Đề tài Mô hình hoá kinh tế nông hộ ở miền Bắc- Mô hình cân bằng cung cầu trong hộ
Từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988), hộ nông dân đ-ợc coi là đơn vị kinh tế tự chủ. Các nguồn lực sản xuất của hộ đ-ợc giải phóng, sản xuất nông nghiệp có b-ớc tiến v-ợt bậc trong 2 thập kỷ gần đây. Đến nay, hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân vẫn đóng vai trò quan trọng đối với quốc gia. Theo kết quả tổng hợp sơ bộ của cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản, đến 01/7/2006, cả n-ớc có 10,46 triệu hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản (trong đó khu vực nông thôn là 9,78 triệu hộ). Tuy nhiên, trong số này chỉ có 67,9% số hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (Ban chỉ đạo Trung -ơng Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản, 2006). Điều đó cho thấy cơ cấu ngành nghề của hộ có chuyển biến trong những năm qua nh-ng còn chậm. Vậy đối với nông hộ, tài nguyên nào là 1 Khoa Kinh tế & PTNT, Đại học Nông nghiệp I. tài nguyên khan hiếm nhất và ràng buộc nào là những ràng buộc lớn nhất cản trở khả năng phát triển của hộ. Nếu chúng ta có thể tìm ra những cản trở này thì có thể có những chính sách thích hợp thức đẩy kinh tế hộ nói riêng và kinh tế nông thôn nói chung phát triển. Một trong những h-ớng nghiên cứu th-ờng đ-ợc áp dụng hiệu quả nhất là sử dụng ph-ơng pháp mô hình hóa nhằm mô phỏng sự thay đổi các điều kiện (kịch bản) để tìm ra những hạn chế đối với kinh tế hộ (Moore et al., 1993).