Đề tài Mô hình Dupont

Để đánh giá điều kiện và hiệu quả tài chính của một công ty, chúng ta cần kiểm tra nhiều phương diện khác nhau trong sức khỏe tài chính của chúng. Công cụ được dùng phổ biến là thông số tài chính. Thông số tài chính là sự kết nối hai dữ liệu tài chính bằng cách chia một số này cho một số khác. Qua cách phân tích các thông số tài chính chúng ta có một cơ sở so sánh hữu ích hơn dữ liệu thô.

docx14 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3009 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mô hình Dupont, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CÁC THÔNG SỐ TÀI CHÍNH Các thông số tài chính. Khái niệm. Để đánh giá điều kiện và hiệu quả tài chính của một công ty, chúng ta cần kiểm tra nhiều phương diện khác nhau trong sức khỏe tài chính của chúng. Công cụ được dùng phổ biến là thông số tài chính. Thông số tài chính là sự kết nối hai dữ liệu tài chính bằng cách chia một số này cho một số khác. Qua cách phân tích các thông số tài chính chúng ta có một cơ sở so sánh hữu ích hơn dữ liệu thô. Các thông số tài chính. Về căn bản có 5 nhóm thông số tài chính: Thông số khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán là khả năng của một tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền. Thông số khả năng thanh toán đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng các tài sản nhanh chuyển hóa thành tiền để đối phó với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Thông số hoạt động. Thông số hoạt động là nhóm các chỉ số đo lường hiệu quả quản lý tài sản của công ty. Thông số nợ (thông số đòn bẫy) và khả năng trang trải. Chỉ số đòn bẩy tài chính là các chỉ số cho biết tình trạng doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ từ các khoản vay thay cho vốn cổ phần. Các phép đo đòn bẩy tài chính là công cụ để xác định xác suất doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các hợp đồng nợ. Doanh nghiệp càng nợ nhiều thì càng có nguy cơ cao mất khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Nói cách khác, nợ quá nhiều sẽ dẫn tới xác suất phá sản và kiệt quệ tài chính cao. Thông số thị trường. Là nhóm các thong số giá trị thị trường liên quan đến giá cổ phiếu của công ty so với thu nhập, dòng ngân quỹ và giá trị kế toán. Các thông số này cung cấp cho các nhà quản trị thong tin về nhận định của người đầu tư về hiệu quả hoạt động trong quá khứ và triển vọng tương lai của công ty. Thông số khả năng sinh lợi Các thông số này cho biết hiệu quả chung của công ty, nó phản ánh mức độ ổn định của thu nhập khi so sánh với các thông số của quá khứ, thông số này còn gọi là thông số hiệu quả đo lường hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản. Nội dung của thông số này nhằm đo lường tốc độ chuyển hóa của các khoản phải thu, tồn kho và khoản phải trả trong chu kỳ kinh doanh để quản lý tài sản một cách hiệu quả. Nói cách khác, nó phản ánh tốc độ chu chuyển của những tài sản trực tiếp tham gia vào chu kỳ kinh doanh (vòng quay khoản phải thu, tồn kho, khoản phải trả) để từ đó có cơ sở điều chỉnh các chính sách (bán hàng, dự trữ, mua hàng) một cách hợp lý. Vòng quay tổng tài sản Thông số này đo lường tốc độ chuyển hóa của tổng tài sản để tạo ra doanh thu. Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản Lợi nhuận gộp biên Lợi nhuận gộp biên = Doanh thu thuần – Chi phí hàng bán Doanh thu thuần Thông số này đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất và marketing của công ty. Đặc biệt, thông số này phản ánh tính hợp lý trong hoạt động định giá của công ty. Lợi nhuận ròng biên Lợi nhuận ròng biên = Lợi nhuận ròng sau thuế Doanh thu ròng Lợi nhuận ròng biên là công cụ đo lường khả năng sinh lợi trên doanh số sau khi tính đến tất cả các chi phí và thuế thu nhập. Nó cho chúng ta biết lợi nhuận ròng trên mỗi đồng doanh số của công ty. Việc so sánh thông số này với ngành cho thấy hiệu suất và độ hấp dẫn của công ty này so với công ty khác. Bằng cách so sánh các thông số này cùng với nhau, chúng ta có thể nhìn thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động của công ty. Nếu lợi nhuận gộp biên không thay đổi qua nhiều năm nhưng lợi nhuận ròng biên giảm trong cùng thời kỳ đó thì chúng ta biết là do các chi phí quản lý, hành chính và bán hàng cao tương đối so với doanh số hoặc do lãi suất cao. Mặc khác, nếu lợi nhuận gộp biên giảm, chúng ta biết rằng chi phí sản xuất so với doanh số tăng lên. và điều này xảy ra hoặc là do giá bán thấp hơn hoặc do hiệu quả hoạt động thấp hơn. Khả năng sinh lợi trên đầu tư Thu nhập trên đầu tư (ROA) = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản Thu nhập trên giá trị ròng Đây là hệ số quan trọng nhất đối với các cổ đông nắm giữ cổ phần thường, nó cho thấy khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của họ trong công ty. Thu nhập trên giá trị ròng là phần còn lại của lợi nhuận ròng sau khi đã thanh toán cổ tức ưu đãi chia cho giá trị ròng (vốn cổ phần - vốn cổ phần ưu đãi). Trong trường hợp không có vốn vay thì ROA cũng chính là ROE. Còn khi có vốn vay, chi phí sau thuế của vốn vay thấp làm cho ROE lớn hơn nhiều so với ROA do tác động của đòn bẩy nợ. ROE còn có thể biểu diễn dưới dạng: ROE = ROA/ (1 – D/A) Nếu thông số này lớn hơn bình quân ngành thì cổ đông được lợi hơn so với các cổ đông khác trong cùng ngành. Điều này có thể là do một trong hai yếu tố sau: ROE của công ty cao hoặc là do công ty đã sử dụng đòn bẩy nợ (nợ/tài sản). Khi tăng mức đòn bẩy nợ lên, ROE của công ty sẽ tăng, tuy nhiên đến một lúc nào đó thì tác động của đòn bẩy sẽ không còn hiệu quả nữa do mức tăng thêm của chi phí tài chính sẽ lớn hơn khoản tăng thêm của phần lợi nhuận thu được nhờ tác động đòn bẩy. Kết luận: Dựa vào đặc điểm của các công ty hiện nay, mô hình trên đã có một số hạn chế trong việc đánh giá hiệu quả của một công ty. Vì vậy, năm 1919, công ty Dupont bắt đầu sử dụng một cách tiếp cận đặc biệt trong phân tích thông số để đánh giá hiệu quả của công ty. Mô hình Dupont rất phù hợp để hiểu được khả năng sinh lời trên đầu tư của công ty. CHƯƠNG II. MÔ HÌNH DUPONT Khái niệm, nguồn gốc và ứng dụng. Khái niệm. Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Các bước trong phương pháp Dupont. Thu nhập số liệu kinh doanh (từ bộ phận tài chính). Tính toán (sử dụng bảng tính). Đưa ra kết luận. Nếu kết luận xem xét không chân thực, kiểm tra số liệu và tính toán lại. Mô hình. Sức sinh lời trên đầu tư = Khả năng sinh lời trên DS x Hiệu suất của tài sản Đo lường hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu. Đo lường hiệu quả chung về khả năng sinh lợi bằng tài sản hiện có. Thu nhập trên đầu tư = Lợi nhuận ròng sau thuế Tổng tài sản Đo lường khả năng sinh lợi trên doanh thu. Lợi nhuận ròng biên Lợi nhuận ròng sau thuế Doanh thu thuần = Vòng quay của tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản = Thu nhập trên tổng tài sản (ROA). Tỷ suất lợi nhuận theo tài sản Tỷ lệ lãi theo doanh thu Tổng tài sản Doanh thu thuần Doanh thu thuần Lợi nhuận thuần Tổng chi phí Doanh thu thuần Tổng TS dài hạn Tổng TS ngắn hạn Vốn bằng tiền, phải thu Vốn vật tư hàng hóa Chi phí sản xuất Chi phí ngoài sản xuất Tỷ lệ lãi theo tài sản Từ mô hình phân tích tài chính Dupont ta thấy, số vòng quay tài sản càng cao, điều đó chứng tỏ rằng sức sản xuất tài sản của doanh nghiệp ngày càng lớn. Do vậy làm cho ROA càng lớn, để nâng cao số vòng quay của tài sản, một mặt phải tăng quy mô về doanh thu thuần, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý hơn cơ cấu của tổng tài sản. Như vậy, doanh thu thần và tổng tài sản bình quân có mối quan hệ mật thiết với nhau (thông thường là mối quan hệ cùng chiều). Nghĩa là tổng tài sản tăng thì doanh thu thuần cũng tăng. Tỷ lệ lãi theo doanh thu phụ thuộc vào 2 nhân tố cơ bản là: lợi nhận thuần và doanh thu thuần, hai nhân tố này có mối quan hệ cùng chiều. Nghĩa là doanh thu thuần tăng sẽ làm cho lợi nhận thuần tăng. Do đó, để tăng doanh thu thần, ngoài việc phải giảm các khoản giảm trừ doanh thu, còn phải giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm,... Đồng thời thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm, để tăng giá bán góp phần làm tăng tổng mức lợi nhuận. Ví dụ 1: Phân tích các chỉ tiêu ROA, ROE của công ty cổ phần Thương Mại Hoàng Sơn căn cứ vào các tài liệu sau. Cuối năm n-2 Cuối năm n-1 Cuối năm n TÀI SẢN A. Tài sản ngắn hạn 246.000 238.000 253.000 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 32.000 34.000 38.000 2 ĐT tài chính ngắn hạn 54.000 48.000 62.000 3 Phải thu ngắn hạn 62.000 68.000 73.000 4 Hàng tồn kho 98.000 88.000 80.000 B. Tài sản dài hạn 264.000 273.000 302.000 1 Tài sản cố định 140.000 150.000 160.000 2 Bất động sản ĐT 90.000 90.000 110.000 3 ĐT tài chính dài hạn 34.000 33.000 32.000 Tổng cộng 510.000 511.000 555.000 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 270.000 251.000 275.000 1 Nợ ngắn hạn 130.000 111.000 115.000 2 Nợ dài hạn 140.000 140.000 160.000 B. Vốn chủ sở hữu 240.000 260.000 280.000 Tổng cộng 510.000 511.000 555.000 Bảng bổ sung các chỉ tiêu báo cáo kết quả kinh doanh Chỉ tiêu Năm n-1 Năm n Doanh thu thuần 1.780.980 1.870.000 Giá vốn hàng bán 1.450.890 1.520.000 Lợi nhuận gộp 330.090 350.000 Chi phí hoạt động 138.490 106.000 Chi phí lãi vay (15%) 25.000 28.000 Lợi nhuận thuần 166.600 216.000 Chi phí thuế thu nhập 41.650 54.000 Lợi nhuận sau thuế 124.950 162.000 TTSn-1=TTScuốin-2+TTScuốin-12=510.000+511.0002=510.500 TTSn=TSS cuốin-1+TTS cuốin2=511.000+555.0002=533.000 Theo phương trình Dupont ta triển khai phân tích ROA như sau: ROA= LNR sau thuếTTS= LNR sau thuế DT thuần× DTThuầnTTS ROAn-1=124.950510.500=124.9501.780.980×1.780.980510.500=7%×3,49=24,43% ROAn=162.200533.000=162.2001.870.000×1.870.000533.000=8,7%×3,5=30,45% Như vậy ROA năm N tăng so với năm N-1 là 6,02%, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản đã nâng cao, đây là nhân tố thúc đẩy nhà quản trị mở rộng quy mô sản xuất.Việc tăng trưởng đó là do tác động của hai nhân tố sau: Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần năm N tăng so với năm N-1 1,7% chứng tỏ khả năng kiểm soát chi phí tốt Số vòng quay của tài sản năm N so với năm N-1 tăng 0.01 vòng. Chứng tỏ sức sản xuất của của các tài sản nâng cao, đây là nhân tố tích cực giúp nhà quản trị tăng ROA. Thu nhập trên vốn chủ (ROE). ROE là thông số dùng để đo lường hiệu suất chung của doanh nghiệp, cho biết hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập cho các cổ đông của họ ROE xem xét lợi nhuận ròng trên mỗi đồng tiền của vốn chủ sở hữu mang đi đầu tư, nói cách khác đó là phần trăm lợi nhuận thu được của chủ sở hữu trên vốn đầu tư của mình. ROE= LN sau thuếDoanh Thu× Doanh thuTài sản× Tài sản BQVốn CSH ROE=Ty suatsinh loi cua DT× Vòng quay TS×Đòn bẩy tài chính Từ công thức trên ta thấy có 3 chỉ số để quản lí ROE Tỷ suất sinh lời của DT(P): lãi ròng thu được trên mỗi đồng doanh thu hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận ròng. Vòng quay tài sản(A): doanh thu tạo được từ mỗi đồng tài sản. Đòn bẫy tài chính(T): lượng VCSH được sử dụng để tài trợ (tài chính) cho tài sản ở công ty. Ngoài ra còn một số trường hợp ngoại lệ là bất cứ hoạt động nào mà nhà quản trị làm để nâng cao hệ số này đều làm tăng ROE. Ví dụ 2: Lấy dữ liệu từ Ví dụ 1, tính tỷ suất sinh lời trên vốn chủ (ROE) Phân tích ROE: ROE= LN sau thuếDoanh Thu× Doanh thuTài sản× Tài sản BQVốn CSH ROEn-1=124.9501.780.980×1.780.980510.500×510.500250.000=7%×3,49×2,042=48,89% ROEn=162.2001.870.000×1.870.000533.000×533.000270.000=8,7%×3,5×1,97=59,99% Từ kết quả trên ta thấy chỉ tiêu ROE năm N tăng so với năm N-1 là 10,1% chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu đã nâng cao. Việc nâng cao đó do ảnh hưởng của 3 nhân tố: Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần năm N tăng so với năm N-1 là 1,7% , chứng tỏ doanh nghiệp đã mở rộng quy mô, kiểm soát chi phí tốt, đây là nhân tố tích cực cần phát huy. Số vòng quay tài sản của năm N cũng tăng so với năm trước 0,1 vòng, chứng tỏ sự vận động của tài sản nhanh, đó cũng là nhân tố tích cực đóng góp cho chỉ tiêu ROE tăng. Đòn bẫy tài chính năm N giảm so với năm trước, do vậy doanh nghiệp cần thay đổi cơ cấu vốn CSH và vốn vay. Cụ thể doanh nghiệp cần vay thêm tiền để đầu tư tài sản trong điều kiện ROA khá cao, khi đó độ lớn của đòn bẫy tài chính lớn làm cho chỉ số ROE tăng nhanh. Ưu nhược điểm của mô hình. Ưu điểm: Tính đơn giản. Đây là một công cụ rất tốt để cung cấp cho mọi người kiến thức căn bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty. Có thể dễ dàng kết nối với các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên. Có thể được sử dụng để thuyết phục cấp quản lý thực hiện một vài bước cải tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán hàng. Đôi khi điều cần làm trước tiên là nên nhìn vào thưc trạng của công ty. Thay vì tìm cách thôn tính công ty khác nhằm tăng thêm doanh thu và hưởng lợi thế nhờ quy mô, để bù đắp khả năng sinh lợi yếu kém. Nhược điểm: Dựa vào số liệu kế toán cơ bản nhưng có thể không đáng tin cậy. Không bao gồm chi phí vốn. Mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu vào. Ứng dụng. Các ứng dụng của mô hình Dupont Mô hình có thể được sử dụng bởi bộ phận thu mua và bộ phận bán hàng để khảo sát hoặc giải thích kết quả của ROE, ROA,… So sánh với những hãng khác cùng ngành kinh doanh Phân tích những thay đổi thường xuyên theo thời gian Cung cấp những kiến thức căn bản nhằm tác động đến kết quả kinh doanh của công ty. Cho thấy sự tác động của việc chuyên nghiệp hóa chức năng mua hàng. Bài tập ứng dụng phân tích ROA. Vận dụng mô hình Dupont, phân tích chỉ tiêu LN theo TS (ROA) của doanh nghiệp H4 theo tài liệu sau: Chỉ tiêu Năm i Năm i-1 Tổng DTT về BH và CCDV 180.000 108.000 GVHB 105.000 80.000 LN gộp về BH và CCDV 75.000 28.000 Chi phí BH 8.000 6.000 CP QLDN 7.000 4.000 LN thuần từ HĐKD 60.000 18.000 Tổng TS 7.100 5.400 Trong đó: - TSNH - TSDH 2.600 4.500 1.800 3.600 Tỷ suất LN theo TS (ROA) ? ? Tỷ suất LN theo DT ? ? Tỷ suất DT theo TS ? ? Giải: Ta có: Ty suat LN theo DT nam i=LNDTT=60.000180.000=0,3333 Ty suat LN theo DT nam i-1=18.000108.000=0,167 Ty suat DT theo TS nam i=DTTTTS=180.0007.100=25,35 Ty suat DT theo TS nam i-1=108.0005.400=20 ROAi= 0,3333*25,35 = 8,45 ROAi-1= 0,167*20 = 3,33 Để phân tích chỉ tiêu tỷ suất LN theo TS, trước hết cũng cần xác định đối tượng phân tích như sau: Đối tượng phân tích: ∆T= 8,45- 3,33 = 5,12 Với số tương đối: 153,75% Điều đó có nghĩa là ROA năm i so với năm i-1 tăng lên 5,12 tương ứng với 153,75% Các nhân tố ảnh hưởng sau đây: Do ảnh hưởng của tỷ suất LN theo DT (L) ∆T1=Li*Di-1 – Li-1*Di-1 ∆T1= 0,3333*20 – 0,167*20 = 3,326 Do ảnh hưởng của tỷ suất DT theo TS (D) ∆T2=Li*Di – Li*Di-1 ∆T2= 0,3333*25,35 – 0,3333*20= 1,783 Tổng hợp và phân tích ∆T=∆T1+∆T2= 3,326 + 1,783 = 5,11 ≈ 5,12 Từ kết quả trên cho thấy: Tỷ suất LN theo TS của doanh nghiệp năm i so với năm i-1 tăng lên 5,12 tương ứng 157,75%. Điều này là do cả 2 nhân tố điều tăng Tỷ suất LN theo DT tăng làm cho ROA năm i so với năm i-1 tăng lên 3,326. Điều này chứng tỏ rằng, doanh ngiệp đã giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, làm cho tổng mức LN tăng lên một cách nhanh chóng. Tỷ suất DT theo TS tăng, làm cho ROA tăng lên 1,783. Điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của Tổng TS, tạo ra quy mô DT khá lớn so với năm i-1. Tình hình tài chính của doanh nghiệp là hết sức khả quan.