Trong nền kinh tế thị trường sôi động như hiện nay, thông tin kinh doanh
đang được lợi dụng để làm giàu, nhiều nhà sản xuất, các đại lý đã có lúc xem
nhẹ những lợi ích đích thực của người mua hàng, khi cung ứng cho họ những
sản phẩm không đạt chất lượng. Đặc biệt khi lý thuyết marketing đã thực sự
gia nhập vào đời sống, đã trở thành cứu cánh cho các nhà sản xuất đang cạnh
tranh với nhau quyết liệt, để hòng chia sẽ thị trường, chiếm đoạt mức lợi
nhuận mỗi ngày một khan hiếm hơn, thì chất lượng sản phẩm từ những người
sản xuất, có lúc đã buộc cơ quan pháp luật phải can thiệp. Vì vậy cạnh tranh
càng quyết liệt, yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, để thoả mãn các nhu
cầu tiêu dùng, càng phải tăng lên. Sự đỗ vỡ sự nghiệp kinh doanh của nhiều
hãng sản xuất, kể cả những hãng lớn trên thế giới, cũng bắt đầu từ sự đổ vỡ
uy tín về chất lượng sản phẩm, từ sự xa lãnh của những người tiêu dùng, khi
nhu cầu của họ không được thoả mãn. Chất lượng sản phẩm là chất keo gắn
kết người tiêu dùng với các nhà sản xuất, là uy tín và sự sống còn của các
công ty. Người bán không vì cái mà họ đang sản xuất, mà vì cái mà thị trường
đang cần, trong đó trước hết là giá trị sử dụng và chất lượng của hàng hoá
dịch vụ. Trong phương châm kinh doanh đó, hành vi bán của người sản xuất
đã không chỉ vì lợi ích của người mua mà trước hết vì lợi ích sống còn của
chính họ.
Như vậy chất lượng sản phẩm không chỉ là yêu cầu của tập hợp người
tiêu dùng, không chỉ là sự ngang giá cho đồng tiền mà họ đã quyết định bỏ ra
để mua hàng, mà hơn hết vì chính sự tồn tại để phát triển hay phá sản của
doanh nghiệp. Nhận thức được ý nghĩa của vấn đề trên, trong thời gian hoàn
thành báo cáo thực tập tốt nghiệp, tôi đã quyết định chọn đề tài: "Một số giải
pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty TNHH Sao Việt".
Báo cáo tốt nghiệp ngoài lời mở đầu và kết luận được chia thành 3 phần:
- Phần I: Một số khái niệm về sản phẩm, chất lượng sản phẩm và
yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm trong kinh doanh.
- Phần II: Tình hình tổ chức - quản lý và sản xuất kinh doanh ở
Công ty TNHH Sao Việt và những nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm
in trong những năm gần đây.
- Phần III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công
ty TNHH Sao Việt.
45 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2313 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty TNHH Sao Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Một số giải pháp nâng cao chất
lượng sản phẩm ở công ty
TNHH Sao Việt
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường sôi động như hiện nay, thông tin kinh doanh
đang được lợi dụng để làm giàu, nhiều nhà sản xuất, các đại lý đã có lúc xem
nhẹ những lợi ích đích thực của người mua hàng, khi cung ứng cho họ những
sản phẩm không đạt chất lượng. Đặc biệt khi lý thuyết marketing đã thực sự
gia nhập vào đời sống, đã trở thành cứu cánh cho các nhà sản xuất đang cạnh
tranh với nhau quyết liệt, để hòng chia sẽ thị trường, chiếm đoạt mức lợi
nhuận mỗi ngày một khan hiếm hơn, thì chất lượng sản phẩm từ những người
sản xuất, có lúc đã buộc cơ quan pháp luật phải can thiệp. Vì vậy cạnh tranh
càng quyết liệt, yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, để thoả mãn các nhu
cầu tiêu dùng, càng phải tăng lên. Sự đỗ vỡ sự nghiệp kinh doanh của nhiều
hãng sản xuất, kể cả những hãng lớn trên thế giới, cũng bắt đầu từ sự đổ vỡ
uy tín về chất lượng sản phẩm, từ sự xa lãnh của những người tiêu dùng, khi
nhu cầu của họ không được thoả mãn. Chất lượng sản phẩm là chất keo gắn
kết người tiêu dùng với các nhà sản xuất, là uy tín và sự sống còn của các
công ty. Người bán không vì cái mà họ đang sản xuất, mà vì cái mà thị trường
đang cần, trong đó trước hết là giá trị sử dụng và chất lượng của hàng hoá
dịch vụ. Trong phương châm kinh doanh đó, hành vi bán của người sản xuất
đã không chỉ vì lợi ích của người mua mà trước hết vì lợi ích sống còn của
chính họ.
Như vậy chất lượng sản phẩm không chỉ là yêu cầu của tập hợp người
tiêu dùng, không chỉ là sự ngang giá cho đồng tiền mà họ đã quyết định bỏ ra
để mua hàng, mà hơn hết vì chính sự tồn tại để phát triển hay phá sản của
doanh nghiệp. Nhận thức được ý nghĩa của vấn đề trên, trong thời gian hoàn
thành báo cáo thực tập tốt nghiệp, tôi đã quyết định chọn đề tài: "Một số giải
pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty TNHH Sao Việt".
3
Báo cáo tốt nghiệp ngoài lời mở đầu và kết luận được chia thành 3 phần:
- Phần I: Một số khái niệm về sản phẩm, chất lượng sản phẩm và
yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm trong kinh doanh.
- Phần II: Tình hình tổ chức - quản lý và sản xuất kinh doanh ở
Công ty TNHH Sao Việt và những nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm
in trong những năm gần đây.
- Phần III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công
ty TNHH Sao Việt.
4
PHẦN I
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ SẢN PHẨM, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Tất cả các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh trên thị trường đều có
mục đích duy nhất là thoả mán các nhu cầu của người tiêu dùng từ đó tìm
kiếm lợi nhuận. Có nghĩa là các sản phẩm làm ra của doanh nghiệp đều được
đem bán, trao đổi trên thị trường. Đây là đặc điểm khác biệt giữa nền kinh tế
hàng hoá (kinh tế thị trường) với nền kinh tế thời kỳ bao cấp trước đây. Thời
kỳ bao cấp sản phẩm làm ra chỉ thoả mãn nhu cầu nội bộ hoặc đem phân phối
theo yêu cầu Nhà nước, các sản phẩm đó chưa phải là hàng hoá. Trong nền
kinh tế hàng hoá, sản phẩm làm ra của các doanh nghiệp phải được đem ra thị
trường "cân, đo" giá trị của nó, thông qua trao đổi với các đơn vị giá trị khác,
nếu không sản phẩm đó chưa được gọi là hàng hoá. "Sản phẩm được hiểu là
tất cả mọi hàng hoá và dịch vụ có thể đem chào bán , có khả năng thoả mãn
một nhu cầu hay mong muốn của con người, gây sự chú ý, kích thích sự mua
sắm và tiêu dùng của họ". Với cách khái niệm đó, sản phẩm không có sự phân
biệt với hàng hoá, vì quan niệm rằng, trong nền kinh tế thị trường, mọi sản
phẩm là kết quả của khâu sản xuất, trước khi đi vào tiêu dùng, đều được trao
đổi qua thị trường. Hay nói cách khác thị trường đã là hàng hoá mọi sản phẩm
dịch vụ, đặt các nhu cầu mua, cũng như những hành vi sản xuất để bán, dưới
sự điều tiết khắc nghiệt của các quy luật kinh tế khách quan của thị trường.
Cũng trong khái niệm đó, sản phẩm hàng hoá gồm 2 loại: hàng hoá hữu hình
và hàng hoá vô hình.
Hàng hoá vô hình là những lợi ích mà người tiêu dùng có thể nhận được
khi tiêu dùng chúng, nhưng không thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể. Người
ta gọi chúng là các dịch vụ.
5
Hàng hoá hữu hình là những hàng hoá tồn tại dưới hình thái vật chất cụ
thể mang ra trao đổi mua bán trên thị trường. Nhưng ngay trong một hàng hoá
hữu hình cũng bao hàm cả yếu tố hữu hình và yếu tố vô hình. Dù là hàng hoá
hay dịch vụ, nhu cầu tiêu dùng (tức là nhu cầu mua và có khả năng thanh
toán) chỉ xuất hiện khi hàng hoá dịch vụ đó đem lại cho người mua một hay
nhiều lợi ích nào đó. Như vậy những hàng hoá hay dịch vụ mà người kinh
doanh đem bán chỉ là phương tiện truyền tải những lợi ích mà người tiêu dùng
chờ đợi. Những lợi ích đó lại phụ thuộc vào nhu cầu và ước muốn của người
tiêu dùng. Do vậy nhiệm vụ đặt ra cho các nhà kinh doanh là phải xác định
chính xác nhu cầu, mong muốn và do đó, lợi ích mà người tiêu dùng cần được
thoả mãn, để từ đó sản xuất và cung cấp những hàng hoá và dịch vụ có thể
đảm bảo tốt nhất những lợi ích cho người tiêu dùng.
Hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp cho người tiêu dùng được xác định
bằng các đơn vị hàng hoá. Đơn vị hàng hoá là một chỉnh thể riêng biệt được
đặc trưng bằng các thước đo khác nhau, có giá cả, hình thức bên ngoài và các
đặc tính khác nữa về một sản phẩm hàng hoá. Những yếu tố, đặc tính và
thông tin đó được sắp xếp theo 3 cấp độ tương xứng với tầm quan trọng của
các cấp độ đó:
+ Cấp độ cơ bản nhất là sản phẩm - hàng hoá theo ý tưởng. Cấp sản
phẩm hàng hoá theo ý tưởng có chức năng cơ bản là trả lời câu hỏi: Về thực
chất, sản phẩm và hàng hoá này thoả mãn những đặc điểm lợi ích cốt yếu
nhất mà khách hàng sẽ theo đuôỉ là gì? Và chính đó là những giá trị mà nhà
kinh doanh sẽ bán cho khách hàng. Những lợi ích cơ bản tiềm ẩn đó có thể
thay đổi tuỳ những yếu tố hoàn cảnh của môi trường và mục tiêu cá nhân của
các khách hàng, nhóm khách hàng trong bối cảnh nhất định. Điều quan trọng
đối với các doanh nghiệp là phải nghiên cứu tìm hiểu khách hàng để phát hiện
ra những đòi hỏi về các khía cạnh lợi ích khác nhau tiềm ẩn trong nhu cầu
6
của họ. Chỉ có như vậy họ mới tạo ra những hàng hoá có khả năng thoả mãn
đúng và tốt những lợi ích mà khách hàng mong đợi.
+ Cấp độ thứ hai cấu thành một sản phẩm - hàng hoá là hàng hoá hiện
thực. Đó là những yếu tố phản ánh sự có mặt trên thực tế của sản phẩm hàng
hoá. Những yếu tố đó bao gồm: Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, các đặc
tính, bố cục bề ngoài, đặc thù, tên nhãn hiệu cụ thể và đặc trưng của bao gói.
Trong thực tế, khi tìm mua những lợi ích cơ bản, khách hàng dựa vào những
yếu tố này. Và cũng nhờ hàng loạt các yếu tố này nhà sản xuất khẳng định sự
hiện diện của mình trên thị trường, để người mua tìm đến doanh nghiệp, họ
phân biệt hàng hoá của hãng này so với hãng khác.
+ Cuối cùng là hàng hoá bổ sung. Đó là những yếu tố như: tính tiện lợi
cho việc lắp đặt, những dịch vụ bổ sung sau khi bán, những điều kiện bảo
hành... Nhờ các yếu tố này đã tạo ra sự định giá mức độ hoàn chỉnh khác
nhau, trong nhận thức của người tiêu dùng, về mặt hàng hay nhãn hiệu cụ thể.
Nó góp phần tăng cường sức cạnh tranh của các nhãn hiệu hàng hoá.
Trước một quyết định tiêu dùng của người mua, lợi ích của hàng hoá và
dịch vụ mang lại biểu hiện dưới nhiều tiêu thức khác nhau. Song chung qui
lại, có thể lượng hoá lợi ích của hàng hoá và dịch vụ trên 2 mặt chủ yếu: số
lượng và chất lượng. Số lượng là khái niệm của chỉ lượng của sản phẩm mà
người tiêu dùng nhận được khi họ trao đổi mua bán trên thị trường. Số lượng
là hình thái hữu hình, là những hiện vật cụ thể mà con người có thể quan sát
trực tiếp. Số lượng cũng là một nhu cầu cơ bản của loài người vì "con người
thích nhiều hơn ít". Nhưng nhu cầu về số lượng thường nhanh đạt được sự
thoả mãn, đặc biệt khi đời sống kinh tế - xã hội phong phú, thu nhập ngày một
tăng cao. Khi nền kinh tế càng phát triển thì con người có xu hướng chuyển từ
yếu tố số lượng sang yếu tố chất lượng. Với càng nhiều loại sản phẩm như
nhau người ta tìm đến yếu tố chất lượng nhiều hơn và cao hơn. Chất lượng
sản phẩm là khái niệm chỉ khả năng thích ứng cao của hàng hoá, nhằm thoả
7
mãn tốt nhất một hay nhiều mong muốn của người mua chúng. Đây là yếu tố
định tính, thường chỉ thông qua sự tiêu dùng hàng hoá mới nhận thức được
một cách toàn diện và đầy đủ. Hay nói cách khác, chất lượng sản phẩm là
cách hiểu, cách đánh giá của con người bằng kinh nghiệm, bằng nhận thức,
băng ước đoán và mang nhiều đặc tính chủ quan hơn là cách đánh giá và hiểu
về số lượng.
Cái còn lại, lưu giữ mãi, những ấn tượng sâu sắc tốt đẹp với người tiêu
dùng về một sản phẩm của doanh nghiệp nào đó là chất lượng sản phẩm.
Người tiêu dùng họ có thể quên kiểu dáng, kích cỡ... của hàng hoá, nhưng
nhắc đến tên các hãng sản xuất hay các doanh nghiệp kinh doanh là họ nhớ
ngay đến sản phẩm làm ra với những lời nhận xét mà chỉ chất lượng sản phẩm
mới phản ánh được. Làm tan vỡ trong họ lòng tin về chất lượng một sản phẩm
nào đó, cũng tức là loại bỏ hàng hoá đó khỏi các nhu cầu tiêu dùng, cũng
đồng nghĩa với việc đóng cửa sản xuất. Chất lượng sản phẩm đã là thước đo
năng lực cạnh tranh, uy tín và khả năng tồn tại của một doanh nghiệp trong cơ
chế thị trường. Bởi vì trong cơ chế thị trường hiện nay, rất nhiều các doanh
nghiệp mới ra đời, rất nhiều các sản phẩm mới đượ làm ra đa dạng phong
phú, sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt khốc liệt. Đặc biệt khi có sự trợ giúp
của khoa học kỹ thuật công nghệ, một mặt giúp cho các doanh nghiệp có cơ
hội thuận lợi hơn để phát triển, một mặt với sự phát triển như vũ bão nó lại
đặt các doanh nghiệp trong những tình thế cạnh tranh mới. Các doanh nghiệp
luôn luôn phải đổi mới mọi mặt, thích nghi trong mọi hoàn cảnh mà thị
trường đặt ra cho nó. Trên thị trường không chỉ có một người sản xuất với
một mặt hàng duy nhất của anh ta. Những người cùng sản xuất loại hàng hoá
đó, cũng ngấm ngầm tìm giải pháp tranh giành khách hàng với đối thủ của
mình. Họ cũng thay đổi mẫu mã, hạ giá bán, mời chào người mua, hứa hẹn
những dịch vụ tốt nhất với khách hàng "thị trường giống như cái sân chơi trên
đó các nhà kinh doanh tha hồ thi thố tài lực của mình. Ai chiếm được nhiều
8
phần sân chơi nhất, sẽ hành động thuận lợi, kinh doanh phát triển, ngược lại,
ai đuối sức hơn, sẽ bị đối thủ cùng chơi lấn át, và kết cục, anh ta sẽ nhận lấy
phần thất bại" (Paul Sammelson - Kinh tế học tập I - Viện quan hệ quốc tế
xuất bản - 1989).
Do đó, để tránh phá sản, để chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng để mở
rộng thị trường tiêu thụ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải bằng mọi biện pháp
chạy đua với nhau, cạnh tranh với nhau. "Nâng cao chất lượng sản phẩm" là
một biện pháp hữu hiệu nhất mà các doanh nghiệp sử dụng để tăng thêm uy
tín, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nó không chỉ giúp cho doanh nghiệp
tồn tại, đứng vững và vươn lên ở hiện tại mà còn giúp cho doanh nghiệp có
điều kiện phát triển mở rộng trong tương lai. Nâng cao chất lượng sản phẩm
cũng là phương châm để duy trì "sự sống" của sản phẩm, cũng là cách duy trì
sự sống của doanh nghiệp. Bởi vì nói như Kono Suke Matsuhita - Chủ tịch
tập đoàn điện tử hàng đầu Nhật Bản :"Nếu cho rằng mọi hàng hoá có linh
hồn, thì chất lượng chính là linh hồn của nó" (Bản lĩnh trong kinh doanh và
cuộc sống - NXB chính trị quốc gia 1994). Nâng cao chất lượng sản phẩm cần
đến nhiều nỗ lực và thái độ của các nhà sản xuất. Chỉ khi các nhà sản xuất
thấy yêu cầu về chất lượng sản phẩm không phải từ phía người mua, mà từ
chính sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, lúc đó chất lượng sản phẩm sẽ
là một mục tiêu quan trọng không kém mục tiêu lợi nhuận. Nâng cao chất
lượng sản phẩm có thể thực hiện thông qua hàng loạt các giải pháp, từ khâu
định chiến lược kinh doanh, đến việc thuê mua các yếu tố đầu vào, tổ chức
công nghệ sản xuất và cung ứng sản phẩm đến đối tượng tiêu dùng. Nó đặt ra
không chỉ đối với những người trực tiếp sản xuất sản phẩm, mà còn là yêu cầu
với những nhân viên bán hàng, những người làm dịch vụ phân phối... Về mặt
lý thuyết, chất lượng sản phẩm liên quan đến các yếu tố sau:
+ Công nghệ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp trong việc sản xuất sản
phẩm.
9
+ Tay nghề bậc thợ của lao động trực tiếp sản xuất, trình độ chuyên môn
của các nhà quản lý trong việc tổ chức sản xuất.
+ Các quyết định về bao bì, mẫu mã sản phẩm, đóng gói, nhãn hiệu...
+ Các quyết định trong việc ưu đãi và quan tâm đến người lao động.
+ Các dịch vụ khác đi kèm để thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của người
tiêu dùng.
Chất lượng sản phẩm bao trùm trên mọi khâu, mọi giai đoạn của quá
trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác, chất lượng sản phẩm, từ muôn
thủa luôn là lợi ích của người tiêu dùng. Nhưng chính nhu cầu tiêu dùng và
khả năng thanh toán của họ lại trở thành mệnh lệnh và sự quyết định thành bại
của các hãng kinh doanh. Do đó, phương châm "nâng cao chất lượng sản
phẩm" là đặt ra với bất cứ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào trên thị
trường. Nó giúp cho các doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh, đánh bại
các đối thủ cùng kinh doanh mặt hàng đó và nâng cao uy tín của doanh
nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm, có thể tập trung vào các vấn đề sau:
(+) Thứ nhất, tăng cường thiết bị công nghệ kỹ thuật hiện đại. Khoa học
kỹ thuật công nghệ, với sự phát triển như vũ bão đã thổi vào các doanh nghiệp
những luồng sinh khí mới. Nó giúp cho năng suất lao động tăng lên không
ngừng, sản phẩm làm ra ngày một nhiều. Đặc biệt những công nghệ hiện đại
đã tạo ra sản phẩm rất đa dạng phong phú, thoả mãn những nhu cầu ngày
càng tăng và khắt khe của người tiêu dùng. Đầu tư vào việc mua sắm các thiết
bị công nghệ hiện đại cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tăng cường
năng lực sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường. Sản phẩm làm
ra đảm bảo độ chính xác cao hơn, có nhiều tính năng hơn, thu hút khách hàng
nhiều hơn, và do đó tạo chỗ đứng vững chắc trong cơ chế cạnh tranh khốc
liệt. Tuy nhiên khi đầu tư mua sắm các thiết bị công nghệ mới hiện đại phải
chú ý một số điểm sau:
10
- Các thiết bị mua sắm phải phù hợp với tình hình sản xuất chung của
doanh nghiệp. Có nghĩa là các thiết bị lắp đặt phải hài hoà với đầu vào, đầu ra
của doanh nghiệp. Nguyên nhiên vật liệu phải đảm bảo tối ưu sao cho công
suất hoạt động của máy móc đạt tối đa. Mặt khác, việc tiêu thụ các sản phẩm
sản xuất của doanh nghiệp phải là tốt nhất để thu hồi vốn nhanh, vòng sản
xuất của doanh nghiệp không bị gián đoạn.
- Thiết bị công nghệ được mua phải tương xứng với trình độ hiểu biết và
chuyên môn của người lao động trong doanh nghiệp. Có như vậy họ mới vận
hành máy móc được chính xác, sản phẩm làm ra đảm bảo yêu cầu chất lượng.
Đáp ứng hai yêu cầu trên thì việc đầu tư công nghệ sản xuất của doanh
nghiệp sẽ cho kết quả tốt, tránh sự lãng phí vốn sản xuất mà tình hình sản xuất
không được cải thiện.
(+)Thứ hai, nâng cao tay nghề, bậc thợ cho người lao động trong doanh
nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi
lẽ máy móc thiết bị dù hiện đại đến đâu cũng do con người làm ra. Người lao
động vận hành máy móc chính xác mới tạo ra các sản phẩm hoàn thiện, đa
tính năng. Bên cạnh đó năng suất lao động của công nhân phản ánh năng suất
lao động của toàn doanh nghiệp trình độ tay nghề chuyên môn, bậc thợ tay
nghề của người lao động quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Với cùng
các yếu tố đầu vào các các yếu tố môi trường như nhau thì người lao động nào
có trình độ hơn sẽ tạo ra được số sản phẩm nhiều hơn và đẹp bền hơn. Mà
trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay, với các sản phẩm cùng loại, sản
phẩm nào có sự cải tiến độc đáo, có giá trị sử dụng cao, tức là có các đặc tính
thoả mãn những nhu cầu của người tiêu dùng, thì sản phẩm đó sẽ được người
tiêu dùng ưa chuộng, tín dùng. Và vì vậy, sản phẩm đó sẽ tìm được một chỗ
đứng trên thị trường, ngược lại các sản phẩm bị đào thải dần dần. Do đó yêu
cầu nâng cao tay nghề, bậc thợ cho người lao động là một yêu cầu cấp bách
của các doanh nghiệp. Nâng cao tay nghề bậc thợ cho người lao động cũng là
11
cách nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra cuả doanh nghiệp, cũng là cách để
duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nâng cao tay nghề, bậc thợ
cho người lao động có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:
- Doanh nghiệp có thể cử một bộ phận lao động của mình đi học, bồi
dưỡng thêm kiến thức chuyên môn đang công tác, hoặc đào tạo cho họ một
lĩnh vực mới, một chuyên môn mới phù hợp.
- Có thể đào tạo, nâng cao tay nghề tại chỗ: các công nhân có tay nghề
bậc thợ cao trực tiếp hướng dẫn, truyền kinh nghiệm cho những người lao
động có trình độ thấp.
- Tổ chức sắp xếp lại bộ máy làm việc cho phù hợp, gọn nhẹ, tận dụng
tối đa năng suất lao động của từng người trong doanh nghiệp. Phân các công
việc hợp với khả năng và trình độ của họ...
Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà các doanh nghiệp có thể sử dụng biện
pháp đào tạo tại chỗ hay nhờ đào tạo, hay phối kết hợp nhiều biện pháp sao
cho hiệu quả đào tạo là tốt nhất.
(+) Thứ ba, nâng cao chất lượng sản phẩm còn liên quan đến bao bì,
mẫu mã, đóng gói và nhãn hiệu sản phẩm. Sự thay đổi về kiểu dáng, mẫu mã
cũng là một biện pháp lôi kéo các khách hàng tiêu dùng. Mẫu mã, bao gói,
nhãn hiệu phải thay đổi thường xuyên liên tục đáp ứng thị hiếu của người tiêu
dùng. Người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm đẹp về thẩm mỹ, gọn nhẹ về kiểu
dáng. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp có những bí quyết hữu hiệu trong việc
thường xuyên cải tiến mẫu mã, nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ, không chỉ thoả
mãn nhu cầu tiêu dùng tức thời, mà còn kích thích những nhu cầu mới ở
dạng tiềm năng khuyếch đại thị trường, kể cả những thị trường "khó tính" mà
đối thủ của nó phải bó tay. Thành công trong cạnh tranh là "Doanh nghiệp
biết làm những việc mà doanh nghiệp không thể làm được".
(+) Thứ tư, mọi cán bộ, nhân viên doanh nghiệp như gia đình của mình,
họ nỗ lực vì sự thịnh vượng của doanh nghiệp, đồng thời sự phát triển của
12
doanh nghiệp lại là tiền đề để tăng thu nhập và những phúc lợi giành cho họ.
Bí quyết quản lý và cách sử dụng con người để phát huy hiệu quả các hoạt
động kinh doanh hiện được xem là lợi thế cạnh tranh mạnh nhất của các
doanh nghiệp. Suy cho cùng, chiến lược, sáng tạo những phương thức kinh
doanh độc đáo đều được thực hiện bởi con người và vì mục tiêu do con người
vạch ra. Các doanh nghiệp phải có các chính sách ưu đãi, khuyến khích người
lao động, tạo cho họ niềm say mê gắn bó hơn với công việc sản xuất. Có như
vậy toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp mới là một khối đoàn kết
thống nhất, cùng cố gắng nỗ lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
(+) Thứ năm, để nâng cao chất lượng sản phẩm còn kết hợp nhiều yếu
tố khác nữa. Đó là đẩy mạnh hoạt động của hệ thống dịch vụ Marketing của
doanh nghiệp, nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp nắm vững thị trường mà nó
đang phục vụ, hiểu về đối thủ, cung cấp cho người quản lý những thông tin
nhanh, chuẩn xác về mọi khâu của quá trình tái sản xuất, về nhu cầu của
người tiêu dùng, giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện hơn các sản phẩm nó đang
cung ứng. Đó là việc doanh nghiệp tổ chức các dịch vụ đi kèm bổ trợ cho sản
phẩm như dịch vụ hướng dẫn, tư vấn, dịch vụ lắp đặt... Nó làm tăng thêm tính
hoàn chỉnh của sản phẩm tới tay người tiêu dùng, cũng từ đó nâng cao chất
lượng sản phẩm.
Nói tóm lại, chất lượng sản phẩm là 1 chỉ tiêu khái quát. Trong thực tế
nó thường được phản ánh qua những tham số và đặc tính khác nhau tuỳ thuộc
từng loại hàng và nhất thiết phải do quan niệm của người tiêu dùng quyết
định. Nâng cao chất lượng sản phẩm vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện, vừa
đặt ra yêu cầu, vừa tạo động lực giúp các doanh nghiệp đứng vững trong cạnh
tranh. Nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi các doanh nghiệp phối kết hợp
nhiều yếu tố, tạo