Trong thời gian qua, nước ta đã và đang đang thực hiện cải cách kinh tế theo hướng
mở cửa, trên nguyên tắc "Hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi", và với tinh thần "Việt Nam
muốn làm bạn với tất cả". Một chủ trương như vậy chắc chắn sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam
hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia ngày càng sâu vào quá trình hợp tác và phân
công lao động quốc tế.
Trong quá trình đó giao lưu thương mại của Việt Nam và thế giới ngày càng phát
triển đòi hỏi mặt dịch vụ kinh tế đối ngoại phát triển tương ứng. Trong đó hoạt động thanh
toán quốc tế có vai trò hết sức quan trọng.
Thông qua thanh toán quốc tế, giá trị hàng hóa xuất-nhập khẩu được thực hiện, hiệu
quả thanh toán ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của các bên tham gia xuất-nhập khẩu, do đó
việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế là yêu cầu thường xuyên,
bức thiết đối với mỗi ngân hàng thương mại.
Trước năm 1990 ở Việt Nam, hoạt động thanh toán quốc tế do một ngân hàng ngoại
thương đảm nhiệm, chủ yếu là thanh toán với các nước XHCN theo những phương thức
thanh toán đơn giản, thuận lợi như phương thức ghi sổ,vv... Hiện nay ta thực hiện đa
phương hóa quan hệ thương mại, thanh toán chủ yếu vẫn theo các phương thức thanh toán
thông dụng quốc tế như ghi sổ, nhờ thu, tín dụng chứng từ và nhiều ngân hàng thương mại
cạnh tranh với nhau trong hoạt động thanh toán và tín dụng quốc tế.
Từ thực tế đó, việc nghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên để nghiên cứu một
cách toàn diện về cơ chế tổ chức của hệ thống thanh toán quốc tế, từ đó hoàn thiện các
phương thức thanh toán là việc rất khó khăn, đòi hỏi phải có thời gian, sự hiểu biết sâu sắc
cả về lí luận cũng như thực tiễn trong lĩnh vực này.
Với hiểu biết hạn hẹp của một sinh viên, với thời gian thực tập chưa nhiều tại Hội
Sở Giao Dịch Trung Ương Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và sự giúp đỡ của giảng
viên Hoàng Xuân Quế, trong bài viết này em chỉ xin nêu được những hiểu biết sơ lược về
lĩnh vực thanh toán quốc tế và một vài suy nghĩ của bản thân em về hoạt động của Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam trong công tác thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu thương
mại.
Theo hướng trên, bài viết này em xin trình bày như sau:
Lời Nói Đầu.
Chương I: Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ .
Chương II: Thực trạng về công tác thanh toán xuất nhập khẩu thương mại theo
phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam.
Chương III: Một số giải pháp để nâng cao công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo
phương thức tín dụng chứng từ.
93 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp để nâng cao công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Một số giải pháp để nâng cao công tác
thanh toán xuất nhập khẩu theo phương
thức tín dụng chứng từ
Lời nói đầu
Trong thời gian qua, nước ta đã và đang đang thực hiện cải cách kinh tế theo hướng
mở cửa, trên nguyên tắc "Hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi", và với tinh thần "Việt Nam
muốn làm bạn với tất cả". Một chủ trương như vậy chắc chắn sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam
hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia ngày càng sâu vào quá trình hợp tác và phân
công lao động quốc tế.
Trong quá trình đó giao lưu thương mại của Việt Nam và thế giới ngày càng phát
triển đòi hỏi mặt dịch vụ kinh tế đối ngoại phát triển tương ứng. Trong đó hoạt động thanh
toán quốc tế có vai trò hết sức quan trọng.
Thông qua thanh toán quốc tế, giá trị hàng hóa xuất-nhập khẩu được thực hiện, hiệu
quả thanh toán ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của các bên tham gia xuất-nhập khẩu, do đó
việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế là yêu cầu thường xuyên,
bức thiết đối với mỗi ngân hàng thương mại.
Trước năm 1990 ở Việt Nam, hoạt động thanh toán quốc tế do một ngân hàng ngoại
thương đảm nhiệm, chủ yếu là thanh toán với các nước XHCN theo những phương thức
thanh toán đơn giản, thuận lợi như phương thức ghi sổ,vv... Hiện nay ta thực hiện đa
phương hóa quan hệ thương mại, thanh toán chủ yếu vẫn theo các phương thức thanh toán
thông dụng quốc tế như ghi sổ, nhờ thu, tín dụng chứng từ và nhiều ngân hàng thương mại
cạnh tranh với nhau trong hoạt động thanh toán và tín dụng quốc tế.
Từ thực tế đó, việc nghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên để nghiên cứu một
cách toàn diện về cơ chế tổ chức của hệ thống thanh toán quốc tế, từ đó hoàn thiện các
phương thức thanh toán là việc rất khó khăn, đòi hỏi phải có thời gian, sự hiểu biết sâu sắc
cả về lí luận cũng như thực tiễn trong lĩnh vực này.
Với hiểu biết hạn hẹp của một sinh viên, với thời gian thực tập chưa nhiều tại Hội
Sở Giao Dịch Trung Ương Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và sự giúp đỡ của giảng
viên Hoàng Xuân Quế, trong bài viết này em chỉ xin nêu được những hiểu biết sơ lược về
lĩnh vực thanh toán quốc tế và một vài suy nghĩ của bản thân em về hoạt động của Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam trong công tác thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu thương
mại.
Theo hướng trên, bài viết này em xin trình bày như sau:
Lời Nói Đầu.
Chương I: Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ .
Chương II: Thực trạng về công tác thanh toán xuất nhập khẩu thương mại theo
phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam.
Chương III: Một số giải pháp để nâng cao công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo
phương thức tín dụng chứng từ.
Kết Luận.
Chương I
Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
I.Vai trò của thanh toán quốc tế.
1. Thanh toán quốc tế.
Trong hoạt động thương mại quốc tế, việc thanh toán có thể diễn ra dưới các hình
thức như dùng hàng đổi hàng hay chỉ trả bằng tiền tệ. Khi chế độ tiền tệ, tín dụng phát
triển thì quan hệ thanh toán quốc tế phát triển thành một hệ thống thanh toán hoàn chỉnh,
dựa trên cơ sở một hệ thống các ngân hàng thương mại đảm nhiệm toàn bộ quá trình thanh
toán.
Thanh toán quốc tế phản ánh sự vận động có tính chất độc lập tương đối của giá trị
trong quá trình chu chuyển tư bản và hàng hóa giữa các quốc gia, do sự không cân bằng
đồng thời giữa sản xuất, tiêu thụ, đầu tư tín dụng giữa các bên tại một thời điểm nhất định.
Về bản chất thanh toán quốc tế là chỉ việc chi trả lẫn nhau giữa các quốc gia để
hoàn tất các khoản về xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư vốn, vay nợ, viện trợ dưới
hình thức chuyển tiền hay hình thức thanh toán bù trừ.
2. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với việc phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
Với sự gia tăng mạnh mẽ của giao lưu kinh tế quốc tế, mối liên hệ giữa các quốc gia
ngày càng mật thiết và dần hình thành một thị trường thế giới thống nhất. Các quốc gia có
vai trò như một chủ thể kinh tế trên thanh toán và cạnh tranh với nhau để phát triển. Tuy
nhiên sự cạnh tranh để phát triển tự nó lại phát sinh nhu cầu hợp tác và phân công lao động
quốc tế nhằm giải quyết những nhu cầu về tiền vốn, công nghệ, nhân lực, tài nguyên và thị
trường tiêu thụ.
Tham gia vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế, các quốc gia có điều
kiện tốt nhất để phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy các nước phát triển đồng thời là những
quốc gia tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế. Các quốc gia chậm phát triển
có chính sách phát triển kinh tế hướng ngoại đều đạt một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,
nhanh chóng vươn lên đạt trình độ tiên tiến. Ngày nay các quốc gia đều thay đổi chiến
lược phát triển kinh tế, thực hiện chính sách kinh tế hướng ngoại, mở cửa để thu hút đầu
tư, công nghệ, phát triển giao lưu thương mại quốc tế .
Việt Nam đang trên con đường cải cách và mở cửa nền kinh tế, nỗ lực tạo lập một
môi trường thuận lợi cho quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế, trong đó tập
trung vào việc cải tạo cơ sở hạ tầng, dịch vụ thông tin, dịch vụ ngân hàng và thanh toán
quốc tế.
Về hoạt động ngân hàng, sau khi có hai pháp lệnh ngân hàng và công ty tài chính,
hợp tác xã tín dụng ra đời, chúng ta đã có một hệ thống ngân hàng hoạt động theo cơ chế
thị trường, đáp ứng tốt hơn quá trình lưu thông tiền tệ, tín dụng và thanh toán. Trong đó
thanh toán quốc tế đóng một vai trò hết sức to lớn bởi vì thông qua thanh toán quốc tế giá
trị hàng hóa xuất nhập khẩu mới được thực hiện qua các khoản tín dụng, đầu tư và mọi
giao dịch đối ngoại.
Với chính sách kinh tế mở cửa, hướng ngoại đòi hỏi chúng ta phải tổ chức tốt hoạt
động ngân hàng đối ngoại, đặc biệt là khâu thanh toán quốc tế, đảm bảo một điều kiện
thuận lợi cho quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế của Việt Nam chắc chắn
ngày càng phát triển.
Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
Thanh toán trong nội bộ một quốc gia đã phức tạp, thanh toán quốc tế còn phức tạp và khó
khăn hơn do ảnh hưởng của các yếu tố tiền tệ, tín dụng, ngân hàng; sự khác biệt về ngôn
ngữ, tập quán cũng như khả năng kiểm soát toàn bộ quá trình từ sản xuất, lưu thông cho
đến thanh toán. Nếu nghiệp vụ thanh toán mà không theo kịp với nhu cầu phát triển kinh tế
thì nó sẽ là một nhân tố kìm hãm sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
Do đó việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc tế là một yêu cầu cấp
bách, thường xuyên đối với bất cứ một quốc gia nào. Nghiên cứu về thanh toán quốc tế
giúp ta có đánh giá đúng đắn về thực trạng hoạt động ngoại thương của Việt Nam, từ đó có
biện pháp cải tiến, hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc
tế.
II. Các phương thức thanh toán quốc tế.
Hoạt động thanh toán ở bất cứ một quy mô nào cũng phải đạt được yêu cầu về việc
đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia. Trong hoạt động thương mại quốc tế, quyền lợi
của người bán là phải thu được tiền hàng đầy đủ, nhanh chóng với chi phí thấp nhất; với
người mua thì phải nhận được hàng hoá đúng số lượng, đảm bảo chất lượng và thời gian
giao hàng; còn với trung gian thanh toán thì lợi ích là các khoản tiền hoa hồng và sự an
toàn trong kinh doanh.
Việc đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia trong buôn bán thương mại quốc tế
phụ thuộc vào các đIều kiện thanh toán như: tiền tệ, địa điểm, thời gian, phương thức
thanh toán. Vì vậy, trong hoạt động thanh toán thương mại quốc tế dần dần hình thành nên
các phương thức thanh toán được thống nhất áp dụng. Ngày nay trong thanh toán quốc tế
những phương thức chủ yếu sau thường được sử dụng.
1. Phương thức chuyển tiền (Remittance).
1.1. Khái niệm.
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người trả
tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người
hường lợi) ở một địa điểm nhất định bằng một phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu
cầu.
Phương thức chuyển tiền là phương thức đơn giản, thuận lợi và hết ít chi phí ngân
hàng. Theo phương thức này việc thanh toán là thanh toán trực tiếp giữa bên mua và bên
bán. ngân hàng chỉ giữ vai trò trung gian. Trong thời gian luân chuyển, số tiền này vẫn
thuộc bên mua.
Phương thức chuyển tiền có nhược điểm là việc trả tiền cho người bán phụ thuộc
vào người mua. Bởi vậy quyền lợi của bên bán không được đảm bảo. Ngược lại trường
hợp bên bán nhận được tiền trước thì cũng không biết được việc giao hàng của bên bán có
đúng hợp đồng hay không, gây tình trạng ứ đọng vốn, giảm vòng quay của vốn.
Phương thức này không đảm bảo quyền lợi cho các bên mua bán trong thanh toán
xuất nhập khẩu thương mại.
1.2. Các bên tham gia.
a. Người trả tiền (người mua, người mắc nợ) hoặc người chuyển tiền (người đầu tư,
kiều bào chuyển tiền về nước, người chuyển kinh phí ra nước ngoài) là người yêu cầu
chuyển tiền ra nước ngoài.
b. Người hưởng lợi (người bán, chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu tư, hoặc người nào
đó do người chuyển tiền chỉ định).
c. Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng thực hiện lệnh chuyển tiền (thông thường là
ngân hàng nước người trả tiền).
d. Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền thông thường là ngân hàng ở nước
người hưởng lợi.
1.3. Trình tự tiến hành nghiệp vụ.
3
2 4
Ngân hàng chuyển
tiền
Ngân hàng
hưởng lợi
Người chuyển tiền Người hưởng
lợi
1
1. Giao dịch thương mại.
2. Viết đơn yêu cầu chuyển tiền (bằng thư/điện) cùng với ủy nhiệm chi (nếu có tài
khoản tại ngân hàng).
3. Chuyển tiền ra nước ngoài cho ngân hàng đại lý.
4. Chuyển tiền cho người nhận.
1.4. Trường hợp áp dụng.
1. Trả tiền nhập khẩu với nước ngoài
- Khi nào thì chuyển tiền: Thường là ngay sau khi nhận xong hàng hoá, hoặc là sau khi
nhận được chứng từ hàng hoá, cũng có khi chuyển tiền trước khi giao hàng.
- Số tiền được chuyển dựa vào:
+ Trị giá của hoá đơn thương mại.
+ Kết quả của việc nhận hàng về số lượng và chất lượng để quy ra số tiền
phải trả.
- Chuyển tiền bằng thư chậm hơn chuyển tiền bằng điện, SWIFT.
2. Thanh toán trong lĩnh vực phi mậu dịch
3. Thanh toán các chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá (tiền phạt trả
tiền ứng trước, hoa hồng, chuyển vốn ra nước ngoài đầu tư, chuyển kiều hối...).
4. Chuyển tiền kiều hối.
1.5. Các yêu cầu chuyển tiền.
1. Muốn chuyển tiền phải có giấy phép của Bộ chủ quản hoặc Bộ Tài Chính.
2. Chuyển tiền thanh toán trong ngoại thương phải có:
- Hợp đồng mua bán ngoại thương.
- Giấy phép xuất nhập khẩu và quota nhập khẩu.
- ủy nhiệm chi ngoại tệ và phí chuyển tiền.
3. Viết đơn chuyển tiền qua Vietcombank hoặc một ngân hàng thương mại nào đó
được phép thanh toán quốc tế ghi đủ:
- Tên, địa chỉ của người hưởng lợi, số tài khoản nếu người hưởng lợi yêu cầu.
- Số ngoại tệ xin chuyển cần ghi rõ bằng số, chữ và các loại ngoại tệ xin chuyển.
- Lý do chuyển tiền.
- Những yêu cầu khác có liên quan.
- Ký tên đóng dấu.
2. Phương thức mở tài khoản (ghi sổ) (Open Account).
2.1. Khái niệm.
Người bán mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ) trên đó ghi các khoản tiền mà
người mua nợ về tiền hàng hoá hay khoản chi khác có liên quan đến việc mua hàng (theo
tháng, quý hoặc nửa năm) thanh toán nợ hình thành trên tài khoản.
Lưu ý: - Đây là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của các ngân
hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán.
- Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Nếu người mua
mở tài khoản để ghi thì tài khoản ấy chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị thanh toán
giữa hai bên.
- Chỉ có hai bên tham gia thanh toán: người bán và người mua.
2.2.Trình tự tiến hành nghiệp vụ.
2
1
1. Giao hàng hặc dịch vụ cùng với gửi chứng từ hàng hoá.
2. Báo nợ trực tiếp.
Chỉ sau khi hai bên mua bán kết thúc dịch vụ hoặc định ký, bên nào nợ sẽ phải
chuyển tiền thanh toán cho bên kia theo phương thức chuyển tiền.
2.3. Ưu nhược điểm.
- Ưu điểm: Phương thức này tạo điều kiện thuận lợi cho người nhập khẩu mua hàng
hoá mà chưa phải trả tiền ngay. Thực chất đây là một hình thức tín dụng mà người bán
dành cho người mua.
- Nhược điểm: Mức độ rủi ro lớn do việc trả tiền phụ thuộc vào người mua, thời
gian thu hồi vốn của nhà xuất khẩu chậm.
2.4. Trường hợp áp dụng.
- Thường dùng cho thanh toán nội địa.
- Hai bên mua bán phải thật sự tin cậy nhau.
- Dùng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng, nhiều lần thường xuyên trong
một định kỳ nhất định (6 tháng, 1 năm).
- Phương thức này chỉ lợi cho người mua.
- Dùng cho thanh toán tiền gửi bán hàng ở nước ngoài.
- Dùng trong thanh toán phi mậu dịch như tiền cước phí vận tải, phí bảo hiểm, tiền
hoa hồng trong nghiệp vụ môi giới, uỷ thác, tiền lãi trong cho vay và đầu tư.
Người bán Người mua
Khi áp dụng cần chú ý:
- Quy định thống nhất đồng tiền ghi trên tài khoản.
- Căn cứ ghi nợ của người bán là hoá đơn giao hàng.
- Căn cứ nhận nợ của người mua là:
+ Dựa vào giá trị hoá đơn giao hàng.
+ Dựa vào kết quả nhận hàng ở nơi nhận hàng.
- Phương thức chuyển tiền bằng thư, điện cần phải thống nhất thỏa thuận của hai
bên.
- Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng bán ngay. Chênh lệch
này là tiền lãi phát sinh ra của số tiền ghi sổ trong khoảng thời gian bằng định kỳ thanh
toán theo mức lãi suất được người mua chấp nhận.
- Định kỳ thanh toán có hai cách quy định:
+ Quy định x ngày kể từ ngày giao hàng đối với từng chuyến hàng.
+ Quy định theo mốc thời gian của niên lịch.
- Việc chuyển tiền thanh toán chậm của người mua được giải quyết như thế nào, có
phạt trả chậm không, mức phạt bao nhiêu, tính như thế nào?
- Nếu phát sinh sự khác nhau giữa số tiền ghi nợ của người bán và số tiền nhận nợ
của người mua thì giảI quyết như thế nào?
3. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection Payment).
3.1. Khái niệm.
Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng, ủy thác cho ngân
hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra.
3.2. Các bên tham gia.
a. Người nhờ thu là bên giao chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng (thường là người bán
hoặc cung ứng dịch vụ).
b. Ngân hàng chuyển là ngân hàng mà người nhờ thu giao chứng từ và chỉ thị nhờ
thu.
c. Ngân hàng xuất trình là ngân hàng nhận nhờ thu từ ngân hàng chuyển để xuất
trình chứng từ đến người trả tiền
d. Người trả tiền là người mà chứng từ xuất trình để đòi tiền theo chỉ thị nhờ thu.
3.3. Các loại nhờ thu.
3.3.1. Nhờ thu phiếu trơn.
Là phương thức trong đó người bán hoặc người cung ứng dịch vụ ủy thác cho ngân
hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng
từ hàng hóa thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng.
-Trình tự tiến hành nghiệp vụ:
3
6
2 7 5 4
1
1. Người bán giao hàng lập bộ chứng từ giao hàng gửi thẳng cho người mua.
2. Người bán ký phát hối phiếu đòi tiền người mua và nhờ ngân hàng thu hộ tiền hối
phiếu đó.
Ngân hàng bên
bán
Ngân hàng bên
mua
Người bán Người mua
3. Ngân hàng bên bán chuyển hối phiếu cho ngân hàng bên mua để yêu cầu trả tiền
hoặc chấp nhận trả tiền.
4. Ngân hàng bên mua chuyển hối phiếu cho người mua để trả tiền hoặc chấp nhận
trả tiền.
5. Người mua trả tiền mặt hoặc từ chối trả tiền.
6. Ngân hàng bên mua chuyển trả tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả tiền cho
ngân hàng bên bán.
7. Ngân hàng bên bán chuyển tiền hoặc trả lại hối phiếu bị từ chối trả tiền cho người
bán.
- Phương thức nhờ thu phiếu trơn không thích hợp trong thanh toán hàng hoá xuất
nhập khẩu, bởi vì nếu người mua không tốt thì họ có thể nhận hàng nhưng lại có thể gây
khó dễ cho việc trả tiền cho người bán hoặc người mua trả tiền hối phiếu (đối với hối phiếu
trả tiền ngay) nhưng họ không biết người bán giao hàng như thế nào vì chứng từ gửi hàng
không đi kèm hối phiếu, tốc độ thanh toán theo cách này chậm và ngân hàng chỉ đóng vai
trò trung gian đơn thuần mà thôi. Do đó trong Ngân hàng Ngoại thương ít dùng phương
thức này.
- Phương thức nhờ thu phiếu trơn được áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Người bán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc có quan hệ liên doanh với
nhau dưới dạng công ty mẹ và công ty con hoặc là chi nhánh của nhau.
+ Thanh toán về các dịch vụ có liên quan tới xuất-nhập khẩu hàng hóa, vì
việc thanh toán này không cần thiết phải kèm theo chứng từ như tiền cước phí vận tải, bảo
hiểm, phạt bồi thường...
3.3.2. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection).
Là phương thức trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc
cung ứng dịch vụ, lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (chứng từ gửi hàng và hối phiếu) và
nhờ ngân hàng thu hộ tiền của tờ hối phiếu đó với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc
chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để họ
nhận hàng.
Tuỳ theo thời hạn trả tiền mà phương thức này chia làm hai loại:
Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documents against payment - D/P ).
Được sử dụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay.
- Trình tự tiến hành nghiệp vụ:
1. Người bán giao hàng cho người mua.
2. Người bán lập bộ chứng từ thanh toán (hối phiếu + chứng từ gửi hàng) nhờ ngân
hàng thu hộ.
3. Ngân hàng chuyển toàn bộ bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng bên mua và
nhờ ngân hàng này thu hộ tiền ở người mua.
4. Ngân hàng bên mua yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu để nhận chứng từ đi
nhận hàng, ngược lại nếu người mua từ chối trả tiền sẽ giữ lại bộ chứng từ và báo cho ngân
hàng bên bán biết.
5.6.7. Giống như trình tự nhờ thu phiếu trơn.
Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Documents against acceptance - D/A).
Trình tự thanh toán giống như D/P nhưng khác ở chỗ người mua chỉ phải ký chấp
nhận trả tiền vào hối phiếu thì sẽ được trao toàn bộ chứng từ gửi hàng. Đến kỳ hạn trả tiền
ghi trên hối phiếu, người mua sẽ chuyển trả tiền cho người bán theo các phương tiện thích
hợp. Trong nhờ thu kèm chứng từ, người bán ủy thác cho ngân hàng ngoài việc nhờ thu hộ
tiền còn có việc nhờ ngân hàng khống chế bộ chứng từ hàng hoá đối với người mua. Đây
là điểm khác nhau cơ bản với nhờ thu phiếu trơn. Với cách khống chế chứng từ như vậy,
quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn.
Trong giấy uỷ nhiệm ngân hàng thu hộ, người bán thường nêu rõ cách sử lý để ngân
hàng căn cứ vào đó mà giải quyết khi xảy ra những tình huống cụ thể:
1. Có nên hay không nên yêu cầu người mua trả tiền ngay khi ngân hàng giao bộ
chứng từ hoặc chờ đến khi hàng đến bên người mua thì mới trả tiền.
2. Trả tiền theo tỷ giá nào, nếu như hối phiếu và hoá đơn được lập theo một loại tiền
mà được trả theo một loại khác.
3. Phải xử lý như thế nào trong thường hợp hàng hoá đến sớm hơn vận tải đơn. Có
thể nêu rõ là người mua trả tiền theo hoá đơn khi có sự đảm bảo của ngân hàng là vận đơn
sẽ được giao cho người mua ngay sau khi ngân hàng nhận được. Trong những trường hợp
khác, uỷ nhiệm ngân hàng lưu kho hàng hoá cho đến khi nhận được chứng từ.
4. Ngân hàng phải xử lý như thế nào khi người mua từ chối chấp nhận trả tiền hoặc
người mua không có khả năng thanh toán.
Tuy nhiên nhờ thu kèm chứng từ còn bộc lộ nhược điểm là mặc dù người bán thông
qua ngân hàng mới chỉ khống chế được quyền định đoạt hàng hóa của người mua, nhưng
chưa khống chế được việc trả tiền của người mua, người mua có thể kéo dài việc trả tiền
bằng cách dây dưa chưa nhận chứng từ hàng hóa hoặc có thể không trả tiền cũng được nếu
tình hình thị trường bất lợi cho họ hoặc người mua về mặt tài chính thiếu hụt không có khả
năng thanh toán. Mặt khác việc trả tiền còn quá chậm, từ lúc gửi hàng cho đến khi nhận