Các nhà kinh tế nói chung thường định nghĩa kinh tế học là việc nghiên cứu xem các cá nhân và xã hội sử dụng những nguồn tài nguyên hạn chế để thoả mãn những nhu cầu vô hạn như thế nào. Để xem khái niệm này có nghĩa như thế nào, hãy nghĩ về tình huống của bản thân bạn. Liệu bạn có đủ thời gian làm mọi việc mà bạn muốn làm không? Bạn có thể mua mọi thứ mà bạn muốn được sở hữu không? Các nhà kinh tế cho rằng thực sự mọi người muốn nhiều thứ hơn. Thậm chí ngay cả những người giàu nhất trong xã hội cũng không thoát được hiện tượng này.
Quan hệ giữa các nguồn lực hạn chế và những mong muốn vô hạn cũng được áp dụng với toàn xã hội nói chung. Liệu bạn có nghĩ là bất kỳ xã hội nào cũng có thể thoả mãn mọi mong muốn? Hầu hết các xã hội đều mong muốn có dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, chất lượng giáo dục cao hơn, đói nghèo ít hơn, một môi trường trong sạch hơn, vân vân. Thật không may, không có đủ sẵn các nguồn lực để thoả mãn mọi mục tiêu này.
Và Kinh tế vi mô là môn học kinh tế học căn bản cung cấp kiến thức đại cương về lý luận và phương pháp kinh tế trong lựa chọn để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản của một nền kinh tế: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Môn học khởi đầu với nghiên cứu về những cơ sở của cung cầu: vấn đề tiêu dùng cá nhân, đặc tính cầu cá nhân và từ đó suy ra cầu của thị trường. Nội dung tiếp theo là nghiên cứu về đặc điểm của sản xuất, chi phí, lợi nhuận. Các lựa chọn tối ưu hoá lợi nhuận của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và thị trường độc quyền.
Trên thị trường với nhịp sống kinh doanh hối hả; Bất cứ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng quan tâm đến năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đây là ba chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là thước đo trình độ phát triển của doanh nghiệp nói chung và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Song tất cả đều thể hiện một mục tiêu cao hơn của doanh nghiệp đó là lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận.Phấn đấu để có lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó có tính chất quyết định tới sự sống còn và phát triển của mọi doanh nghiệp. Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc, các nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm làm tăng lợi nhuận đối với doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này chúng ta hãy cung tìm hiểu “Lợi nhuận và các biện pháp làm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Long Hải
Nội dung của Bài tập lớn gồm ba chương:
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Thực trạng về hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Long Hải
Chương 3: Kết luận và kiến nghị
30 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 4336 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lợi nhuận và các biện pháp làm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Long Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 2
Phần 1: Giới thiệu chung 3
1.1.Khái quát chung vè kinh tế học vi mô 3
1.2.Lý thuyết tối đa hóa lợi nhuận 5
Phần 2: Thực trạng quyết định tối đa hóa lợi nhuận của công ty
TNHH Long Hải
2.1.Giới thiệu về công ty 11
2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 14
2.3.Thực trạng quyết định tối đa hóa lợi nhuận của công ty 15
2.4.Kế hoạch sản xuất kinh doanh, lợi nhuận 26
2.5.Mục tiêu của công ty 27
Phần 3: Kết luận và kiến nghị 29
LỜI MỞ ĐẦU
Các nhà kinh tế nói chung thường định nghĩa kinh tế học là việc nghiên cứu xem các cá nhân và xã hội sử dụng những nguồn tài nguyên hạn chế để thoả mãn những nhu cầu vô hạn như thế nào. Để xem khái niệm này có nghĩa như thế nào, hãy nghĩ về tình huống của bản thân bạn. Liệu bạn có đủ thời gian làm mọi việc mà bạn muốn làm không? Bạn có thể mua mọi thứ mà bạn muốn được sở hữu không? Các nhà kinh tế cho rằng thực sự mọi người muốn nhiều thứ hơn. Thậm chí ngay cả những người giàu nhất trong xã hội cũng không thoát được hiện tượng này.
Quan hệ giữa các nguồn lực hạn chế và những mong muốn vô hạn cũng được áp dụng với toàn xã hội nói chung. Liệu bạn có nghĩ là bất kỳ xã hội nào cũng có thể thoả mãn mọi mong muốn? Hầu hết các xã hội đều mong muốn có dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, chất lượng giáo dục cao hơn, đói nghèo ít hơn, một môi trường trong sạch hơn, vân vân. Thật không may, không có đủ sẵn các nguồn lực để thoả mãn mọi mục tiêu này.
Và Kinh tế vi mô là môn học kinh tế học căn bản cung cấp kiến thức đại cương về lý luận và phương pháp kinh tế trong lựa chọn để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản của một nền kinh tế: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Môn học khởi đầu với nghiên cứu về những cơ sở của cung cầu: vấn đề tiêu dùng cá nhân, đặc tính cầu cá nhân và từ đó suy ra cầu của thị trường. Nội dung tiếp theo là nghiên cứu về đặc điểm của sản xuất, chi phí, lợi nhuận. Các lựa chọn tối ưu hoá lợi nhuận của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và thị trường độc quyền.
Trên thị trường với nhịp sống kinh doanh hối hả; Bất cứ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng quan tâm đến năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đây là ba chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là thước đo trình độ phát triển của doanh nghiệp nói chung và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Song tất cả đều thể hiện một mục tiêu cao hơn của doanh nghiệp đó là lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận.Phấn đấu để có lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó có tính chất quyết định tới sự sống còn và phát triển của mọi doanh nghiệp. Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc, các nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm làm tăng lợi nhuận đối với doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này chúng ta hãy cung tìm hiểu “Lợi nhuận và các biện pháp làm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Long Hải
Nội dung của Bài tập lớn gồm ba chương:
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Thực trạng về hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Long Hải
Chương 3: Kết luận và kiến nghị
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian chuẩn bị ngắn, do trình độ hiểu
biết của em còn nhiều hạn chế nên Bài tập này không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong nhận được nhiều sự góp ý của các thầy cô để bài luận văn của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần 1: Giới thiệu chung
Khái quát chung về kinh tế học vi mô
1.1.1.Đối tượng và nội dung cơ bản của kinh tế học vi mô
Kinh tế vi mô là một môn khoa học kinh tế, một môn khoa học cơ bản cung cấp kiến thức lý luận và phương pháp kinh tế cho các môn quản lý doanh nghiệp trong ngành kinh tế quốc dân. Nó là khoa học về sự lựa chọn hoạt động kinh tế vi mô trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Kinh tế học vi mô nghiên cứu tính quy luật, xu thế vận động tất yếu của các hoạt động kinh tế vi mô, những khuyết tật của kinh tế thị trường và vai trò của sự điều tiết. Do đó kinh tế vi mô là sự lựa chọn để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp, một tế bào kinh tế: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Để giải quyết được những yêu cầu trên kinh tế vi mô sẽ nghiên cứu tập trung vào một số nội dung quan trọng nhất như vấn đề kinh tế cơ bản: cung và cầu, cạnh tranh và độc quyền, cầu về hành hoá: cung và cầu về lao động, sản xuất và chi phí, lợi nhuận và quyết định cung cấp; hạn chế của kinh tế thị trường và sự can thiệp của chính phủ; doanh nghiệp nhà nước và tư nhân hoá.
Kinh tế vi mô bao gồm những phần dưới đây:
Những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp; việc lựa chọn kinh tế tối ưu, ảnh hưởng của quy luật khan hiếm, lợi suất giảm dần; quy luật chi phí tương đối ngày càng tăng; hiệu quả kinh tế.
Cung và cầu: Nghiên cứu nội dung của cung và cầu, sự thay đổi cung cầu, quan hệ cung cầu ảnh hưởng quyết định đến giá cả thị trường và sự thay đổi giá cả trên thị trường làm thay đổi quan hệ cung cầu và lợi nhuận.
Lý thuyết người tiêu dùng: Nghiên cứu các vấn đề về nội dung của nhu cầu và tiêu dùng, các yếu tố ảnh hưởng đến đường cầu, hàm cầu và hàm tiêu dùng, tối đa hoá lợi ích và tiêu dùng tối ưu, lợi ích cận biên và sự co dãn của cầu.
Thị trường các yếu tố sản xuất: Nghiên cứu cung và cầu về lao động, vốn, đất đai.
Sản xuất chi phí và lợi nhuận: Nghiên cứu các vấn đề về nội dung sản xuất và chi phí, các yếu tố sản xuất, hàm sản xuất và năng suất, chi phí cận biên, chi phí bình quân và tổng chi phí: lợi nhuận doanh nghiệp, quy luật lãi suất giảm dần, tối đa hoá lợi nhuận, quyết định sản xuất và đầu tư, quyết định đóng cửa doanh nghiệp.
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền: Nghiên cứu về thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền: quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền, quan hệ giữa sản lượng, giá cả và lợi nhuận.
Vai trò của chính phủ: Nghiên cứu khuyết tật của kinh tế thị trường, vai trò và sự can thiệp của chính phủ đối với hoạt động kinh tế vi mô và vai trò của doanh nghiệp nhà nước.
Một trong những mục tiêu nghiên cứu của kinh tế học vi mô là phân tích cơ chế thị trường thiết lập ra giá cả tương đối cho các mặt hàng và dịch vụ và sự phân phối các nguồn tài nguyên giới hạn giữa nhiều cách sử dụng khác nhau. Kinh tế vi mô phân tích thất bại của thị trường khi thị trường không vận hành hiệu quả, cũng như miêu tả cần có trong lý thuyết cho việc cạnh tranh hoàn hảo. Ngoài ra còn trang bị các công cụ nâng cao trong phân tích cân bằng tổng quát.
Kinh tế học vi mô là một nhánh của kinh tế học đi sâu nghiên cứu hành vi của các chủ thể, các bộ phận kinh tế riêng biệt các thị trường, các hộ gia đình và các hãng kinh doanh. Kinh tế vi mô cũng quan tâm đến tác động qua lại giữa hành vi của người tiêu dùng và các hãng để hình thành thị trường và các ngành để quá trình phân tích được đơn giản.
Kinh tế vĩ mô là một nhánh của kinh tế học tập trung nghiên cứu các hoạt động của nền kinh tế dưới góc độ tổng thể. Nó đề cập tới các tiêu chí tổng thể như: tốc độ tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, thu nhập quốc dân…
( Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô tuy khác nhau nhưng đều là những nội dung quan trọng của kinh tế học, không thể chia cắt nhau, mà bổ sung cho nhau, tạo thành hệ thống kiến thức kinh tế thị trường có sự điêù tiết của nhà nước. Vì vậy kinh tế vĩ mô tạo hành lang, tạo môi trường, tạo đIều kiện cho kinh tế vi mô phát triển. Trong thực tiễn kinh tế và quản lý kinh tế nếu chỉ giải quyết các vấn đề kinh tế vi mô, quản lý kinh tế vi mô hay quản lý sản xuất kinh doanh, mà không có sự đIều chỉnh cần thiết của kinh tế vĩ mô, quản lý vĩ mô hay quản lý nhà nước về kinh tế thì rất khó có thể nắm bắt và điều chỉnh được nền kinh tế.
1.1.2. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô
Nghiên cứu những vấn đề kinh tế lý luận, phương pháp luận và phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu trong các hoạt động kinh tế vi mô. Vì vậy cần nắm vững khái niệm, định nghĩa, nội dung, công thức tính toán, cơ sở hình thành các hoạt động hình thành kinh tế vi mô, quan trọng nhất là phải rút ra được tính tất yếu và xu thế phát triển của nó.
Cần gắn chặt việc nghiên cứu lý luận, phương pháp luận và thực hành trong quá trình học tập.
Gắn chặt việc nghiên cứu lý luận, phương pháp luận với thực tiễn sinh động phong phú, phức tạp của các hoạt động kinh tế vi mô của doanh nghiệp ở Việt Nam và ở các nước.
Cần hết sức coi trọng việc nghiên cứu, tiếp thu những kinh nghiệm thực tiễn về các hoạt động kinh tế vi mô trong các doanh nghiệp tiên tiến của Việt Nam và của các nước trên thế giới. Nhờ đó chúng ta mới có thể làm phong phú thêm, sâu sắc thêm những nhận thức lý luận về môn khoa học kinh tế vi mô.
Ngoài ra còn có những phương riêng được áp dụng các phương pháp riêng như:
Áp dụng phương pháp cân bằng nội bộ, bộ phận, xem xét từng đơn vị vi mô, không xét sự tác động đến các vấn đề khác; xem xét một yếu tố thay đổi, tác động trong các điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Trong kinh tế vi mô cần sử dụng mô hình hoá như công cụ toán học và phương trình vi phân để lượng hoá các quan hệ kinh tế.
Lý thuyết tối đa hóa lợi nhuận
Lợi nhuận, trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận, trong kế toán, là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế toán, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà không kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học. Trong kinh tế học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận sẽ bằng 0. Chính sự khác nhau này dẫn tới hai khái niệm lợi nhuận: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán.
Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0 khi mà chi phí bình quân nhỏ hơn chi phí biên, cũng tức là nhỏ hơn giá bán. Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0 khi mà chi phí bình quân bằng chi phí biên, cũng tức là bằng giá bán.[1] Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo (xét trong dài hạn), lợi nhuận kinh tế thường bằng 0. Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán có thể lớn hơn 0 ngay cả trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo.
Do nguồn tài nguyên khan hiếm, các chủ thể kinh tế (cá nhân, tổ chức) có xu hướng muốn đạt được sự tối ưu trong tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh ứng với nguồn tài nguyên nhất định. Chẳng hạn, một cá nhân với một số tiền nào đó sẽ cố gắng tiêu dùng những sản phẩm sao cho chúng mang lại cho anh ta sự thỏa mãn cao nhất; một doanh nghiệp sản xuất sẽ cố gắng sản xuất ở mức sản lượng mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận lớn nhất. Lý thuyết về sự tối ưu hóa được xem xét thông qua các công cụ toán học. Các biến số kinh tế như hữu dụng, lợi nhuận, sản lượng, v.v. được biễu diển dưới dạng các hàm số toán học. Do vậy, về mặt toán học, để đạt được sự tối ưu hóa, ta chỉ đơn giản tìm các giá trị cực trị của các hàm số đó
Một doanh nghiệp trên thị trường muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên.Tức là doanh thu có thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm bằng phần chi phí thêm vào khi làm thêm một đơn vị sản phẩm. Trong cạnh cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên bằng giá. Ngay cả khi giá thấp hơn chi phí bình quân tối thiểu, lợi nhuận bị âm. Tại điểm doanh thu biên bằng chi phí biên, doanh nghiệp lỗ ít nhất.
( Tối đa hóa lợi nhuận là mục têu kinh tế cơ bản, bên cạnh các mục tiêu xã hội của doanh nghiệp.
Các nhà kinh tế học cho rằng các công ty lựa chọn mức giá và sản lượng tối đa hoá được lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, khi các nhà kinh tế học thảo luận về lợi nhuận, họ liên hệ tới khái niệm lợi nhuận kinh tế (economic profit) được định nghĩa như sau:
Lợi nhuận kinh tế = tổng doanh thu - toàn bộ chi phí kinh tế
Trong đó:
- chi phí kinh tế bao gồm toàn bộ những chi phí cơ hội, bất luận những chi phí này rõ ràng hay ngấm ngầm.
Ví dụ, bạn có tiền trong tay là 1 triệu, và bạn đi mượn tiền ngân hàng là 1 triệu để làm ăn. Như vậy, vốn làm ăn của bạn là 2 triệu. Ví dụ thêm là ngân hàng của bạn tính tiền lời cho mượn là 7%, trong khi nếu bạn cho ngân hàng của bạn mượn tiền, ngân hàng trả 2%. Số tiền lời mà bạn phải trả ngân hàng, 70 ngàn, là chi phí rõ ràng. Số tiền lời mà bạn mất vì bạn dùng tiền đi làm ăn, thay vì cho ngân hàng mượn, 20 ngàn, là chi phí cơ hội, hay còn gọi là chi phí ngầm).
Doanh thu cận biên (marginal revenue) và chi phí cận biên (marginal cost)
Xem xét lợi nhuận của một công ty khi công ty này sản xuất ra thêm một đơn vị sản lượng.Lợi nhuận kinh tế được xác định:
Lợi nhuận kinh tế = tổng doanh thu - chi phí kinh tế
Khi một công ty sản xuất ra thêm một đơn vị sản lượng, tổng doanh thu của nó tăng lên (trong mọi tình huống thực tế) và chi phí của nó cũng tăng lên. Lợi nhuận tăng nếu doanh thu tăng một lượng lớn hơn lượng mà chi phí tăng và giảm nếu chi phí tăng nhiều hơn khoản tăng của doanh thu. Doanh thu thêm thu được từ kết quả quy mô của một đơn vị sản lượng thêm được gọi là doanh thu cận biên (Marginal Revenue ~ MR). Trong Kinh tế học vi mô: Sản xuất, chi phí thêm đi cùng với việc sản xuất thêm một đơn vị sản lượng là chi phí cận biên (Marginal Cost ~ MC).
Nếu doanh thu cận biên vượt quá chi phí cận biên, sản xuất một đơn vị sản lượng thêm sẽ tăng doanh thu nhiều hơn tăng chi phí. Trong trường hợp này, công ty sẽ dự tính tăng mức sản xuất để tăng lợi nhuận của mình. Ngược lại, nếu chi phí cận biên vượt quá doanh thu cận biên, chi phí của việc sản xuất đơn vị sản lượng cuối cùng lớn hơn doanh thu thêm từ việc bán đơn vị sản lượng đó. Trong trường hợp này, công ty có thể tăng lợi nhuận của mình bằng cách sản xuất ít hơn. Vì vậy, một công ty tối đa hoá lợi nhuận sẽ sản xuất nhiều hàng hoá hơn khi MR > MC và ít hàng hoá hơn khi MR < MC. Nếu MR = MC, công ty sẽ không có động cơ để tăng hoặc giảm sản lượng. Trong thực tế, lợi nhuận của công ty được tối đa tại mức sản lượng mà tại đó MR = MC.
Do doanh thu cận biên là một phần quan trong trong quyết định về sản lượng của công ty, do đó doanh thu cận biên sẽ được xem xét chi tiết hơn. Doanh thu cận biên được xác định:
/
Trong đó: TP = Tổng Lợi Nhuận (Total Profits), và Q là sản lượng (Quantity)
Nếu một công ty đứng trước với một đường cầu co giãn hoàn hảo, giá của hàng hoá bằng nhau tại mọi mức sản lượng. Trong trường hợp này, này doanh thu cận biên chỉ bằng giá thị trường. Ví dụ, giả sử 1 đôla một tá ngô. Doanh thu cận biên của một công ty nhận được từ việc bán một tá ngô thêm đơn giản là bằng giá 1 đôla. Điều này được minh hoạ trong biểu đồ dưới đây:
/
Trong đó: TP = Tổng Lợi Nhuận (Total Profits), và Q là sản lượng (Quantity)
Nếu một công ty đứng trước với một đường cầu co giãn hoàn hảo, giá của hàng hoá bằng nhau tại mọi mức sản lượng. Trong trường hợp này, này doanh thu cận biên chỉ bằng giá thị trường. Ví dụ, giả sử 1 đôla một tá ngô. Doanh thu cận biên của một công ty nhận được từ việc bán một tá ngô thêm đơn giản là bằng giá 1 đôla. Điều này được minh hoạ trong biểu đồ dưới đây:
/
Tuy nhiên, giả sử một công ty trước với một đường cầu có độ dốc đi xuống dưới. Trong trường hợp này, công ty phải hạ thấp giá nếu nó muốn bán được thêm những đơn vị hàng hoá này. Trong trường hợp này, doanh thu cận biên thấp hơn giá. Tình huống:Khi giá là 6 đôla công ty có thể bán 4 đơn vị sản phẩm và có tổng doanh thu bằng 6 x 4 = 24 đôla. Nếu công ty muốn bán đơn vị sản phẩm thứ 5, công ty phải hạ thấp giá xuống dưới 5 đôla. Tổng doanh thu của công ty trong trường hợp này bằng 25 đôla. Doanh thu cận biên trong trường hợp này bằng: thay đổi về tổng doanh thu/ thay đổi về số lượng = 1 đôla/ 1 = 1 đôla. Trong ví dụ minh hoạ này, doanh thu cận biên luôn nhỏ hơn giá của hàng hoá khi công ty đứng trước với một đường cầu có độ dốc đi xuống dưới. Đó là vì công ty phải hạ thấp mức giá để không chỉ bán được đơn vị hàng hoá cuối cùng mà còn bán tất cả các đơn vị hàng hoá mà công ty muốn bán. Trong trường hợp này, công ty có tổng doanh thu tăng thêm 5 đôla từ cùng 5 đơn vị hàng hoá, nhưng tổng doanh thu của công ty bị thiệt hại 4 đôla khi công ty hạ giá 4 đơn vị hàng hoá đầu tiên 1 đôla. Vì vậy, tổng doanh thu chỉ tăng 1 đôla khi đơn vị hàng hoá thứ 5 được bán.
/
Biểu đồ dưới minh hoạ cho mối quan hệ giữa đường tổng doanh thu và đường cầu. Đường cầu cho biết mức giá tại mỗi mức sản lượng. Do chúng ta biết là MR thấp hơn mức giá, đường tổng doanh thu cận biên phải nằm dưới đường cầu.Chúng ta có thể thấy tổng doanh thu cận biên là đường trong khu vực đường cầu có tính co giãn (do trong trường hợp này một mức giá giảm dẫn tới một mức tăng tổng doanh thu), bằng 0 khi cầu là đơn vị co giãn (do tổng doanh thu không thay đổi khi giá giảm trong trường hợp cầu là đơn vị co giãn) và âm khi cầu không co giãn (do tổng doanh thu giảm khi giá giảm trong khu vực đường cầu không có tính co giãn).
/
Biểu đồ dưới đây minh hoạ cho mức tối đa hoá lợi nhuận của giá và sản lượng với một công ty đứng trước với một đường cầu sản phẩm có độ dốc nghiêng xuống dưới. Như đã lưu ý ở trên, mức tối đa hoá lợi nhuận của sản lượng chỉ có tại điểm MR = MC. Điều này xảy ra tại mức sản lượng Q0, mức sản lượng tại đó đường MR và đường MC giao nhau. Giá mà các công ty có thể thay đổi để bán tăng nhiều sản lượng được định ra trước bởi đường cầu. Trong ví dụ này, giá bằng P0
/
Phần bôi mầu trên biểu đồ hiển thị cho mức lợi nhuận kinh tế của công ty này.Chiều cao của hình chữ nhật này bằng sự chênh lệch giữa giá hàng hoá và tổng chi phí trung bình. Khoảng cách chiều cao này bằng mức lợi nhuận của mỗi đơn vị sản lượng. Chiều ngang của hình chữ nhật bằng số lượng sản phẩm công ty bán được. Khu vực hình chữ nhật này (khu vực bôi màu) bằng lợi nhuận mỗi đơn vị sản lượng nhân với số đơn vị sản lượng. Kết quả này bằng tổng lợi nhuận kinh tế (Total Profit ~ TP).
Phần 2: Thực trạng về quyết định tối đa hóa lợi nhuận của công ty TNHH Long Hải
2.1.Giới thiệu về công ty
2.1.1.Khái quát
Công ty TNHH Thạch Rau Câu Long Hải
Địa chỉ:Cụm công nghiệp, khu 2, phường Cẩm Thượng
Điện thoại:0320.856235 – 0320.210315
Email:thachlonghai@vnn.vn
Được thành lập ngày 27 tháng 9 năm 2000. Công ty TNHH Long Hải ban đầu là một cơ sở sản xuất nhỏ với vốn đầu tư không tới một tỷ đồng và vài chục công nhân làm việc. Phân xưởng sản xuất quy mô nhỏ 300m2 này được đặt tại Số 10/1 – Bùi Thị Xuân – TP.Hải Dương. Sau 3 năm hoạt động, bằng các chính sách hợp lý và đặc biệt là phát triển thành công sản phẩm Nước rau câu phù hợp hơn với thị hiếu người tiêu dùng nên cơ sở này đã nhanh chóng trở nên chật hẹp.
Năm 2003, công ty Long Hải được chuyển ra địa chỉ mới tại cụm công nghiệp - Khu II - Phường Cẩm Thượng, có mặt bằng và không gian rộng rãi gấp nhiều lần cơ sở cũ. Vốn đầu tư được tăng lên hàng chục tỷ đồng cùng các trang thiết bị hiện đại, đó là một bước ngoặt lớn cho sự phát triển ngày nay.
Năm 2004 là năm đánh dấu sự thành công của việc chinh phục thị trường Châu Âu khó tính, từ đó tới nay, thông qua Cục xúc tiến thương mại – Bộ thương mại, sản phẩm Thạch và Nước rau câu Long Hải ngày càng được nhiều thị trường nước ngoài chú ý, đặc biệt là thị trường các quốc gia Châu Phi.
Với mạng lưới phân phối mạnh gồm 66 nhà phân phối, gần 200 nhân viên bán hàng chuyên nghiệp và gần 40.000 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm khiến cho nhãn hiệu Thạch và Nước rau câu của công ty TNHH Long Hải hiện diện khắp mọi nơi trên các vùng miền của Tổ Quốc.
Với triết lý kinh doanh là mang lại các gía trị lợi ích hài hòa, cao nhất cho đối tác và khách hàng, với mục tiêu phát triển bền vững và đáp ứng tốt nhất mục tiêu sức khỏe cộng đồng, chúng tôi cam kết việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chất lượng hoàn hảo nhất, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất về VSAT thực phẩm cho mọi đối tượng khách hàng và người tiêu dùng.
2.1.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty:
Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý
Diễn giải sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là c