khác nhau, mâu thuẫn xã hội đòi hỏi một nhà nước ra đời. Tuy nhiên, xã hội Việt Nam thời kỳ văn hóa Đông Sơn, đã có các thành phần xã hội khác nhau, nhưng chưa xuất hiện hiện tượng mâu thuẫn xã hội đến mức đối kháng. Mà nhà nước hình thành, do nhu cầu đoàn kết, hiệp lực để chống thiên tai, khai hoang đất đai, chống kẻ thù ngoại xâm. Do đó, dựng nước đi liền với giữ nước. Việt Nam là một dân tộc, một quốc gia thống nhất ngay từ buổi đầu. Từ thời Văn Lang cho đến nay, quy luật hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam và quốc gia Việt Nam là dựng nước và giữ nước. Dựng nước để tự cường giữ nước và giữ nước để dựng nước, do vậy dựng nước và giữ nước là biểu tượng của lòng 6yêu nước Việt Nam. Như vậy, văn hóa đặc sắc của dân tộc từ thời Văn Lang của vua Hùng là yêu nước, yêu nước trở thành truyền thống, thành chủ nghĩa yêu nước. Một trong những sắc thái biểu hiện mang tính đặc thù ấy là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã được linh thiêng, tâm linh hóa thành một thứ “tín ngưỡng”. Nếu như mỗi gia đình chúng ta có cha mẹ, thì cả dân tộc cũng có cha sinh, mẹ dưỡng. Trong nhà thờ gia tiên, trong làng thờ thần Hoàng, thì trong nước người Việt Nam thờ Vua Tổ - Vua Hùng. Ở đây, lòng yêu nước không còn chỉ là một thứ tình cảm, tư tưởng thuần túy, mà chừng nào nó đã trở thành một phạm trù linh thiêng, nó vượt lên trên thế giới thường nhật, trần tục thành cái để người ta phụng thờ. Huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra trăm trứng nở thành trăm con là cội nguồn của dân tộc. Phong tục mỗi năm đến ngày mùng Mười tháng Ba, tất cả đều hướng về Phong Châu mà giỗ tổ Hùng Vương – ngày giỗ chung của cả một dân tộc – không phải dân tộc nào cũng có. Đối với người Hồi Giáo, Mecca là thánh địa, thì với người Việt Nam, đất tổ quê cha cũng là thánh địa. Trải qua những giai đoạn thăng trầm trong suốt chiều dài lịch sử, những gì của cha ông để lại là trường tồn muôn đời cho con cháu. “Các vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”, người Việt Nam không ai có thể quên được lời nói bất hủ đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thứ ba, để giữ được nước, dân tộc ta cần bản lĩnh. Yêu nước phải bản lĩnh là một lẽ tự nhiên. Bản lĩnh là một khái niệm vừa trừu tượng, nhưng cũng vừa rất cụ thể. Vì sao cần bản lĩnh? Lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc ta là một minh chứng sống động cho điều trên. Bản lĩnh hình thành từ thời Văn Lang của các vua Hùng. Không bản lĩnh thì làm sao có đủ gan mật chống chọi với hơn ngàn năm đô hộ của các triều đại phương Bắc. Từ nhà Triệu (179 – 111 TCN); Hán (Tây Hán (111 TCN – 25 SCN); Đông Hán (25 SCN - 222); Ngô (222 – 280); Tấn (280 – 420); Tống (420 – 479); Tề (479 – 505); Lương (505 – 543); Tùy (606 – 723); Đường (723 – 905) đều thực hiện chính chống đồng hóa trên mọi lĩnh vực. Nếu không bản lĩnh giữ mình, bản lĩnh đấu tranh, bản lĩnh tự chủ thì làm sao có thế kỷ X – thế kỷ dân tộc chúng ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự chủ. Đồng thời với tiến trình độc lập, tự chủ là quá trình đấu tranh giữ nước, chống giặc ngoại xâm. Và thời gian chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam cộng lại lên đến 12 thế kỷ chiếm hơn một nửa thời gian lịch sử (tính từ cuộc kháng chiến chống Tần vào thế kỷ III trước công nguyên cho đến thời đại nay) [2, tr23]. Chúng ta đã có đủ bản lĩnh vượt qua những nghịch lý để đi tới, những thế lực ngoại xâm hung bạo vốn trường kỳ theo đuổi mục tiêu thôn tính dân tộc ta, một dân tộc cứ khăng khăng không chịu thuần phục, không chịu đồng hóa. Nếu không có bản lĩnh, dân tộc này đã bị diệt vong từ lâu rồi. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển thì phải phát huy đến mức cao nhất khí phách “có cứng mới đứng được đầu gió”, “sóng cả không ngả tay chèo”. Tóm lại, Văn Lang là cội nguồn lịch sử, cội nguồn văn hóa của dân tộc Việt Nam. Những di chỉ khảo cổ học là những bằng chứng khẳng định cội nguồn của dân tộc ta, cho thấy thời kỳ Đông Sơn là chặng cuối của nền văn minh sông Hồng, xuất hiện nhà 7nước cổ đại của Việt Nam với các vua Hùng. Đó là thời kỳ hình thành một lãnh thổ chung, một nền văn hóa chung, một quốc gia và nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Từ lịch sử Văn Lang, tạo lập nên các giá trị văn hóa yêu nước, bản lĩnh và đoàn kết. Các giá trị văn hóa này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài hàng ngàn năm của lịch sử dân tộc. Nhớ ơn Tổ Tiên từ bao đời nay, ngày giỗ Tổ đã khắc sâu vào tâm thế người Việt Nam. Và việc có một vị Quốc Tổ là nét độc đáo trong tâm thức và tình cảm Việt Nam, của văn hóa Việt Nam. Ngày Giỗ Tổ - ngày Quốc giỗ lớn nhất của dân tộc, ngày quy tụ “con Lạc, cháu Hồng” trở về non Nghĩa Lĩnh – Phong Châu - Phú Thọ để thắp hương tưởng nhớ công ơn tổ tiên. Đó cũng là ngày Đoàn kết dân tộc, là biểu tượng cao đẹp của văn hóa Việt Nam. Nhân ngày giỗ Tổ, xin được một lần nhắc lại cội nguồn dân tộc, để mỗi chúng ta thấm sâu hơn nữa các giá trị văn hóa của dân tộc: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh, Việt Nam Văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa Thông tin, H, 2002 2. Huỳnh Công Bá, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2008 3. Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, GS Nhà giáo nhân dân Trần Văn Giàu, Nxb Giáo dục, H, 1996. 4. Phan Huy Lê, Lịch sử Việt Nam (tập 1), Nxb Đại học và Chuyên nghiệp, H, 1987. 5. Phan Ngọc, Bản Sắc Văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, H, 2002 6. Lê Văn Quán, Nguồn văn hóa truyền thống Việt Nam, Nxb Lao Động, H, 2007 7. Vũ Ngọc Khánh, Vũ Thụy An, Lễ hội Việt Nam, Nxb Thanh niên, H, 2007 8. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Tp Hồ Chí Minh 9. Lê Ngọc Trà, Văn hóa Việt Nam Đặc trưng và cách tiếp cận, Nxb Gíao dục, H, 2007. 10. Đặng Đức Siêu, Hành trình văn hóa Việt Nam, Nxb Lao Động. H, 2002
Tài liệu liên quan