Đề tài Lịch sử học thuyết kinh tế hệ thống lý thuyết phân phối

A. Smith đã thực hiện một bước tiến so với phái Trọng Nông khi phân chia các giai cấp trong xã hội tư sản nhằm phân tích các thu nhập của các giai cấp. Ông phân chia thành 3 giai cấp cơ bản gắn với quyền sở hữu tư liệu sản xuất và thu nhập: 1. Giai cấp công nhân : Thu nhập là tiền lương. 2. Giai cấp các nhà tư bản (bao gồm tư bản công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp) : Thu nhập là lợi nhuận. 3. Giai cấp chủ đất : Thu nhập là địa tô. Ông cũng là người đầu tiên phân biệt sự khác nhau giữa các tầng lớp trong xã hội và khẳng định những giai cấp cơ bản gắn với sản xuất vật chất nhận được cái gọi là thu nhập ban đầu và các tầng lớp còn lại nhận thu nhập do phân phối lại gọi là thu nhập thứ 2. Lý luận phân phối cùa A. Smith chủ yếu đề cập đến thu nhập lần đầu của các giai cấp cơ bản.

doc10 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3240 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lịch sử học thuyết kinh tế hệ thống lý thuyết phân phối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT MÔN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ -å-å- ĐỀ TÀI LỊCH SỬ HỌC THUYẾT KINH TẾ HỆ THỐNG LÝ THUYẾT PHÂN PHỐI LỚP K11403 Giảng viên: TS Nguyễn Tấn Phát Thành viên nhóm 4: MSSV 1. Lê Ngọc Ánh. K114030370 2. Trương Ngọc Hà. K114030385 3. Bùi Thị Xuân Hồng. K114030392 4. Nguyễn Ái Phương Loan. K114030401 5. Võ Đặng Hồng Nhung. K114030416 6. Phan Thị Hiền Trang. K114030446 7. A Thị Hà Vi. K114030453 8. Trần Thị Lê Vin. K114030455 Năm học: 2012 - 2013 Năm học: 2012 - 2013 ĐỀ TÀI HỆ THỐNG LÝ THUYẾT PHÂN PHỐI I. LÝ THUYẾT PHÂN PHỐI CỦA ADAM SMITH. A. Smith đã thực hiện một bước tiến so với phái Trọng Nông khi phân chia các giai cấp trong xã hội tư sản nhằm phân tích các thu nhập của các giai cấp. Ông phân chia thành 3 giai cấp cơ bản gắn với quyền sở hữu tư liệu sản xuất và thu nhập: 1. Giai cấp công nhân : Thu nhập là tiền lương. 2. Giai cấp các nhà tư bản (bao gồm tư bản công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp) : Thu nhập là lợi nhuận. 3. Giai cấp chủ đất : Thu nhập là địa tô. Ông cũng là người đầu tiên phân biệt sự khác nhau giữa các tầng lớp trong xã hội và khẳng định những giai cấp cơ bản gắn với sản xuất vật chất nhận được cái gọi là thu nhập ban đầu và các tầng lớp còn lại nhận thu nhập do phân phối lại gọi là thu nhập thứ 2. Lý luận phân phối cùa A. Smith chủ yếu đề cập đến thu nhập lần đầu của các giai cấp cơ bản. 1. Về tiền lương: Tiền lương là thu nhập của công nhân, gắn với lao động của họ. Nó là sự bồi hoàn nhờ công lao động. Như vậy, tiền lương là thu nhập có lao động, nó gắn liền với lao động. Theo ông, trong sản xuất hàng hóa giản đơn cũng có tiền lương, nó bằng toàn bộ sản phẩm của lao động. Còn trong chủ nghĩa tư bản, tiền lương cần phải đủ để đảm bảo cho công nhân mua phương tiện sống, tồn tại và phải coa hơn mức đó. Ông cho rằng: tiền lương không thể thấp hơn chi phí tối thiểu cho cuộc sống của người công nhân. Nếu quá thấp họ sẽ không làm việc và bỏ ra nước người. Tiền lương cao sẽ kích thích tiến bộ kr bởi vì nó làm tăng năng suất lao động. Điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa, thói quen tiêu dùng; quan hệ cung- cầu trên thị trường lao động; tương quan lực lượng giữa nhà tư bản và công nhân trong cuộc đấu tranh của công nhân đòi tăng lương là các nhân tố tác động đến tiền lương. Tuy nhiên, A.dam Smith không hiểu được bản chất của tiền lương. Ông chỉ thấy được sự khác nhau về số lượng giữa tiền lương trong sản xuất hàng hóa giản đơn và trong chủ nghĩa tư bản. Ông quan niệm tiền lương là giá cả của lao động, bởi vì ông không hiểu phạm trù sức lao động. Đây là một hạn chế lớn của ông. 2. Về lợi nhuận: Lý luận lợi nhuận của ông đầy mâu thuẫn: Theo ông, người công nhân tạo ra giá trị vật chất chia làm 2 phần: tiền lương của anh ta và lợi nhuận của nhà tư bản. Có nghĩa, ông thấy được bản chất của sự bóc lột. Mặt khác, ông phủ nhận bản chất bóc lột của lợi nhuận khi quan niệm lợi nhuận được sinh ra bởi toàn bộ tư bản ứng trước. Ông còn cho lợi nhuận là khoản bồi hoàn cho việc mạo hiểm của nhà tư bản. Ông khẳng định: mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là lợi nhuận và nó phù hợp với lợi ích xã hội. Adam Smith có công khi tìm ra xu hướng bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận trong các ngành khác nhau trên cơ sở của tự do cạnh tranh và mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận và khối lượng tư bản đầu tư. Tư bản đấu tư càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm. Như vậy, chủ nghĩa tư bản càng phát triển, tư bản càng được đầu tư thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm. Đây là xu hướng có tính quy luật trong chủ nghĩa tư bản, nhưng cách lý giải nguyên nhân của A. Smith chưa thỏa đáng. Theo K. Marx, do cấu tạo hữu cơ của tư bản có xu huống tăng lên nên tỷ suất lợi nhuận mới có xu huống giảm xuống. 3. Về địa tô: Lý luận địa tô của A. Smith cũng có nhiều mâu thuẫn như lý luận về lợi nhuận và còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Trọng nông. Địa tô là 1 phần của sản phẩm lao động, giống như lợi nhuận. Theo ông, địa tô là khoản khấu trừ đầu tiên vào sản phẩm của lao động và lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ 2. Như vậy, ông đã thấy được bản chất bóc lột của địa tô. Nhưng khi giả thích vì sao có địa tô thì ông cho rằng trong nông nghiệp có địa tô vì lg nông nghiệp có năng suất cao hơn trong các ngành khác. Thu nhập trong công nghiệp được chia thành tiền lương và lợi nhuận còn trong nông nghiệp thì bao gồm tiền lương, lợi nhuận và địa tô. A. Smith cho rằng sản phẩm nông nghiệp được bán ra không theo giá cả thị trường mà theo giá cả lũng đoạn do cầu lớn hơn cung. Đồng thời, ông lại cho rằng địa tô là kết quả tác động của tự nhiên, là khoản trả cho sự phục vụ đất. Với quan niệm này, bản chất của địa tô là không bóc lột. Điều này cho thấy ông muốn nói về địa tô chênh lệch I mặc dù chưa phân tích một cách chi tiết về nó. Adam Smith đã sia lầm khi phủ định địa tô tuyệt đối, tức địa tô mà người kinh doanh trên bất cứ loại ruộng đất nào cũng phải trả cho chủ đất. Theo ông, kinh doanh trên ruộng đất mà phải nộp địa tô là trái với quy luật giá trị. Do Smith chưa thấy được sự khác nhau giữa giá trị và giá cả sản xuất nên dẫn đến sai lầm này. è Lý luận phân phối của Adam Smith có nhiều tiến bộ, tuy còn những mâu thuẫn nhất định do đặc điểm phương pháp luận của mình. II. LÝ THUYẾT PHÂN PHỐI CỦA DAVID RICARDO. David Ricardo phát triển lý luận phân phối của A. Smith về phân phối lần đầu của 3 giai cấp cơ bản trong xã hội trên cơ sở lý luận giá trị - lao động. D. Ricardo đã nêu ra quy luật vận động của các bộ phận thu nhập và mối quan hệ giữa chúng. Nếu tiền lương tăng thì làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại, nhưng sự vận động này không ảnh hưởng đến địa tô. Nhưng ông cũng cho rằng, khi lợi nhuận tăng thì tích lũy tư bản tăng và dân số tăng sẽ dẫn đến việc làm tăng địa tô. Ở đây, ông đã thấy được sự vận động lên xuống của các bộ phận của thu nhập xã hội. Tuy nhiên, ông lại dựa vào quy luật tự nhiên để phân tích, đây là một hạn chế lớn của Ricardo trong lý luận phân phối. 1. Về tiền lương: Ông coi lao động cũng như các hàng hóa khác có giá cả thị trường và giá cả tự nhiên. Giá cả thị trường của lao động là tiền lương, nó lên xuống chugn qunh giá cả tự nhiên của lao động. Giá cả tự nhiên của lao động bằng với giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho cuộc sống của người công nhân và gia đình. Nó phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, trình độ phát triển, truyền thống và hình thức tiêu dùng của mỗi dân tộc. Ricardo ủng hộ “quy luật sắt về tiền lương”, tức tiền lương phải ở mức tối thiểu và không được cao hơn mức đó. Ông cho rằng, người công nhân không nên than phiền về tiền lương thấp vì đây là quy luật tự nhiên. Ông giải thích sự xung động của tiền lương là phụ thuộc vào độ màu mỡ của tự nhiên và sự gia tăng dân số. Ông chống lạ sự can thiệp của nhà nước vào thi trường lao động và không nên giúp đỡ người nghèo, vì như vậy sẽ vi phạm quy luật tự nhiên. Như vậy, lý luận về tiền lương của David Ricardo có những tiến bộ nhất định tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. + Ông coi lao động là hàng hóa nên chưa hiểu được bản chất cua tiền lương tư bản chủ nghĩa. + Khi nói về giá cả tư liệu sinh hoạt tối thiểu ông chỉ đề cập đến nhu cầu tối thiểu về mặt sinh lý. Do đó, ông không thể giải thích được sự giảm sút của tiền lương 1 cách có hệ thống. + Vì cho rằng sự gia tăng dân số tự nhiên là nhân tố điều tiết tiền lương, nên ông không hiểu được tiền lương phụ thuộc vào số công nhân có việc làm và số công nhân bị thất nghiệp. 2. Về lợi nhuận: Người công nhân tạo ra giá trị lớn hơn tiền lương của mình, đó là lợi nhuận của nhà tư bản. Chứng tỏ ông đã thấy được sự bóc lột. Tuy nhiên, ông không thừa nhận nó bởi vì ở ông không có khái niệm giá trị thặng dư. Ông cho rằng, lợi nhuận là thu nhập của tư bản công nghiệp nhận được so với tư bản ứng trước. Ricar do thấy được xu hướng giảm sút của tỷ suất lợi nhuận. Nhưng ông giải thích nguyên nhân cùa khuynh hướng này là xu hướng tăng lên của tiền lương do độ màu mỡ của đất ngày càng giảm nên giá lương thực tăng cao. Việc lương tăng là thảm họa kinh tế đối với tích lũy tư bản và kéo tỷ suất lợi nhuận giảm xuống. Ông không thấy được bản chất của xu hướng đó là do cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng cao. Phải đến Marx mới giải thích được điều này. 3. Về địa tô: Ông giải thích lý luận về địa tô dựa trên cơ sở lý luận giá trị - lao động. Ricardo xác định không phải vì địa tô làm cho giá lúa mì đắt lên mà trái lại do giá lúa mì đắt nên phải trả địa tô. Theo ông, do ruộng đất có hạn, năng suất lại thấp bới độ màu mỡ ngày càng giảm, “năng suất bất tương xứng” mà nhu cầu lương thực ngày càng tăng cao bởi dân số tăng nhanh nên cần phải canh tác cả trên ruộng đất xấu. Do đó, giá cả thị trường của nông sản phẩm sẽ được quyết định bới giá trị nông sản phẩm sản xuất trên ruộng đất xấu. Chênh lệch gnhững giá trị nông sản phẩm được sản xuất trên ruộng đất trung bình và tốt với giá trị nông sản phẩm sản xuất trên ruộng đất xấu là địa tô. Như vậy, ông chỉ thấy địa tô chênh lêch I. Công lao của Ricardo là ông đã nêu được vai trò của độc quyền sở hữu ruộng đất trong việc chiếm hữu địa tô và sự tồn tại của địa tô phụ thuộc vào lợi nhuận. Theo Ricardo, địa tô tăng cao thì gây thiệt hại cho người tiêu dùng và chỉ có lợi cho chủ đất. Ông nhấn mạnh việc tăng chi phí sản xuất lúa mì bao giờ cũng phù hợp với lợi ích của địa chủ, nhưng lại không phù hợp người tiêu dùng nông sản và các chủ xưởng. Kết luận được lợi ích của người chiếm hữu ruộng đất mâu thuẫn lợi ích toàn xã hội. Như vậy lý luận của ông ủng hộ lợi ích của giai cấp tư sản và chống lại lợi ích giai cấp chủ đất. Ông không thấy địa tô tuyệt đối, theo ông, chỉ có người canh tác trên ruộng đất trung bình và tốt mới nộp tô, còn trên ruộng đất xấu thì không nộp tô. Ông cũng không thấy địa tô chênh lệch II. III. LÝ THUYẾT PHÂN PHỐI CỦA THOMAS ROBERT MALTHUS. Giá trị hàng hóa là do lao động mà người ta có thể mua được bằng hàng hóa này quyết định và ông bổ sung bằng luận điểm lao động mà người ta có thể mua được bằng những chi phí sản xuất ra nó. Các chi phí này bao gồm: chi phí về lao động sống, lao động vật hóa cộng với lợi nhuận tư bản ứng trước. Như vậy, giá trị hàng hóa bao gồm 3 bộ phận là lao động vật hóa, lao động sống và lợi nhuận. Từ đó, ông phủ định quan hệ bóc lột lao động làm thuê của chủ nghĩa tư bản, bởi vì lợi nhuận là khoản dôi ra so với tư bản ứng trước chứ không phải so với lao động sống. Không chỉ điều này, mà lý luận về địa tô của ông cũng đi ngược lại so với lý luận của David Ricardo. Ông khẳng định tiến bộ kinh tế làm tăng cầu sản phẩm nông nghiệp, khiến mọi người sử dụng tất cả những loại đất nên đất đai màu mỡ ít đi. Do vậy, địa tô cao là kết quả của sự thịnh vượng kinh tế. IV. LÝ THUYẾT PHÂN PHỐI CỦA SISMONDE DE SISMONDI. 1. Về tiền lương: Sismondi cho rằng tiền lương của người công nhân thấp là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản. Ông đã vạch ra quá trình tích của chủ nghĩa tư bản là quá trình tích tụ, tập trung của cải vào tay những người giàu có và sự bần cùng của tầng lớp lao động. Theo ông, tiền lương phải bằng tất cả giá trị của sản phẩm lao động của công nhân, mà muốn vậy thì chỉ có trong nền sản xuất nhỏ, nơi mà người chủ tư liệu sản xuất cũng đồng thời là người trực tiếp lao động sản xuất sản phẩm, ở đó không tồn tại quan hệ thuê mướn. 2. Về lợi nhuận: Sismondi cho rằng lợi nhuận là thu nhập của tư bản được lấy ra từ sản phẩm của lao động của công nhân. Nó là phần bóc lột lao động không công của công nhân và thuộc về nhà tư bản. Như vậy, lao động của người công nhân tạo ra của cải chia làm 2 phần: tiền lương là thu nhập của công nhân, phần còn lại là lợi nhuận của nhà tư bản, là thu nhập không lao động. Ông đã thấy được bản chất bóc lột của chủ tư liệu sản xuất, mâu thuẫn giữa thu nhập có lao động với thu nhập không lao động. Theo ông, việc sử dụng máy móc thiết bị đã làm năng suất lao động tăng lên rất nhiều và phần thặng dư đặc biệt này bị nhà tư bản chiếm mất. 3. Về địa tô: Ông cho rằng địa tô là tặng phẩm của tự nhiên. Đây là 1 hạn chế lớn của Sismondi, bởi vì ông không thấy được bản chất bóc lột của địa chủ (cũng là 1 tầng lớp không lao động). Tuy nhiên, ông thấy được những người canh tác trên ruộng đất xấu cũng phải nộp tô, đây là mầm mống của lý luận địa tô tuyệt đối mà trước ông không 1 tác giả nào thấy được, kể cả Ricardo. V. LÝ THUYẾT PHÂN PHỐI CỦA KARL MARX. 1. Về tiền lương: Karl Marx chỉ rõ , công nhân làm việc cho các nhà tư bản trong một thời gian nào đó , sản xuất ra một lượng hàng hóa nào đó thì nhận được một số tiền trả công nhất định. Tiền trả công đó chính là tiền lương. Tiền lương không phải là giá trị hay giá cả của lao động vì lao động không phải là hàng hóa và không phải là đối tượng mua bán. Cái mà công nhân bán cho nhà tư bản , cái mà nhà tư bản mua của công nhân là sức lao động. Từ việc giải thích đó , Karl Marx khẳng định bản chất của tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản là giá trị hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bên ngoài như giá trị hay giá cả của lao động. Karl Marx đã chỉ ra hai hình thức cơ bản của tiền lương: tiền lương tính theo thời gian và tiền lương tính theo sản phẩm . Ông còn phân tích sự khác nhau giữa tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế và khẳng định nếu khoảng cách giữa chúng càng lớn thì đó là nguy cơ đối với cuộc sống của người làm công ăn lương. 2. Về lợi nhuận: Karl Marx khẳng định lợi nhuận là một bộ phận giá trị do công nhân tạo ra và thuộc về các chủ tư bản. Ông khẳng định trong điều kiện tự do cạnh tranh , các nhà tư bản phân chia nhau lợi nhuận theo quy luật ti suất lợi nhuận bình quân. Tỉ suất lợi nhuận bình quân là tỉ số tính theo phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước trong xã hội. Trong điều kiện tư bản chủ nghĩa ông chỉ ra rằng tỉ suất lợi nhuận cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan như: tỉ suất giá trị thặng dư, sự tiết kiệm của tư bản bất biến, Đồng thời ông vạch rõ do tác động của hai loại nhân tố ảnh hưởng trái chiều đối với tỉ suất lợi nhuận nên trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản tỉ suất lợi nhuận có xu hướng giảm sút. 3. Về lợi tức: Karl Marx chỉ ra rằng trong xã hội tư bản luôn tồn tại một số người với tư cách là ông chủ sở hữu tiền tệ, chuyên cho vay để kiếm lời (hưởng lợi tức). Lợi tức là một phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay ứng với số tiền mà nhà tư bản cho vay đã đưa cho nhà tư bản vay sử dụng. Lợi tức vận động theo quy luật tỉ suất lợi tức, đó là tỉ lệ % giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay. Tỉ suất lợi tức lại phụ thuộc vào tỉ suất lợi nhuận bình quân. 4. Về địa tô: Karl Marx đã trình bày lí luận này dưới ánh sáng lí luận giá trị - lao động. Theo ông , địa tô tư bản chủ nghĩa là một phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã trừ đi phần lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh ruộng đất. Thực chất của địa tô là lợi nhuận siêu ngạch . Khác với các nhà kinh tế học trước đó, Karl Marx đi vào phân tích cặn kẽ các loại địa tô chủ yếu dưới chủ nghĩa tư bản. Ông cho rằng dưới chủ nghĩa tư bản có hai loại địa tô chủ yếu là : địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối. VI. LÝ THUYẾT PHÂN PHỐI CỦA JOHN BATES CLARK. Lý luận phân phối của John B. Clark dựa trên vai trò của các yếu tố sản xuất. Đối với tư bản thì thu nhập của tư bản sẽ phù hợp với năng suất của tư bản bỏ ra sau cùng - năng suất cận biên của tư bản. Theo ông, người lao động nhận tiền lương là sản phẩm giới hạn của lao động. Nhà tư bản nhận lợi tức dựa trên sản phẩm giới hạn của tư bản. Chủ đất nhận địa tô bằng với sản phẩm giới hạn của đất đai. Và nhà kinh doanh nhận lợi nhuận là thặng dư của người sử dụng các yếu tố sản xuất. Người công nhân cuối cùng là người công nhân giới hạn, sản phẩm của họ là sản phẩm giới hạn và năng suất lao động của họ là năng suất lao động giới hạn, quyết định năng suất lao động của những người lao động khác. Với sự phân phối như vậy , Clark cho rằng sẽ không còn sự bóc lột nữa vì người công nhân giới hạn đã nhận được sản phẩm đầy đủ do anh ta tạo ra , do đó anh ta không bị bóc lột. Những người công nhân khác cũng sẽ nhận được tiền lương theo mức tiền lương của người công nhân giới hạn nên không bị bóc lột. Nguyên tắc phân phối này của Clark được áp dụng để trả công cho các yếu tố sản xuất. Như thế lý luận phân phối của John B. Clark tuy phù hợp với định giá vĩ mô có tính chất thực tế của bất cứ số lượng nào của các yếu tố sản xuất ở đầu vào. Nhưng nó vẫn chưa là lý luận phân phối hoàn chỉnh vì đã phủ định bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản và cho rằng việc phân phối của cải trong xã hội tư sản rất công bằng dựa vào “năng lực chịu trách nhiệm” của các nhân tố sản xuất. Người công nhân và nhà tư bản đều nhận được sản phẩm cận biên tương ứng với năng lực cận biên của mình. Nó đối đầu với lý luận phân phối của Karl Marx và cho rằng tất cả các thành viên tham gia vào sản xuất với những cống hiến khác nhau và đều thu về 1 khoản thu nhập phù hợp với cống hiến của mình. VII. LÝ THUYẾT PHÂN PHỐI CỦA ALFRED MARSHALL. Marshall đã quan sát quá trình hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất. Ông dùng khái niệm “chi phí cận biên” bao gồm trong nó tổng thu nhập của chủ sở hữu các yếu tố sản xuất khác nhau. Nghĩa là bao gồm tiền lương, lợi tức và lợi nhuận doanh nghiệp. Như thế, giống như A. Smith, Marshall đã chí thấy chi phí sản xuất bằng thu nhập. 1. Về tiền lương: Marshall quan niệm tiền lương phụ thuộc vào năng suất lao động cận biên của người công nhân và nó tỷ lệ thuận với năng suất lao động cận biên. Còn lợi tức thì phụ thuộc vào cung - cầu tư bản. Nếu cung tư bản tăng cao thì mức lợi tức sẽ giảm và ngược lại. 2. Về thu nhập: Thu nhập của doanh nghiệp, theo marshall có 2 phần: đền bù lại chi phí lao động do công lao động quản lý sản xuất kinh doanh và sự bồi hoàn do mạo hiếm của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường không biết trước. Như vậy, lý luận phân phối của Marshall giống như John B. Clark đã phủ định bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Nó đối đầu với lý luận phân phối của Marx và cho rằng tất cả các thành viên tham gia vào sản xuất với những cống hiến khác nhau và đều thu về 1 khoản thu nhập phù hợp với cống hiến của mình./. 3Ñ5Ñ4
Tài liệu liên quan