Đề tài Một số đánh giá và số liệu về hoạt động KH&CN thế giới giai đoạn 2003-2007

Bước vào những năm đầu của thiên niên kỷ mới, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) thế giới có những bước phát triển vượt bậc. Đổi mới và hợp tác KH&CN là hai xu thế chính thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và cũng là hai nhân tố tác động trực tiếp tới năng suất, việc làm và nâng cao đời sống của nhân loại. Sau những năm bản lề, 2003 - 2007 có thể coi là giai đoạn mở màn cho sự phát triển KH&CN trong thập niên đầu của thiên niên kỷ mới. Những bước phát triển của KH&CN giai đoạn này là nền tảng để đưa KH&CN thế giới phát triển lên một tầm cao mới ở những thập niên tiếp theo. Nhận thức được tầm quan trọng của những xu thế mới này, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang nỗ lực đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động KH&CN, đồng thời có những quyết sách mạnh mẽ như ưu đãi về thuế, chương trình phát triển nguồn nhân lực KH&CN nhằm thúc đẩy các hoạt động KH&CN. Để giúp bạn đọc có thêm thông tin về những vấn đề trên, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia biên soạn và xuất bản Tổng quan: "MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ SỐ LIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG KH&CN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2003- 2007".

pdf54 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 1939 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số đánh giá và số liệu về hoạt động KH&CN thế giới giai đoạn 2003-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- - -    - - - LUẬN VĂN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ SỐ LIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG KH&CN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2003-2007 1 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ SỐ LIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG KH&CN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2003- 2007 2 LỜI GIỚI THIỆU Bước vào những năm đầu của thiên niên kỷ mới, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) thế giới có những bước phát triển vượt bậc. Đổi mới và hợp tác KH&CN là hai xu thế chính thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và cũng là hai nhân tố tác động trực tiếp tới năng suất, việc làm và nâng cao đời sống của nhân loại. Sau những năm bản lề, 2003 - 2007 có thể coi là giai đoạn mở màn cho sự phát triển KH&CN trong thập niên đầu của thiên niên kỷ mới. Những bước phát triển của KH&CN giai đoạn này là nền tảng để đưa KH&CN thế giới phát triển lên một tầm cao mới ở những thập niên tiếp theo. Nhận thức được tầm quan trọng của những xu thế mới này, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang nỗ lực đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động KH&CN, đồng thời có những quyết sách mạnh mẽ như ưu đãi về thuế, chương trình phát triển nguồn nhân lực KH&CN nhằm thúc đẩy các hoạt động KH&CN. Để giúp bạn đọc có thêm thông tin về những vấn đề trên, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia biên soạn và xuất bản Tổng quan: "MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ SỐ LIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG KH&CN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2003- 2007". Đây là những vấn đề có tính toàn cầu rất rộng lớn, nên trong quá trình tổ chức thu thập tài liệu, xử lý không tránh khỏi những mặt hạn chế, rất mong bạn đọc chia sẻ và thông cảm. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia 3 I. BỨC TRANH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (R&D) CỦA THẾ GIỚI 2003-2007 1.1. Đầu tƣ cho R&D và tri thức của các nƣớc Trong những năm qua, đầu tư cho tri thức ở nhiều nước trên thế giới đã tăng mạnh. Đầu tư cho tri thức được xác định là tổng chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chi phí cho giáo dục đại học (cả nhà nước và tư nhân) và đầu tư phát triển phần mềm. Nguồn đầu tư này rất cần thiết cho đổi mới, phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Năm 2004, nguồn đầu tư cho tri thức chiếm 4,9% GDP của các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Các nước có mức đầu tư cho tri thức cao hơn mức trung bình của các nước trong (OECD) là Mỹ (6,6%), Thuỵ Điển (6,4%), Phần Lan (5,9%), Nhật Bản (5,3%) và Đan Mạch (5,1%) GDP. Trong khi đó, các nước như Ai-len, Bồ Đào Nha và Hy Lạp đạt mức thấp hơn với các tỷ lệ 2,5% GDP ở Ai-len và dưới 2% ở Bồ Đào Nha và Hy Lạp. Hầu hết các nước OECD đều tăng cường đầu tư cho tri thức. Theo hầu hết các báo cáo của các quốc gia, ngoại trừ Ai-len, mức đầu tư cho tri thức tính theo GDP đã cao hơn trong năm 2004 (hoặc 2003) so với năm 1997. Hơn thế, Mỹ và Nhật là 2 nước có mức đầu tư tăng đột biến so với EU. Đầu tư cho máy móc và thiết bị (tỷ lệ % trong GDP) đã giảm, ngoại trừ ở một số nước như: Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha và Áo. Đặc biệt hơn, cả Áo và Hy Lạp, đầu tư cho máy móc và thiết bị cao hơn mức đầu tư cho tri thức. Đầu tư cho máy móc và thiết bị chiếm khoảng 6,5% GDP của toàn bộ OECD. Năm 2004 (hoặc 2003), đóng góp cho đầu tư dao động từ 6% (như ở Ai-len, Pháp) đến khoảng 9% (ở Nhật, Italia và Hy Lạp). Ở Mỹ và Bỉ, giáo dục đại học là lĩnh vực quan trọng trong việc mở rộng đầu tư cho tri thức. Như ở Nhật Bản, Thuỵ Điển, Pháp, Hà Lan và Anh, tăng chi phí đầu tư cho phần mềm là nguồn đầu tư chính cho việc gia tăng đầu tư cho tri thức. Bên cạnh đó, R&D lại là nguồn đầu tư chính cho đầu tư cho tri thức ở các nước: Đan Mạch, Phần Lan, Canađa, Tây Ba Nha, Đức, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Áo và Ôxtrâylia. 1.1.1. Xu hướng đầu tư cho R&D nội địa của các nước Trong những năm gần đây, chi phí đầu tư cho R&D của khu vực OECD tăng đều đặn, mặc dù mức tăng này vẫn chậm hơn so với nửa cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Tổng chi phí cho R&D tăng 4,6% hàng năm từ năm 1995 đến năm 2001, nhưng chỉ tăng chưa đến 2,2%/năm trong giai đoạn 2001-2005. Năm 2005, chi phí cho R&D của các nước OECD lên tới 771,5 tỷ USD (theo mãi lực tương đương-PPP), chiếm khoảng 2,25% GDP của OECD. Từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, chi phí cho R&D tăng đều ở Mỹ, Nhật và EU (khoảng 2,9%/năm). Tỷ lệ của 3 khu vực chính này trong tổng chi phí R&D của OECD duy trì ổn định ở mức 42% (Mỹ), 30% (EU) và 17% (Nhật Bản) trong năm 2005. Nếu xét trên phạm vi thế giới, 3 khu vực này chiếm 37.7% (Mỹ), 24,1% (EU) và 12,7% (Nhật Bản) tổng chi phí cho R&D thế giới trong năm 2005 và có giảm nhẹ trong năm 2007, với các mức 31,9%, 12,5% và 23,2% tương ứng (xem Bảng 1). 4 Năm 2005, ở cả 2 khu vực Nhật và EU, chi phí đầu tư cho R&D tính theo GDP đã tăng lên ngưỡng 3,2% và 1,8% sau đợt giảm mạnh năm 2004. Chi phí đầu tư R&D của Mỹ giảm mạnh từ mức 2,76% (năm 2001) xuống 2,6% (năm 2006), nguyên nhân là do mức tăng GDP của khu vực này mạnh hơn so với khu vực khác. Năm 2005, Thụy Điển, Phần Lan và Nhật Bản là 3 nước duy nhất trong OECD có tỷ lệ đầu tư cho R&D vượt quá 3% GDP, trong khi tỷ lệ đầu tư trung bình của OECD là 2,2%. Trong số các quốc gia OECD, các nước đầu tư chi phí cho R&D tăng mạnh là Ai-xơ-len, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai-len và Phần Lan kể từ năm 1995 với mức tăng hàng năm trung bình vượt quá 7,5%. Các nền kinh tế không thuộc OECD cũng là các nhà đầu tư R&D quan trọng. Ở mức 115 tỷ USD, chỉ số GERD (Gross domestic expenditure on R&D - chi tiêu nội địa ròng cho R&D) của Trung Quốc năm 2005 mới chỉ đạt được ½ so với EU và đã tăng trên 18% từ năm 2000. Chỉ số GERD cũng tăng mạnh ở Nam Phi (từ năm 1997 tới năm 2004 đạt 8,5% hàng năm), trong khi GERD ở Nga đạt đến 16,7 tỷ USD năm 2005. Bảng 1: Chi tiêu R&D ở một số quốc gia và khu vực Chi tiêu R&D toàn cầu GDP theo mãi lực 2005, tỷ, USD Tỷ lệ R&D/ GDP 2005, % R&D theo mãi lực 2005, tỷ, USD R&D theo mãi lực 2006, tỷ, USD R&D theo mãi lực 2007, tỷ, USD Châu Mỹ 15874 2,3 369,07 379,69 387,64 Mỹ 12192 2,6 319,60 328,90 335,50 Châu Á 19086 1,8 341,30 361,85 384,01 Trung Quốc (lục địa) 8859 1,4 124,03 136,30 149,80 Nhật 3890 3,2 124,48 127,84 131,29 Ấn Độ 3611 1,0 36,11 38,85 41,81 Châu Âu 12764 1,8 236,09 240,16 244,42 Đức 2388 2,5 59,68 60,21 60,75 Pháp 1879 2,2 41,36 42,10 42,86 Anh 1933 1,9 36,72 37,39 38,06 Các nƣớc khác 2276 1,4 31,88 33,76 35,68 Thế giới 50002 2,0 978,34 1.015,46 1.051,75 Chiếm tỷ lệ R&D toàn cầu (%) 2005 2006 2007 Châu Mỹ 37,7 37,5 36,8 Mỹ 32,7 32,4 31,9 Châu Á 34,9 35,6 36,5 Trung Quốc 12,7 13,4 14,8 Nhật Bản 12,7 12,6 12,5 Ấn Độ 3,7 3,8 4,0 Châu Âu 24,1 23,6 23,2 Đức 6,1 5,9 5,8 Các nƣớc khác 3,3 3,3 3,5 Thế giới 100,0 100,0 100,0 (Nguồn: Tạp chí R&D, OECD, World Bank) 5 Bảng 2: Chi tiêu R&D của một số nước Chi tiêu R&D toàn cầu GDP theo mãi lực tƣơng đƣơng (PPP) 2005, tỷ, USD Mức tăng trƣởng GDP 2004- 2005, phần trăm Tỷ lệ R&D trên GDP, phần trăm R&D theo mãi lực tƣơng đƣơng (PPP) 2005, tỷ, USD R&D theo mãi lực tƣơng đƣơng (PPP) 2006, tỷ, USD R&D theo mãi lực tƣơng đƣơng (PPP) 2007, tỷ, USD Ôxtrâylia 629,1 2,5 1,7 10,70 11,00 11,29 Áo 265,2 1,9 2,3 6,10 6,22 6,34 Bỉ 330,7 1,5 1,9 6,93 7,08 7,25 Braxin 1556,0 2,4 1,0 24,44 25,03 25,63 Canađa 1033,9 2,9 2,0 10,66 21,26 21,88 Trung Quốc (Đại lục) 8859,0 9,9 1,4 124,03 136,30 149,80 Trung Quốc (Đài Loan) 631,5 3,0 2,2 13,89 14,42 14,97 Đan Mạch 175,0 3,4 2,6 4,55 4,66 4,77 Phần Lan 165,8 2,2 3,5 5,80 5,98 6,16 Pháp 1879,9 1,4 2,2 41,36 42,10 42,86 Đức 2388,6 0,9 2,5 59,68 60,21 60,75 Hungary 168,0 4,1 0,9 1,51 1,57 1,64 Ấn Độ 3611,0 7,6 1,0 36,11 38,85 41,81 Ai-len 152,3 4,7 1,1 1,68 1,75 1,84 Ixraen 154,5 5,2 4,5 6,95 7,31 7,69 Italia 1629,5 0,1 1,1 19,55 19,58 19,65 Nhật Bản 3890,0 2,7 3,2 124,48 127,84 131,29 Hàn Quốc 1051,5 3,9 2,6 27,33 28,39 29,50 Malaixia 290,2 5,3 0,7 2,03 2,14 2,25 Mêxicô 1092,1 3,0 0,4 4,37 4,50 4,63 Hà Lan 514,7 1,1 1,9 9,78 9,78 10,00 Na Uy 182,9 3,9 1,8 3,29 3,42 3,56 Ba Lan 508,4 3,2 0,6 3,05 3,15 3,25 Bồ Đào Nha 206,0 0,3 0,8 1,85 1,86 1,87 Nga 1589,0 6,4 1,3 20,66 21,98 23,30 Singapo 124,3 6,4 2,2 2,73 2,91 3,10 Nam Phi 533,2 4,9 0,8 4,27 4,47 4,69 Tây Ban Nha 1124,6 3,4 1,1 12,36 12,78 13,22 Thuỵ Điển 283,5 2,7 3,9 11,04 11,33 11,64 Thuỵ Sỹ 255,5 1,8 2,6 6,63 6,75 6,87 Thổ Nhĩ Kỳ 601,0 5,6 0,7 4,21 4,44 4,69 Anh 1933,3 1,8 1,9 36,72 37,39 38,06 Mỹ 12192,6 3,5 2,6 319,60 328,90 335,50 (Nguồn: Tạp chí R&D, OECD, World Bank) 6 Các nền kinh tế không thuộc OECD cũng chiếm một phần lớn trong R&D thế giới. Ví dụ, năm 2005, các nước Achentina, Trung Quốc, Chilê, Ixraen, Rumani, Nga, Singapo, Nam Phi, Slôvakia và lãnh thổ Đài Loan chiếm 21,4% chi phí cho R&D (được thể hiện theo mãi lực tương đương-PPP) của cả các nước OECD và không thuộc OECD, tăng so với mức 17% của 4 năm trước. Cho tới nay, Trung Quốc là nước chiếm tỷ lệ lớn nhất, lên tới 55% chi phí R&D của các nước không thuộc OECD. Nước này đang đứng thứ 3 toàn cầu, sau Mỹ và Nhật Bản, vượt qua cả EU. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ đồng nội tệ sang đồng USD tính theo mãi lực tương đương đã làm cho sự đánh giá nỗ lực phát triển và nghiên cứu của Trung Quốc trở nên quá cao. Năm 2005, Ixraen có cường độ tập trung cho R&D lớn nhất thế giới, nước này đã chi 4,5% GDP vào R&D, tăng 2 lần so với mức trung bình của OECD. Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan và Singapo là những nền kinh tế không thuộc OECD có mức đầu tư cho R&D vượt trên mức trung bình của OECD. Tại hầu hết các nền kinh tế không thuộc OECD nói trên, mức tăng của đầu tư cho R&D luôn vượt trên tỷ lệ trung bình của OECD. Trung Quốc cần tăng đầu tư cho R&D ít nhất 10-15% mỗi năm. Các nước thành viên mới và nhỏ của EU cũng báo cáo đạt tốc độ phát triển hai con số. R&D công nghiệp gắn bó mật thiết với việc tạo ra những sản phẩm và những công nghệ sản xuất mới. Vì vậy, nó là động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ở những nước không thuộc OECD cũng như những nước thuộc OECD kém phát triển, phần lớn R&D do Chính phủ và các cơ sở giáo dục đại học thực hiện. Bảng 3 thể hiện mối tương quan về thực hiện R&D ở một số nước. Có thể thấy R&D do ngành công nghiệp thực hiện chiếm phần lớn ở những nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc. Ba Lan là nước có tỷ lệ R&D do nhà nước thực hiện cao nhất (chiếm 40,7%) Bảng 3: Thực hiện R&D ở một số nước Thực hiện R&D (%) Ngành công nghiệp Chính phủ Khác Ôxtrâylia 48,8 20,3 30,9 Áo 66,8 5,7 27,5 Bỉ 74,1 6,4 19,5 Braxin 53,0 11,0 36,0 Canađa 61,2 28,7 10,1 Trung Quốc 68,6 11,9 19,5 Đan Mạch 70,5 9,7 19,8 Phần Lan 62,3 17,1 20,7 Pháp 69,8 13,4 16,8 Đức 36,7 31,3 26,7 Hungary 36,7 31,3 26,7 Ai-len 70,1 8,1 21,8 Ixraen 73,0 5,8 21,2 Italia 49,1 18,4 32,6 Nhật Bản 75,0 9,3 15,8 Hàn Quốc 76,1 12,6 11,3 7 Mêxicô 30,3 39,1 30,6 Hà Lan 58,4 13,8 27,8 Na Uy 57,5 15,1 27,5 Ba Lan 27,4 40,7 31,9 Bồ Đào Nha 31,8 20,8 47,5 Nga 69,9 24,5 5,6 Tây Ban Nha 54,1 15,4 30,5 Thuỵ Điển 74,1 3,5 22,4 Thuỵ Sỹ 73,9 1,3 24,8 Thổ Nhĩ Kỳ 33,7 7,4 58,9 Anh 65,7 9,6 24,6 Mỹ 68,9 9,1 22,1 (Nguồn: Global R&D Report, 2007) Hình 1 thể hiện phân bổ R&D công nghiệp toàn cầu năm 2007, ba ngành công nghiệp gồm: máy tính và thiết bị điện tử, y tế và tự động hoá là những lĩnh vực có mứ đầu tư R&D lớn nhất. Hình 1: Phân bổ R&D công nghiệp toàn cầu 2007 Hãa chÊt vµ n¨ng l•îng 7% C«ng nghÖ 8% Tù ®éng hãa 18% Y tÕ 21% M¸y tÝnh vµ thiÕt bÞ ®iÖn tö 25% Kh¸c 2% ViÔn th«ng 2% Hµng kh«ng vò trô vµ quèc phßng 3% Tiªu dïng 4% C¸c ngµnh c«ng nghiÖp 5% PhÇn mÒm và Internet 5% (Nguồn: Booz Allen Hamilton) 8 Hộp 1 1. - Sức mạnh, mức tăng trƣởng và Độ ổn định trong đầu tƣ R&D ở Top 3 nƣớc đứng đầu Mỹ - Nhật Bản - Trung Quốc Mỹ đang là nước dẫn đầu toàn cầu trong chi tiêu, thực hiện và đạt thành quả cao trong lĩnh vực R&D trong suốt 25 năm qua. Thậm chí, với tác động của toàn cầu hoá và xu hướng "gia công" R&D ở nước ngoài đang diễn ra hiện nay, vị trí này không dễ bị lung lay trong thời gian trước mắt. Nhật Bản vững vàng ở vị trí thứ hai trong đầu tư R&D trong cùng thời kỳ, theo sát Mỹ ở mức từ 41% tới 45% chi tiêu R&D của Mỹ. Tuy vậy, trong những năm qua, "cặp đôi R&D năng động" này đã có thêm sự tham dự của Trung Quốc, nước có mức tăng trưởng R&D ngoạn mục. Các mức tăng trung bình hàng năm của đầu tư R&D trong 12 năm qua giao động từ 4% tới 5% cho Mỹ, Nhật Bản và EU-25. Mức tăng này tương phản mạnh với mức tăng trưởng hàng năm là 17% trong chi tiêu R&D của Trung Quốc, tỷ lệ này đã tăng tốc một cách chóng mặt trong 5 năm qua, thể hiện ở mức tăng 20% trung bình hằng năm (theo USD). Tính theo tỷ giá hối đoái theo mãi lực tương đương, đầu tư R&D của Trung Quốc thực sự đã ngang bằng với mức đầu tư của Nhật Bản đầu năm 2006, và được kỳ vọng là sẽ vượt xa nước này trong những năm tới. Với vai trò là tỷ lệ của GDP, đầu tư R&D của Trung Quốc trong những năm qua đã tăng từ chưa tới 1,0% lên tới 1,6% hiện nay. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn cách xa với tỷ lệ 2,6% GDP của Mỹ và 3,2% GDP của Nhật Bản. Sự tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc trong đầu tư R&D so với cả Mỹ và Nhật Bản chưa từng xảy ra trong lịch sử gần đây. Những con số này được củng cố bởi mức tăng trưởng của lực lượng nghiên cứu viên công nghiệp của Trung Quốc. Nếu năm 1991, lực lượng này chỉ bằng 16% lực lượng lao động nghiên cứu của Mỹ thì năm 2002, lực lượng này đã bằng 42%. Nên biết, số lượng các nhà nghiên cứu công nghiệp của Mỹ (1,1 triệu người) tương đương với số lượng các nhà nghiên cứu công nghiệp ở tất cả 29 nước OECD còn lại. Trong suốt thập niên 90 thế kỷ trước và những năm đầu thế kỷ 2000, nền kinh tế Nhật Bản suy thoái và thể hiện một mức tăng trưởng âm. Mặc dù đầu tư R&D tiếp tục tăng trong thời kỳ này, nhưng các mức tăng trưởng bị kìm hãm bởi những khó khăn của nền kinh tế. Trong giai đoạn này, Mỹ, Trung Quốc và các nền kinh tế Châu Á khác đã chuyển dịch sang các khu vực chế tạo công nghệ cao nhanh hơn cả EU-15 và Nhật Bản. Kết quả là, Châu Âu và Nhật Bản tiếp tục mất thị phần trong lĩnh vực chế tạo công nghệ cao. Nỗ lực phát triển kinh tế gần đây của Nhật Bản bắt đầu từ năm 2002 và được kỳ vọng là tiếp tục tiếp diễn ít nhất cho tới năm 2007, thể hiện rõ ở những tiến bộ trong thị trường lao động và gia tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, vì Nhật Bản nổi lên từ giai đoạn đình trệ kinh tế này, nên vẫn còn có những thách thức nội tại đối với các chiến lược R&D của nước này để duy trì mức tăng trưởng tổng thể. OECD đã đưa ra các đề xuất cho Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, bao gồm: - Tập trung nâng cao hiệu suất của chi tiêu R&D hơn là đáp ứng mức chi tiêu cụ thể này; - Duy trì mức linh hoạt trong phân bổ tài trợ R&D nhà nước; - Nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của R&D dịch vụ; - Tập trung hỗ trợ R&D cho các công ty mới khởi nghiệp; - Tăng cường hợp tác quốc tế. 9 1.1.2. R&D của các doanh nghiệp kinh doanh R&D của các doanh nghiệp kinh doanh (BERD) chiếm phần lớn hoạt động và tài chính R&D ở các quốc gia OECD. Năm 2005, R&D của các doanh nghiệp đã tăng lên tới 542 tỷ USD, xấp xỉ 68% tổng R&D. Hoạt động R&D của các doanh nghiệp thuộc các nước OECD đã tăng ổn định trong 2 thập kỷ qua. Tốc độ tăng cao vào nửa cuối những năm 90 thế kỷ trước, nhưng lại giảm dần từ năm 2001. R&D của doanh nghiệp Mỹ tăng 3,6% vào 1995-2005, của EU tăng 3,0% và Nhật Bản tăng 4,6%. Từ năm 1995-2005, BERD của khu vực OECD tăng 143 tỷ USD. Mỹ chiếm 40% trong sự tăng trưởng này. Từ năm 1995, tỷ lệ tăng trung bình hàng năm của R&D trong doanh nghiệp đạt mức cao nhất ở Trung Quốc, Mê-hi-cô, Ai-xơ-len, Bồ Đào Nha và New Zealand. Chỉ riêng Cộng hoà Slôvakia bị sụt giảm nghiêm trọng. Năm 2005, BERD ở Trung Quốc đạt mức 78,7 tỷ USD. Ở Nhật, Mỹ và Châu Âu, R&D của doanh nghiệp tăng từ giữa những năm 90 đến năm 2000. Tỷ lệ này tiếp tục tăng ở Nhật, nhưng giảm xuống 2,6% ở Mỹ vào năm 2005, sau khi đạt mức 2,9% vào 5 năm trước, và giảm nhẹ ở EU trong khoảng thời gian 2001-2005. Mức đầu tư R&D doanh nghiệp luôn trên mức trung bình của OECD, 2,2% ở tất cả các quốc gia Bắc Âu ngoại trừ Na Uy.Xu hướng tăng cũng có thể thấy rõ ở Thụy Điển (4,6%), Phần Lan (3,7%). Ai-xơ-len cũng đã tăng 1,5% kể từ năm 1995. Các công ty lớn hay nhỏ đều giữ vai trò quan trọng trong hoạt động đổi mới ở các nước, nhưng tác động của nó tới R&D lại khác nhau. Ở các nước OECD, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs- là những doanh nghiệp dưới 250 nhân viên) ở các nền kinh tế nhỏ hơn đóng góp cho hoạt động R&D nhiều hơn so với các nền kinh tế lớn. Các công ty vừa và nhỏ đóng góp phần lớn cho hoạt động R&D doanh nghiệp ở New Zealand (73%), Greece (53%), Na Uy (52%), Slôvakia (51%), Ai-len (47%). Ở các nước EU lớn hơn, tỷ lệ này ở dưới mức 20% và ở Mỹ thì ít hơn 15%. Nhật Bản chỉ với 8%, là nước có tỷ lệ R&D của các SMEs nhỏ nhất trong các nước OECD. Các công ty có ít hơn 50 người cũng đóng góp trên 20% cho hoạt động R&D doanh nghiệp ở các nước Na Uy, New Zealand, Ai-len và Ôxtrâylia. Giữa các nước OECD, có sự khác biệt lớn trong việc phân bổ nguồn tài chính của Chính phủ cho hoạt động R&D doanh nghiệp. Ở Bồ Đào Nha và Hungary, các công ty vừa và nhỏ được nhận hơn ¾ nguồn tài trợ cho R&D của Chính phủ. Tại Bồ Đào Nha, Hungary và Ôxtrâylia, các công ty dưới 50 công nhân được nhận hơn 50% nguồn tài trợ R&D của Chính phủ. Anh, Pháp, Mỹ là các quốc gia phân bổ tài trợ R&D doanh nghiệp của Chính phủ cho các công ty lớn nhiều nhất. 10 - R&D của doanh nghiệp theo ngành công nghiệp Khi cơ cấu kinh tế của các nước OECD dịch chuyển sang các ngành dịch vụ, thì các ngành này vẫn chiếm tỷ lệ R&D nhỏ hơn nhiều so với GDP. Năm 2004, các ngành dịch vụ chiếm 28% tổng R&D của khu vực kinh doanh trong các nước OECD, tăng 11% từ năm 1995. Nếu xét tới những khó khăn trong việc xác định các dịch vụ và những phương pháp khác nhau dùng để phân loại chi tiêu R&D của doanh nghiệp theo ngành công nghiệp, thì tỷ lệ này có thể còn thấp hơn nữa. Tỷ lệ BERD của các ngành dịch vụ thường cao hơn ở các nước đang thực hiện nhiều nỗ lực xác định các dịch vụ, cũng như những nỗ lực phân loại R&D theo hoạt động chính của doanh nghiệp. Hơn 1/3 tổng R&D của doanh nghiệp được thực hiện tại khu vực dịch vụ ở các nước như Ôxtrâylia (47%), Na Uy (42%), Canađa (39%), Ai-len (39%), Cộng Hoà Séc (38%), Mỹ (36%) và Đan Mạch (34%). Hàn Quốc, Nhật Bản và Đức có tỷ lệ R&D dịch vụ thấp hơn (dưới 10%). Điều này một phần do mức độ bao quát hạn chế của các ngành công nghiệp dịch vụ trong các báo cáo R&D của họ. Từ năm 1995, tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm của R&D trong ngành dịch vụ cao hơn so với trong ngành chế tạo diễn ra ở tất cả các nước trừ Cộng Hoà Séc. Ai-len có tỷ lệ tăng R&D mạnh nhất đối với 2 ngành: từ 1995 đến 2004, R&D tăng 2% trong ngành dịch vụ (chủ yếu do tăng trưởng trong ngành dịch vụ máy tính) và tăng 2% trong ngành chế tạo. Các ngành công nghiệp chế tạo được gộp lại thành 4 nhóm theo hàm lượng R&D của chúng: công nghệ hàm lượng R&D cao, trung bình cao, trung bình thấp và thấp. Trong khu vực OECD, các nghành công nghiệp công nghệ cao chiếm hơn 53% tổng R&D trong ngành chế tạo. Năm 2004, R&D trong các ngành công nghiệp chế tạo chiếm hơn 63% tổng R&D của ngành chế tạo ở Mỹ, so với 47% và 43% lần lượt ở Châu Âu và Nhật Bản. Ở Phần Lan, Canađa, Mỹ và Ai-len, chi tiêu R&D trong ngành chế tạo chủ yếu dành cho các ngành công nghiệp công nghệ cao. Cộng Hoà Séc và Đức dành 50% hơn chi tiêu R&D cho ngành công nghiệp công nghệ trung bình-cao. Ôxtrâylia và Na Uy là những nước duy nhất trong các nước OECD có các ngành công nghiệp công nghệ trung bình - thấp và thấp được dành cho hơn 30% R&D trong ngành chế tạo. 11 Hộp 2 - Vốn đầu tư mạo hiểm Vốn đầu tư mạo hiểm là nguồn hỗ trợ chính cho các công ty dựa trên công nghệ mới. Nó g
Tài liệu liên quan