Công tác văn thưlà một bộphận gắn liền với hoạt động chỉ đạo, điều hành
công việc của các cơquan, tổchức, là cơsở đểtriển khai phổbiến công việc,
lưu trữthông tin và tài liệu của một cơquan. Thông qua việc tiếp nhận văn bản
đến và chuyển văn bản đi, đóng dấu văn bản , công việc trong cơquan sẽdiễn
ra theo một quy trình hợp lý, đảm bảo tính hiệu quảcao. Là khâu trung gian kết
nối giữa các đơn vị, các bộphận trong và ngoài UBND, bộphận văn thưtrở
thành trung tâm gắn kết, liên hệ, phối hợp trong công việc, là đầu mối đầu tiên
tiếp nhận văn bản, xửlý, sàng lọc thông tin, giúp cho ban lãnh đạo giải quyết
công việc nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian, đảm bảo giải quyết đúng
thẩm quyền.
Hoạt động văn thưlà rất phức tạp, nó đòi hỏi người làm văn thưphải có tinh
thầnh, trách nhiệm cao, phải cẩn thận và tỷmỷtrong công việc. Hàng năm với
sốlượng văn bản đến và đi lớn cùng với những nhiệm vụchuyên môn khác,
quản lý nhà nước vềcông tác văn thưlà hết sức cần thiết và phải được coi trọng.
Trong thời kỳcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưhiện nay cùng với
chủtrương đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệthông tin trong
hoạt động của cơquan, đặc biệt là trong hệthống văn bản quản lý hành chính
nhà nước, công tác văn thưlưu trữtrởthành một trong những yêu cầu có tính
cẩn thiết. Đứng trước thách thức của thời đại mới, với sựphát triển và đi lên
của đất nước, dưới sựchỉ đạo của ban lãnh đạo UBND Quận Ba Đình, quản lý
công tác văn thưkhông ngừng được tăng cường, áp dụng những biện pháp mới
nhằm hoàn thiện vềmọi mặt công tác quản lý sao cho vừa đảm bảo tính khoa
học, tính hiệu quả, vừa nâng cao cao năng lực và trình độchuyên môn của đội
ngũcán bộ, công nhân, viên chức làm công tác văn thư.
52 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 12132 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác văn thư tại Ủy ban nhân dân quận Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI“Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác văn thư tại Uỷ ban
nhân dân quận Ba Đình”.
LỜI CẢM ƠN
Ông cha ta thường nói học phải đi đôi với hành, để phát triển toàn diện con
người không những phải thường xuyên trau dồi, tích luỹ kiến thức, nâng cao hiểu
biết của mình, mà còn cần phải có vốn kinh nghiệm, và những hiểu biết qua quá
trình hoạt động và thự tiễn làm việc của bản thân. Do đó việc kết hợp giữa lý thuyết
với thực tế là điều vô cùng quan trọng.
Hai tháng thực tập từ (02/3/2010 – 02/5/2010) tại phòng Văn thư thuộc Văn
phòng Uỷ ban nhân dân quận Ba Đình, với đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác Văn thư tại Uỷ ban nhân dân quận Ba Đình” , không phải là thời gian
dài nhưng dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh, các chị trong bộ phận văn thư
đặc biệt là chị Nguyễn Thu Hà và chị Nguyễn Thuận Linh, tôi đã học được rất
nhiều điều bổ ích, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và nắm bắt được những khâu cơ
bản của nghiệp vụ văn thư. Tôi dã có thể trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết
của nghiệp vụ văn thư cho công việc sau này.
Để hoàn thành báo cáo thực tập đúng giời gian quy định, tôi còn nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô và cơ quan thực tập. Vì vậy nhân dịp này tôi
xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo đang giảng dạy trong
Học viện mà trực tiếp là cô Nguyễn Anh Thư - Trưởng đoàn thực tập số 21; thầy
giáo Nguyễn Hữu Luận - giảng viên hướng đoàn thực tập; đã sát cánh cùng chúng
tôi trong quá trình thực tập. Tiếp đó tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cô, các chú lãnh
đạo Văn phòng HĐND – UBND quận, cùng với các anh, chị đang công tác tại
phòng Văn thư đã giúp tôi hoàn thành chương trình thực tập của mình.
Trong thời gian thực tập cũng như trong quá trình viết báo cáo, mặc dù đã có
sự chuẩn bị từ trước xong tôi vẫn gặp phải nhiều khó khăn nhất định, một phần do
kiến thức còn hạn chế cộng với đây là lần đầu tiên được trực tiếp làm việc nên
không tránh khỏi ngỡ ngàng. Những thiếu xót này, tôi rất mong được sự cảm thông,
quan tâm, giúp đỡ của các cô, các chú lãnh đạo Văn phòng và các anh, chị trong
phòng Văn thư UBND quận Ba Đình cùng với các thầy, cô hướng dẫn đoàn thực
tập số 21 để tôi hoàn thành bản báo cáo này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Comment [T1]: Cỡ chứ 16
Comment [T2]: Ngoặc kép
Comment [T3]: Viết hoa
Comment [T4]: Viết hoa
Comment [T5]: Nếu mà có phải đưa cho các anh
chị đọc thì bỏ đoạn cám ơn trực tiếp
Comment [T6]: Những thiếu sót
Comment [T7]: Bỏ
Bảng kế hoạch thực tập chi tiết
Thời gian: Từ ngày 2/3/2010 – 2/5/2010
Địa điểm thực tập: Phòng Văn thư - UBND quận Ba Đình
Tuần 1
từ ngày 02/3 - 07/03
- Đến UBND quận Ba Đình giao giấy giới thiệu thực
tập của Học viện, làm quen vơi các, phòng, ban
thuộc UBND quận.
- Tham gia lễ ra quân đoàn thực tập tại Học viện
Hành Chính.
- Nhận phòng, ban được phân công thực tập.
Tuần 2
từ ngày 08/3 - 14/3
- Tìm hiêu cung về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của
các phòng, ban thuộc UBND quận.
- Chọn đề tài viết báo cáo thực tập.
- Xin số liệu thực tập
- Làm đề cương báo cáo thực tập theo đề tài đã chọn
Tuần 3
từ ngày
15/3 – 21/3
- Tìm hiểu chi tiết, cụ thể về Văn phòng UBND
quận
- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của
bộ phận Văn thư thuộc Văn phòng UBND quận.
- Họp đoàn thực tập.
- Nộp đề cương báo cáo thực tập cho giảng viên
hướng dẫn.
- Được giao làm một số công việc đơn giản: photo
tài liệu, vào sổ văn bản đi, scan văn bản đa được
phát hành trong và ngoài cơ quan lên mạng nội bộ
của UBND
Tuần 4
từ ngày 22/3 – 28/3
- Nhận tài liệu tại bộ phận Văn thư của Văn phòng
về tình hình quản lý công tác văn thư nói chung.
Sắp xếp và phân loại tài liệu.
- Quan sát cán bộ côn chức làm việc.
- Thu thập tài liệu, tổng hợp nhiên cứu.
- Bắt đầu viết báo cáo sơ lược.
- Được giao nhiệm vụ vào sổ văn bản đến, scan
những tài liệu đã được lãnh đạo cho ý kiến chỉ đạo
lên mạng nội bộ của UBND quận Ba Đình.
Tuần 5
từ ngày 29/3 – 04/4
- Tìm hiểu quy trình tiếp nhận văn bản đến và
chuyển văn bản đi, quy trình sử dụng con dấu
trong UBND Quận.
- Tìm hiểu về nơi lưu trữ tài liệu, học cách sắp xếp
văn bản theo các năm, biết cách tìm kiếm tài liệu
của các năm trước đã được lưu.
Tuần 6
từ ngày 05/4 – 11/4
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động của bộ phận văn
thư.
- Viết báo cáo sơ lược, chính sửa.
Tuần 7
từ ngày 12/4 – 18/4
- Xin số liệu về số lượng các loại văn bản đến, văn
bản đi, bản đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện
công tác văn thư thuộc UBND quận Ba Đình.
- Tổng kế, đánh giá, rút ra nhận xét.
- Viết báo cáo chi tiết nộp cho giao viên hướng dẫn
chỉnh sửa.
Tuần 8
từ ngày 19/4 – 02/5
- Tổng kết và viết báo cáo hoàn chỉnh.
- Nộp cho giảng viên hướng dẫn chỉnh sửa, hoàn
- thiện.
- Gặp Chánh Văn phòng báo cáo kết quả thực tập,
đề nghị ký xác nhận và nhận xét đánh giá quá tình
thực tập.
- Tổ chức liên hoan chia tay đơn vị thực tập.
- Nộp báo cáo thực tập cho giảng viên hướng dẫn
chấm.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Công tác văn thư là một trong những khâu không thể thiếu trong nghiệp vụ hành
chính của bất kỳ cơ quan nào, là phần quan trọng trong hoạt động quản lý, nó ảnh
hưởng không nhỏ đến tính kịp thời, tính nhanh nhạy và chính xác cũng như hiệu
quả hoạt động của bộ máy quản lý. Do đó việc quản lý công tác văn thư trong các
cơ quan nhà nước là điều rất cần thiết. Trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế,
đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý công tác văn thư cần được tăng
cường và triệt để áp dựng các biện pháp quản lý mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động cung ứng dịch vụ công trong cơ quan nhà nước nói chung và UBND quận Ba
Đình nói riêng.
1. Lý do lựa chọn đề tài
Công tác văn thư là một bộ phận gắn liền với hoạt động chỉ đạo, điều hành
công việc của các cơ quan, tổ chức, là cơ sở để triển khai phổ biến công việc,
lưu trữ thông tin và tài liệu của một cơ quan. Thông qua việc tiếp nhận văn bản
đến và chuyển văn bản đi, đóng dấu văn bản…, công việc trong cơ quan sẽ diễn
ra theo một quy trình hợp lý, đảm bảo tính hiệu quả cao. Là khâu trung gian kết
nối giữa các đơn vị, các bộ phận trong và ngoài UBND, bộ phận văn thư trở
thành trung tâm gắn kết, liên hệ, phối hợp trong công việc, là đầu mối đầu tiên
tiếp nhận văn bản, xử lý, sàng lọc thông tin, giúp cho ban lãnh đạo giải quyết
công việc nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian, đảm bảo giải quyết đúng
thẩm quyền.
Hoạt động văn thư là rất phức tạp, nó đòi hỏi người làm văn thư phải có tinh
thầnh, trách nhiệm cao, phải cẩn thận và tỷ mỷ trong công việc. Hàng năm với
số lượng văn bản đến và đi lớn cùng với những nhiệm vụ chuyên môn khác,
quản lý nhà nước về công tác văn thư là hết sức cần thiết và phải được coi trọng.
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như hiện nay cùng với
chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động của cơ quan, đặc biệt là trong hệ thống văn bản quản lý hành chính
nhà nước, công tác văn thư lưu trữ trở thành một trong những yêu cầu có tính
cẩn thiết. Đứng trước thách thức của thời đại mới, với sự phát triển và đi lên
của đất nước, dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo UBND Quận Ba Đình, quản lý
Comment [T8]: Bỏ
Comment [T9]: Bỏ
Comment [T10]: Bỏ
công tác văn thư không ngừng được tăng cường, áp dụng những biện pháp mới
nhằm hoàn thiện về mọi mặt công tác quản lý sao cho vừa đảm bảo tính khoa
học, tính hiệu quả, vừa nâng cao cao năng lực và trình độ chuyên môn của đội
ngũ cán bộ, công nhân, viên chức làm công tác văn thư.
Nâng cao hiệu quả công tác văn thư tại UBND quận Ba Đình là yêu cầĩnấpư
bách trong nỗ lực đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát lại hệ thống các văn
bản hành chính để không ngừng nâng cao và phát huy tinh thần phục vụ nhà
nước, phục vụ nhân dân của các cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại
UBND quận nói chung và phòng văn thư thuộc UBND quận Ba Đình nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn thư, là sinh viên Học viện
Hành chính trong quá trình thực tập tại bộ phận văn thư thuộc UBND quận Ba
Đình tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác văn thư tại Uỷ ban nhân dân quận Ba Đình”.
2. Mục đích, phương pháp nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
• Hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của công tác văn thư; đặc điểm, nội dung công
tác văn thư;
• Biết cách thực hiện các thao tác nghệp vụ của công tác văn thư: tổ chức,
quản lý và giải quyết văn bản đi, văn bản đến, văn bản nội bộ, văn bản
mật; biết cách tổ chức lao động khoa học trong công tác văn thư;….
• Phản ánh thực trạng công tác văn thư tại Văn phòng UBND quận Ba
Đình.
• Thấy được điểm mạnh, điểm yếu trong cơ cấu hoạt động của phòngVăn
thư tại UBND quận Ba Đinh để tìm ra giải pháp thiết thực, phù hợp với
tình hình hoạt động của UBND nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
công tác văn thư.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quy định của Nhà nước về công tác
văn thư và thực tiễn công cuộc đẩy mạnh cải cách hành chính nước ta hiện nay.
Comment [T11]: Bỏ
Comment [T12]: Gộp vào 1 ý
Bên cạnh đó trong bài báo cáo này tôi còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
thực tiễn như:
- Phương pháp hệ thống;
- Phương pháp phân tích số liệu thống kê;
- Phương pháp tổng kết thực tiễn;
- Một số phương pháp khác…
3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Do thời gian có hạn, trong phạm vi bài báo cáo này tôi chỉ nghiên cứu trên cơ sở
thực tiễn hoạt động quản lý tại bộ phận văn thư thuộc Văn phòng UBND quận Ba
Đình và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác văn thư tại UBND quận
Ba Đình.
4. Những công việc đã thực hiện được trong thời gian thực tập
Hai tháng thực tập đã kết thúc, tuy chỉ được tìm hiểu thực tế hoạt động văn
thư tại Văn phòng UBND quận Ba Đình trong thời gian ngắn nhưng đây cũng là
khoảng thời gian quý báu tôi đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích phục vụ cho
cuộc sống cũng như công việc trong tương lai. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của
các anh, các chị ở bộ phận văn thư, trong thời gia qua tôi đã làm được một số công
việc cơ bản của nghiệp vụ văn thư như: biết cách photo tài liệu; thực hành đăng ký
văn bản đến, văn bản đi theo cách truyền thống (vào sổ) và theo cách hiện đại (đăng
ký bằng máy tính); nhận và gửi văn bản cùng các giấy tờ có liên quan từ các phòng,
ban bên trong và ngoài UBND; sắp xếp giấy tờ, văn bản đi, văn bản đến theo đúng
số thứ tự đăng ký; cách tìm văn bản đã đưa vào kho lưu trữ; hiểu rõ về cơ cấu tổ
chức, chức năng nhiệm vụ của UBND quận Ba Đình cũng như cơ cấu tổ chức, chức
năng nhiệm vụ của Văn phòng UBND và chức năng nhiệm vụ của phòng văn thư;
hoàn thành kế hoạch thực tập trong 2 tháng; hoàn thành báo cáo thực tập đúng hạn.
5. Bố cục của bài báo cáo
Để tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác văn thư tại
Uỷ ban nhân dân quận Ba Đình” ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài báo
cáo bao gồm 4 chương:
Comment [T13]: Nên bỏ phần này, có thể lồng
phần này vào phần lý do lựa chọn với 1, 2 câu nhằm
thể hiện phạm vi đề tài của mình ^^
Comment [T14]: Bỏ
Comment [T15]: Bỏ phần này, phần này thích
hợp khi làm khóa luận hơn vì quy mô khóa luận lớn
hơn.
• Chương I: Tổng quan về Uỷ ban nhân dân quận Ba Đình và Văn phòng
Uỷ ban.
• Chương II: Thực trạng tổ chức và hoạt động công tác văn thư thuộc Văn
phòng Uỷ ban nhân dân quận Ba Đình.
• Chương III: Đánh giá hoạt động công tác văn thư tại UBND quận Ba
Đình.
• Chương IV: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động công tác văn thư tại UBND quận Ba Đình
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Tổng quan về Uỷ ban nhân dân quận Ba Đình và Văn phòng
Uỷ ban
I. Tổng quan về quận Ba Đình và Uỷ ban nhân dân quận Ba Đình
1. Khái quát chung về quận Ba Đình
Khu vực Ba Đình được Hội đồng Chính phủ ký quyết định thành lập số
78/CP ngày 31 tháng 5 năm 1961.
Ba Đình là một trong những quận trung tâm của thủ đô Hà Nội, có diện tích
9,29 km2, là Trung tâm Hành chính – chính trị Quốc gia, có trụ sở các cơ quan lãnh
đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sứ quán và đoàn ngoại giao quốc tế;
là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện trọng đại, các hoạt động đối nội, đối ngoại
của Đảng và Nhà nước;
Về vị trí địa lý : Phía bắc giáp quận Tây Hồ, phía đông giáp quận Hoàn
Kiếm, phía nam giáp quận Đống Đa, phía tây giáp quận Cầu Giấy; là một trong 29
quận, huyện của thành phố Hà Nội. Quận Ba Đình được chia thành 14 phường là:
Cống Vị, Đội Cấn, Điện Biên, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Ngọc Hà, Kim Mã, Nguyễn
Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Liễu Giai, Vĩnh Phúc.
Về dân số: Ba Đình có dân số gần 300.000 người, mật dộ dân số khoảng
24.703 người/km2. Dân số đông, mật độ dân số cao làm cho vấn đề lao động, môi
trường, phòng chống tệ nạn xã hội gặp nhiều khó khăn.
Về tình kinh tế - xã hội: Từ chỗ cơ cấu kinh tế yếu kém, sản xuất gặp nhiều
khó khăn, đời sống người dân bấp bênh, quận đã tập trung chỉ đạo tìm ra hướng đi
thích hợp với tinh thần: Đổi mới nhanh chóng, ổn định tình hình, hiệu quả kinh tế -
xã hội cao hơn. Bằng những giải pháp cụ thể thúc đẩy kinh tế phát triển, cơ cấu hợp
lý, thu hút được nhiều lao động, nộp nhân sách Nhà nước tăng bình quân hàng năm
12,95 %. Cơ cấu kinh tế quận đã có nhiều đổi mới theo chiều hướng tích cực,
thương mại đạt 37,74%, dịch vụ và du lịch đạt 17,53%, công nghiệp đạt 25%. Cùng
với phát triển sản xuát, một số ngành nghề mới phát triển mạnh như: dầu khí, du
lịch, điện tử, truyền tải điện. Đa số người lao động có việc làm và thu nhập ổn định,
đời sống được cải thiện và nâng lên.
Comment [T16]: Viết đầy đủ UBND
Comment [T17]: Nên chia thành các phần:
- Vị trí địa lý
- Tình hình kinh tế
- Tình hình văn hóa – xã hội
Ở trên là kinh tế - xã hội thì ở dưới không nên viết là
văn hóa – xã hội nữa.
Trong phần văn hóa – xã hội lại chia thành các ý
nhở: Về văn hóa, về giáo dục, về y tế…v..v.. cho cân
đối và tương xứng về ý ^^
Comment [T18]: Nên lồng vào phần trên khi giới
thiệu diện tích đảm bảo sự logic
Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội: các hoạt động xã hội được triển khai thực
hiện rộng khắp với hình thức đa dạng, nội dung phong phú như: ngày 14/3/2010
đoàn Thanh niên quận Ba Đình tổ chức phong trào “ ngày chủ nhật xanh” hưởng
ứng tháng Thanh niên của Thành đoàn Hà Nội; tổ chức hội trại “ Cháu ngoan Bác
Hồ” tại trường THCS Thăng Long nhân kỷ niệm ngày thành lập đoàn Thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức diễn đàn “Đảng với thanh niên, thanh niên với
Đảng”; tổ chức hội nghị triển khai công tác hiến máu tình nguyện…. Trong đó có
nhiều hoạt động đạt chất lượng cao.
Trong lĩnh vực giáo dục: Ba Đình là quận đầu tiên trong cả nước đạt phổ cập
giáo dục tiểu học và THCS, xóa xong lớp học ca 3, phòng học cấp 4. Công tác xã
hội hóa giáo dục được thực hiện tốt từ cơ sở với những mô hình trường bán công,
dân lập, tư thục. Hiên nay, quận có 8 trường chuẩn quốc gia, 100% giáo viên đều
đạt vượt chuẩn.
Trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ ban đầu cho nhân
dân phát triển mạnh, 13/14 phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Song song với việc phát triển kinh tế xã hội, quận còn tập trung phát triển đô
thị đổi mớii quản lý và xây dựng nếp sống văn hóa, kỷ cương, giữ gìn đô thị sáng -
xanh - sạch - đẹp. Nhờ định hướng đúng đắn, trong mấy năm vừa qua, bộ mặt đô
thị của Ba Đình được cải thiện nhiều hơn. Ba Đình là quận đầu tiên được Nhà nước
tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân. Ba Đình cũng là quận đi tiên phong thực hiện cải cách hành chính
với cơ chế 1 cửa tất cả các phường thuộc quận.
Về di tích lịch sử: Ba Đình tự hào là quận có nhiều di tích văn hoá, lịch sử
truyền thống của dân tộc như: đền Quán Thánh - một trong “Thăng Long tứ trấn”,
cùng với đền Voi Phục (trấn giữ phía Tây kinh thành Thăng Long); Cột cờ Hà Nội,
chùa Một Cột, và đặc biệt, còn có quần thể di tích liên quan đến cuộc đời và sự
nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của Uỷ ban nhân dân quận Ba Đình,
Thành phố Hà Nội
UBND quận Ba Đình là một đơn vị hành chính được thành lập căn cứ vào
Luật tổ chức HĐND và UBND; được UBND Thành phố Hà Nội giao cho nhiệm
vụ quản lý nhà nước trên địa bàn bắt đầu từ ngày 31 tháng 5 năm 1961. UBND
quận Ba Đình có trụ sở tại 25 phố Liễu Giai, phường Cống Vị. Ban đầu UBND
quận có 11 phòng ban và các đoàn thể. Sau đó, trong quá trình hoạt động, số
lượng các phòng ban của UBND quận đã có sự thay đổi phù hợp với sự phát
triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ.
UBND quận Ba Đình từ khi thành lập đã nhận được sự lãnh đạo, chỉ dạo sát
sao của Đảng, chính quyền và sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành thành phố Hà
Nội. Trải qua gần 50 năm hoạt động, hệ thống cơ quan Đảng, chính quyền và
đoàn thể UBND quận vừa xây dựng, kiện toàn bộ máy vừa thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình trong công tác lãnh đạo, tổ chức bộ máy chính quyền nhà
nước ở địa bàn quận trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, an
ninh quốc phong, dân rộc, tôn giáo, tài nguyên môi trường….
3. Chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân Quận Ba Đình
Theo Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2002, UBND quận Ba Đình
là cơ quan chấp hành của HĐND quận, đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nươc cấp trên.
UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà
nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cung cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ
trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực
hiện các chính sách khác trên địa bàn. UBND thực hiện chức năng quản lý nhà
nước ở địa phương, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy
quản lý nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
Theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân số
11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003, UBND quận có nhiệm vụ và quyền
hạn sau:
3.1. Trong lĩnh vực kinh tế:
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm;
- Lập dự toán thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận; dự toán thu,
chi ngân sách quận;
- Tổ chức thực hiện ngân sách quận; hướng dẫn, kiểm tra UBND các phường
xây dựng và thực hiện ngân sách;
- Phê chuẩn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các phường.
3.2. Trong lĩnh vự nông, lâm, ngư nghiêp, thuỷ lợi, đất đai:
- Xây dựng chương trình khuyến khích phát triển nông, lâm, ngư nghiệp trên
địa bàn quận;
- Chỉ đạo UBND các phường thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, phát triển nông nghiệp;
- Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia đình,
giải quyết các tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật;
- Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của UBND các phường trên
địa bàn quận;
3.3. Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
- Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp trên địa bàn quận;
- Tổ chức thực hiện, xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, sản
xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biến nông,
lâm. thuỷ sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của UBND Thành
phố.
3.4. Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải:
- Xét duyệt quy hoạch xây dựng các phường, điểm dân cư trên địa bàn quận;
- Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng cơ
sở theo sự phân cấp;
- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kểm tra việc thực hiện
pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở và
quỹ nhà thuộc sở hữu của nhà nước trên địa bàn quận;
3.5. Trong lĩnh vự