I. Lý do chọn đề tài.
Quản trị nhân sự là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, vì “ mọi quản trị suy cho cùng cũng là quản trị con người”. Thật vậy quản trị nhân sự có mặt trong bất kỳ một tổ chức hay một doanh nghiệp nào, nó có mặt ở tất cả các phòng ban, các đơn vị.
Tầm quan trọng của yếu tố con người trong bất cứ một doanh nghiệp hay một tổ chức nào dù chúng có tầm vóc lớn đến đâu, hoạt động trong bất cứ một lĩnh vực nào cũng là một thực tế hiển nhiên không ai phủ nhận được. Trong doanh nghiệp mỗi con người là một thế giới riêng biệt nếu không có hoạt động quản trị thì ai thích làm gì thì làm, mọi việc sẽ trở nên vô tổ chức, vô kỷ luật, công tác quản trị nhân sự sẽ giúp giải quyết vấn đề này, nó là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tế của công ty Cổ phần Thương mại Trường Xuân là một công ty tư nhân đang còn non trẻ trên thị trường nên công tác nhân sự của công ty là rất quan trọng.
Chính vì cảm nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết phải có công tác quản trị nhân sự trong bất cứ một doanh nghiệp nào nói chung và trong công ty CPTM Trường Xuân nói riêng cho nên em đã lựa chon đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty CPTM Trường Xuân”.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích công tác quản trị nhân sự thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu bản chất từng công việc liên quan đến vấn đề nhân sự trong công ty Trên cơ sở đó, tìm kiếm những gì đạt được và chưa đạt được để có giải pháp cải thiện hợp lý. Đồng thời, so sánh và phân tích biến động nhân sự liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty của năm nay so với năm trước, tìm ra những nguyên nhân để có hướng khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và công tác quản trị nhân sự nói riêng.
- Công tác quản trị nhân sự của công ty hướng đến các mục tiêu cơ bản, quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp đó là đảm bảo nguồn nhân sự có chất lượng, trình độ để thực hiện công việc và có thái độ chấp hành, trung thành với doanh nghiệp đồng thời đạt được sự ổn định nhân sự. Với mục tiêu đó thì các tiêu chí để đánh giá hiệu quả quản trị nhân sự là nguồn nhân sự có chất lượng, trình độ và đạt được sự ổn định trong giai đoạn đề ra các mục tiêu đó.
- Xác định nguyên nhân làm tăng, giảm hiệu quả công tác quản trị nhân sự trong công ty
- Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhân sự của công ty.
III. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu, thu thập số liệu thực tế từ các phòng ban trong công ty cũng như tại các chi nhánh, cửa hàng bán lẻ của công ty. Sau đó tiến hành nghiên cứu, phân loại và xử lý để từ đó đánh giá xác thực hơn.
- Sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, sơ đồ, biểu bảng để bài viết thêm sinh động.
IV. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu của đề tài là: “Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự ở công ty Cổ phần Thương mại Trường Xuân”.
- Sử dụng các số liệu từ các tài liệu phục vụ cho việc phân tích từ Phòng tổ chức – hành chính và một số phòng ban khác của công ty.
- Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu trong công ty CPTM Trường Xuân.
- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài chuyên đề nghiên cứu mang tính xác thực nên chỉ nghiên cứu các dữ liệu thu thập trong thời gian từ 2009 - 2011
62 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2653 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần thương mại Trường Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty CPTM Trường Xuân
MôC LôC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TRƯỜNG XUÂN 6
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 6
1.1. Tên, địa chỉ giao dịch 6
1.2. Lịch sử ra đời và các giai đoạn phát triển của công ty CPTM
Trường Xuân 6
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 8
II. Các đặc điểm chủ yếu của công ty trong hoạt động kinh doanh 9
2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 9
2.1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 9
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty 11
2.2. Đặc điểm về đội ngũ lao động 12
2.3. Đặc điểm về tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2009 – 2011 14
2.3.1. Tình hình vốn kinh doanh của công ty 14
2.3.2. Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty 16
2.3.3. Tình hình thu nhập của công ty 19
2.4. Đặc điểm về cơ sở vật chất của công ty 19
2.5. Đặc điểm về sản phẩm, khách hàng, thị trường tiêu thụ và đối thủ
cạnh tranh của công ty 20
2.5.1. Sản phẩm. 20
2.5.2. Khách hàng, thị trường tiêu thụ. 21
2.5.3.Đối thủ cạnh tranh. 21
III. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2009 – 2011 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TRƯỜNG XUÂN 24
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhận sự tại công ty Cổ
phần Thương mại Trường Xuân 24
1.Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 24
2. Nhân tố bên trong của doanh nghiệp 25
II. Thực trạng công tác quản trị nhân sự công ty tại công ty Cổ phần
Thương mại Trường Xuân. 27
2.1.Tình hình quản trị nhân sự tại công ty 27
2.1.1. Cơ cấu nhân sự của công ty 27
2.2. Tình hình tuyển dụng nhân sự tại công ty 29
2.3.Tình hình đào tạo và bồi dưỡng nhân sự tại công ty 33
2.4.Thực trạng đánh giá và đãi ngộ nhân sự tại công ty 37
2.4.1. Tiền lương 38
2.4.2. Các loại tiền thưởng. 42
2.4.3. Các loại phúc lợi. 44
2.4.5.Công tác an toàn lao động và điều kiện làm việc. 44
2.5. Đánh giá, nhận xét chung về công tác quản trị nhân lực tại Công ty
Cổ phần thương mại Trường Xuân. 46
2.5.1. Mặt tích cực về công tác quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần
thương mại Trương Xuân 46
2.5.2. Mặt hạn chế về công tác quản trị nhân lực của công ty Cổ phần Thương mại Trường Xuân. 48
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN
TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CP TM TRƯỜNG XUÂN. 51
I. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 51
2.1.Phương hướng và mục tiêu phấn đấu của công ty trong thời gian tới
51
2.2.Định hướng quản trị nhân sự của công ty trong thời gian tới 52
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nhân sự tại công ty
CPTM Tường Xuân 53
2.1.Tăng cường công tác tuyển dụng, đào tạo nhân lực 53
2.2. Tổ chức lao động khoa học và hợp lý 54
2.3.Chính sách tiền lương và các biện pháp khuyến khích ,động viên
nhân lực 55
2.4.Tạo ra môi trường và điều kiện làm việc tốt nhất cho đội ngũ nhân lực
57
2.5.Thực hiện định mức lao động khoa học và hợp lý 58
2.6. Nêu cao tinh thần sáng tạo phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong xây dựng cũng như trong sản xuất 58
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 60
TµI LIÖU THAM KH¶O 61
LỜI MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Quản trị nhân sự là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, vì “ mọi quản trị suy cho cùng cũng là quản trị con người”. Thật vậy quản trị nhân sự có mặt trong bất kỳ một tổ chức hay một doanh nghiệp nào, nó có mặt ở tất cả các phòng ban, các đơn vị.
Tầm quan trọng của yếu tố con người trong bất cứ một doanh nghiệp hay một tổ chức nào dù chúng có tầm vóc lớn đến đâu, hoạt động trong bất cứ một lĩnh vực nào cũng là một thực tế hiển nhiên không ai phủ nhận được. Trong doanh nghiệp mỗi con người là một thế giới riêng biệt nếu không có hoạt động quản trị thì ai thích làm gì thì làm, mọi việc sẽ trở nên vô tổ chức, vô kỷ luật, công tác quản trị nhân sự sẽ giúp giải quyết vấn đề này, nó là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tế của công ty Cổ phần Thương mại Trường Xuân là một công ty tư nhân đang còn non trẻ trên thị trường nên công tác nhân sự của công ty là rất quan trọng.
Chính vì cảm nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết phải có công tác quản trị nhân sự trong bất cứ một doanh nghiệp nào nói chung và trong công ty CPTM Trường Xuân nói riêng cho nên em đã lựa chon đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty CPTM Trường Xuân”.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích công tác quản trị nhân sự thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu bản chất từng công việc liên quan đến vấn đề nhân sự trong công ty…Trên cơ sở đó, tìm kiếm những gì đạt được và chưa đạt được để có giải pháp cải thiện hợp lý. Đồng thời, so sánh và phân tích biến động nhân sự liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty của năm nay so với năm trước, tìm ra những nguyên nhân để có hướng khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và công tác quản trị nhân sự nói riêng.
- Công tác quản trị nhân sự của công ty hướng đến các mục tiêu cơ bản, quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp đó là đảm bảo nguồn nhân sự có chất lượng, trình độ để thực hiện công việc và có thái độ chấp hành, trung thành với doanh nghiệp đồng thời đạt được sự ổn định nhân sự. Với mục tiêu đó thì các tiêu chí để đánh giá hiệu quả quản trị nhân sự là nguồn nhân sự có chất lượng, trình độ và đạt được sự ổn định trong giai đoạn đề ra các mục tiêu đó.
- Xác định nguyên nhân làm tăng, giảm hiệu quả công tác quản trị nhân sự trong công ty
- Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhân sự của công ty.
III. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu, thu thập số liệu thực tế từ các phòng ban trong công ty cũng như tại các chi nhánh, cửa hàng bán lẻ của công ty. Sau đó tiến hành nghiên cứu, phân loại và xử lý…để từ đó đánh giá xác thực hơn.
- Sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, sơ đồ, biểu bảng … để bài viết thêm sinh động.
IV. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu của đề tài là: “Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự ở công ty Cổ phần Thương mại Trường Xuân”.
- Sử dụng các số liệu từ các tài liệu phục vụ cho việc phân tích từ Phòng tổ chức – hành chính và một số phòng ban khác của công ty.
- Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu trong công ty CPTM Trường Xuân.
- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài chuyên đề nghiên cứu mang tính xác thực nên chỉ nghiên cứu các dữ liệu thu thập trong thời gian từ 2009 - 2011
Nội dung của bản báo cáo như sau:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TRƯỜNG XUÂN
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1. Tên, địa chỉ giao dịch
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Thương mại Trường xuân
- Địa chỉ: Số nhà 442 Bà Triệu - Phường Đông Thọ - TP Thanh Hóa
- Điện thoại: 0373.853.443
- Fax: 3718034
- E-mail: CTCPTMTruongXuan@gmail.com
- Mã số doanh nghiệp: 2800786266
- Ngành nghề kinh doanh:
Với định hướng lấy xăng dầu là hoạt động kinh doanh chính,chuyên sâu, đồng thời chọn lọc một số ngành kinh doanh mới có hiêu quả để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Đến thời điểm này công ty đã tổ chức các hoạt động kinh doanh sau:
+ Kinh doanh xăng dầu: Bán buôn - bán lẻ, đây là hoạt động kinh doanh chính, truyền thống với doanh thu năm 2011 là 367.303.819.040 VND chiếm khoảng 20% thị phần xăng dầu trong toàn tỉnh với mức tăng trưởng bình quân từ năm 2003 đến năm 2008 là 11%/năm, và từ năm 2009 đến nay là 18%/năm.
+ Kinh doanh vận tải xăng dầu: với 190 chiếc ô tô xiteec dung tích 10.000 lít tương đương với 10m3, hoạt động vận tải của công ty đã đáp ứng nhu cầu vận tải của khách hàng trong toàn tỉnh và một số tỉnh lân cận.
1.2. Lịch sử ra đời và các giai đoạn phát triển của công ty CPTM Trường Xuân
Công ty Cổ phần Thương mại Trường Xuân - Thanh Hóa được thành lập ngày 26/12/2003 theo quyết định của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh thanh Hóa. Văn phòng đại diện chính của công ty đặt tại SN 442 Bà Triệu - Phường Đông Thọ - TP Thanh Hóa - Tỉnh Thanh Hóa.
- Khi mới thành lập, là một công ty tư nhân với đội ngũ lãnh đạo còn khá non trẻ, công ty đã gặp không ít khó khăn với chỉ 2 xe xitec chuyên vận tải xăng dầu đường bộ. Nguồn vốn khan hiếm, công ty chọn ngành kinh doanh vận tải xăng dầu là ngành kinh doanh chủ yếu với 2 chiếc xe chuyên chở xăng dầu dung tích 10.000 lít và chủ yếu vận chuyển cho công ty xăng dầu Thanh Hóa.
- Sau một thời gian, khi đã có đủ nguồn lực và kinh nghiệm, công ty đã không ngừng mở rộng quy mô và dần chuyển sang kinh doanh xăng dầu và chọn ngành kinh doanh xăng dầu làm ngành nghề kinh doanh chính của công ty. Cụ thể như sau:
+ Tháng 4/2004: Thành lập của hàng xăng dầu đầu tiên ở bắc cầu Tào.
Địa chỉ: Hoằng Lý - Hoằng Hóa - Thanh Hóa
+ Tháng 8/ 2005: Thành lập cửa hàng xăng dầu Vân Du
Địa chỉ: Thị trấn Vân Du - Huyện Thạch Thành - Thanh Hóa
+ Tháng 7/2008: thành lập cửa hàng xăng dầu Nga Thắng
Địa chỉ: Nga Thắng - Nga Sơn - Thanh Hóa
+ Tháng 6/ 2009: Thành lập cửa hàng xăng dầu Bà Triệu
Địa chỉ: Bà Triệu - Đông Thọ- TP Thanh Hóa - Thanh Hóa
+ Tháng 3/2010: Thành lập cửa hàng xăng dầu Cầu Voi
Địa chỉ: 223 Hải Thượng Lãn Ông - TP Thanh Hóa - Thanh Hóa
+ Tháng 5/ 2010: Thành lập cửa hàng xăng dầu Đông Tiến
Địa chỉ: Đông Tiến - Đông Sơn - Thanh Hóa
+ Tháng 6/ 2011: Thành lập cửa hàng xăng dầu Nông Cống
Địa chỉ: Thị trấn Nông Cống - Nông Cống - Thanh Hóa
+ Tháng 3/ 2012: Thành lập cửa hàng xăng dầu Trung Sơn
Địa chỉ: Trung Sơn - Quan Hóa - Thanh hóa
Cho đến nay, qua một chặng đường gần 10 năm hình thành và phát triển, tuy còn khá non trẻ nhưng công ty đã đứng vững trên thị trường và khẳng định vị thế của mình với 20% thị phần xăng dầu trên toàn tỉnh. Đối với ngành vận tải xăng dầu thì công ty cũng đã mở rộng quy mô khá lớn với 2 chiếc xe xitec năm 2003, cho đến nay đội xe của công ty đã lên đến 10 chiếc xe đáp ứng nhu cầu vận tải của công ty cũng như khách hàng trong tỉnh.
Với số lượng 4 cổ đông khi mới thành lập thì đến nay đã tăng lên 7 cổ đông với tổng tài sản là 45.309.932.251 VND.
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
*) Nhiệm vụ chung:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và thích ứng với nhu cầu thị trường về các sản phẩm xăng dầu và các sản phẩm dịch vụ khác có liên quan đến xăng dầu mà công ty tham gia kinh doanh.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kinh tế, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa thiết bị công nghệ cả về quy mô lẫn tốc độ vào sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh phải đảm bảo an toàn lao động, an toàn cháy nổ và bảo vệ môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh, tuân thủ quy định của pháp luật đề ra về ngành nghề kinh doanh.
- Thực hiện đầy đủ các quyền lợi của công nhân viên, người lao động và tham gia các hoạt động có ích cho xã hội.
*) Theo định hướng trên, công ty tập trung mọi nỗ lực cho đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng toàn diện của doanh nghiệp với những nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Tiếp tục phát triển và củng cố thị phần của công ty trong toàn tỉnh và đẩy mạnh sang các tỉnh lân cận, đổi mới và hoàn thiện phương thức kinh doanh thích nghi với điều kiện hợp tác và canh tranh trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam và Quốc tế, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế , vừa đảm bảo hiệu quả chính trị xã hội.
- Tiếp tục đầu tư theo quy hoạch phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng của nhà nước để hiện đại hóa và xây dựng mới các công trình quan trọng như: kho, bể chứa, đường ống, mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu, các dây chuyền công nghệ nhập, xuất... Công ty cam kết bảo vệ an toàn môi trường sinh thái và sẵn sàng hợp tác, chia sẻ cư hội đầu tư phát triển với các đối tác trong và ngoài địa bàn.
- Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, từng bước hình thành đội ngũ chuyên gia đầu ngành, đội ngũ quản trị kinh doanh năng động, hiệu quả, đội ngũ công nhân lao động được đào tạo phù hợp với yêu cầu hiện tại.
II. Các đặc điểm chủ yếu của công ty trong hoạt động kinh doanh
2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
2.1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Trong nền kinh tế thi trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, việc quản lý doanh nghiệp nói chung hay cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nói chung là nhân tố quan trọng quyết định phần lớn đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do đó, Sắp xếp các phòng ban đảm bảo tính lưu thông gọn nhẹ và hợp lý của các cấp quản lý sao cho phù hợp vời tình hình thực tiễn của xã hội cũng như của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Với mặt hàng kinh doanh đặc biệt và mạng lưới kinh doanh khá rộng nên bộ máy quản lý của công ty mang những nét đặc thù. Bộ máy quản lý công ty áp dụng theo cơ cấu trực tuyến - chức năng nhằm đáp ứng kịp thời thông tin, số liêu cho các cấp lãnh đạo và ngược lại, các chỉ thị, mệnh lệnh từ lãnh đạo sẽ đươch truyền đạt trực tiếp và nhanh chóng đến những người tổ chức thực hiện.
Công ty đã sắp xếp những cán bộ chủ chốt có năng lực, trình độ phẩm chất, sức khỏe và nhiệt tình, gắn bó với công ty vào những vị trí, chức vụ then chốt.
Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty
- Cơ quan quyền lực cao nhất của công ty là hội đồng quản trị (HĐQT).
HĐQT bao gồm 7 thành viên, chủ tịch HĐQT là người lãnh đạo cao nhất, có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm trước nhà nước về hiệu quả sản xuất kinh doanh, đời sống cán bộ công nhân viên. Chủ tịch HĐQT có trách nhiệm cùng với ủy viên thường trực hướng dẫn các phòng ban chức năng thực hiện các công việc tác nghiệp, chức năng cụ thể của mình.
- Ban giám đốc điều hành: Nhận chỉ đạo trực tiếp từ HĐQT và xử lý các quyết định trong linh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước HĐQT. Nhận phản hồi các thông tin từ các phòng ban nghiệp vụ để bàn phương hướng giải quyết.
Ban giám đốc gồm có:
+) Giám đốc: Giám đốc là đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc công ty cũng là người chịu trách nhiệm điều hành công việc sản xuất kinh doanh hằng ngày của công ty.
Đối với công ty Cổ phần Thương mại Trường Xuân, chủ tịch HĐQT đảm nhận cả chức năng giám đốc công ty - Ông Lưu Minh Hồng
+) Phó giám đốc: Giúp Tổng giám đốc trong việc điều hành và phát triển toàn công ty. Phó giám đốc ký thay Tổng giám đốc các tài liệu, báo cáo theo chỉ định cụ thể của giám đốc, thay mặt giám đốc lãnh đạo công ty trong thời gian giám đốc vắng mặt theo sự phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và pháp luật về nhiệm vụ được giao.
- phòng kiểm tra chất lượng:
Gồm 3 người trong đó có 1 trưởng phòng và 2 kiểm soát viên. Phòng có chức năng kiểm tra chất lượng xăng dầu nhập về và trong bể chứa hiện tại. Ngoài ra phòng còn có chức năng kiểm tra chất lượng thực hiện các quy định ở các cửa hàng xăng dầu theo tiêu chuẩn đặt ra của ngành xăng dầu.
- Phòng kinh doanh:
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ thống kê kế hoạch báo cáo kết quả bán xăng dầu trong kỳ, tập trung lai để lên kế hoạch mua hàng cho kỳ sau. nhận thông tin phản hồi trực tiếp từ các cửa hàng xăng dầu để kịp thời điều động vận chuyển hàng hóa đến các cửa hàng đảm bảo đúng thời gian và số lượng nhiên liệu.
- Phòng tổ chức - hành chính:
Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty trong công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, công tác đào tạo, thanh tra, pháp chế, công tác bảo vệ, hành chính, quản trị.
- Phòng tài chính - Kế toán:
+) chịu trách nhiệm nguồn vốn, cân đối thu chi, tài sản lưu động, tài sản cố định của công ty.
+) Tổng hợp số sách thu chi trong kỳ, phát sinh trong kỳ, kịp thời điều chỉnh chi tiêu đối với từng bộ phận kinh doanh.
- Phòng vận tải:
Đội xe của phòng vận tải hiện nay có 10 xe xitec chuyên dùng cho vận tải xăng dầu. Phòng vận tải có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của đội xe trong quá trình vận chuyển hàng hóa, nhập hàng vào bể chứa của công ty, đồng thời phục vụ vận tải cho khách hàng khi khách hàng yêu cầu.
- Các cửa hàng xăng dầu:
Mỗi cửa hàng bao gồm 1 cửa hàng trưởng, một kế toán viên và 4 nhân viên bán hàng. Các cửa hàng xăng dầu bán lẻ trực tiếp cho khách hàng và có thể bán xỉ cho các cửa hàng bán lẻ khác khi khách hàng yêu cầu. Ghi chép và báo cáo kết quả mỗi ngày cho kế toán tại cửa hàng. Kế toán ở cửa hàng phải tổng hợp kết quả kinh doanh và nộp lên phòng kế toán theo định kỳ.
2.2. Đặc điểm về đội ngũ lao động
Lao động là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, có một tầm quan trọng nhất định trong mọi hoạt động của doanh nghiệp nói chung và của công ty CPTM Trường Xuân nói riêng, việc sử dụng lao động cũng giống như là vận hành một cỗ máy vậy. Lao động chính là chất bôi trơn để cho cỗ máy hoạt động, và sử dụng lao động một cách hợp lý sẽ làm cho cỗ máy vận hành tốt. Lao động có vai trò quyết định đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và thực hiện các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.
Sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, khai thác tối đa tiềm năng lao động của mỗi người là một yêu cầu đối với công tác quản trị nhân sự. Vì vậy tuyển dụng, lựa chọn và sắp xếp lao động vào những vị trí phù hợp với họ mới có thể khai thác tối đa tiềm lực và phát huy sự sáng tạo của mỗi lao động.
Công ty có cơ cấu nguồn nhân sự như sau:
Bảng cơ tình hình nhân sự của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số lượng
Cơ cấu
(%)
Số lượng
Cơ cấu
(%)
Số lượng
Cơ cấu
(%)
Tính chất công việc
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
Trình độ
Trên đại học
Đại học
Cao đẳng
Sơ cấp(TCCN)
Chưa đào tạo
Giới tính
Nam
Nữ
68
46
22
68
1
7
15
10
35
68
41
27
100
67,6
32,4
100
1,5
10,3
22,1
14,7
51,4
100
60,3
39,7
77
50
27
77
1
8
15
11
42
77
53
24
100
64,9
35,1
100
1,3
10,4
19,5
14,3
54,5
100
68,8
31,2
90
52
38
90
1
10
14
15
50
90
55
35
100
57,8
42,2
100
1,1
11,1
15,6
16,7
55,5
100
61,1
38,9
(Nguồn: phòng tổ chức hành chính công ty CPTM Trường Xuân)
Tính đến nay, công ty có tổng số 90 nhân viên có trình độ lao động khác nhau như bảng trên.
- Thời gian làm việc như sau:
+) Đối với nhân viên văn phòng làm việc ở các phòng ban của công ty thì làm việc theo giờ hành chính theo quy định của nhà nước.
+) Đối với lao động phổ thông chủ yếu làm viêc tại các cửa hàng xăng dầu thì làm theo ca mỗi ngày 3 ca phục vụ 24/24.
+) đối với nhân viên lái xe của công ty thì luôn thường thực làm việc bất kỳ khi nào có sự điều hành từ cấp trên hoặc khi có khách hàng yêu cầu.
2.3. Đặc điểm về tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2009 - 2011
2.3.1. Tình hình vốn kinh doanh của công ty
a. Cơ cấu nguồn vốn.
Đối với doanh nghiệp thông qua cơ cấu nguồn vốn cho thấy sự độc lập tài chính, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính có thể gặp để từ đó có sự điều chỉnh về ngân sách, tài chính cho phù hợp.
Bảng cơ cấu nguồn vốn:
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Giá trị
(đồng)
Cơ cấu
Giá trị
(đồng)
Cơ cấu
Giá trị
(đồng)
Cơ cấu
1. Vốn chủ sở hữu
6.039.715.814
27,8%
6.893.394.137
25,0%
8.220.004.778
18,0%
2. Nợ phải trả
15.091.325.718
72,2%
20.667.726.786
75,0%
37.089.927.463
82,2%
Tổng
21.131.014.532
100%
27.561.120.923
100%
45.309.932.251
100%
( nguồn: Báo cáo tài chính công ty CPTM Trường Xuân năm 2009 - 2011)
- Qua bảng trên ta thấy cơ cấu vốn CSH giảm dần theo từng năm trong khi giá trị vốn CSH vẫn tăng.
- Hệ số cơ cấu nguồn vốn được thể hiện chủ yếu qua hệ số nợ.
Tổng số nợ
Hệ số nợ =
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Hệ số nợ thể hiện việc sử dụng nợ của doanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn và điều đó cũng cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính chủa doanh nghiệp.