Đề tài Mohandas karamchand gandhi - những cống hiến lớn lao cho con người và xã hội ấn độ

Nhắc đến ông không thể không kể về một đất nước xinh đẹp mang nhiều điều bí ẩn, như dòng sông Hằng mênh mông, dòng sông Ấn huyền bí và dãy núi Himalaya hùng vĩ…, và cả con người nơi đây cũng có một sức hút kì lạ không chỉ với du khách mà còn tác động mạnh đến những ai có quyết tâm nghiên cứu con người và xã hội Ấn Độ. Nét độc đáo dễ thấy nhất chính là khả năng tiếp thu những tinh hoa văn hóa khác nhau, riêng biệt nhưng hài hòa. Ấn Độ được mệnh danh là đất nước “ thần nhiều hơn người” , và con người tin vào “ luật nhân quả’”… Chính những điều kì bí, lôi cuốn đã hấp dẫn không ít đến trí tò mò cũng như ước ao được thực tế và tìm hiểu đối với không chỉ những nhà nghiên cứu, những khách du lịch,…mà còn cả những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cũng ước ao điều đó. Nói về đất nước và con người Ấn Độ không phải vài ngày mà hết mà còn phải tìm hiểu nhiều lắm mới thấy được nét độc đáo. Tuy nhiên, trong bài tiểu luận này đang nói đến Mahandas Karamchand Gandhi, người có công trong xã hội Ấn. Ông không chỉ chiếm trọn lòng ngưỡng mộ của nhân dân Ấn Độ mà còn làm cho thế giới khâm phục bởi tài năng và lòng bao dung, đức độ…. Cảm ơn thầy rất nhiều vì đã tạo cơ hội cho chúng em nghiên cứu và tìm hiểu về đất nước, con người, mà đặc biệt là tìm hiểu về một nhân vật lịch sử có tầm quan trọng đối với Ấn Độ…

docx31 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mohandas karamchand gandhi - những cống hiến lớn lao cho con người và xã hội ấn độ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM KHOA ĐÔNG NAM Á HỌC MÔN : VĂN MINH VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG ĐỀ TÀI :MOHANDAS KARAMCHAND GANDHI - NHỮNG CỐNG HIẾN LỚN LAO CHO CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI ẤN ĐỘ Giáo viên bộ môn: TS. NGÔ MINH OANH Sinh viên thực hiện đề tài : Tăng Thị Mỹ Ngọc Mssv:50700037 Lớp :DN07 – chuyên ngành :quan hệ quốc tế Tp. HCM ngày 03 tháng 11 năm 2010 LỜI NÓI ĐẦU Sau khi kết thúc môn học, cũng là lúc em thực hiện bài tiểu luận của mình. Vấn đề mà chúng em cần tim hiểu và thực hiện là nói về một trong những danh nhân có tác động mạnh đến con người và xã hội Ấn Độ, điều đó cũng có nghĩa là khơi dậy lại những giá trị và thành tựu mà danh nhân đó đem đến cho đất nước Ấn Độ xinh đẹp. Qua một thời gian học hỏi ở trường, được thầy Ngô Minh Oanh hướng dẫn kĩ lưỡng và một thời gian dài tìm hiểu về tiểu sử cũng như cuộc đời cùa các danh nhân nổi tiếng Ấn Độ, cuối cùng em quyết định tìm hiểu sâu hơn về một “ vị thánh, cha già của dân tộc Ấn Độ” – Mohandas Karamchand Gandhi. Nhắc đến ông không thể không kể về một đất nước xinh đẹp mang nhiều điều bí ẩn, như dòng sông Hằng mênh mông, dòng sông Ấn huyền bí và dãy núi Himalaya hùng vĩ…, và cả con người nơi đây cũng có một sức hút kì lạ không chỉ với du khách mà còn tác động mạnh đến những ai có quyết tâm nghiên cứu con người và xã hội Ấn Độ. Nét độc đáo dễ thấy nhất chính là khả năng tiếp thu những tinh hoa văn hóa khác nhau, riêng biệt nhưng hài hòa. Ấn Độ được mệnh danh là đất nước “ thần nhiều hơn người” , và con người tin vào “ luật nhân quả’”… Chính những điều kì bí, lôi cuốn đã hấp dẫn không ít đến trí tò mò cũng như ước ao được thực tế và tìm hiểu đối với không chỉ những nhà nghiên cứu, những khách du lịch,…mà còn cả những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cũng ước ao điều đó. Nói về đất nước và con người Ấn Độ không phải vài ngày mà hết mà còn phải tìm hiểu nhiều lắm mới thấy được nét độc đáo. Tuy nhiên, trong bài tiểu luận này đang nói đến Mahandas Karamchand Gandhi, người có công trong xã hội Ấn. Ông không chỉ chiếm trọn lòng ngưỡng mộ của nhân dân Ấn Độ mà còn làm cho thế giới khâm phục bởi tài năng và lòng bao dung, đức độ…. Cảm ơn thầy rất nhiều vì đã tạo cơ hội cho chúng em nghiên cứu và tìm hiểu về đất nước, con người, mà đặc biệt là tìm hiểu về một nhân vật lịch sử có tầm quan trọng đối với Ấn Độ… CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI ẤN ĐỘ : Đất nước Ấn Độ : Thủ đô: Niu Đê-li Diện tích: 3.280.483 km² Tiền tệ: Rupi Khí hậu/Thời tiết: Ấn Độ có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lạnh nhất vào tháng 12 và tháng 1, 2; nóng nhất vào tháng 5, 6; mùa mưa vào tháng 7, 8, 9; mùa khô vào tháng 10, 11, 12 Quốc khánh: 26/1/1950 Về mặt địa lý, nước cộng hòa Ấn Độ nằm trọn trong bán đảo Ấn Độ và một phần của lục địa châu Á, chiều dài đo từ Bắc xuống Nam là 3.050 km, chiều ngang trung bình đo từ Đông sang Tây khoảng 2.950 km. Ấn Độ cũng có hai chuỗi đảo, mỗi chuỗi hình thành một lãnh thổ hợp nhất riêng. Chuỗi đảo Andaman và Nicobar nằm ở phía Đông tiểu lục địa Ấn Độ, giữa vịnh Bengal và biển Andaman, hòn đảo xa nhất về phía Nam của cụm đảo này chỉ cách phía Bắc đảo Sumatra của Indonesia có 200 km. Chuỗi đảo Lakshadweep nằm ở vùng bờ biển phía Tây Nam nước này. Ấn Độ có 15.200 km đường biên giới với các nước láng giềng, 7.600 km bờ biển, bao gồm các đảo. Các vùng tự nhiên : Đất nước Ấn Độ có thể chia thành ba vùng chính: vùng núi Himalaya, vùng đồng bằng sông Gange (sông Hằng hay Hằng hà) và bán đảo Ấn Độ. Vùng nằm trong hệ thống núi non Himalaya rộng từ 160 đến 320 km và trải dài khoảng 2.400 km dọc theo các biên giới phía Bắc và phía Đông của Ấn Độ. Nằm ở phía Nam và song song với vùng núi non Himalaya là đồng bằng sông Gange, một vành đai đất thấp rộng từ 280 đến 400 km, hình thành bởi con sông Gange và các phụ lưu của nó. Vùng này bao gồm một số khu vực có mức sản xuất nông nghiệp cao nhất Ấn Độ. Cuối cùng, nằm ở phía Nam vùng đồng bằng là bán đảo Ấn Độ. Một loạt những dãy núi và cao nguyên nằm chắn cửa ngỏ phía Bắc của bán đảo này. Dãy Arvalli chạy theo hướng Bắc-Nam đến cạnh phía Đông của sa mạc Thar; những dãy đồi thấp cắt ngang bởi những thung lũng nằm dọc theo ranh giới giữa các bang Uttar Pradesh và Madhya Pradesh ở vùng trung tâm Ấn Độ. Ở phía Nam bán đảo Ấn Độ là cao nguyên Deccan rộng lớn với độ cao trung bình 600 m, có nơi cao đến 1.200 m. Bán đảo Ấn Độ được bao bọc bởi hầu hết là những vùng duyên hải phì nhiêu. Vùng bờ biển phía Tây gồm những cư dân sống về nông và ngư nghiệp. Những con đường mậu dịch xưa biến các thành phố và thị trấn của vùng này thành những trung tâm thương mại về vải vóc và đồ gia vị. 1.1.1 Khí hậu Khí hậu của Ấn Độ thuộc vào loại khí hậu gió mùa nhiệt đới. Do sự rộng lớn của đất đai và những biến đổi về cao độ của đất, quốc gia này có nhiều vùng khí hậu khác nhau. Dãy núi Himalaya hùng vĩ ngăn chặn cái lạnh lẽo của mùa Đông tràn về từ phía Bắc, khiến cho khí hậu của hầu hết các vùng ở Ấn Độ trở nên ôn hòa hơn, chỉ trừ một vài nơi như Kashmir hay những triền núi cao là nhiệt độ có thể xuống đến – 15oC vào mùa Đông. Lượng mưa phân phối không đều trên lãnh thổ Ấn Độ. Vùng duyên hải phía Tây và các bang Bengal và Assam ở phía Đông nhận một lượng mưa là 200 cm mỗi năm, còn bang Rajasthan và cao nguyên Ladakh của Kashmir chỉ được 6 cm mưa mỗi năm. Trong khi đó, mực nước mưa ở Cherapunji, thuộc Meghalaya, trong vùng Đông Bắc Ấn Độ, lên đến 1.062 cm, một trong những vũ lượng vào hàng cao nhất thế giới. 1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên Nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất của Ấn Độ là đất và nước. Khoảng 54,7% diện tích đất đai là những vùng khả canh, nguồn nước ngầm dưới lòng đất rất đáng kể. Đồng bằng sông Gange là một trong những vùng đất phì nhiêu nhất của Ấn Độ. Đất đai củavùng này hình thành do phù sa của sông Gange và các phụ lưu của nó. Ở đây, nước ngầm rất dồi dào và gần mặt đất, thuận lợi cho việc canh tác. Mỗi năm vùng này có thể trồng trọt từ hai đến ba vụ mùa. Hầu hết lúa gạo và lúa mì của Ấn Độ đều được canh tác tại đây. Ngay cả đất đen và đất đỏ của cao nguyên Deccan, dù không có độ dày như đầt phù sa đồng bằng sông Gange nhưng cũng khá màu mỡ Nguồn khoáng chất của Ấn Độ bao gồm một vành đai than đá rộng trải dài từ bang Mahrshtra qua vùng đồi núi của các bang Madhya Pradesh và Bihr đến bang Tây Bengal. 1.1.3 Động và thực vật ở Ấn Độ Ấn Độ là một xứ sở có những hệ động, thực vật phong phú và một khí hậu phù hợp với tính đa dạng sinh học. Các nhà sinh học chia nước này ra làm 7 vùng phân bố động, thực vật chính: đồng bằng Indus khô hạn, đồng bằng sông Gange, vùng Himalaya, thung lũng Assam, vùng duyên hải Malabar, vùng cao nguyên, cùng nhóm đảo Andaman và Nicobar. Tại đây có rất nhiều động thực vật quí hiếm, tuy nhiên ít nhiều đang bị đe dọa bởi con người… : Con người Ấn Độ : Dân tộc: Ấn Độ không có quốc đạo. Hiến pháp Ấn Độ quy định tự do tín ngưỡng, bình đẳng các tôn giáo. Có sáu tôn giáo chính: trên 80% dân số theo Ấn Độ giáo, 10% theo Hồi giáo, 2% theo Thiên chúa giáo, 2% theo Đạo Sikh; khoảng 1% theo đạo Thiền (Jainism); 0,75% theo Phật giáo Ngôn ngữ: Mười tám thứ tiếng được Hiến pháp công nhận là ngôn ngữ chính. Tiếng Hindu là ngôn ngữ chính thức làm việc của nhà nước liên bang và được gần 40% dân số sử dụng. Tiếng Anh là tiếng giao tiếp, được sử dụng rộng rãi. 1.2.1) Dân số, sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo Ấn Độ là quốc gia có dân số đông hàng thứ hai thế giới với 1.080,26 triệu người và một mật độ dân số bình quân 328,5 người/km2 (tháng 7/2005). Khoảng 73% dân số Ấn Độ sống trong vùng nông thôn. Trái với Trung Quốc đang áp dụng những biện pháp chặt chẽ nhất để hạn chế sự gia tăng dân số, ở Ấn Độ, đà gia tăng dân số vẫn diễn biến nhanh. Chỉ trong 10 năm, từ năm 1981 đến năm 1991, dân số đã tăng gần 24%. Tỉ lệ tăng dân số là 1,4% (2005). Tính đa dạng về phương diện sắc tộc và văn hóa của Ấn Độ thể hiện ở sự hiện diện trên tiểu châu lục này nhiều tộc người khác nhau đến từ những vùng đất nay là Pakistan, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Sri Lanka..Nhóm người Ind-Aryan chiếm đa số (72%), kế đến là nhóm Dravidian (25%), nhóm Mogoloid và các nhóm sắc tộc khác chiếm 3% còn lại. Ấn Độ có rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, tựu trung chia thành hai nhóm ngôn ngữ chính, đó là nhóm Indo-Aryan được sử dụng phần lớn ở phía Bắc và nhóm Dravidian, hầu hết ở miền Nam. Ngoài ra, còn có nhóm ngôn ngữ Trung Quốc-Tây Tạng của những người sống dọc theo dãy Himalaya. Trong nhóm ngôn ngữ Hindu-Aryan, phổ biến nhất hiện nay là tiếng Hindi và tiếngUrdu. Tiếng Hindi sử dụng chủ yếu trong tộc người Hinhu, còn tiếng Urdu phần lớn do người theo Hồi giáo sử dụng. Trong 4 ngôn ngữ chính của nhóm ngôn ngữ Dravidian, tiếng Tamil là ngôn ngữ cổ xưa nhất, với một lịch sử văn học bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất. Tôn giáo giữ một vai trò rất quan trọng ở Ấn Độ, chủ yếu là đạo Hindu và đạo Phật. Cả hai tôn giáo này bắt nguồn từ lịch sử xa xưa của Ấn Độ. Ngoài hai tôn giáo trên, còn có Thiên Chúa giáo, đạo Sikh và đạo Jainism. Theo những số liệu công bố vào thập niên 1990, 82% người Ấn theo đạo Hindu, họ là những người tham gia vào các phong trào cải cách bắt đầu từ thế kỷ 19. 1.2.2) Đời sống xã hội Đời sống của người Ấn Độ tập trung trong môi trường gia đình. Không ít nhà là những đại gia đình với nhiều thế hệ sống chung với nhau. Ở nông thôn Ấn Độ, đàn ông thường làm việc ngoài đồng, người phụ nữ lo tiếp tế nước uống, chuẩn bị bữa ăn, rửa chén bát và vắt sữa đàn bò nuôi gần nhà. Các cô gái giúp đỡ mẹ trong công việc hay coi sóc các em nhỏ. Con trai ở nông thôn Ấn Độ thường được giao chăn thả đàn gia súc ngoài đồng. Người phụ nữ lấy chồng thường về sống với gia đình bên chồng; nếu khoảng cách giữa hai gia đình xa quá, họ ít khi về thăm nhà cha mẹ đẻ. Tại các đô thị, gia đình vẫn là trung tâm của đời sống xã hội. Nhiều gia đình có thể chia nhau các tầng trong cùng một ngôi nhà. Phụ nữ nghèo phải đi giúp việc nhà, làm công việc nặng nhọc ở các công trường xây dựng hay bán hàng rong dọc theo đường phố. Trong thành phần phụ nữ có học vấn, họ thường chọn nghề nghiệp giáo viên, thư ký hay các nhà chuyên môn. Người ta ít gặp phụ nữ Ấn Độ làm doanh nhân hay người đứng bán hàng. Trang phục của đa số người Ấn Độ - nam cũng như nữ - thường là một tấm vải khoác quanh người. Ở người phụ nữ là bộ sari, cách mặc thay đổi tùy vùng hoặc cộng đồng dân cư. Đàn ông Ấn Độ ở nông thôn mặc bộ trang phục gọi là dhoti để nguyên cả chiều dài. Cách thức ăn phổ biến của người Ấn Độ là dùng tay đưa trực tiếp thức ăn vào miệng. Cà ri là món "quốc hồn quốc túy", tượng trưng một phong cách ẩm thực riêng và độc đáo của họ. Ấn Độ là một trong những quốc gia có nhiều lễ hội tôn giáo nhất thế giới. Các lễ hội thường kèm theo tiệc tùng, âm nhạc và múa hát. Hai vấn đề xã hội quan trọng trong đời sống người Ấn Độ là sự nghèo khó và những bất công trong quan hệ giữa các thành phần trong xã hội. Người nghèo thường phải đối mặt với bệnh tật, ít có cơ hội học tập và thường bị lạm dụng bởi những người có quyền kiểm soát đời sống của họ. Trong mọi tầng lớp xã hội, ở thành thị cũng như nông thôn, sự phân biệt đối xử và các hình thức bạo hành đối với phụ nữ vẫn thường xảy ra. Kể từ ngày thu hồi nền độc lập (1947) đến nay, các chính quyền thay nhau điều hành đất nước đã có những nỗ lực “xóa đói giảm nghèo", nhưng đến năm 1994, vẫn còn 35,04% cư dân sống dưới mức nghèo khổ. Hoạt động công nghiệp hóa tạo công ăn việc làm tại thành thị, ở nông thôn, nông dân đã có cơ hội đa dạng hóa nguồn thu nhập của họ.Nguồn nước sạch trở nên khan hiếm và đa phần những người nghèo khổ sống tại đây luôn mắc nhiều chứng bệnh. Giữa thập niên 1990, bệnh AIDS trở thành một trong những vấn đề y tế xã hội nghiêm trọng ở Ấn Độ.Trong kế hoạch phòng chống bệnh tật, quan niệm "trọng nam khinh nữ" vẫn ăn sâu vào ý thức xã hội, hậu quả là trong những gia đình nghèo, sự chăm sóc y tế do các bậc cha mẹ dành cho con cái chú trọng nhiều hơn đối với con trai và tỉ lệ tử vong về phía các bé gái vẫn thường đạt mức cao hơn. Về mặt xã hội, không thể không đề cập đến một trong những tệ đoan được truyền từ đời này sang đời kia trong lịch sử Ấn Độ và mới được khắc phục gần đây; đó là tệ tảo hôn. Nên việc lấy vợ lấy chồng thường rất sớm và đó là nguyên nhân của việc tăng dân số. Trong một khía cạnh khác, mối quan hệ giữa người Hindu và người Hồi giáo cũng là một trong những vấn đề gay go của xã hội Ấn Độ. 1.2.3) Đời sống kinh tế Kể từ ngày giành lại nền độc lập đến nay, Ấn Độ trải qua một quá trình phát triển kinh tế chậm chạp, đôi lúc là những cơn thoái trào kinh tế do khí hậu khắc nghiệt và những rối loạn về chính trị gây nên. Đầu thập niên 1970, Ấn Độ đã hoàn tất mục tiêu tự túc về lương thực, mặc dù số thực phẩm không được phân phối đồng đều trong dân và thường thiếu hụt khi sắp đến mùa thu hoạch. Đến cuối thập niên 1970, chính phủ bắt đầu giảm bớt sự kiểm soát đối với nền kinh tế; tuy nhiên đến năm 1991, nhà nuớc vẫn còn điều tiết hay tự điều hành nhiều ngành công nghiệp, trong đó có khoáng sản và mỏ đá, ngân hàng và bảo hiểm; vận chuyển và lưu thông; sản xuất và xây dựng. Trong năm này, một cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra buộc chính phủ phải đề ra những biện pháp cải cách kinh tế quan trọng. Sau chiến tranh vùng vịnh (1990-1991), giá dầu hỏa gia tăng, đứng trước tình trạng mất cân bằng. Những cải cách kinh tế đem lại hiệu quả rõ rệt. Những năm 1996-1997, đầu tư nước ngoài lên gần 6 tỉ USD, tăng rất nhanh so với con số 165 triệu USD trong hai năm 1990-1991. Cũng trong thời kỳ này, lượng hàng xuất nhập khẩu tăng lên, đời sống kinh tế khá hơn, thành phần trung lưu cũng nhờ thế mà đông hơn, chiếm khoảng 20 đến 25% tổng dân số vào giữa thập niên 1990. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong hơn một thập kỷ khoảng trên 6%/năm. Năm 2004, GDP của Ấn Độ tăng 6,2%, tỉ lệ lạm phát ở mức 4,2%. Hiện nay, Ấn Độ được xếp thứ 6 thế giới về sức hấp dẫn FDI (sau Mỹ, Trung Quốc, Anh, Braxin và Mêhicô); xếp thứ 25 về tổng FDI. Thu nhập đầu người trên 500 USD/năm. Chính phủ mới ra mục tiêu tăng trưởng trung bình 7-8%. Mục tiêu của Ấn Độ là trở thành một nước phát triển vào năm 2020. CHƯƠNG 2 : MOHANDAS KARAMCHAND GANDHI – VỊ THÁNH, CHA GIÀ CỦA DÂN TỘC ẤN ĐỘ 2.1 : Tiểu sử và Thời niên thiếu của mohandas karamchand gandhi Mohandas Karamchand Gandhi, sinh ngày 02 / 10 / 1869 trong một gia đình quan lại ở Porbandar thuộc miền Tây Ần Độ. Cha của Mohandas Karamchand Gandhi, ông Kaba Gandhi, là một người thanh liêm và yêu thương dân tộc, được nhiều người quí trọng. Mẹ của Mohandas Karamchand Gandhi lại là một người phụ nữ mộ đạo, bà luôn tin tưởng vào tôn giáo mà bà đang theo là đạo Jain, rằng luôn ăn chay và không sát sinh. Cũng vì chịu ảnh hưởng từ đức tính của cha mẹ mà từ nhỏ Gandhi đã có những đức tính tốt,thừa hưởng tình yêu thương dân tộc mình như cha , thừa hưởng lòng nhân ái như mẹ, Gandhi ăn chay từ nhỏ và trong tiềm thức luôn nghĩ đến việc phải làm như thế nào để đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh và được tự do, hạnh phúc. Mặc dù ở vào cái tuổi ăn chưa no lo cho tới nhưng Gandhi luôn nung nấu ý định giúp đất nước thoát khỏi cảnh đói nghèo và cơ cực. Vào năm 12 tuổi ông cưới vợ theo sự sắp xếp của gia đình, vì cưới vợ sớm là thể hiện sự hiếu thảo đối với cha mẹ. Nhưng chẳng bao lâu, định mệnh nghiệt ngã lần lượt diễn ra trong cuộc đời ông, kể từ sau cái chết của cha. Được sự ủng hộ của gia đình về việc sang Anh du học, hi vọng tới khi về nước sẽ có được một chức vụ cao trong bộ máy chính quyền. Nên vào tuổi 19, Gandhi vào Đại học College London (một trường thuộc Đại học London) học ngành luật. Trong thời gian tại London, Gandhi đã hứa với bản thân và với mẹ của mình là sẽ giữ giới luật Ấn Độ giáo không ăn thịt và uống rượu sau khi rời Ấn Độ. Mặc dù đã thử bắt chước văn minh người Anh, ví dụ như học nhảy, nhưng Gandhi không ăn được thịt cừu và cải bắp bà chủ nhà trọ nấu cho mình. Bà chỉ Gandhi đến một trong những tiệm chay hiếm hoi tại London thời đó. Nhưng thay vì đơn thuần làm toại nguyện bà mẹ, Gandhi đọc sách và đổi sang ăn chay ngay trên phương diện tri thức. Gandhi vào "Hội người ăn chay", được cử làm uỷ viên ban chấp hành và lập ra một nhánh địa phương của nó. Về sau, Gandhi cho rằng công việc này đã giúp ông thu thập những kinh nghiệm giá trị trong việc quản lí và duy trì một tổ chức. Một số người ăn chay ông đã gặp là thành viên của hiệp hội Thần Trí học (hoặc Thông Thiên học), được bà Helena Petrovna Blavatsky thành lập vào năm 1875 để hỗ trợ tình người năm châu. Những nhà Thần Trí học này chuyên tâm nghiên cứu kinh điển Phật giáo và Ấn Độ giáo. Họ khuyến khích Gandhi đọc Chí Tôn ca. Mặc dù từ trước đây không tỏ vẻ hứng thú về tôn giáo, ông bắt đầu đọc những tác phẩm nói về Ấn Độ giáo, Kitô giáo, Phật giáo và các tôn giáo khác. Sau khi kết thúc khóa học tại Anh quốc, Gandhi trở về nước mang trong lòng niền tin tưởng vào một tương lai tươi sáng nơi quê hương “ chôn nhau cắt rốn” của mình, nhưng không phải việc gì cũng mang đến sụ hoàn hảo trong cuộc sống khi mà ông biết mẹ của mình qua đời trong thời gian mình du học, đó là sự mất mát không gì sánh nổi đối với ông bởi tình mẫu tử của mẹ đối với ông là rất lớn.Không những vậy, công việc mà ông có được sau khi trở về nước đã làm ông chán nản bởi “ tham quan” và “ cán cân công lý nhiều khi nghiêng về phía kẻ có tiền” . Ông bỏ việc. Sau đó, một thời gian không lâu, ông được Abdulla Shath thuê làm luật sự riêng và theo hợp đồng là làm việc tại Nam Phi với thời hạn 1 năm cùng số tiền là 100 ghinê. Và ông đồng ý… 2.2 : những hoạt động trong thời gian đất nước bị xâm lược: Cuộc đời của ông bước sang một trang mới kể từ khi ông đặt chân đến Nam Phi, đó là con đường hoạt động chính trị và bắt đầu bằng : 2.2.1: Phong trào vận động quyền công dân tại Nam Phi: Vào thời điểm này, Gandhi là một người trầm tính, khiêm cung không chú tâm về chính trị. Ông đọc báo lần đầu tiên năm lên 18 và thường run sợ khi bước ra tòa thuyết trình. Nam Phi đã biến đổi ông một cách sâu sắc khi ông chứng kiến sự hạ nhục và đàn áp mà cộng đồng Ấn Độ thường phải chịu đựng nơi đây. Vào một ngày, khi quan tòa thành phố Durban yêu cầu Gandhi gỡ khăn xếp (turban) trên đầu, ông từ chối và hùng hồn bước ra khỏi tòa. Một móc ngoặc trong cuộc đời thường được các truyện kí thừa nhận - có thể xem là chất xúc tác cho chủ nghĩa hành động của ông - xảy ra ít lâu sau, khi ông bắt đầu một cuộc hành trình đến Pretoria. Ông bị vất ra khỏi xe lửa tại Pietermaritzburg sau khi từ chối chuyển từ toa xe hạng nhất đến toa hạng ba, vốn thường được những người da mầu sử dụng mặc dù đã mua vé hạng nhất. Không lâu sau, trong cuộc hành trình bằng xe ngựa, ông bị người lái xe đánh vì từ khước nhường chỗ cho một du khách châu Âu. Ông cũng kham chịu nhiều khổ đau khác như bị loại ra nhiều khách sạn vì chỉ mầu da của mình. Kinh nghiệm này khiến Gandhi quan sát kĩ hơn những thống khổ người đồng hương phải chịu đựng tại Nam Phi trong thời gian ông làm việc tại Pretoria. Chính trong thời gian tại Nam Phi, qua sự chứng kiến tận mắt chế độ kì thị chủng tộc, thành kiến và bất công, Gandhi bắt đầu thám vấn địa vị trong xã hội của những người đồng hương và của chính mình. Để giúp đồng bào mình tại Nam Phi thoát khỏi sự áp bức phân biệt vì màu da, ông quyết định trở thành người tổ chức và lãnh đạo phong trào của kiều dân Ấn.Không chỉ người Ấn căm phẫn và muốn lật độ người Anh mà còn có các tộc người khác cũng đứng lê đấu tranh. Nhưng không phải vì vậy mà ông quên hợp đồng của mình đối với thân chủ, ông làm việc rất hiệu quả và giải quyết êm thấm vấn đề của thân chủ mình. Khi hợp đồng làm việc chấm dứt, Gandhi thu xếp trở về Ấn Độ. Tuy nhiên, trong buổi tiệc tiễn đưa tại Durban, ông tình cờ đọc một bài báo nói về một dự thảo pháp luật được Hội đồng lập pháp Natal đề nghị nhằm loại bỏ quyền bầu cử của người di dân Ấn Độ. Khi đưa việc này ra thảo luận với những người đồng hương, họ than không đủ kiến thức để phản đối dự thảo và khẩn khoản yêu cầu Gandhi ở lại giúp họ. Ông phổ biến một số kiến nghị đến cả hai, Viện Lập Pháp Natal và chính quyền Anh để phản đối dự thảo. Mặc dù không ngăn được việc dự thảo này được duyệt, cuộc đấu tra
Tài liệu liên quan