Đề tài Mô hình kinh doanh của Le Petit café

Từ khoảng nửa năm trước, ý tưởng xây dựng lên Le Petit café xuất phát từ nhóm 5 sinh viên của ĐH Ngoại Thương. Chúng tôi đều là những bạn trẻ yêu thích hoạt động kinh doanh, muốn thử thách khả năng tổ chức cũng như ứng dụng những kiến thức đã học được trong trường Đại học vào thực tế. Nhận thấy café hiện đang là một mô hình kinh doanh hấp dẫn trên thị trường, vốn đầu tư ban đầu không quá lớn và cho phép người thực hiện đưa vào đó nhiều ý tưởng đổi mới, cùng với sự thích thú và mức hiểu biết tương đối về mô hình kinh doanh này, nhóm đã quyết định thử sức với mô hình quán trung bình nhưng mang đậm phong cách riêng. “Ngồi café” từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng, độc đáo của người Hà Nội. Cùng với sự phát triển đều đặn và nhịp sống ngày một hối hả nhưng cũng ngày một đầy đủ, thói quen đến những quán café, nhà hàng bây giờ đã không còn chỉ dành cho nhân viên văn phòng, công chức hay những người thu nhập cao và nhiều thời gian rảnh rỗi, mà nó cũng đã trở thành sở thích của các bạn trẻ như học sinh, sinh viên khi muốn gặp gỡ, giao lưu bạn bè hay đơn giản là muốn thay đổi không khí mà chọn một địa điểm phù hợp với điều kiện kinh tế của mình. Theo quan sát và nhận xét, nhóm đã thảo luận và đưa ra những ý tưởng về một mô hình café đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách khác nhau mà vẫn giữ được cá tính của người xây dựng, vừa có sự đóng góp cho xã hội vừa làm phong phú thêm văn hóa café Hà Nội hiện nay.

docx81 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2966 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình kinh doanh của Le Petit café, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Đề tài: Mô hình kinh doanh của Le Petit café Mục lục LỜI CẢM ƠN 5 CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ DỰ ÁN 6 I. Khơi nguồn ý tưởng: 6 II. Mô tả khái quát: 7 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 9 1. Khách hàng 10 2. Nhà cung cấp 15 3. Phân tích SWOT 16 4. Đối thủ cạnh tranh 20 CHƯƠNG III: MÔ TẢ DỰ ÁN 25 I. Mô tả dự án: 25 I. Chiến lược phát triển: 40 II. Tổ chức kinh doanh: 42 CHƯƠNG IV: KẾ HOẠCH MARKETING 50 I. Thông điệp Marketing 50 II. Mục tiêu marketing 50 III. Chiến lược Marketing 51 1. Chiến lược cạnh tranh 51 2. Chiến lược Marketing hỗn hợp (marketing mix) 51 IV. Ngân sách marketing 63 BẢN THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG 83 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình đi từ khơi nguồn ý tưởng, viết đề án cho đến khi thực sự xây dựng thành công và bước đầu đưa Le Petit café đi vào hoạt động ổn định, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, khích lệ cũng như những đóng góp quí báu từ phía gia đình và bạn bè xung quanh. Đó là nguồn động viên rất lớn cho nhóm chúng tôi vượt qua những khó khăn trong việc vừa đảm bảo công việc học tập, vừa mạnh dạn thực hiện ý tưởng của mình. Dù đề án về mô hình kinh doanh của Le Petit café có đạt giải hay không, chúng tôi vẫn thực sự biết ơn và ghi nhận sự đóng góp nhiệt tình của những cá nhân và tập thể đã giúp đỡ Le Petit café định hướng phát triển ban đầu và dần hoàn thiện về mọi mặt. Chúng tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn tới: -     Thầy Hoàng Ngọc Thuận – giảng viên ĐH Ngoại Thương Hà Nội. -     Thầy Phạm Mạnh Hà – giảng viên ĐH Ngoại Thương hà Nội. -     Anh Lê Minh Đức – phòng Marketing công ty Piaggio Việt Nam. -     Đoàn làm phim “The beginning” trường ĐH Kinh tế Quốc dân. -     Các báo và tạp chí: East and West, Sài Gòn tiếp thị, Hoa học trò, và nhiều trang báo mạng khác. -     Kênh VTC2 Đài Truyền hình Việt Nam. Đã giúp đỡ chúng tôi trong việc cố vấn chuyên môn cũng như tìm hiểu thị trường và quảng bá thương hiệu. Sau cùng, chúng tôi cũng xin trận trọng cảm ơn ban tổ chức đã đưa cuộc thi “Khởi nghiệp cùng Kawai” trở thành một sân chơi bổ ích quen thuộc hàng năm, một cơ hội thể hiện sự hiểu biết cũng như thúc đẩy niềm đam mê học hỏi quan sát ở sinh viên ĐH Ngoại Thương nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung. Chúc chương trình ngày một thành công và góp phần phát hiện cũng như mài dũa thêm nhiều tài năng kinh doanh mới cho đất nước. CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ DỰ ÁN Khơi nguồn ý tưởng: Từ khoảng nửa năm trước, ý tưởng xây dựng lên Le Petit café xuất phát từ nhóm 5 sinh viên của ĐH Ngoại Thương. Chúng tôi đều là những bạn trẻ yêu thích hoạt động kinh doanh, muốn thử thách khả năng tổ chức cũng như ứng dụng những kiến thức đã học được trong trường Đại học vào thực tế. Nhận thấy café hiện đang là một mô hình kinh doanh hấp dẫn trên thị trường, vốn đầu tư ban đầu không quá lớn và cho phép người thực hiện đưa vào đó nhiều ý tưởng đổi mới, cùng với sự thích thú và mức hiểu biết tương đối về mô hình kinh doanh này, nhóm đã quyết định thử sức với mô hình quán trung bình nhưng mang đậm phong cách riêng. “Ngồi café” từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng, độc đáo của người Hà Nội. Cùng với sự phát triển đều đặn và nhịp sống ngày một hối hả nhưng cũng ngày một đầy đủ, thói quen đến những quán café, nhà hàng bây giờ đã không còn chỉ dành cho nhân viên văn phòng, công chức hay những người thu nhập cao và nhiều thời gian rảnh rỗi, mà nó cũng đã trở thành sở thích của các bạn trẻ như học sinh, sinh viên khi muốn gặp gỡ, giao lưu bạn bè hay đơn giản là muốn thay đổi không khí mà chọn một địa điểm phù hợp với điều kiện kinh tế của mình. Theo quan sát và nhận xét, nhóm đã thảo luận và đưa ra những ý tưởng về một mô hình café đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách khác nhau mà vẫn giữ được cá tính của người xây dựng, vừa có sự đóng góp cho xã hội vừa làm phong phú thêm văn hóa café Hà Nội hiện nay. Chúng tôi hiện vẫn còn là những sinh viên, nên từ suy nghĩ ban đầu, nhóm đã hướng đến một quán café với không gian yên tĩnh và sách, một mô hình chưa phải là nhiều ở Hà Nội. Vừa sử dụng sách để làm trang trí tạo điểm nhấn, vừa phục vụ sở thích đọc sách của khách đến quán, đây sẽ là nơi bạn bè có thể tụ họp, giao lưu, là một không gian đẹp để mọi người có thể chụp ảnh hay nghỉ ngơi thư giãn… Một mặt chúng tôi cũng mong muốn mang lại cho khách hàng một góc không gian café châu Âu hiện đại và một văn hóa thưởng thức đồ uống mới mẻ so với hình ảnh những quán café truyền thống. Đối tượng chủ yếu của cửa hàng là nhóm khách hàng từ 16 – 35 tuổi. Do hạn chế về vốn đầu tư ban đầu, dự án kinh doanh lại mang tính thử nghiệm cao, nên sau khi lựa chọn nhiều địa điểm xây dựng thích hợp có tiềm năng, chúng tôi đã lựa chọn xây dựng một mô hình quán không quá lớn, vừa sức đầu tư cả về vật chất, sức lực và thời gian của các thành viên trong nhóm. Le Petit café 25 Hạ Hồi ra đời trên ý tưởng từ tháng 5, thực sự đi vào hoạt động từ tháng 10 cùng trong năm 2009, đến nay đã dần định hình được hướng phát triển của riêng mình và bước đầu đã ổn định theo đúng kế hoạch đưa ra trong giai đoạn 1 cả về doanh thu và tổ chức nhân sự. Với những ổn định tạm thời trong hoạt động kinh doanh của giai đoạn 1, chúng tôi đủ tự tin và quyết định lên kế hoạch mở rộng qui mô hoạt động của quán. Đi vào phân tích thị trường, chúng tôi nhận thấy, nhịp sống hiện tại ngày càng bận rộn, trong khi nhu cầu về thưởng thức các thức uống ngon của các bạn trẻ lại ngày càng cao. Với Le Petit café nói riêng, một trong những hạn chế của chúng tôi là yếu tố diện tích, do đó lượng khách hàng chúng tôi có thể phục vụ tại chỗ là có hạn. Vì vậy, ý tưởng về việc triển khai mô hình kinh doanh thêm đồ uống mang đi và giao hàng tận nơi đã ra đời. Đây là loại hình kinh doanh vốn đã phổ biến tại nhiều nước phát triển trên thế giới nhưng còn khá mới mẻ đối với thị trường cũng như nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng. Đây sẽ là ý tưởng rất tốt để xây dựng và phát triển thương hiệu Le Petit café trên diện rộng. Mô tả khái quát: Trước tiên, chúng tôi xin trình bày khái quát về mô hình kinh doanh: 1. Le Petit café: Địa điểm: 25 Hạ Hồi, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thời gian đi vào hoạt động: 30/9/2009 Mô hình quán: cửa hàng giải khát phục vụ đồ uống tại chỗ và mang đi. Slogan: Take it easy. 2. Sản phẩm và dịch vụ cung cấp: Café, đồ uống giải khát (sinh tố, nước hoa quả, mocktail, cocktail,…), đồ ăn nhanh. Dịch vụ đồ uống mang đi và giao hàng tận nơi. Các sản phẩm phụ trợ: đồ lưu niệm, sách, … WiFi miễn phí tại cửa hàng. Đọc sách/truyện miễn phí Thẻ tích điểm Thẻ khách hàng thân thiết – le Petit card. 3. Đối tượng khách hàng: Khách hàng độ tuổi từ 16-35 tập trung vào các nhóm học sinh, sinh viên, người trẻ tuổi, người đi làm và khách nước ngoài. 4. Các giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1: 1 năm đầu từ 2009-2010 1 địa điểm duy nhất: 25 Hạ Hồi Triển khai và xây dựng hoạt động kinh doanh quán café giải khát theo kế hoạch. Giai đoạn 2: 2 năm tiếp theo từ 2010-2012 1 địa điểm duy nhất: 25 Hạ Hồi. Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh theo hình thức đồ uống mang đi và dịch vụ giao hàng tận nơi. Giai đoạn 3: Sau năm 2012 Phát triển mô hình kinh doanh thành chuỗi các cửa hàng trên nhiều địa điểm. 5. Vốn, sửa dụng vốn và thời gian hoàn vốn: Le Petit khởi nghiệp với số vốn: 199.000.000 VND, thời gian dự kiến hoàn vốn 12 tháng. Kế hoạch mở rộng giai đoạn 2, số vốn: 68.700.000 VND, thời gian dự kiến hoàn vốn 2 tháng. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG Môi trường vĩ mô Chúng ta đều biết, nhu cầu mua sắm và tiêu dùng là động lực cho sự phát triển. Ngược lại, sự phát triển xã hội cũng kích thích nhu cầu tiêu dùng trong quần chúng. Theo nguồn từ Tổng cục thống kê, Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới (5,32% vào năm 2009 và ước tính 6,5% vào năm 2010), và luôn được coi là một môi trường đầu tư đầy hứa hẹn. Đặc biệt, ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng,...mức sống của người dân ngày càng tăng cao, nhu cầu trong mua sắm tiêu dùng ngày càng lớn. Trong đó, nhóm các ngành dịch vụ có mức tăng trưởng cao nhất, là môi trường mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà kinh doanh. Một trong các thành phố lớn với mức độ tăng trưởng cao nhất cả nước là thủ đô Hà Nội. Với dân số 6448,8 nghìn người, mức tăng GDP giữ vững ở mức 9,2%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2009 là 32 triệu đồng/năm và dự đoán vượt mức 35 triệu đồng vào năm 2010, Hà Nội là môi trường đầu tư đầy triển vọng, đặc biệt là cho các ngành dịch vụ chất lượng cao (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội). Bên cạnh đó, cùng với việc mở cửa nền kinh tế, Việt Nam gia nhập WTO, sự du nhập của văn hóa nước ngoài đang ảnh hưởng khá lớn đến thói quen tiêu dùng của người dân. Sự đòi hỏi những dịch vụ mới lạ, có chất lượng cao với giá thành hợp lí, phong cách chuyên nghiệp đang là xu hướng ngày càng tăng trong xã hội. Bắt nhịp với xu hướng chung đó, Nhà nước hiện nay cũng có nhiều chủ trương chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nói chung và các ngành dịch vụ nói riêng, nhờ vậy, việc kinh doanh dịch vụ ngày càng phát triển cả về chất và lượng, đa dạng và phong phú, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng và đời sống dân cư. Thị trường của sản phẩm Khách hàng Kết quả điều tra thị trường Thông tin về quá trinh điều tra: Thời gian thực hiện: 05/03/2010 đến 14/03/2010 Phiếu điều tra: xem ở phần phụ lục. Hình thức và địa điểm điều tra: Qua Internet: phiếu điều tra trên website www.surveymonkey.com Phiếu điều tra phát tại : các trường cấp 3, trường Đại học; một số cơ quan công sở trong khu vực lân cận ; quán cafe Le Petit Mục đích điều tra : Tìm hiểu về thị hiếu của người tiêu dùng với dịch vụ quán cafe nói chung và nhu cầu đối với dịch vụ đồ uống mang đi nói riêng. Số lượng phiếu điều tra thu được : 568 phiếu Kết quả điều tra: Về độ tuổi của những người tham gia cuộc thăm dò: Có 45 người ở độ tuổi dưới 16 Có 97 người ở độ tuổi 16 đến 18 Có 335 người ở độ tuổi 18 đến 22 Có 74 người ở độ tuổi 22 đến 35 Có 17 người ở độ tuổi trên 35 / Về mức thu nhập: / Ở đây, chúng tôi sẽ chỉ tổng hợp ý kiến thu thập được từ các phiếu thăm dò của người tiêu dùng trong độ tuổi 16 - 35 và có mức thu nhập hàng tháng trên 1 triệu đồng (chiếm đại đa số) Trong một tháng, bạn thường đến quán café bao nhiêu lần? / 78% số người từ 16 đến 35 tuổi đến quán café trên 35 lần một tháng. Mục đích đến quán café ? / Từ cuộc điều tra, chúng tôi rút ra được rằng, đối với khách hàng, những yếu tố quan trọng đối với quán café lần lượt là: Chất lượng đồ uống Chất lượng phục vụ Phong cách hoặc chủ đề của quán Giá cả Giá bán trung bình đối với một đồ uống chất lượng tốt mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả? / 48% người được hỏi trong đối tượng khách hàng mục tiêu sẵn sàng chấp nhận mức giá trung bình từ 20.000 đến 30.000 VND, mức giá trung bình hiện nay của cửa hàng. Bạn nghĩ sao về mô hình đồ uống mang đi? / 57% người được hỏi trong độ tuổi 16 - 35 cho rằng đồ uống mang đi là rất tiện lợi và họ đang cần một dịch vụ như vậy. Nếu dùng đồ uống mang đi, bạn sẽ chọn? / Như vậy, các sản phầm được lựa chọn nhiều nhất để mang đi là café Ý, sinh tố, nước hoa quả, chocolate/cacao/milkshake, đồ ăn nhanh. Khách hàng mục tiêu Qua thực tiễn rút ra từ quá trình đầu hoạt động của Le Petit café và qua kết quả của cuộc điều tra mà chúng tôi đã thực hiện, chúng tôi xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của quán trong thời gian tới như sau: Độ tuổi: từ 16 đến 35 tuổi Mức thu nhập: trên 1 triệu đồng Cụ thể hơn, chúng tôi đã phân loại khách hàng mục tiêu thành 3 nhóm: Nhóm 1- Nhóm những người trẻ tuổi có sở thích uống café, trong đó đông đảo nhất là sinh viên, học sinh. Đây đang và sẽ là nhóm khách hàng chủ chốt của Le Petit café. Đó thường là khách vãng lai, đến quan riêng lẻ hoặc theo nhóm. Nhóm 2- Nhân viên văn phòng: ở đây, chúng tôi hướng đến trước hết là những người đang làm việc tại các cơ quan, công sở trong khu vực lân cận. Đây là nhóm khách hàng chúng tôi đang tiếp tục cố gắng phục vụ tốt hơn trong thời gian tới. Nhóm 3- Người nước ngoài: bao gồm người nước ngoài sống trong khu vực Hạ Hồi và khách du lịch. Đánh giá xu hướng tiêu dùng Tuy đều có đặc điểm chung là có mức thu nhập ổn định, có sở thích uống café nhưng xu hướng tiêu dùng của 3 nhóm khách hàng kể trên là khác nhau. Nhóm 1: Theo điều tra, mục đích đến quán café của nhóm này theo thứ tự giảm dần là là: giao lưu gặp gỡ bạn bè, thưởng thức đồ uống, có không gian riêng học tập, làm việc. Tần suất đến các quán café thường tăng tỉ lệ thuận với thu nhập. Yêu cầu của khách hàng trong nhóm này cũng khá đang dạng, trong đó quan trọng nhất là chất lượng đồ uống, chất lượng dịch vụ và phong cách của quán, đòi hỏi luôn cần có sự thay đổi trong không gian quán, đồng thời ổn định chất lượng đồ uống và chất lượng phục vụ. Ngoài ra, khách hàng trong nhóm này thường yêu thích những điều mới mẻ, dễ bị ảnh hưởng và lôi cuốn bởi văn hóa phương Tây nên là nhóm khách hàng tiềm năng khi cửa hàng đưa ra các sản phẩm mới hay áp dụng các dịch vụ mới. Nếu yêu thích phong cách quán và hài lòng với chất lượng phục vụ, tần suất quay lại quán của nhóm khách hàng này là rất cao. Nhóm 2- Nhóm nhân viên văn phòng: Ngoài các yêu cầu thông thường, nhóm khách hàng này còn đặc biệt quan tâm đến thời gian phục vụ do quãng thời gian rỗi buổi sáng và buổi trưa là khá hạn hẹp. Nếu phục vụ tốt, đây sẽ nhóm khách hàng ổn định lâu dài của quán và cũng là nhóm khách hàng mục tiêu cho mô hình bán đồ uống mang đi. Nhóm 3- Nhóm người nước ngoài: Những người nước ngoài thường bị thu hút bởi phong cách và kiến trúc bên ngoài của quán, tuy vậy, lại đòi hỏi cao hơn về chất lượng đồ uống. Việc phát triển các sản phẩm đáp ứng thị hiếu và yêu cầu về chất lượng của nhóm khách hàng này cũng là một trong những phương châm chính của Le Petit café. Nhà cung cấp Trên thực tế tình hình hoạt động giai đoạn 1, bước đầu quán đã thiết lập quan hệ hợp tác với một số nhà cung cấp chính, cụ thể là: - Café: nguồn hàng từ Buôn Ma Thuột - Hoa quả: đầu mối chợ Long Biên - Các nguyên liệu bổ trợ: cửa hàng 112 Hàng Buồm - Nguồn nhân lực: trung tâm dạy nghề Hoa Sữa Sự lựa chọn và duy trì các nhà cung cấp trên dựa vào các tiêu chí sau: - Nguồn nguyên liệu ổn định, có chất lượng tốt, các nhà cung cấp đã có uy tín. - Việc cung cấp nguyên liệu đúng hạn, không bị chậm trễ. - Giá thành hợp lí, ít biến động, có khả năng thương lượng về giá. Tóm lại, trong giai đoạn 1, các nhà cung ứng đều đảm bảo tốt nguồn lực cần thiết cho cửa hàng hoạt động tốt và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trong giai đoạn 2. Phân tích SWOT Điểm mạnh (Strengths) Quán đã hoạt động một thời gian và đã có một lượng khách quen nhất định, bước đầu xây dựng được thương hiệu “Le Petit” trên thị trường. Phong cách của quán khá mới lạ, thu hút đúng đối tượng khách hàng mục tiêu Vị trí của quán khá thuận lợi : yên tĩnh, gần khu vực có rất nhiều cơ quan công sở, trong khu vực tập trung đông người nước ngoài sinh sống, môi trường an ninh tốt, chỗ để xe rộng và miễn phí. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: nhân viên pha chế được đào tạo bài bản, nhân viên phục vụ nhiệt tình, năng động. Bởi vậy chất lượng đồ uống và chất lượng phục vụ khá ổn định. Ban quản lí trẻ, nhiệt tình, có mối quan hệ rộng và có nhiều ý tưởng độc đáo, mới lạ. Nguồn nguyên liệu ổn định và có chất lượng tốt, giá thành hợp lí. Giá cả phù hợp với túi tiền đối tượng khách hàng mục tiêu. Các phương tiện truyền thông (truyền hình, báo chí, cộng đồng mạng…) đang và tiếp tục quảng bá cho hình ảnh của quán. Tình hình tài chính đang đi vào quá trình ổn định. Thời gian hoàn vốn ngắn. Điểm yếu (Weakness) Diện tích quán nhỏ, sức chứa tại chỗ đôi lúc không đáp ứng được số lượng khách hàng Địa điểm hiện nay còn khó tìm. Cơ hội (Opportunities) Nhu cầu sử dụng dịch vụ quán café ngày càng lớn. Đặc biệt chú trọng vào nhu cầu về đồ uống chất lượng tốt và đồ uống có lợi cho sức khỏe Dịch vụ bán đồ uống mang đi còn mới lạ, áp dụng dịch vụ này với giá thành hợp lí sẽ đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng. Ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây, người tiêu dùng, đặc biệt là người trẻ tuổi (nằm trong nhóm khách hàng mục tiêu) thường bị thu hút bởi những dịch vụ mang phong cách nước ngoài. Nhiều nguồn vốn sẵn có sẵn sàng đầu tư cho việc mở rộng cửa hàng. Nguy cơ (Threats) Phong cách và mô hình quán dễ bị bắt chước. Thị trường khá lớn với sự cạnh tranh mạnh của nhiều đối thủ hiện tại cũng như các sản phẩm giải khát thay thế. Sự du nhập của các thương hiệu café nổi tiếng vào Việt Nam là nguy cơ tiềm ẩn lâu dài đối với mô hình đồ uống mang đi. Ma trận SWOT  Strength S1. Đã hoạt động một thời gian và có một lượng khách nhất định, bước đầu xây dựng được thương hiệu “Le Petit” trên thị trường. S2. Phong cách của quán khá mới lạ, thu hút. S3. Vị trí gần khu vực có rất nhiều cơ quan công sở, trong khu vực tập trung đông người nước ngoài sinh sống. S4. Chất lượng đồ uống và chất lượng phục vụ tốt và ổn định. S5. Ban quản lí trẻ, nhiệt tình, có mối quan hệ rộng và có nhiều ý tưởng độc đáo, mới lạ. S6. Giá cả phù hợp với túi tiền đối tượng khách hàng mục tiêu. S7. Kế hoạch marketing chi phí thấp và hiệu quả cao.  Weakness W1. Diện tích quán nhỏ, sức chứa tại chỗ đôi lúc không đáp ứng được số lượng khách hàng. W2. Địa điểm hiện nay còn khó tìm.   Opportunities O1. Nhu cầu sử dụng dịch vụ quán café ngày càng lớn, đặc biệt về đồ uống chất lượng tốt và đồ uống có lợi cho sức khỏe. O2. Dịch vụ bán đồ uống mang đi còn mới lạ, áp dụng dịch vụ này với giá thành hợp lí sẽ đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng. O3. Người tiêu dùng đặc biệt bị thu hút bởi phong cách và dịch vụ mang phong cách nước ngoài. O4. Nhiều nguồn vốn sẵn có sẵn sàng đầu tư cho việc mở rộng cửa hàng  SO strategies S1, S2, S3, S6, O1, O3 Tiếp tục giữ phong cách ban đầu của quán, đồng thời cải tiến thêm chất lượng đồ uống, chất lượng phục vụ. S3, S6, O2, O4 Đầu tư thêm để phát triển dịch vụ bán đồ uống mang đi với phương chấm: chất lượng đồ uống tốt, phục vụ nhanh, giá thành hợp lí.  WO strategies W1, O2 Phát triển đồ uống mang đi để tăng doanh thu theo đúng khả năng phục vụ của cửa hàng. W2, O4 Tiến đến mở rộng Le Petit cafe thành hệ thống chuổi cửa hàng với các địa điểm khác nhau trên địa bạn thành phố Hà Nội   Threats T1. Phong cách và mô hình quán dễ bị bắt chước. T2. Thị trường khá lớn với sự cạnh tranh mạnh của nhiều đối thủ hiện tại cũng như các sản phẩm giải khát thay thế. T3. Sự du nhập của các thương hiệu café nổi tiếng vào Việt Nam là nguy cơ tiềm ẩn lâu dài đối với mô hình đồ uống mang đi.  ST strategies S2, S5, S7, T1, T2 Duy trì phong cách quán đồng thời thường xuyên thay đổi trang trí, hoặc cải tiến menu, lập kể hoạch marketing tốt để giữ chân khách hàng, tạo điểm khác biệt với đối thủ cạnh tranh. S4, S6, T3 Đảm bảo chất lượng tốt cho đồ uống với mức giá phù hợp với mức thu nhập trung bình khá của người Việt Nam.  WT strategies W2, T2 Mở các chi nhánh mới nhưng giữ nguyên phong cách và điểm khác biệt với các đối thủ cạnh tranh   Đối thủ cạnh tranh Đối thủ trực tiếp Cùng với nhu cầu lớn và ngày càng tăng, dịch vụ café cũng là một thị trường có mức độ cạnh tranh khá cao. Theo điều tra, chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội hiện nay có một lượng lớn quán café và không ngừng tăng lên, đặc biệt tập trung ở khu vực trung tâm thành phố. Riêng khu vực Trần Hưng Đạo - Trần Quốc Toản có thể coi là một trong những khu vực tập trung rất đông các quán café, do đây là khu vực trung tâm lại có nhiều cơ quan, công sở. Ở giai đoạn 1, đối thủ trực tiếp của Le Petit café là các quán café lân cận :  Các quán café lân cận  Le Petit Cafe   Điểm mạnh  Địa điểm gần đường lớn, dễ tìm. Có thời gian hoạt động dài hơn và có một lượng khách tương đối ổn
Tài liệu liên quan