Các phương tiện giao thông vận tải hiện giữu vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, nhưng nó cũng góp phần không nhỏ gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
Ảnh hưởng chủ yếu của các phương tiện vận tải đến môi trường là gây ô nhiễm không khí, gây ồn, rung động và bụi.
Khí thải phát tán từ các phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng lớn so với các nguồn phát thải khác trong việc gây ô nhiễm không khí. Thí dụ: Niu Đêli 57%, Bắc Kinh 75%, Manta 70%, Kualalampua 86%.
24 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2123 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Môi trường giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU CHUNG:
Các phương tiện giao thông vận tải hiện giữu vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, nhưng nó cũng góp phần không nhỏ gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
Ảnh hưởng chủ yếu của các phương tiện vận tải đến môi trường là gây ô nhiễm không khí, gây ồn, rung động và bụi.
Khí thải phát tán từ các phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng lớn so với các nguồn phát thải khác trong việc gây ô nhiễm không khí. Thí dụ: Niu Đêli 57%, Bắc Kinh 75%, Manta 70%, Kualalampua 86%.
Với các phương tiện vận tải khác nhau, lượng khí phát tải cũng khác nhau. Thí dụ: khi vận chuyển 1 hành khách trên đoạn đường 1km, lượng phát thải cacbonmonoxit – CO như sau: Môtô 2 bánh: 4,82g/hk.Km; ôtô con: 6g/hk.Km; ôtô khách 40 chỗ ngồi: 1,87g/hk.Km.
Các phương tiện vân tải ước tính đã thải ra môi trường khoảng hơn 85% cacbonmonoxit – CO, hơn 40% oxit nitơ – NOx, 50% hydrocacbon – HC, 15% dioxitcacbon – CO2, 5% SO2 và các hợp chất hữu cơ tổng hợp bay hơi khác. Sự phát tán các khí nhà kính Cloruafloruacacbon – CFC cùng với CO2, CH4, NOx làm suy thoái lớp ozon trên tầng bình lưu của khí quyển. Sự suy thoái này làm giảm khả năng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống Trái Đất. Ngoài sự phá hủy lớp ozon trên tằng bình lưu của khí quyển, các khí nhà kính tăng lên quá mức còn gây hiểm họa nóng lên của toàn cầu. Điều đó làm thay đổi cấu trúc hệ sinh thái đang tồn tại, làm tăng mực nước biển, gây hiểm họa lụt lội, xâm thực,…
Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 500.000 xe ôtô đang lưu hành, chưa kể 150.000 xe công nông đang chạy chui lủi không đăng ký và hơn 10.000.000 môtô 2 bánh. Khối lượng các chất độc hại thải vào môi trường bình quân hàng năm như sau:
Bảng 1.1 Khối lượng các chất độc hại thải vào môi trường
STT
Các thành phần độc hại
Kí hiệu
Khối lượng thải vào môi trường
Chạy xăng (tấn)
Chạy Diezel (tấn)
Tổng cộng (tấn)
1
Cac bonmonoxit
CO
98.357,5
37.876,7
136.225,2
2
Các oxit nitơ
NOx
39.343
71.407,6
110.750,6
3
Hydrocacbon
HC
137.700,6
75.735,3
213.435,9
4
Andehyt
R-CHO
1.967
17.310,9
19.277,9
5
Chì
Pb
919,2
17.310,9
919,2
6
Muội
C
3.676,9
17.310,9
20.987,8
7
Các thành phần cứng khác
3.676,9
25.278,8
28.955,7
Ngoài các phương tiện vận tải, các nhà máy và các cơ sở cơ khí giao thông đường sắt, đường thủy, đường bộ,… cũng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất, nước,…Nguyên nhân là do chưa xử lý tốt các dây chuyền sơn, mạ, các phân xưởng rèn, dập và nước thải, rác thải,… từ các quá trình sản xuất.
Kết quả kiểm tra của một bang nước Mỹ cho thấy hiện tượng ô nhiễm dầu ở các giếng nước và các dòng chảy ngầm do các trạm bảo dưỡng sửa chữa ôtô gây ra làm cho nước không thể sử dụng vào mục đích sinh hoạt. Xung quanh khu công nghiệp của thủ đô Oasinhtơn (Mỹ), lượng dầu lẫn trong đất lên tới 1.300÷2.400 mg/kg, thậm chí có nơi lên đến 3.900 mg/kg.
Ngoài ra các nhà máy cơ khí giao thông còn thải ra môi trường các dung môi có chứa dầu, sơn và các hóa chất tẩy rửa khác.
Mục tiêu phân tích hệ thống “ Ô nhiễm môi trường giao thông” nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quan nhất, tạo điều kiện cho việc tìm hiểu, nhận xét và đánh giá một cách dễ dàng các vấn đề ô nhiễm xung quanh chủ đề nghiên cứu.
Ngoài ra, việc nghiên cứu các yếu tố gây ô nhiễm môi trường giao thông cũng là một công tác rất quan trọng trong quá trình tìm hiểu và đưa ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trong thực trạng hiện nay.
ẢNH HƯỞNG TỪ CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ ĐẾN MÔI TRƯỜNG
2.1 Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Những chất gây ô nhiễm không khí bắt nguồn từ phương tiện vận tải phát tán vào môi trường là do khí thải hoặc sự bay hơi của nhiên liệu (xăng, dầu, diezel). Những chất này đặc trưng là: CO, HC, NOx,… Đó là những chất không có lợi cho cuộc sống của con người, động vật và thực vật, chúng được gọi là “ những chất gây ô nhiễm không khí”.
Mức độ gây độc hại của những chất gây ô nhiễm không khí được trình bày trong bảng 2.1. Những ảnh hưởng khác nhau của chất gây ô nhiễm được trình bày trong bảng 2.2.
Bảng 2.1 Mức độ độc hại của một số chất trong khí thải phương tiện vận tải
STT
Loại hợp chất
Ngưỡng độc hại
1
CO
1
2
HC
60
3
NOx
100
4
SO2
130
5
Alđêhyt
130
Bảng 2.2 Ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm
Chất ô nhiễm
Ảnh hưởng tới sức khỏe
Cản trở tầm nhìn
Mưa axit
Biến đổi khí hậu
Trực tiếp
Gián tiếp
Trực tiếp
Gián tiếp
CO
X
HC
X
X
X
NOx
X
X
X
X
X
X
PM (bụi)
X
X
X
SO2
X
X
X
X
Có 3 nguồn chính sinh ra những chất gây ô nhiễm không khí từ phương tiện vận tải: khí xả, khí lọt và nhiên liệu bay hơi.
HC được tạo ra từ cả ba nguồn, còn CO và NOx chỉ xuất hiện trong khí xả của động cơ
2.1.1 Khí xả
Khí xả là sản phẩm cháy từ trong buồng đốt của động cơ được thải ra ngoài môi trường qua ống xả.
Nhiên liệu dùng trong động cơ đốt trong hiện nay thường là nhiên liệu lỏng hoặc nhiên liệu thể khí (hay thể khí hóa lỏng).
Nhiện liệu lỏng được dùng chủ yếu là các sản phẩm được tạo ra từ dầu mỏ (xăng, diezel) vì loại này có nhiệt trị lớn, ít tro, dễ vận chuyển và bảo quản. Mỗi loại nhiên liệu lỏng kể trên đều là một hỗn hợp của nhiều loại hydrocacbon có công thức cấu tạo khác nhau nhưng đều có những nguyên tố chính sau: Cacbon (C), Hydro (H), đôi khi còn có cả một lượng nhỏ Lưu huỳnh (S). Nếu bỏ qua hàm lượng nhỏ của S thì có thể biểu diễn công thức hóa học của nhiên liệu lỏng dưới dạng chung là CnHm (trong đó, n là số nguyên tử Cacbon, m là số nguyên tử Hydro)
Khi nhiên liệu lỏng cháy hoàn toàn, sản phẩm cháy chủ yếu gồm CO2, H2O và N2 (có trong không khí). Phản ứng oxy hoá trong trường hợp này có thể viết như sau:
CnHm + (n + )O2 + N2 nCO2 + H2O + N2\
Trong thực tế, trường hợp cháy hoàn toàn khó có thể xảy ra vì nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thông số kết cấu động cơ, quá trình hình thành và đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu, chế độ làm việc và trạng thái kỹ thuật của động cơ. Khi nhiên liệu cháy không hoàn toàn, thành phần của sản phẩm cháy chủ yếu gồm CO2, H2O, CO, NOx (từ N2 có trong không khí) và có cả phần nhiên liệu và N2 dư.
CnHm + O2 + N2 CO2 + H2O + CO + NOx + CnHm + N2 (dư)
Nhiên liệu thể khí được dùng trong động cơ đốt trong thường là khí thiên nhiên hoặc khí thiên nhiên hóa lỏng. Thành phần chủ yếu gồm các nguyên tử C,H,O tạo nên được viết dưới dạng tổng quát là CnHmOr và lượng nhỏ N2 và H2S. Nếu lược bỏ thành phần H2S thì khi cháy hoàn toàn phản ứng oxy hóa sẽ là:
CnHmOr + (n + )O2 + N2 nCO2 + H2O + N2
Khi cháy không hoàn toàn:
CnHmOr + O2 + N2 CO2 + H2O + CO + NOx + CnHmOr + N2 (dư)
So với nhiên liệu hóa lỏng thì nồng độ CO, HC, NOx phát sinh khi dùng nhiên liệu khí nhỏ hơn nhiều.
Oxit cacbon (CO):
CO là khí không màu, không mùi, không vị, là thành phần độc hại đặc trưng của khí thải.
CO sinh ra do quá trình cháy không hoàn toàn của hỗn hợp cháy vì thiếu oxy (hỗn hợp quá đậm) nên một phần C của nhiên liệu chỉ được chuyển hóa thành CO:
C + O2 = CO + 124019 kJ
Ngoài ra, CO còn sinh ra do các nguyên nhân khác như:
+ Sự cháy không đều của khí hỗn hợp
+ Do nhiệt độ xung quanh vùng thành xilanh thấp
+ Do phản ứng (2CO + O2 = 2CO2) diễn ra chậm nên không thể biến đổi tất cả lượng CO thành CO2.
Ở chế độ chạy chậm không tải (khí hỗn hợp đậm) nồng độ CO trong khí xả là lớn nhất. Ở chế độ tải trung bình (bướm ga mở khoảng 40-70%) thì hàm lượng CO trong khí xả ở mức nhỏ. Ở chế độ tải trọng cực đại (dấn ga đột ngột) hỗn hợp cháy đậm hơn, hàm lượng CO trong khí xả lại tăng.
Trạng thái kỹ thuật động cơ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến lượng CO trong khí xả. Khi trạng thái kỹ thuật tốt, quá trình cháy hoàn hảo lượng CO có thể giảm 20-30%
CO gây cản trở việc vận chuyển oxy từ máu tới các tế bào, nó đặc biệt nguy hiểm đối với thai nhi và người mắc bệnh tim. Nếu lượng CO ở trong máu vượt quá mức thì những người yếu tim sẽ bị tăng thêm căng thẳng, những người đau thắt ngực sẽ bị tăng thêm thời gian đau. Tiếp xúc với CO ở mức cao sẽ dẫn đến suy giảm thị lực, khả năng học tập và hiệu suất công việc.
Hydrocacbon (HC):
HC gây kích thích thành bên trong của các cơ quan hô hấp, ngoài ra còn gây ra hiện tượng sương mù quang hóa làm cản trở tầm nhìn, kích thích mắt và bị coi là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư và tàn lụi rừng.
Các oxit nitơ (NOx):
NOx có thể đi sâu vào phổi, gây kích thích mắt mũi họng. Nếu nồng độ NOx khí quyển ở mức cao thì sẽ gây ho, đau đầu chóng mặt và có thể bị hư hại phổi.
NOx có ảnh hưởng lớn đến sự sống của thực vật khi nồng độ đủ lớn.
Đioxit Nitơ (NO2) gây việc gia tăng lây nhiễm đường hô hấàm nghẽn thở ở người mắc bệnh hen và giảm chức năng của phổi.
Các dạng oxit nitơ (NOx) cũng góp phần gây lắng đọng axit làm hỏng cây cối và tăng độ axit ở ao, hồ, sông, suối làm tổn hại nghiêm trọng đến đến hệ sinh thái dưới nước.
NOx là tên gọi chung của các oxit nitơ, chúng được tạo bởi N2 và O2 ở điều kiện nhiệt độ cao. Các chất này đặc trưng là NO, NO2 và N2O.
Chì (Pb):
Chì xuất hiện tỏng khí xả của phương tiện giao thông là do xăng pha chì ( để tăng trị số ốctan của xăng nhằm chống cháy kích nổ). Chì trong không khí có thể lắng đọng vào đất và nước, và từ đó xâm nhập vào cơ thể con người qua thức ăn và nước uống.
Chì là một loại độc tố và trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. chì có ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận trong cơ thể con người, dễ thấy nhất là ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thần kinh (làm giảm chỉ số thông minh IQ). Nghoài ra, còn ó những ảnh hưởng khác như: giảm chức năng vận động của các giác quan, suy giảm chức năng của thận, tăng huyết áp.
Khi sử dụng xăng pha chì, người ta thường bổ sung thêm chất lọc chì và chất này cũng được hết ra ngoài không khí. Đáng chú ý nhất là chất êtylen – đibrômua vì nó có thể gây ung thư cho động vậy và con người.
Vì những tác hại nêu trên, ngày nay người ta sử dụng xăng không pha chì (lượng chì trong xăng nhỏ hơn giới hạn cho phép).
Bụi hạt (PM):
Bụi hạt hình thành do các hạt cứng lẫn trong nhiên liệu, dầu bôi trơn,… thải trực tiếp ra ngoài không khí, hoặc do quá trình biến đổi khí thải như SO2, NO2. Đặc tính lý hóa của PM thay đổi theo thời gian, khu vực, thời tiết.
Ở nồng độ cao, bụi hạt có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, làm giảm tầm nhìn và hủy hoại các hệ sinh thái. Thành phần của bụi hạt như H2SO4, HNO3 góp phần gây lắng đọng axit.
Bụi hạt có ảnh hưởng đến sức khỏe con người ở các dạng: chết yểu, trầm trọng thêm bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, hen xuyễn ở mọi lứa tuổi khác nhau.
Bụi hạt thường có ở hai dạng: hạt nhỏ thô và hạt mịn.
Hạt nhỏ thô như silicát và bụi lơ lửng, loại bụi này dễ gây bệnh hô hấp, hen xuyễn.
Hạt mịn chứa bụi axit, sunphát, nitrat, kim loại chuyển hóa, khói thải diezel, loại bụi hạt mịn có liên quan trực tiếp đến các bệnh tim, phổi, chết yểu.
Khí thải diezel:
Khí thải diezel được hiểu là các hạt cacbon tự do hình thành trong quá trình cháy thiếu oxy và thải ra ngoài ở dạng khói đen.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khí thải diezel là chất có khả năng gây ung thư cho con người. nhiều quốc gia đã xếp khí thải diezel vào danh sách các chất “có thể gây ung thư” hoặc “tiềm ẩn gây ung thư”, đồng thời khuyến cáo rằng “ cần phải có những nỗ lực khẩn cấp để giảm khí thải từ động cơ diezel, đặc biệt là bụi hạt”.
Trong khí thải diezel, bụi hạt mịn chiếm khoảng 20% khối lượng, những hạt mịn này rất dễ thâm nhập sâu vào phổi.
Các chất thải khác:
SO2 xuất hiện trong khí thải do lưu huỳnh trong nhiên liệu khi cháy bị oxy hóa. Thành phần này chiếm tỷ lệ nhỏ trong khí thải động cơ. Ở nồng độ cao, SO2 gây kích thích các màng nhày của hệ thống hô hấp và viêm phế quản, hen, xuyễn, đồng thời là tác nhân tạo mưa axit.
Alđêhyt (R-CHO) tạo ra trong quá trình cháy không hoàn toàn. Mặc dù nồng độ của chúng trong khí thải không lớn nhưng độ độc hại rất cao.
Bảng 2.3 Thành phần chất độc hại trung bình trong khí thải khi đốt cháy 1kg nhiên liệu
STT
Các thành phần độc hại trong khí xả
Dạng nhiên liệu
Xăng (g)
Diezel (g)
1
CO
200,59
20,81
2
HC
23,28
4,16
3
NOx
15,83
18,01
4
SOx
1,86
7,8
5
Aldehyt
0,93
0,78
6
Khói, bụi
1,00
5,00
7
Pb
0,5
0
Từ bảng nêu trên có thể thấy lượng vật chất độc hại thải ra khi đốt cháy 1kg nhiên liệu của động cơ xăng lớn hơn của động cơ diezel - riêng khói đen thì động cơ diezel lại thải ra lượng lớn hơn động cơ xăng.
2.1.2 Nhiên liệu bay hơi
Đó là khí HC bốc hơi từ thùng chứa nhiên liệu, từ chế hòa khí vào không khí và từ sự rò rỉ nhiên liệu trong hệ thống cung cấp nhiên liệu.
2.1.3 Khí lọt
Khí lọt gồm hỗn hợp khí đã cháy và khí hỗn hợp chưa cháy lọt qua khe hở giữa Pittông và thành Xilanh xuống Cácte dầu và thoát ra ngoài khí quyển thông qua ống thông gió Cácte.
2.2 Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động
2.2.1 Khái niệm
Các loại phương tiện vận tải sử dụng động cơ khi hoạt động đều gây ra tiếng ồn, rung động và va đập, chúng gây cảm giác khó chịu cho những người ngồi trên phương tiện hoặc gần hai bên đường giao thông.
Tiếng ồn được hiểu là một hỗn hợp của nhiều âm thanh với cường độ khác nhau do phương tiện vận tải tạo ra khi hoạt động mà con người có thể cảm nhận được.
Dải âm thanh mà con người có thể nghe được được xác định bằng cả tần số và biên dộ rung động. con người có thể cảm nhận được nhưng không nghe thấy được tiếng ồn ở tần số rung động dưới 20Hz (tần số là giao động thẳng đứng trong một giay đo bằng Hertz – Hz). Ở tần số 20Hz ÷ 20KHz, chúng ta có thể cảm nhận và nghe được âm thanh. Ở tần số lớn hơn 20KHz, con người không cảm nhận được và cũng không nghe thấy được. Những âm thanh có tần số cao như vậy gọi là “sóng siêu âm”.
Cường độ hay độ lớn âm thanh phụ thuộc vào biên độ của phần tử dao động. Độ lớn âm thanh hay áp suất âm thanh đo bằng “decibel” (kí hiệu: dB)
Tác hại cụ thể ở từng mức gây ồn được trình bày ở bảng 2.4
Bảng 2.4 Tác hại cụ thể ở từng mức gây ồn
Mức ồn (dB)
Tác dụng đến người nghe
20
Ngưỡng nghe thấy
100
Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim
110
Kích thích màng nhĩ
120
Ngưỡng chói tai
130
Gây bệnh thần kinh, nôn mửa
140
Đau chói tai, mất trí
150
Giới hạn cao nhất mà con người có thể chịu đựng
Đó là sức chịu đựng tiếng ồn của con người, ngoài mức ồn còn kể đến thời gian tác dụng của nó. Để bảo vệ thính giác, đã có quy định cụ thể về mức ồn và thời gian tác động tương ứng trong mỗi ngày, bảng 2.5.
Bảng 2.5 Mức ồn và thời gian tác động tối đa trong một ngày
Mức ồn (dB)
Thời gian tác động tối đa trong một ngày (giờ)
90
8
95
4
100
2
105
1
110
0,5
115
0,25
Rung động được hiểu đó là những dao động ở tần số cao. Khi động cơ nổ, hoặc ôtô chuyển động sẽ sinh ra rung động của nhiều loại khối lượng khác nhau. Người lái và hành khách cảm thấy rất khó chịu về những rung động này. Không phải tất cả các rung động đều tạo ra tiếng ồn. Những rung động có tần số và biên độ đủ lớn mới tạo ra tiếng ồn.
Tiếng va đập là tiếng động đơn xảy ra tức thời bởi sự va chạm giữa lốp xe với bề mặt mấp mô của mặt đường. Những va đập này được truyền đến vôlăng và sàn xe gây khó chịu cho con người.
Tiếng ồn được xếp vào loại gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, mặc dù nó không làm bẩn môi trường; nhưng nó gây cản trở các âm thanh cần nghe. Ở mức độ cao tiếng ồn có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, là nguyên nhân gây bệnh thần kinh, bệnh tim và các loại bệnh về thính giác…
Sự truyền rung động và tiếng ồn khi phương tiện vận tải chuyển động được mô tả bằng sơ đồ sau:
Động cơ, ống xả, hệ thống truyền lực
Rung động khung vỏ xe
1
Áp suất âm thanh
Rung động của không khí
+ Thính giác
+ Xúc giác
Hệ thống truyền rung động
(gối đỡ động cơ, ống xả)
Rung động khung vỏ xe
2
Lốp và bánh xe
Hệ thống treo
Kích thích rung dộng từ phía động cơ, ống xả và hệ thống truyền lực
Kích thích rung động từ phía mặt đường
Hình 2.6 Sự truyền rung động và tiếng ồn
Ngoài ra, tiếng ồn, dao động và rung động của các phương tiện vận tải khi chuyển động còn gây ảnh hưởng đáng kể đến con người và môi trường sinh thái.
Dao động của phương tiện vận tải ở những tần số thấp thường cho phép từ 2÷3Hz, nếu nằm ngoài giới hạn nêu trên người lái và hành khách sẽ có cảm giác khó chịu, thậm chí nôn mửa. những dao động ở tần số cao không chỉ tạo ra tiếng ồn ở bên trong phương tiện mà còn gây ồn ở ngoài phương tiện ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Khi phương tiện vận tải chuyển động sẽ tạo ra rung dộng của nền đường. Rung động này ngoài ảnh hưởng đến con người còn ảnh hưởng đến nhà cửa và các công trình xây dựng ở các trục đường xe chạy trong khoảng cách 30m.
Rung động của nền đường cũng được đặc trưng bởi biên độ, tần số và gia tốc. Khi xem xét ảnh hưởng của rung động đến môi trường sinh thái thường sử dụng gia tốc rung động. Qua khảo sát đo đạc trên đường vành đai của Hà Nội, gia tốc đo được là 1,2÷1,4m/s2. Tiêu chuẩn là 0,081m/s2. Giá trị này quá lớn, lý do có thể là do ôtô quá tải hoặc nền đường quá yếu.
2.2.2 Các nguồn gây ra rung động và tiếng ồn ở phương tiện vận tải
Rung động và tiếng ồn gây ra từ sự làm việc của động cơ: do dao động của mômen xoắn, quán tính của khối lượng chuyển động quay không cân bằng, do tiếng ồn từ buồng cháy, do tiếng gõ của pittông, của cơ cấu dẫn động Supáp của hệ thống nạp và hệ thống xả (luồng khí nạp và xả). ngoài ra còn do rung động của các bộ phận khác của động cơ như chân máy, quạt gió.
Rung động và tiếng ồn gây ra do sự làm việc của hệ thống truyền lực: do thân ly hợp và đĩa ma sát quay không cân bằng, do cộng hưởng dao động xoắn, do tiếng ồn khi ăn khớp của các bánh răng trong hộp số do trục cácđăng không cân bằng, do tiếng ồn khi ăn khớp của các bánh răng trong truyền lực chính và vi sai.
Lốp cũng là nguyên nhân gây ra tiếng ồn va đập và rung động cho xe ôtô. Nếu lốp hoặc bánh xe không cân bằng hay mòn không đều sẽ là nguồn gây rung động. Mặt đường không bằng phẳng làm lốp bị biến dạng dẫn đến rung động.
Do rung động của động cơ, hệ thống truyền lực và rung động do va đập giữa lốp với đường truyền đến thân vỏ, làm thân vỏ xe bị rung động và gây ra tiếng ồn.
Tiếng ồn do đóng cửa xe thuộc loại tiếng ồn gián đoạn, nó gây giật mình đặc biệt khi đang ngủ.
Tiếng rít phanh cũng gây cảm giác khó chịu.
Các loại xe khác nhau gây ra tiếng ồn bên trong và bên ngoài cũng khác nhau. Hiện nay các nhà thiết kế chế tạo đang tìm mọi cách để giảm rung động và tiếng ồn.
2.2.3 Các ảnh hưởng khác
- Ảnh hưởng của bụi đường giao thông
Các dự án đầu tư ở mọi lĩnh vực của Quốc gia khi tiến hành xây dựng hoặc mở rộng khó tránh khỏi bụi, đất, đá, cát, ximăng rơi vãi. Khi các phương tiện vận tải chuyển động, lượng bụi nêu trên ở hai bên đường bị cuốn theo bay mù mịt trong một khoảng không gian rộng lớn làm bẩn bầu không khí trong lành. Ngoài bụi xây dựng còn có bụi cao su, bụi sợi, bụi nhựa đường,….do hiện tượng phanh gấp tạo ra. Bụi đường giao thông kết hợp với bụi hạt tạo ra do khí thải hoặc quá trình biến đổi khí thải làm không khí bị ô nhiễm nặng nề.
Bụi là nguyên nhân gây các bệnh về đường hô hấp, về mắt và ung thư. Đồng thời bụi còn làm suy giảm tầm nhìn do những hạt mịn làm cho ánh sáng bị phân tán và hấp thụ. Suy yếu tầm nhìn hay bụi mù tầng khí quyển là vấn đề phức tạp liên quan đến cả khí hậu, thời tiết và nồng độ bụi,…
Ở các trục đường giao thông chính của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ đều vượt tiêu chuẩn khoảng 7 lần. Lượng bụi ở nội thành cao hơn ở ngoại thành từ 5÷10 lần.
Ở Việt Nam hiện nay, bụi đang là vấn đề lớn mà các cấp, cá ngành đang quan tâm giải quyết.
- Ô nhiễm nhiệt
Các phương tiện vận tải hiện nay chủ yếu sử dụng động cơ đốt trong, quá trình đốt cháy nhiên liệu làm tăng nhiệt độ môi trường. Ngoài ra, sự phát thải các khí nhà kính cũng góp phần làm gia tăng nhiệt độ mặt đất. Đặc biệt, khi mật độ xe cộ lớn, khi tắc nghẽn giao thông có thể coi như có nhiều nguồn đốt tập trung gây oi bức khó chịu đặc biệt vào mùa hè. Theo số liệu thống kê trên thế giới, nhiệt độ trung bình vùng nội thị cao hơn ngoại ô từ 1÷2,50C. Sự tăng nhiệt độ môi trường không những gây mệt mỏi cho con người mà còn kích thích sự phát triển của những vi khuẩn có hại đối với môi trường sinh thái.
CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐƯỜNG BỘ
CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI T