Trong thời đại ngày nay hội nhập kinh tế quốc là một yếu tố không thể
thiếu. Một trong những cơ sở quan trọng của việc hình thành và phát triển các
quan hệ kinh tế quốc tế là hợp tác, phân công lao động quốc tế. Mỗi quốc gia
đều có lợi thế riêng về vị trí địa lý, về vốn, lao động, công nghệ, ngoài ra
những đặc điểm về kinh tế, văn hoá, xã hội cũng rất khác biệt. Cho nên họ chỉ
thuận lợi để phát triển một số ngành kinh tế nhất định. Do đó chỉ nên chuyên
môn hoá vào sản xuất một số sản phẩm nhất định và xuất khẩu những hàng
hoá của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ nước khác. Như vậy nhập khẩu
hàng hóa và dịch vụ là yếu tố không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế của một
quốc gia. Tuy nhiên nhập khẩu mặt hàng gì, khối lượng bao nhiêu lại không
phải vấn đề đơn giản. Để xác định được cơ cấu hàng nhập khẩu phù hợp đòi
hỏi việc nắm vững và vận dụng một cách đúng đắn các học thuyết kinh tế liên
quan vào thực tiễn nền kinh tế của mỗi quốc gia . Đối với Việt Nam, mục tiêu
đặt ra là thực hiện thành công quá trình CNH- HĐH đất nước, phấn đấu đến
năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do đó việc xác
định cơ cấu nhập khẩu hợp lí là sao cho có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và
định hướng phát triển đất nước là một yêu cầu tất yếu.
51 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 5398 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lí thuyết H-O và việc vận dụng vào các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Lí thuyết H- O và việc vận
dụng vào các mặt hàng
nhập khẩu của Việt Nam
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của để tài
Trong thời đại ngày nay hội nhập kinh tế quốc là một yếu tố không thể
thiếu. Một trong những cơ sở quan trọng của việc hình thành và phát triển các
quan hệ kinh tế quốc tế là hợp tác, phân công lao động quốc tế. Mỗi quốc gia
đều có lợi thế riêng về vị trí địa lý, về vốn, lao động, công nghệ, ngoài ra
những đặc điểm về kinh tế, văn hoá, xã hội cũng rất khác biệt. Cho nên họ chỉ
thuận lợi để phát triển một số ngành kinh tế nhất định. Do đó chỉ nên chuyên
môn hoá vào sản xuất một số sản phẩm nhất định và xuất khẩu những hàng
hoá của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ nước khác. Như vậy nhập khẩu
hàng hóa và dịch vụ là yếu tố không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế của một
quốc gia. Tuy nhiên nhập khẩu mặt hàng gì, khối lượng bao nhiêu lại không
phải vấn đề đơn giản. Để xác định được cơ cấu hàng nhập khẩu phù hợp đòi
hỏi việc nắm vững và vận dụng một cách đúng đắn các học thuyết kinh tế liên
quan vào thực tiễn nền kinh tế của mỗi quốc gia . Đối với Việt Nam, mục tiêu
đặt ra là thực hiện thành công quá trình CNH- HĐH đất nước, phấn đấu đến
năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do đó việc xác
định cơ cấu nhập khẩu hợp lí là sao cho có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và
định hướng phát triển đất nước là một yêu cầu tất yếu.
Chính vì những lí do kể trên, chúng em quyết định nghiên cứu đề tài:
“Lí thuyết H- O và việc vận dụng vào các mặt hàng nhập khẩu của Việt
Nam”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: lý thuyết H- O và việc vận dụng vào thực
tiễn các mặt hàng NK của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Việc vận dụng lý thuyết H- O vào các mặt
hàng XK cuả Việt Nam từ năm 2000 đến nay.
2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích lý thuyết H-O và thực
trạng các mặt hàng NK của Việt Nam trong thời gian, rút ra các nhận xét,
đánh giá về việc vận dụng lý thuyết H-O trong thực tiễn của Việt Nam, từ đó
đưa ra định hướng cho hoạt động NK của Việt Nam.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu nội dung lý thuyết H- O
- Xem xét thực trạng hoạt động NK hàng hóa của Việt Nam trong thời
gian vừa qua
- Đưa ra các kiến nghị, biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu
quả hoạt động NK của Việt Nam trong thời gian sắp tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ của mình
nhóm chúng em có sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Phương pháp biện chứng
Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê toán
Phương pháp chuyên gia, điều tra khảo nghiệm tổng kết thực tiễn
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu theo 3 chương
chính:
Chương I: Tổng quan về lí thuyết H-O
Chương II: Thực trạng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam thời gian qua
(giai đoạn từ 2000 đến nay)
Chương III: Vận dụng lí thuyết H-O vào xác định cơ cấu hàng nhập
khẩu của Việt Nam
3
6. Đóng góp của đề tài
Với ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu cho thấy cái nhìn toàn diện
về thực trạng cũng như việc áp dụng lý thuyết H- O vào thực tiễn hoạt động
NK của Việt Nam thời gian vừa qua. Đồng thời bài nghiên cứu cũng nêu ra
định hướng phát triển cho chính hoạt động này thời gian tới. Bài nghiên cứu
là nguồn tham khảo cho những người lập kế hoạch vĩ mô và những người
muốn tìm hiểu các vấn đề liên quan tới lý thuyết H-O cũng như hoạt động NK
của Việt Nam thời gian vừa qua.
7. Hướng phát triển của đề tài
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài còn tạo tiền đề cho những nghiên cứu
chuyên sâu hơn về xác định cơ cấu NK hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động
XNK, các vấn đề cơ chế, chính sách NK tại Việt Nam..
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT H –O
1.1 Cơ sở hình thành lý thuyết H- O
Mô hình Heckscher-Ohlin, nhiều khi được gọi tắt là Mô hình H-O, là
một mô hình toán cân bằng tổng thể trong lý thuyết thương mại quốc tế và
phân công lao động quốc tế dùng để dự báo xem quốc gia nào sẽ sản xuất mặt
hàng nào trên cơ sở những yếu tố sản xuất sẵn có của quốc gia. Eli Heckscher
và Bertil Ohlin của Thụy Điển là hai người đầu tiên xây dựng mô hình này,
4
nên mô hình mang tên họ, dù sau này có nhiều người khác tham gia phát triển
mô hình. Mô hình dựa vào lý luận về lợi thế so sánh của David Ricardo.
1.1.1 Lí thuyết về lợi thế so sánh của D.Ricacrdo
David Ricardo (1772-1823) là nhà duy vật, nhà kinh tế học người Anh,
ông được C. Mác đánh giá là người “đạt tới đỉnh cao nhất của kinh tế chính trị
tư sản cổ điển”. Năm 1817 Ricardo xuất bản cuốn “Những nguyên tắc kinh tế
chính trị và thuế”. Trong tác phẩm này ông đã trình bày lí thuyết về lợi thế so
sánh và coi đó là cơ sở để các quốc gia giao thương với nhau. Qui luật lợi thế
so sánh là một trong những qui luật quan trọng của kinh tế học nói chung và
của kinh tế quốc tế nói riêng. Qui luật này được áp dụng rất nhiều trong thực
tiễn và cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.
Để xây dựng qui luật lợi thế so sánh, Ricardo đã đưa ra một số giả thiết
làm đơn giản hoá mô hình trao đổi mậu dịch, các giả thiết đó là:
Thế giới chỉ có 2 quốc gia và chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm.
Mậu dịch tự do.
Lao động có thể di chuyển tự do chỉ trong một quốc gia nhưng
không có khả năng di chuyển giữa các quốc gia.
Chi phí sản xuất là cố định.
Không có chi phí vận chuyển.
Chi phí sản xuất được đồng nhất với tiền lương.
Tư tưởng chính của David Ricardo về mậu dịch quốc tế là:
Mọi quốc gia luôn có thể và rất có lợi khi tham gia vào quá trình
phân công lao động quốc tế. Bởi vì phát triển ngoại thương cho phép mở rộng
khả năng tiêu dùng của một nước: chỉ chuyên môn hoá vào sản xuất một số
mặt hàng nhất định và xuất khẩu hàng hoá của mình để đổi lấy hàng nhập
khẩu từ các nước khác.
5
Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn các nước khác hoặc
bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì
vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia và phân công lao động và thương mại
quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về một số mặt hàng
và một số kém thế so sánh nhất định về các mặt hàng khác.
Chúng ta hãy xem xét ví dụ sau đây của Ricardo, ông đã chứng minh
mọi nước đều có lợi thông qua phân công lao động và thương mại quốc tế, và
lời kêu gọi sự tự do mậu dịch quốc tế, phá bỏ mọi trở ngại cho quá trình này.
Bảng 1.1 Lợi thế so sánh của Mỹ và châu Âu trong sản xuất lương
thực và quần áo
Qua bảng 1.1 ta thấy: ở Mỹ sản xuất 1 đơn vị lương thực hết 1 giờ lao
động và sản xuất 1 đơn vị quần áo hết 2 giờ lao động. Còn ở Châu Âu sản
xuất 1 đơn vị quần áo hết 4 giờ lao động.
Nếu căn cứ vào học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith thì quá
trình phân công lao động quốc tế sẽ không diễn ra và sẽ không có trao đổi
quốc tế bời vì Mỹ có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn so với Châu Âu, cho nên
sản xuất quần áo và lương thực đều với chi phí thấp hơn Châu Âu.
Nhưng theo Ricardo cả Mỹ và Châu Âu đều có lợi thế nếu 2 nước thực
hiện phân công lao động và trao đổi buôn bán với nhau: Mỹ chuyên vào sản
Quốc gia
Sản phẩm
Mỹ
Châu Âu
Lương thực (kg/giờ)
1
0,1875
Quần áo (bộ/giờ)
0,5
0,25
6
xuất lương thực và Châu Âu chuyên vào sản xuất quần áo. Sự chuyên môn
hoá này dựa vào lợi thế so sánh của mỗi nước:
Theo nguyên tắc trao đổi nguyên giá thì:
Ở Mỹ : 1 lương thực = 0,5 quần áo
1 quần áo = 2 lương thực
Còn ở Châu Âu: 1 lương thực = ¾ quần áo
1 quần áo = 1,33 lương thực
Qua tỷ lệ trao đổi này ở 2 khu vực ta thấy: ở Mỹ có giá lương thực
tương đối rẻ hơn so với giá quần áo và giá quần áo tương đối đắt hơn so với
gía lương thực. Còn ngược lại ở Châu Âu giá lương thực tương đối đắt hơn so
giá quần áo. Gỉa định xoá bỏ hàng rào bảo hộ mậu dịch, thực hiện sự tự do
thương mại và chi phí vận tải không đáng kể thì khi thương mại diễn ra: Mỹ
chuyên môn hoá vào sản xuất lương thực và mang một phần lương thực sang
Châu Âu , nơi đó có giá lương thực tương đối cao hơn và giá quần áo tương
đối rẻ hơn ở Mỹ. Và Châu Âu thì ngược lại. Như vậy cả 2 khu vực đều có lợi
thông qua thương mại.
Ngoài ra sau khi có thương mại , một giờ công lao động của công nhân
Mỹ mua được nhiều quần áo nhập khẩu hơn và công nhân Châu Âu mua được
nhiều lương thực nhập khẩu hơn.
Theo qui luật này, ngay cả một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối để
sản xuẩt cả hai loại sản phẩm vẫn có lợi khi giao thương với một quốc gia
khác được coi là có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai loại sản phẩm. Trong
điều kiện đó, quốc qia thứ hai lại càng có lợi hơn so với khi họ không giao
thương. Trong trường hợp này, nếu một quốc gia bất lợi hoàn toàn trong sản
xuất tất cả các sản phẩm thì họ vẫn có thể chuyên môn hóa sản xuất và xuất
khẩu sản phẩm bất lợi là nhỏ nhất thì họ vẫn có lợi. Còn quốc gia có lợi hoàn
toàn trong sản xuất tất cả các sản phẩm sẽ tập trung chuyên môn hóa trong
việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có lợi là lớn nhất thì họ vẫn luôn có lợi.
Tóm lại phát triển thương mại quốc tế có lợi cho tất cả các nước tham gia vào
quá trình phân công lao động quốc tế
7
1.1.2 Những hạn chế trong của lí thuyết của D. Ricacrdo dẫn tới sự
hình thành của lí thuyết H-O
Qui luật lợi thế so sánh được xem là một trong những lí thuyết kinh tế
quốc tế quan trọng. Tuy nhiên lí thuyết của Ricardo vẫn còn những hạn chế
cơ bản như sau:
Các phân tích của Ricardo không tính đến cơ cấu về nhu cầu tiêu
dùng của mỗi nước, cho nên dựa vào lí thuyết của ông người ta không thể xác
định giá tương đối mà các nước dùng trao đổi sản phẩm.
Các phân tích của Ricardo không đề cập tới chi phí vận tải, bảo
hiểm hàng hoá và hàng raò bảo hộ mậu dịch mà các nước dựng lên. Các yếu
tố này ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả của thương mại quốc tế.
Lý thuyết của Ricardo không giải thích được nguồn gốc phát sinh
thuận lợi của một nước đối với một loại sản phẩm nào đó, cho nên không giải
thích triệt để được nguyên nhân sâu xa của quá trình thương mại quốc tế.
Để khắc phục những hạn chế của Ricardo, E. Hecksher (1949) và
B.Ohlin trong tác phẩm “Thương mại liên khu vực và quốc tế” xuất bản năm
1933 đã cố gắng giải thích nguyên nhân làm nên lợi thế so sánh trong quan hệ
thương mại quốc tế.
1.2 Nội dung lí thuyết H- O
1.2.1 Các giả thiết của Heckescher - Ohlin
Mô hình ban đầu do Heckscher và Ohlin xây dựng chưa phải là mô
hình toán, chỉ giới hạn với hai quốc gia, hai loại hàng hóa có thể đem trao đổi
quốc tế và hai loại yếu tố sản xuất (đây là hai biến nội sinh). Vì thế mô hình
ban đầu còn được gọi là Mô hình 2 x 2 x 2.
Về sau, mô hình được Paul Samuelson là người đầu tiên áp dụng toán
học vào, nên có khi được gọi là Mô hình Heckscher-Ohlin-Samuelson hay
Mô hình H-O-S. Jaroslav Vanek mở rộng để áp dụng cho nhiều quốc gia và
nhiều sản phẩm, nên cũng thường được gọi là Mô hình Heckscher-Ohlin-
Vanek.
8
Mô hình Heckscher-Ohlin dựa trên các giả thiết sau:
Thế giới chỉ có 2 quốc gia chỉ có 2 loại hàng hóa (X và Y) và chỉ có
2 yếu tố sản xuất là lao động và tư bản.
Hai quốc gia sử dụng công nghệ sản xuất hàng hóa giống nhau và
thị hiếu của các dân tộc như nhau.
Hàng hóa X chứa đựng nhiều lao động, còn hàng hóa Y chứa đựng
nhiều tư bản.
Tỷ lệ giữa đầu tư và sản lượng của 2 loại hàng hóa trong 2 quốc gia
là một hằng số. Cả hai quốc gia đều chuyên môn hóa sản xuất ở mức không
hoàn toàn.
Cạnh tranh hoàn hảo ở thị trường hàng hóa và thị trường các yếu tố
đầu vào ở cả 2 quốc gia.
Công nghệ sản xuất cố định ở mỗi quốc gia và như nhau giữa các
quốc gia
Công nghệ đó ở mỗi quốc gia đều có lợi tức theo quy mô cố định.
Lao động và vốn có thể di chuyển tự do trong biên giới mỗi quốc
gia, nhưng bị cản trở trong phạm vi quốc tế.
Không có chi phí vận tải, không có hàng rào thuế quan và các trở
ngại khác trong thương mại giữa hai nước.
1.2.2 Hàm lượng các yếu tố sản xuất trong các hàng hóa và
đường giới hạn khả năng sản xuất
Mô hình Heckscher-Ohlin phiên bản 2 x 2 x 2 sử dụng hàm Cobb-
Douglass vì nó phù hợp với giả thiết về lợi tức theo quy mô không đổi.
Chúng ta nói rằng hàng hóa Y là hàng hóa chứa đựng nhiều tư bản nếu
tỷ số tư bản/ lao động (K/L) được sử dụng để sản xuất hàng hóa Y lớn hơn
hàng hóa X trong cả 2 quốc gia.
Chúng ta cũng nói rằng quốc gia thứ II là quốc gia có sẵn tư bản với
quốc gia thứ I nếu tỷ giá giữa tiền thuê tư bản lãi suất trên tiền lương (r/w) ở
quốc gia này thấp hơn so với quốc gia thứ I. Như vậy, đường giới hạn khả
9
năng sản xuất của quốc gia thứ II sẽ nghiêng về OY và của quốc gia thứ I sẽ
nghiêng về phía OX.
Hình 1.2 Đường giới hạn khả năng sản xuất
Xét ví dụ quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nga. Ta giả thiết, để
sản xuất mặt hàng quần áo cần nhiều lao động, còn mặt hàng thép cần nhiều
vốn hơn. Việt Nam là nước tương đối sẵn có về lao động hơn nên họ sẽ sản
xuất và nhập khẩu hàng dệt may. Còn Nga có nhiều tư bản nên họ sản xuất
và xuất khẩu thép.
1.2.3. Cấu trúc cân bằng chung của học thuyết Heckscher- Ohlin
Cấu trúc cân bằng chung của học thuyết Hẹkscher- Ohlin được tóm tắt
trong sơ đồ hình 1.2. Bắt đầu tại góc phải phía dưới cuả sơ đồ ta thấy rằng sở
thích và sự phân phối theo quyền sở hữu các yếu tố sản xuất ( nghĩa là theo
phân phối thu nhập) xác định nhu cầu hàng hóa. Nhu cầu hàng hóa xác định
nhu cầu dẫn xuất về yếu tố cầu để sản xuất chung. Lượng cầu về các yếu tố
sản xuất, cùng với lượng cung xẽ xác định giá cả và yếu tố sản xuất trong điều
kiện cạnh tranh hoàn hảo. Giá cả các yếu tố sản xuất cùng với công nghệ sẽ
OY
O
OX
10
xác định giá cả hàng hóa cuối cùng. Sự khác biệt về giá tương đối cuối cùng
của hàng hóa giữa các nước quyết định lợi thế so sánh và mô hình thương mại
( nghĩa là nước nào sản xuất hàng hóa gì?).
Hình 1.3 Quá trình hình thành giá cả sản phẩm- khung cân bằng
tổng quát của lý thuyết Hecksher- Ohlin
11
Sơ đồ trên hình 1.3 cho thấy tất cả các lực lượng sản xuất cùng với
nhau quyết định giá cả hàng hóa cuối cùng như thế nào. Đây chính là cái mà
chúng ta nói rằng mô hình Heckscher- Ohlin là mô hình cân bằng chung. Tuy
nhiên, trong số tất cả các lực lượng tương tác này, định lí Heckscher- Ohlin
tách riêng sự khác biệt khả năng vật chất hay khả năng cung cấp các yếu tố
sản xuất giữa các nước ( với sở thích và công nghệ như nhau) để giải thích sự
khác biệt về giá tương đối của hàng hóa và thương mại giữa các nước. Đặc
biệt, Ohlin giải thích sở thích ( và phân phối thu nhập) giống nhau giữa các
nước. Điều này dẫn đến nhu cầu giống nhau về hàng hóa cuối cùng và yếu tố
sản xuất ở các nước khác nhau. Do đó, sự khác biệt về cung các yếu tố sản
xuất ở các nước khác nhau là nguyên nhân của sụ khác biệt yếu tố khác nhau
dẫn đến giá tương đối của hàng hóa khác nhau và diễn ra thương mại giữa các
nước. Sự khác biệt về khả năng cung cấp tương đối các yếu tố dẫn đến sự
Cầu sản phẩm cuối
cùng
Cầu yếu tố sản xuất
Mô
hình
mậu
dịch
Giá cả sản
phẩm so sánh
cân bằng nội
địa
Giá cả yếu tố sản xuất Giá cả sản phẩm
Phân
phối
thu
nhập
Thị hiếu
hay sở
thích
người tiêu
dùng
Cung
yếu tố
sản xuất
Kỹ
thuật
công
nghệ
12
khác biệt về giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất và giá cả hàng hóa mà
chúng được chỉ ra bởi đường đậm trong hình 1.3.
Mô hình đưa ra những kết luận sau: Trong một nền kinh tế mở cửa, mỗi
nước đều hướng đến chuyên môn hoá các ngành sản xuất mà cho phép sử
dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với nước đó là thuận lợi nhất. Nói cách khác
bằng cách thừa nhận là mỗi sản phẩm đòi hỏi một sự liên kết khác nhau các
yếu tố sản xuất (vốn, lao động, tài nguyên, đất đai…) và có sự chênh lệch
giữa các nước về các yếu tố này, mỗi nước sẽ chuyên môn hoá trong những
ngành sản xuất cho phép sử dụng các yếu tố với chi phí rẻ hơn, chất lượng tốt
hơn so với các nước khác đồng thời nhập khẩu các sản phẩm thâm dụng yếu
tố đầu vào kia. Kết luận này được kinh tế học gọi là Định lý Heckscher-Ohlin.
1.2 Kiểm nghiệm mô hình H-O
Do lý thuyết thương mại tỷ lệ các yếu tố sản xuất là một trong những lý
thuyết có ảnh hưởng nhất trong kinh tế học quốc tế, nó đã và đang là một chủ
đề được đem ra kiểm nghiệm rộng rãi bằng các dẫn chứng thực tế. Kết quả
những cuộc kiểm nghiệm đó không thuận: các nước trong thực tế không xuất
khẩu những hàng hoá mà lý thuyết này phán đoán. Do đó, câu hỏi đặt ra là
liệu lý thuyết tỷ lệ các yếu tố sản xuất có còn phù hợp với suy nghĩ về thương
mại quốc tế không ???
1.3.1 Kiểm định với nền kinh tế Mỹ
Kiểm nghiệm trên các số liệu của Mỹ cho thấy trước đây, và ở mức độ
nào đó thậm chí hiện nay, Hoa Kỳ vẫn là một trường hợp đặc biệt trong số các
nước trên thế giới. Cách đây không lâu, Hoa Kỳ vẫn là nước giàu có hơn các
nước khác, công nhân Mỹ rõ ràng có số vốn theo đầu người nhiều hơn công
nhân ở các nước khác. Ngay cả hiện nay, mặc dù một số nước Tây Âu và
Nhật gần như đuổi kịp, Mỹ tiếp tục đứng hàng đầu trong số các nước có tỷ lệ
vốn – lao động cao.
13
Trên cơ sở đó, chúng ta có thể cho rằng Hoa Kỳ sẽ là nước xuất khẩu
hàng hoá sử dụng nhiều vốn, và là nước nhập khẩu hàng hoá cần tập trung
nhiều lao động. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là điều đó lại không diễn ra
trong suốt 25 năm từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Trong một công trình
nghiên cứu nổi tiếng xuất bản năm 1953, nhà kinh tế Wassily Leontief (người
được giải thưởng Nobel năm 1973) thấy rằng hàng xuất khẩu của Mỹ lại sử
dụng ít vốn hơn hàng nhập khẩu. Kết quả đó được gọi là nghịch lý Leontief.
Đây là một dẫn chứng giá trị nhất chống lại lý thuyết tỷ lệ các yếu tố sản xuất.
Bảng 1.3 minh hoạ nghịch lý Leotief và một số thông tin khác về mô
thức thương mại của Mỹ. Chúng ta so sánh các yếu tố sản xuất sử dụng để
làm ra một triệu đô la hàng hoá xuất khẩu của Mỹ 1962 với các yếu tố dùng
để sản xuất một giá trị như trên hàng nhập khẩu của Mỹ năm 1962. Như ta đã
thấy ở hai hàng đầu trong bảng, nghịch lý Leotief vẫn xuất hiện trong năm dó;
hàng hoá xuất khẩu cảu Mỹ vẫn được sản xuất bằng một tỷ lệ vốn – lao động
thấp hơn so với hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, như phần còn lại của bảng
này cho thấy, những so sánh khác cảu hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu
trùng hợp hơn với suy nghĩ thông thường. Mỹ xuất khẩu những sản phẩm cần
tập trung nhiều lao động tay nghề cao hơn so với hàng hoá Mỹ nhập khẩu. Mỹ
cũng có xu hướng xuất khẩu những sản phẩm cần nhiều “công nghệ cao”, đòi
hỏi lao động của nhiều nhà khoa học và kỹ sư trên mỗi đơn vị sản phảm bán
ra. Những nhận xét đó phù hợp với vị trí của Mỹ là một nước có tay nghề lao
động cao, và có lợi thế so sánh ở các sản phẩm tinh vi.
Nhưng tại sao lại có nghịch lý Leontief ??? Không ai có thể trả lời 1
cách chắc chắn cả. Tuy nhiên, một cách giải thích có thể chấp nhận được sẽ
như sau: Mỹ có một lợi thế đặc biệt trong việc snả xuất những sản phẩm hoặc
hàng hoá sử dụng những công nghệ mới phát minh. Nhưng sản phẩm này có
thể cần sự tập trung vốn ít hơn so với những sản phẩm mà kỹ thuật có đủ thời
gian chin muồi và trở nên phù hợp cho việc sản xuất hàng loạt. Vì vậy, Mỹ có
14
thể sẽ xuất khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều lao động có tay nghề cao và
kỹ năng kinh doanh đổi mới, trong khi nhập khẩu hàng công nghiệp nặng sử
dụng khối lượng vốn lớn.
Bảng 1.4 Nội dung các yếu tố trong hàng xuất khẩu và nhập khẩu
của Mỹ năm 1962.
Các yếu tố Hàng nhập khẩu Hàng xuất khẩu
Vốn 2.132.000$ 1.876.000$
Lao động (người-năm) 119 131
Số năm giáo dục trung bình 9.9 10,1
Tỷ lệ kỹ sư và nhà KH 0.0189 0.0255
1.3.2 Kiểm nghiệm số liệu trên thế giới
Gần đây hơn, các nhà kinh tế đã tiến hành kiểm nghiệm mô hình H-O
trên số liệu của nhiều nước. Một công trình nghiên cứu quan trọng của Harry
P.Bowen, Edward E.Leamer và Leo Sveikauskas dựa trên ý tưởng đã nói trên
đây rằng việc trao đ