Nước Pháp là một nước có nền kinh tếhiện đại trong đó điểm đặc trưng là việc sởhữu nhà
nước, điều đó có ảnh hưởng đến một sốngành trong cơchếthịtrường. Nhà nước là chủsở
hữu một phần hoặc toàn bộmột sốcông ty, ngân hàng và công ty bảo hiểm lớn nhưAir
France, France Telecom, Renault và Thales. Điều đó đảm bảo sựhiện diện mạnh mẽcủa
nhà nước trong một sốngành đặc biệt là năng lượng, giao thông công cộng và công nghiệp
quốc phòng. Ngành viễn thông cũng đã dần dần được mởcửa cho các hãng nước ngoài.
Pháp giàu quặng sắt, than, bô xít, potate, với 2/3 diện tích là đồng bằng và cao
nguyên, đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn đới, rất thuận lợi cho canh tác, chăn nuôi. Pháp thiếu
nhiên liệu, hầu nhưphải nhập toàn bộnhu cầu vềdầu lửa, khoảng 70-80 triệu tấn/năm.
Ngoài khai thác than (16-18 triệu tấn/năm), Pháp đẩy mạnh sản xuất năng lượng nguyên tử,
hiện đã chiếm 75% sản xuất điện của Pháp nhằm giảm bớt lệthuộc vào sựbiến động của
thịtrường nhiên liệu.
38 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Môi trường văn hóa của nước Pháp và Đức ảnh hưởng đến hoạt động marketing, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Luận
Đề Tài:
Môi trường văn hóa của nước Pháp và Đức
ảnh hưởng đến hoạt động Marketing
Môi trường văn hóa của nước Pháp và Đức ảnh hưởng đến hoạt động Marketing
Lớp: HC16MA01 Trang 1
MỤC LỤC
Lời mở đầu ...........................................................................................................
Chương I: Giới thiệu chung về nước Pháp và nước Đức ...............................
1.1 Giới thiệu chung về nước Pháp ......................................................................
1.2 Giới thiệu chung về nước Đức .......................................................................
Chương II. Giới thiệu về văn hóa nước Đức và nước Pháp, những điểm tương
đồng và khác biệt về văn hóa giữa hai nước ảnh hưởng đến chiến lược
marketing. ...........................................................................................................
2.1 Ngôn ngữ ........................................................................................................
2.2 Tôn giáo .........................................................................................................
2.3 Thói quen và cách cư xử ...............................................................................
2.4 Văn hóa vật chất .............................................................................................
2.5 Thẩm mỹ .......................................................................................................
2.6 Giáo dục .........................................................................................................
2.7 Văn hóa lễ hội ................................................................................................
Môi trường văn hóa của nước Pháp và Đức ảnh hưởng đến hoạt động Marketing
Lớp: HC16MA01 Trang 2
LỜI MỞ ĐẦU
Môi trường văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động marketing của từng quốc gia là điều
rất quan trọng. Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, việc nắm bắt và hiểu rõ văn hóa của
các nước sẽ giúp cho các doanh nghiệp thâm nhập vào quốc gia đó dễ dàng hơn.
Cũng theo quan điểm đó, nhóm chúng em xin phân tích đề tài: “Môi trường văn
hóa của nước Pháp và Đức ảnh hưởng đến hoạt động marketing”.
Theo sự hướng dẫn của Cô, trong quá trình làm bài, nhóm có kiến thức còn hạn hẹp,
không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong Cô bỏ qua.
Chân thành cảm ơn Cô!
Môi trường văn hóa của nước Pháp và Đức ảnh hưởng đến hoạt động Marketing
Lớp: HC16MA01 Trang 3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NƯỚC PHÁP VÀ NƯỚC ĐỨC
1.1 Giới thiệu chung về nước Pháp
Tên nước: Cộng hoà Pháp
Thủ đô: Paris
Chính phủ: Nước Pháp theo chế độ Nghị viện - Tổng thống.
Quốc khánh: 14/7
Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Âu, Tây giáp Đại Tây dương, Bắc giáp biển Măng-sơ, Đông giáp
Bỉ, Đức, Thuỵ Sĩ, Italia, Nam giáp biển Địa Trung Hải và Tây Ban Nha
Khí hậu : nằm trong vùng khí hậu ôn đới, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Diện tích : 643.427 km2
Dân số: 64 768 389 (2010)
Theo hiến pháp, Tổng thống là lãnh đạo cao nhất về chính sách đối ngoại và quốc phòng.
Thủ tướng đứng đầu Chính phủ, có trách nhiệm trước Quốc hội, giữ quyền xây dựng luật
Môi trường văn hóa của nước Pháp và Đức ảnh hưởng đến hoạt động Marketing
Lớp: HC16MA01 Trang 4
trong phạm vi của mình và đảm bảo thi hành pháp luật.
Quyền lập pháp thuộc về Nghị viện, gồm Quốc hội và Thượng viện. Quốc hội do phổ
thông đầu phiếu trực tiếp bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm (577 đại biểu). Thượng viện được bầu
gián tiếp (do các uỷ viên hội đồng vùng, tỉnh và các nghị sĩ Quốc hội bầu ra), nhiệm kỳ 9
năm, 3 năm bầu lại 1/3. Với việc bỏ phiếu bất tín nhiệm, Quốc hội có thể bãi miễn chính
phủ.
Tổng quan kinh tế:
Nước Pháp là một nước có nền kinh tế hiện đại trong đó điểm đặc trưng là việc sở hữu nhà
nước, điều đó có ảnh hưởng đến một số ngành trong cơ chế thị trường. Nhà nước là chủ sở
hữu một phần hoặc toàn bộ một số công ty, ngân hàng và công ty bảo hiểm lớn như Air
France, France Telecom, Renault và Thales. Điều đó đảm bảo sự hiện diện mạnh mẽ của
nhà nước trong một số ngành đặc biệt là năng lượng, giao thông công cộng và công nghiệp
quốc phòng. Ngành viễn thông cũng đã dần dần được mở cửa cho các hãng nước ngoài.
Pháp giàu quặng sắt, than, bô xít, potate, với 2/3 diện tích là đồng bằng và cao
nguyên, đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn đới, rất thuận lợi cho canh tác, chăn nuôi. Pháp thiếu
nhiên liệu, hầu như phải nhập toàn bộ nhu cầu về dầu lửa, khoảng 70-80 triệu tấn/năm.
Ngoài khai thác than (16-18 triệu tấn/năm), Pháp đẩy mạnh sản xuất năng lượng nguyên tử,
hiện đã chiếm 75% sản xuất điện của Pháp nhằm giảm bớt lệ thuộc vào sự biến động của
thị trường nhiên liệu.
Các ngành công nghiệp và dịch vụ mũi nhọn:
- Chế tạo cơ khí, nhất là sản xuất ôtô (thứ 4 thế giới với các công ty như PSA Peugeot-
Citroen, Renault, Michelin).
- Hàng không (thứ 3 thế giới với các công ty lớn như EADS, Ariane space, Airbus,
Dassault Aviation)
- Năng lượng (Total, Areva, EDF, GDF Suez)
- Thiết bị giao thông vận tải (Alstom, Vinci)
- Vật liệu xây dựng, thiết bị (Lafarge, Pechiney, Saint Gobain)
- Viễn thông (Alcatel, France Telecom, Bouygues)
Môi trường văn hóa của nước Pháp và Đức ảnh hưởng đến hoạt động Marketing
Lớp: HC16MA01 Trang 5
- Công nghiệp dược (thứ 5 thế giới, Rhone-Poulenc, Sanofi-Aventis)
- Mỹ phẩm và thời trang cao cấp (Oréal, LVMH)
- Dịch vụ của Pháp rất phát triển trong hệ thống tài chính ngân hàng (Dexia, Credit
Agricole, Société générale, BNP Paribas), bảo hiểm (AXA), thông tin truyền thông
(Vivendi, Canal Plus, Lagardère SCA), lĩnh vực phân phối (Carrefour)
- Lượng khách du lịch tới Pháp đứng hàng đầu thế giới, thu hút 82 triệu lượt khách (2007).
Về thu hút đầu tư nước ngoài, Pháp là địa chỉ hấp dẫn hàng đầu thế giới sau Mỹ, Anh và
Trung Quốc, thu hút hơn 66 tỷ euros (2008) vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đứng thứ 2
Châu Âu, sau Anh, trước Ai-len, Đức, Ba-Lan và Hung-ga-ri. Đầu tư của Châu Á vào Pháp
còn hạn chế nhưng tăng nhanh. Pháp đứng thứ 3 trên thế giới về đầu tư ra nước ngoài với
hơn 136 tỷ euros (2008), chỉ sau Mỹ và Trung Quốc, tập trung chủ yếu tại châu Âu.
GDP
- Tổng thu nhập quốc dân (GDP) năm 2010: 2,11nghìn tỷ USD,
- Thu nhập quốc dân đầu người: 33.300 USD (2010)
- Tỷ trọng các ngành trong GDP (2010):
Đặc điểm chung các ngành:
Môi trường văn hóa của nước Pháp và Đức ảnh hưởng đến hoạt động Marketing
Lớp: HC16MA01 Trang 6
- Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu: lúa mỳ, ngũ cốc, củ cải đường, khoai tây, rượu nho,
thịt bò, sản phẩm bơ sữa, cá.
- Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu: máy móc, hóa chất, ô tô, luyện kim, thiết bị máy bay,
thiết bị điện tử, hàng may mặc, thực phẩm chế biến, du lịch
Lực lượng lao động:
- Lực lượng lao động: 28,21 triệu (2010)
- Tỉ lệ lao động theo ngành : (2007)
+ Nông nghiệp : 4,1%
+ Công nghiệp : 24,4%
+ Dịch vụ : 71,5%
- Tỉ lệ thất nghiệp : 9,5% ( 2010)
Kim ngạch xuất nhập khẩu:
- Xuất khẩu : 508,7 tỉ USD (2010)
+ Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu : xe hơi, thiết bị giao thông vận tải, máy bay, các sản
phẩm chất dẻo, hoá chất, sản phẩm dược, sản phẩm kim loại, nông sản chế biến, thực
phẩm.
+ Các nước bạn hàng xuất khẩu quan trọng: Đức 15,88%, Ý 8.16%, Tây Ban Nha 7,8%, Bỉ
7,44%, Anh 7,04%, Mỹ 5,65%, Hà Lan 3,99% (2009)
- Nhập khẩu : 577,7 tỉ USD (2010)
+ Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu : máy móc thiết bị, xe hơi, dầu thô, máy bay, chất dẻo,
hoá chất
+ Các nước bạn hàng nhập khẩu quan trọng: Đức 19,41%, Bỉ 11,61%, Ý 7,97%, Hà Lan
7,15%, Tây Ban Nha 6,68%, Anh 4,9%, Mỹ 4,72%, Trung Quốc 4,44% (2009)
Tỷ giá hối đoái:
Euros (EUR) so với Đô la Mỹ (US dollar) – 0,7715 (2010), 0,7179 (2009), 0,6827 (2008),
0,7345 (2007), 0,7964 (2006)
Chính sách đối ngoại:
Môi trường văn hóa của nước Pháp và Đức ảnh hưởng đến hoạt động Marketing
Lớp: HC16MA01 Trang 7
Pháp ủng hộ mạnh mẽ việc hình thành một thế giới đa cực, trong đó EU đóng vai trò
nòng cốt.
1. Với châu Âu: Ưu tiên hàng đầu là xây dựng và củng cố quan hệ với châu Âu.
Trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU 6 tháng cuối năm 2008, Tổng thống Sarkozy phần nào đã
thành công trong việc đưa EU thoát khỏi tình trạng bế tắc về thể chế bằng việc thuyết phục
các nước thông qua nội dung hiệp ước giản đơn; tăng cường quan hệ với Anh, Đức, Italia,
Tây Ban Nha; thúc đẩy quan hệ với các nước Đông và Trung Âu sau thời kỳ lạnh nhạt dưới
thời Tổng thống Chirac; củng cố vai trò của Pháp tại châu Âu.
2. Với Mỹ: Chính sách đối ngoại độc lập với Mỹ trong những vấn đề quốc tế và toàn
cầu luôn được coi là “bản sắc ngoại giao Pháp”, đặc biệt là trong cuộc chiến tranh Irak. Từ
nhiệm kỳ 2, Tổng thống Chirac đã có những bước điều chỉnh nhằm hàn gắn quan hệ với
Mỹ. Tổng thống Sarkozy một mặt khẳng định chính sách xích lại với Mỹ, là “đồng minh”
của Mỹ, đặc biệt với việc quay lại các cơ chế lãnh đạo của NATO, tăng cường hiện diện tại
Afghanistan hoặc cam kết tại Irak, nhưng vẫn duy trì “bản sắc Pháp” qua một số hồ sơ lớn
như quan hệ với Nga, phản đối CNTB, biến đổi khí hậu…
3. Với Trung Đông: Pháp tăng cường được sự hiện diện và vai trò của mình tại khu
vực như việc đăng cai Hội nghị tái thiết Trung Đông, xích lại với Israel, gia tăng vai trò
trung gian hòa giải của Pháp đối với cuộc xung đột vũ trang giữa Israel và Palestine, lập
căn cứ quân sự tại Abu Dhabi.
4. Với châu Phi: Pháp tiếp tục coi châu Phi là một ưu tiên, thúc đẩy sáng kiến Liên minh
Địa Trung Hải, chủ trương triển khai Cơ chế đồng phát triển với các nước châu Phi da đen
trước đây là thuộc địa của Pháp. Tuy nhiên, ngân sách hỗ trợ cho châu Phi đã bị cắt giảm
và vai trò của Pháp tiếp tục suy giảm do chưa giải quyết dứt điểm được những cuộc khủng
hoảng chính trị-quân sự đã kéo dài nhiều năm tại một số quốc gia châu Phi. 5. Với
châu Á - Thái Bình Dương: Tiếp tục duy trì quan hệ cân bằng với các cường quốc như Nga,
Nhật Bản. Chủ động đẩy mạnh quan hệ, đối thoại với một số nước mới nổi. Quan hệ với
Trung Quốc đặc biệt được coi trọng do vị trí địa-chiến lược quốc tế ngày càng quan trọng,
tiềm năng kinh tế dồi dào.
6. Với Liên Hợp Quốc: Pháp đề cao vai trò của LHQ, ủng hộ cải tổ LHQ, mở rộng
Môi trường văn hóa của nước Pháp và Đức ảnh hưởng đến hoạt động Marketing
Lớp: HC16MA01 Trang 8
HĐBA-LHQ, tích cực tham gia các hoạt động can thiệp của LHQ trong các cuộc xung đột
khu vực, cử quân đội tham gia lực lượng của LHQ. Pháp là nước có số quân đông nhất
tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ (gần 10.000 người).
7. Chính sách quốc phòng: Trong chiến lược quốc phòng sau chiến tranh lạnh, Pháp
chủ trương xây dựng lực lượng quốc phòng trong khuôn khổ đa phương (trong NATO,
trong Liên minh Tây Âu (UEO), hay trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc) và trong khuôn khổ
các Hiệp định song phương với các nước (đặc biệt với các nước châu Phi). Pháp thực hiện
cải cách quốc phòng nhằm xây dựng một quân đội chuyên nghiệp (từ 2002), bãi bỏ chế độ
nghĩa vụ quân sự, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự tự nguyện; cắt giảm ngân sách và
quân số, xây dựng quân đội dựa trên 4 lực lượng: răn đe hạt nhân, phòng ngừa, triển khai
nhanh và bảo vệ (an ninh trong nước). Cải cách quân đội đi đôi với tổ chức lại nền công
nghiệp quốc phòng để có khả năng cung cấp cho quân đội những vũ khí hiện đại nhất và
tham gia xây dựng nền công nghiệp quốc phòng Châu Âu, tăng sức cạnh tranh trên thị
trường vũ khí thế giới./.
1.2 Giới thiệu chung về nước Đức
Cộng hoà Liên bang Đức nằm ở trung tâm châu Âu, có biên giới với Đan Mạch ở phía Bắc;
Pháp, Hà Lan, Bỉ và Luxemburg ở phía Tây; Thụy Sĩ và Áo ở phía Nam; Séc, Slovakia và
Ba Lan ở phía Đông. Đức nằm ở vị trí bản lề giữa Đông và TâyÂu, giữa bán đảo
Skandinavia và Địa Trung Hải
.
Môi trường văn hóa của nước Pháp và Đức ảnh hưởng đến hoạt động Marketing
Lớp: HC16MA01 Trang 9
Diện tích: 357.500 km2. Bờ biển dài 2.389 km. Biên giới đất liền 3.618km. Khoảng cách
lớn nhất từ Bắc đến Nam dài 876 km và từ Đông sang Tây dài 640km theo đường chim
bay.
Thủ đô: Berlin.
Quốc khánh: 03 tháng 10 (ngày thống nhất nước Đức).
Khí hậu: Về khí hậu, nước Đức nằm trong vùng ôn đới lạnh gió Tây giữa Đại Tây Dương
và khí hậu lục địa phía Đông, hiếm khi xảy ra những chênh lệch lớn về nhiệt độ. Lượng
mưa trãi suốt các mùa trong năm. Nhiệt độ giao động trung bình trong mùa đông là -60C ở
vùng núi và 1,50C ở vùng đồng bằng. Nhiệt độ trung bình của tháng 7 là 180C ở vùng
Môi trường văn hóa của nước Pháp và Đức ảnh hưởng đến hoạt động Marketing
Lớp: HC16MA01 Trang 10
đồng bằng và 200C ở các vùng thung lũng kín phía Nam. Những vùng khí hậu ngoại lệ là
vùng thượng lưu sông Reihn có khí hậu ôn hòa, vùng thượng Bayern chịu ảnh hưởng của
khí đoàn gió nam khô nóng từ dãy Alpen và vùng Harz chịu ảnh hưởng của những đợt gió
mạnh, mùa hè lạnh và mùa đông có nhiều tuyết.
Địa hình: Nước Ðức có địa hình cảnh quan đặc biệt đa dạng và hấp dẫn. Những dãy núi
cao thấp với các cao nguyên, vùng núi và vùng trung du, vùng duyên hải và đồng bằng
rộng mở. Từ Bắc xuống Nam, nước Ðức được chia làm năm vùng quang cảnh lớn : Vùng
đồng bằng phía Bắc, vùng núi trung du, vùng núi Tây Nam, vùng chân núi Alpen Nam
nước Ðức và vùng núi Alpen Bayern.
Sông ngòi: nước Đức có nhiều sông ngòi có giá trị lớn về kinh tế, đặc biệt rất thuận lợi cho
giao thông vận tải và thủy điện. Các sông lớn chảy qua CHLB Đức là sông Rhein, Elbe,
Main, Weser, Danube và Spree.
Dân số: Diện tích nước Đức chỉ lớn hơn nước láng giềng Ba Lan một chút, nhưng dân số
lại nhiều hơn gấp đôi. Trong số đó 68 triệu là người Đức, còn lại 15 triệu là người nước
ngoài hay có nguồn gốc từ các nước khác. Khoảng 75 triệu người có quốc tịch Đức, một số
ít trong số đó còn có thêm quốc tịch nước khác bên cạnh quốc tịch Đức. Khoảng 7,5 triệu
người là người nước ngoài.
Chính trị
Thủ đô và trụ sở chính phủ của cộng hòa liên bang Đức là Berlin. Theo điều luật 20, hiến
pháp Đức thì cộng hòa liên bang Đức là một đất nước dân chủ, xã hội và hợp kiến. Nước
Đức có tất cả 16 bang, một số bang được hình thành bởi nhiều khu hành chính khác nhau.
Đất nước được cai quản theo hiến pháp (Grundgesetz). Trong khi nguyên thủ quốc gia là
tổng thống với nhiệm vụ đại diện cho đất nước, thì thủ tướng là người điều hành đất nước.
Thủ tướng là người có quyền quyết định đường lối lãnh đạo chính trị.
Nước Đức là một liên bang, điều đó có nghĩa là bộ máy chính trị của Đức được chia ra làm
hai cấp: cấp liên bang, đại diện cho quốc gia về mặt đối ngoại, và cấp tiểu bang của từng
bang một. Mỗi cấp đều có một bộ máy hành chính riêng: hành pháp (executive), lập pháp
(legislative) và tư pháp (judicial).
Môi trường văn hóa của nước Pháp và Đức ảnh hưởng đến hoạt động Marketing
Lớp: HC16MA01 Trang 11
Kinh tế
Đức vốn không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, cho nên nền kinh tế của nước này chủ yếu
tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ. Phần lớn diện tích nước Đức được dùng cho
nông nghiệp, nhưng chỉ có 2% - 3% dân số Đức làm việc trong ngành này. Với tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) hơn 2.271 tỉ Euro, Đức là nước công nghiệp với nền kinh tế quốc gia
lớn thứ 3 thế giới.
Thể thao
Môn thể thao được yêu thích nhất ở Đức là bóng đá. Giải bóng đá thế giới năm 2006 sẽ
được tổ chức tại Đức. Câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng nhất của Đức là đội FC Bayern
München (tiếng Anh: Bayern Munich) ở tiểu bang Bayern (tiếng Anh: Bavaria). Ngoài
bóng đá ra thì môn thể thao được khán giả truyền hình xem nhiều nhất là môn đua xe Công
thức 1 (Formula One). Trong thời gian gần đây, bóng rổ ngày càng được yêu chuộng nhiều
hơn trong lớp trẻ, tuy nhiên số lượng khán giả theo dõi môn này trên truyền hình vẫn kém
xa môn đua xe. Ngoài ra môn bóng ném và khúc côn cầu trên băng cũng được nhiều người
yêu thích.
Môi trường văn hóa của nước Pháp và Đức ảnh hưởng đến hoạt động Marketing
Lớp: HC16MA01 Trang 12
Chương II. Giới thiệu về văn hóa nước Đức và nước Pháp, những điểm tương đồng
và khác biệt về văn hóa giữa hai nước ảnh hưởng đến chiến lược marketing.
2.1 Ngôn ngữ
Cả hai nước Đức và Pháp đa số người dân đều sử dụng thành thạo tiếng Anh (ở
Pháp khoảng 34% dân số thông thạo Tiếng Anh, ở Đức Tiếng Anh là ngoại ngữ chính).
Ngôn ngữ của người Pháp:
Ngôn ngữ chính thức duy nhất của Pháp là tiếng Pháp, theo Điều 2 Hiến pháp năm
1992. Tuy nhiên, tại Mẫu quốc Pháp nhiều ngôn ngữ địa phương như: các biến thể tiếng
Đức miền cao (được gọi là Đức Lorraine), Occitan (gồm Gascon và Provençal) , các thổ
ngữ Oïl (như Picard và Poitevin-Saintongeais), Basque, Corsican vàFranco-Provençal.
Cũng có một số ngôn ngữ thỉnh thoảng được sử dụng hay được hiểu khác, đa số bởi những
người có tuổi. Tương tự, có nhiều ngôn ngữ được dùng tại các lãnh thổ và khu vực hải
ngoại Pháp: các ngôn ngữ Créole, các ngôn ngữ thổ dân Châu Mỹ, các ngôn ngữ Đa
Đảo, các ngôn ngữ Tân Calédonie, Comoria. Tuy nhiên, chính phủ Pháp và hệ thống
trường công lập cho tới gần đây vẫn không khuyến khích sử dụng các ngôn ngữ đó
Ngôn ngữ của người Đức:
Ngôn ngữ chính hiện nay là tiếng Đức, ở vùng giáp biên giới nhiều ngôn ngữ khác
được sử dụng. Tiếng Anh là ngoại ngữ chính được dạy ở Đức, hầu hết doanh nhân Đức
đều thông thạo tiếng Anh.
Tiếng Ðức là ngôn ngữ lớn trong số các ngôn ngữ gốc Indogerman. Trong số các
ngôn ngữ cùng gốc ngôn ngữ này thì tiếng Ðức thuộc nhóm ngôn ngữ German và có họ
hàng với tiếng Ðan Mạch, Na Uy, Thuỵ Ðiển, Flamăng và cả với tiếng Anh. Quá trình tạo
dựng nên một ngôn ngữ Ðức chuẩn được dựa trên ngôn ngữ tiếng Ðức và Martin Luther
đã dùng để dịch Kinh Thánh.
Ðức là một nước có nhiều khẩu ngữ. Dựa trên khẩu ngữ và tiếng địa phương, người
ta có thể nhận ra được người nói đến từ vùng nào. Khẩu ngữ giữa các vùng có những sự
khác biệt đáng kể. Ví dụ như, nếu một người Mecklenburg và một người Bayern trò
Môi trường văn hóa của nước Pháp và Đức ảnh hưởng đến hoạt động Marketing
Lớp: HC16MA01 Trang 13
chuyện với nhau bằng thứ khẩu ngữ thuần tuý của từng người, thì họ sẽ rất khó hiểu được
nhau
Sự khác biệt và tương đồng ảnh hưởng đến chiến lược marketing.
Đức và Pháp là một trong những quốc gia có nhiều ngoại ngữ. Tiếng Đức và tiếng
Pháp cũng là tiếng mẹ đẻ của nhiều quốc gia khác như (tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ của nước
Áo, vùng Nam Triol _ Bắc Italia, vùng Bắc Schleswing_Đan Mạch... tiếng Pháp là tiếng
mẹ đẻ của nước Bỉ, Thụy Sĩ..)
Æ Khi làm marketing ở các quốc gia này thì ta nên dùng khẩu hiệu bằng tiếng Pháp, tiếng
Đức hay tiếp thị bằng tiếng Pháp, tiếng Đức sẽ giúp tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn.Trong
giao tiếp hàng ngày ở thương trường, công sở, người Châu Âu nói chung và người Pháp,
Đức rất tôn trọng nghi thức xã giao, hệ thống cấp bậc, chức vụ. Tùy vào đối tượng khách
hàng chúng ta nên có những lời xưng hô phù hợp.
2.2 Tôn giáo
Đức và Pháp có đạo Thiên chúa giáo La Mã là phổ biến, và phần lớn dân số cả hai
nước cũng không theo tôn giáo nào cả.
Tôn giáo nước Pháp:
Pháp có đạo Thiên chúa giáo La Mã bên cạnh đó Pháp cũng là nước có cộng đồng
người Hồi giáo lớn nhất châu Âu với khoảng 6 triệu người và đạo Hồi là tôn giáo lớn thứ
hai tại Pháp,.
Pháp là một nước phi tôn giáo nhưng có nền văn hóa thiên chúa giáo La Mã, bằng
chứng là nhiều nhà thờ lớn La Mã hoặc Gô Tích, nhà thờ nhỏ, nhà thờ riêng có mặt cả ở
những nơi hẻo lánh nhất.
Tôn giáo nước Đức:
Hai tôn giáo chính ở Đức là đạo Cơ Đốc và đạo Do Thái, hai tôn giáo này đều khởi
nguồn từ Thiên chúa giáo và tôn thờ chúa Giesu. Đạo Hồi chỉ mới xuất hiện và lan rộng ở
Đức sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ngoải ra, Đức phần đông dân số còn theo đạo Tin
lành. Không có giáo hội nhà nước ở Ðức. Nói cách khác, giữa hệ thống điều hành nhà
Môi trường văn hóa của nước Pháp và Đức ảnh hưởng đến hoạt động Marketing
Lớp: HC16MA01 Trang 14
nước và nhà thờ không có liên hệ gì, do đó nhà nước không kiểm soát giáo hội. Mối quan
hệ giữa giáo hội và nhà nước là quan hệ đối tác.
Nhà nước đóng góp một