Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại PLC của nhiều
hãng khác nhau (Mitsubishi, Siemens, Festo, Allen Bradley .)
với các tính năng ngày càng được tăng cường nhằm cải thiện
hiệu suất và chất lượng. Tuy nhiên, hầu hết các PLC cùng cỡ thì
có chức năng tương đương nhau. Điểm khác nhau quan trọng
nhất là ở phương pháp lập trình và ngôn ngữ lập trình, cùng với
các mức độ về sự hỗ trợ của nhà sản xuất. Ở những dự án lớn sự
hỗ trợ từ nhà sản xuất là rất quan trọng.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2112 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lựa chọn PLC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 22: Lựa chọn PLC
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại PLC của nhiều
hãng khác nhau (Mitsubishi, Siemens, Festo, Allen Bradley ..)
với các tính năng ngày càng được tăng cường nhằm cải thiện
hiệu suất và chất lượng. Tuy nhiên, hầu hết các PLC cùng cỡ thì
có chức năng tương đương nhau. Điểm khác nhau quan trọng
nhất là ở phương pháp lập trình và ngôn ngữ lập trình, cùng với
các mức độ về sự hỗ trợ của nhà sản xuất. Ở những dự án lớn sự
hỗ trợ từ nhà sản xuất là rất quan trọng.
Việc chọn PLC của hãng nào là do sự quen dùng đối với
PLC đó và hệ thống điều khiển nói chung. Đối với những người
có kinh nghiệm trong việc thiết kế và lắp đặt hệ thống điều
khiển thì thường vấn đề quan trọng lại là sự vượt trội về kỹ
thuật và hiệu suất hơn là sự hỗ trợ về thiết kế và lắp đặt hệ
thống.
Loại và cỡ PLC.
Sự lựa chọn này có thể thực hiện cùng với việc lựa chọn
nhà sản xuất PLC. Khi xác định quy mô hệ thống PLC thì có
một số điểm cần nhận xét:
Yêu cầu ngõ vào/ ra cần thiết.
Loại ngõ vào ra.
Dung lượng bộ nhớ.
Tốc độ và khả năng của CPU và tập lệnh.
Tất cả các yếu tố trên phụ thuộc lẫn nhau : dung lượng bộ
nhớ có ràng buộc trực tiếp đến số lượng ngõ vào ra cũng như
kích thước chương trình, vì khi số lượng vào / ra hay dung lượng
bộ nhớ lớn thì tác vụ xử lý nhiều hơn, phức tạp hơn.
Số lượng ngõ vào / ra .
Số lượng ngõ vào /ra của một hệ thống PLC phải có khả
năng đáp ứng đủ số đường tín hiệu từ cảm biến cũng như đường
điều khiển phần công suất cho cơ cấu tác động. Các tín hiệu
không những tuân theo các chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống như
về mức điện áp, dòng tải, tần số đáp ứng mà còn quan tâm đến
các đặc điểm sau:
Số lượng ngõ vào/ ra trên mỗi môđun (hay trên PLC
có sẵn các ngõ vào/ ra ).
Sự cách ly giữa phần điều khiển và phần công suất
điều khiển cơ cấu tác động.
Nhu cầu mở rộng thêm khả năng điều khiển và lắp
đặt thêm ngõ vào/ra.
Dung lượng bộ nhớ.
Đối với loại PLC có khả năng mở rộng bộ nhớ thì dung
lượng bộ nhớ có thể được mở rộng bằng cách gắn thêm hộp bộ
nhớ. Yếu tố ảnh hưởng đến dung lượng bộ nhớ là dung lượng
chương trình điều khiển. Dung lượng chính xác của chương trình
không thể xác định trước khi chương trình đó được viết xong và
thật sự được sử dụng để điều khiển hệ thống. Tuy nhiên có thể
ước chừng dung lượng dựa trên mức độ phức tạp của chương
trình.
3. Ứng dụng PLC trong đề tài :
Trong đề tài luận văn em lựa chọn PLC của hãng Mitsubishi.
X1
Y1
X3
X1
X3
Yo
X4
M8000
X2
X2
X0
X0
SET M1
Y3
Y4
TO K15X6
X5
X6
M1
M1
Y2
Sơ đồ điều khiển
MR
1RN
CV BT
2RN 3RN
M
3C
Cd
1C
2C
Sơ đồ điện
PLC FX2N
Y3
COM Y1Y0 Y2 Y3
Y4
YO Y1 Y2
Y4 Y5 Y6 Y7
LH
M
1RN
Ct
B
Đt
5RN2RN 3RN 4RN 6RN 7RN 8RN 9RN
MITSUBISHI
6RN
BRN RUNG
4RN 5RN
BCK
COM X0 X1 X2 X3 X4 X7X5 X6 I N
Sơ đồ điện điều khiển
xo,x1 : cảm biến quang phát hiện chai ngã
x2,x3 : cảm biến quang phát hiện nắp chai
x4 : công tắc hành trình kiểm tra nhãn
x5 :công tắc hành trình kiểm tra nước
x6 : cảm biến quang phát hiện chai để lấy nhãn
B : Biến áp
BRN : Bơm Rót Nước Xo, X1,... : ngõ vào trên PLC
Yo, Y1,... : ngõ ra trên PLC RUNG : Máng rung
BCK : Bơm Chân Không
RN : Rờ le nhiệt thường đóng
Đt : Đèn
Ct: Công tắc đèn
Cd :Cầu dao
C: Cầu chì
CHÚ THÍCH
M : Cuộn dây công tắc tơ
LH : Cuộn dây Ly Hợp
BT : Băng Tải
MR : Máy Rót
I,N : Nguồn cấp cho PLC
CV: Chai Vào