Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp là một quy luật tất yếu. Mỗi doanh nghiệp đều tìm những con đường riêng cho
mình sao cho nó phát huy được tối đa thế mạnh của doanh nghiệp. Để rồi chỉ có những
doanh nghiệp nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất thì mới tồn
tại và phát triển nếu không sẽ bị diệt vong. Các doanh nghiệp khách sạn không nằm
ngoài quy luật đó. Một khách sạn muốn tồn tại và phát triển thì phải xây dựng hình ảnh
(đáp ứng tốt các nhu cầu khách hàng mục tiêu) tốt trong tâm trí khách hàng. Trong kinh
doanh khách sạn thì dịch vụ ăn uống nói chung và dịch vụ tiệc nói riêng cũng là lĩnh
vực chính mang lại nguồn doanh thu đáng kể cho khách sạn. Vì vậy, việc cải tiến và
nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc để gây uy tín cho khách sạn cũng được nhiều khách
sạn quan tâm.
Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý khách sạn ở đây là phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ
tâm lý, thị hiếu khách hàng mục tiêu của mình trên cơ sở đó mà đưa ra những sản phẩm
dịch vụ có chất lượng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Để làm được điều này thì các
khách sạn phải luôn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ trong đó có phần đóng
góp của bộ phận ăn uống nói chung và bộ phân kinh doanh tiệc nói riêng góp phần
chiến thắng cho doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, với tư cách là sinh viên của khoa Khách sạn - Du lịch thì việc
nghiên cứu những tồn tại và những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc là một
trong những đề tài mang tính thiết yếu cao. Vì vậy, trong thời gian thực tập tại khách
sạn Sông Nhuệ cùng những kinh nghiệm thực tế thu được trong quá trình thực tập em
đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc tại khách
sạn Sông Nhuệ”.
Mục đích nghiên cứu đề tài này là hệ thống hóa những ưu điểm, những hạn chế
cũng như những giải pháp để hoàn thiện chất lượng dịch vụ tiệc tại khách sạn Sông
Nhuệ, đồng thời giúp bản thân mình áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế từ đó
nâng cao kiến thức thực tế cho bản thân.
Đối tượng nghiên cứu là tập trung vào việc hệ thống hóa các yếu tố liên quan đến
chất lượng dịch vụ tiệc sau đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc.
Phạm vi nghiên cứu: Bài viết chủ yếu nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ
tiệc tại khách sạn Sông Nhuệ.
Ngoài ra luận văn còn đề cập đến một số khái niệm và những chỉ tiêu đánh giá chất
lượng dịch vụ tiệc nói chung từ đó rút ra những nhận xét về thực trạng chất lượng dịch
tiệc của khách sạn Sông Nhuệ.
Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu của đề tài, trong quá trình nghiên
cứu em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp phân tích so sánh số liệu
- Kết cấu Luận văn gồm 3 phần:
+ Phần mở đầu.
+ Phần nội dung gồm:
Chương I: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc trong kinh doanh
khách sạn.
Chương II: Thực trạng chất lượng tiệc tại khách sạn Sông Nhuệ.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc tại khách
sạn Sông Nhuệ.
67 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 3652 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc tại khách sạn Sông Nhuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng dịch vụ tiệc tại khách
sạn Sông Nhuệ
Lời nói đầu
Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp là một quy luật tất yếu. Mỗi doanh nghiệp đều tìm những con đường riêng cho
mình sao cho nó phát huy được tối đa thế mạnh của doanh nghiệp. Để rồi chỉ có những
doanh nghiệp nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất thì mới tồn
tại và phát triển nếu không sẽ bị diệt vong. Các doanh nghiệp khách sạn không nằm
ngoài quy luật đó. Một khách sạn muốn tồn tại và phát triển thì phải xây dựng hình ảnh
(đáp ứng tốt các nhu cầu khách hàng mục tiêu) tốt trong tâm trí khách hàng. Trong kinh
doanh khách sạn thì dịch vụ ăn uống nói chung và dịch vụ tiệc nói riêng cũng là lĩnh
vực chính mang lại nguồn doanh thu đáng kể cho khách sạn. Vì vậy, việc cải tiến và
nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc để gây uy tín cho khách sạn cũng được nhiều khách
sạn quan tâm.
Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý khách sạn ở đây là phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ
tâm lý, thị hiếu khách hàng mục tiêu của mình trên cơ sở đó mà đưa ra những sản phẩm
dịch vụ có chất lượng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Để làm được điều này thì các
khách sạn phải luôn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ trong đó có phần đóng
góp của bộ phận ăn uống nói chung và bộ phân kinh doanh tiệc nói riêng góp phần
chiến thắng cho doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, với tư cách là sinh viên của khoa Khách sạn - Du lịch thì việc
nghiên cứu những tồn tại và những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc là một
trong những đề tài mang tính thiết yếu cao. Vì vậy, trong thời gian thực tập tại khách
sạn Sông Nhuệ cùng những kinh nghiệm thực tế thu được trong quá trình thực tập em
đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc tại khách
sạn Sông Nhuệ”.
Mục đích nghiên cứu đề tài này là hệ thống hóa những ưu điểm, những hạn chế
cũng như những giải pháp để hoàn thiện chất lượng dịch vụ tiệc tại khách sạn Sông
Nhuệ, đồng thời giúp bản thân mình áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế từ đó
nâng cao kiến thức thực tế cho bản thân.
Đối tượng nghiên cứu là tập trung vào việc hệ thống hóa các yếu tố liên quan đến
chất lượng dịch vụ tiệc sau đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc.
Phạm vi nghiên cứu: Bài viết chủ yếu nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ
tiệc tại khách sạn Sông Nhuệ.
Ngoài ra luận văn còn đề cập đến một số khái niệm và những chỉ tiêu đánh giá chất
lượng dịch vụ tiệc nói chung từ đó rút ra những nhận xét về thực trạng chất lượng dịch
tiệc của khách sạn Sông Nhuệ.
Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu của đề tài, trong quá trình nghiên
cứu em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp phân tích so sánh số liệu
- Kết cấu Luận văn gồm 3 phần:
+ Phần mở đầu.
+ Phần nội dung gồm:
Chương I: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc trong kinh doanh
khách sạn.
Chương II: Thực trạng chất lượng tiệc tại khách sạn Sông Nhuệ.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc tại khách
sạn Sông Nhuệ.
+ Phần kết luận.
Chương I
Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc trong kinh doanh khách sạn
1.1 Khái niệm, đặc điểm và các yếu tố cấu thành dịch vụ khách sạn.
1.1.1 Khái niệm dịch vụ khách sạn.
* Dịch vụ.
- Dịch vụ trong khách sạn là những hoạt động mang tính chất vô hình dùng để giải
quyết mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ mà không có sự chuyển
giao quyền sở hữu từ nhà cung cấp cho khách hàng.
Ngoài ra còn có rất nhiều khái niệm khác nhau được đưa ra dưới nhiều góc độ
khác nhau.
Dịch vụ khách sạn là dịch vụ mang tính vô hình khó đo lường, đánh giá và kiểm
soát vì nó chịu nhiều tác động từ tâm lý con người. Sản xuất và tiêu ding đồng thời xảy
ra.
“Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động giữa người cung cấp và khách
hàng cũng như nhờ các hoạt động của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng” (ISO 9004-2-1991).
Dịch vụ là kết quả của những hoạt động không thể hiện bằng những sản phẩm
nhưng lại mang tính hữu ích của nó và có giá trị kinh tế như giáo dục thương mại.
* Dịch vụ khách sạn:
Khách sạn là nơi cung cấp các dịch vụ như: lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ
sung khác nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Sản phẩm của khách sạn bao gồm dịch vụ chính (cơ bản) và các dịch vụ bổ sung
khác nhau.
- Dịch vụ lưu trú: Bao gồm các thứ hạng phòng trong khách sạn nhằm đáp ứng các
nhu cầu lưu trú của khách. Đa số khách du lịch đều rời khỏi nơi cư trú thường xuyên
nên đều có nhu cầu lưu trú tại nơi mình du lịch và nghỉ ngơi. Vì vậy, khách sạn là nơi
đáp ứng các nhu cầu của khách về lưu trú nhưng khách sạn lại chiếm chủ yếu trong các
loại hình.
- Dịch vụ ăn uống: Trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn, ngoài nhu cầu lưu
trú còn có các nhu cầu khác như: nhu cầu về ăn uống, vui chơi giải trí... Điều đó đòi hỏi
khách sạn phải tìm hiểu nhu cầu của khách để cung cấp dịch vụ phù hợp với sở thích,
thị hiếu của khách hàng.
- Dịch vụ tiệc: Ngoài các khách ăn lẻ, khách sạn còn cung cấp dịch vụ tiệc đông
người.
- Dịch vụ đón tiếp: Là sự gặp gỡ giữa nhân viên lễ tân (nhân viên giao tiếp) với
khách hàng. Nhân viên giao tiếp là người bán các sản phẩm dịch vụ của khách sạn vì
vậy họ đóng vai trò quan trọng để khách hàng có mua sản phẩm của khách sạn hay
không? Điều này được thể hiện qua thái độ, kỹ năng và kiến thức của nhân viên.
- Dịch vụ văn phòng: Khách được trao chìa khóa phòng mình đã mua và được
thông báo (thông tin) về các dịch vụ của khách sạn.
- Dịch vụ hành lý: Gồm các dịch vụ nhận hành lý, dịch vụ bãi đỗ xe...
-Dịch vụ bổ sung: bao gồm các dịch vụ ngoài các dịch vụ chính như: câu lạc bộ
sức khỏe, giặt là, hớt tóc... Tuy các dịch vụ này là dịch vụ bổ sung nhưng không thể
thiếu được trong một khách sạn. Nó không những góp phần làm phong phú thêm các
sản phẩm dịch vụ của khách sạn mà còn đóng góp một tỷ lệ doanh thu đáng kể cho
khách sạn.
- Dịch vụ trả phòng: Là những khâu cuối cùng nhưng cũng là khâu mà không kém
phần quan trọng. Nó để lại những ấn tượng khó quên hoặc cũng rất tối về doanh nghiệp
đối với khách hàng.
1.1.2 Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ trong khách sạn.
Sản phẩm dịch vụ nói chung đều có những đặc điểm chung dưới đây:
a. Tính vô hình một cách tương đối của dịch vụ.
- Đăc tính này nó phản ánh một thực tế là hiếm khi khách hàng nhận được sản
phẩm thực từ kết quả hoạt động dịch vụ mà là sự trải nghiệm hơn là sự sở hữu.
Dịch vụ thuần túy không thể được đánh giá bằng các giác quan mà nó là sự trừu
tượng.
Ví dụ: Khi ta đi hớt tóc thì trước khi hớt tóc ta không thể biết tóc ta sau khi hớt sẽ
như thế nào.
- Tính vô hình của dịch vụ làm cho khó có thể đánh giá được các dịch vụ cạnh
tranh, khi tiêu dùng dễ gặp rủi do. Vì vậy, khách hàng thường dựa vào thông tin cá nhân
và sử dụng giá cả làm cơ sở để đánh giá chất lượng.
b. Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng:
Sản xuất và tiêu dùng đồng thời xảy ra không tách rời nhau được, không có
khoảng thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng, sản phẩm hỏng là không thể kiểm tra được.
c. Sự tham dự của khách hàng trong quá trình tạo ra dịch vụ:
Vì sản xuất và tiêu dùng đồng thời xảy ra nên không thể thiếu khách hàng hoặc là
nhà cung cấp. Để có sản phẩm dịch vụ thì phải có khách hàng, khách hàng có tính quyết
định trong việc sản xuất dịch vụ.
d.Tính không đồng nhất:
Cùng sử dụng một dịch vụ nhưng ở mỗi người có sự cảm nhận khác nhau và có
những nhận xét khác nhau về dịch vụ đó. Nên rất khó đưa ra các tiêu chuẩn để đánh giá
dịch vụ. Vì vậy những nhà cung cấp dịch vụ cần phải đồng cảm, đặt mình vào vị trí của
khách hàng để có thể hiểu được nhu cầu của họ từ đó cung cấp dịch vụ được tốt nhất.
e. Tính để hư hỏng và không cất giữ được.
Cũng do tính đồng thời mà sản phẩm dịch vụ không thể lưu giữ như sản phẩm hữu
hình và dễ bị hư hỏng. Chẳng hạn một phòng của khách sạn không bán được ngày hôm
nay thì không thể lưu giữ đến ngày mai bán.
f. Quyền sở hữu:
Khi mua hàng hóa hữu tính thì khách hàng được sở hữu một cái gì đó. Nhưng với
sản phẩm dịch vụ thì khách hàng hầu như không được sở hữu một hàng hóa cụ thể mà
chỉ trải qua một tiến trình dịch vụ là chủ yếu.
g. Kiểm tra chất lượng sản phẩm dịch vụ trước khi bán ra là rất khó:
Do đặc điểm sản xuất và tiêu dùng đồng thời xảy ra nên không có thời gian để đo
lường kiểm tra chất lượng sản phẩm. Vì vậy, cần sản xuất sản phẩm dịch vụ theo triêt lý
của ISO 9000 “làm chúng ngay từ đầu là hiệu quả nhất”.
Nói tóm lại, dịch vụ tiệc cũng không nằm ngoài dịch vụ khách sạn mà nó là một
phần của dịch vụ khách sạn. Dịch vụ tiệc cũng có đầy đủ những đặc điểm của dịch vụ
nói chung và dịch vụ khách sạn nói riêng.
1.1.3 Khái niệm tiệc và quy trình phục vụ tiệc:
a. Khái niệm tiệc:
Tiệc là một bữa ăn thịnh soạn có nhiều người tham dự được tổ chức trong phòng
tiệc với đầy đủ trang thiết bị tiện nghi, sang trọng, lịch sự. Bàn ghế được sắp xếp theo
trình tự phù hợp với phòng tiệc, để thuận tiện cho việc phục vụ và đi lại của khách.
Dụng cụ dùng trong tiệc phải đồng bộ sáng bóng và được sắp xếp theo phong cách riêng
của từng buổi tiệc và từng loại tiệc. Thực đơn phong phú và đa dạng các loại món ăn và
đồ uống. Các món ăn, đồ uống được làm theo yêu cầu của chủ tiệc. Tùy từng loại tiệc
mà có các cách phục vụ khác nhau sao cho phù hợp.
* Phân loaị tiệc: Tiệc được phân thành nhiều loại khác nhau tùy vào cách tiếp cận,
mục đích của bữa tiệc.
+ Căn cứ vào chủ đề tiệc được phân ra các loại sau
- Tiệc cưới: Tổ chức cho đám cưới đặt trước
- Tiệc hội nghị: tổ chức cho các hội nghị.
- Tiệc sinh nhật tổ chức cho các buổi sinh nhật.
Ngoài ra còn có tiệc mừng thọ, tiệc liên hoan gia đình...
+ Căn cứ vào cách thức tổ chức tiệc ta có:
- Tiệc ngồi: là loại tiệc trong khi ăn tất cả mọi người đều được bố trí sắp xếp ngồi
ở những vị trí nhất định trong phòng tiệc. Tiệc ngồi thường mang tính chất trang trọng
và có nhiều người tham gia.
- Tiệc đứng là các loại tiệc thường sử dụng các đồ ăn nguội, được đặt trên bàn
cùng với các dụng cụ ăn được đặt ở góc bàn trong khi ăn khách không ngồi chỗ riêng
mà đi lại tự do trong phòng tiệc. Loại tiệc này thường ít khách tham gia hơn so với tiệc
đứng.
- Tiệc buffe: là một hệ thống của tiệc đứng, các đồ ăn khách tự chọn lấy cho mình
tùy theo sở thích. Các loại đồ ăn trong tiệc đứng thường là đồ ăn nhẹ và một số loại
rượu. Thời gian diễn ra buổi tiệc ngắn.
- Tiệc cocktail: cũng thuộc trong các loại tiệc đứng, khách được dùng nhiều loại đồ
uống chủ yếu là các loại cocktail.
- Tiệc trà: là loại tiệc được tổ chức vào 3 - 4 giờ chiều mang tính chất nhẹ nhàng,
thân mật chủ yếu sử dụng nước trà hoặc có thêm rượu nhẹ.
b. quy trình phục vụ tiệc:
* Giai đoạn nhận hợp đồng:
Đây là giai đoạn đầu của quy trình phục vụ tiệc trong khách sạn. Nhận hợp đồng là
việc khách sạn và khách hàng đặt tiệc thỏa thuận những nội dung trong bản hợp đồng đã
định trước như về thời gian, địa điểm, giá cả... Tất cả các nội dung đó được ghi vào bản
hợp đồng đã được hai bên ký. Hợp đồng này được chia làm hai bản, mỗi bên giữ một
bản và có hiệu lực kể từ khi ký cho đến khi hoàn tất buổi tiệc (tức là kết thúc hợp đồng).
+ Lập bảng phân công chi tiết gửi cho các bộ phận:
Khi bản hợp đồng đã được ký kết thì giám đốc hoặc người được phân công công
việc cho từng bộ phận cụ thể có liên quan từ đó các bộ phận sẽ có các kế hoạch phân
công cho các cá nhân chịu trách nhiệm từng phần công việc của bộ phận mình.
- Bộ phận bếp chuẩn bị về nguyên liệu, số lượng, chủng loại...
- Bộ phận pha chế chuẩn bị chủng loại đồ uống số lượng.
Ngoài ra còn có các bộ phận đón tiếp, bộ phận bàn...
* Quy trình phục vụ tiệc:
- Quy trình phục vụ tiệc trong khách sạn trải qua các công đoạn sau:
Quy trình phục vụ tiệc trong khách sạn.
- Quy trình phục vụ tiệc ngồi giống như quy trình phục vụ tiệc chung trong khách
sạn.
- Quy trình phục vụ tiệc đứng:
Quy trình phục vụ tiệc đứng
+ Chuẩn bị trước giờ ăn: Đây là công đoạn mà nhân viên phục vụ chưa tiếp xúc
với khách. Nhân viên phục vụ cần chuẩn bị một số các công việc sau :
- Vệ sinh phòng ăn: Nhân viên làm vệ sinh bằng máy hút bụi vệ sinh sàn nhà. Nếu
sàn nhà lát bằng gạch thì nhân viên phải lau bằng nước xà phòng (chất tẩy rửa) cho hết
lớp bẩn bám trên sàn sau đó lau khô bằng chổi lau khô.
Công việc tiếp theo là nhân viên phải lau chùi toàn bộ bàn ăn, ghế ngồi. Nếu bàn
làm bằng gỗ thì nhân viên chỉ cần lau bằng khăn ẩm. Nếu bàn bằng nhựa thì khi lau
dùng miếng mút có pha chất tẩy rửa, kỳ cọ cho hết vết nhơ dây ra bàn sau đó lau lại
bằng khăn khô.
Xếp lại toàn bộ bàn ghế: Bàn ghế được các nhân viên bộ phận bàn xếp những hình,
những kiểu phù hợp với loại tiệc, phòng tiệc... sao cho tạo được sự ấm cúng không
trống loãng.
Chuẩn
bị
trước
giờ
ăn
đón
khách
vào
phòng
tiệc
Phục
vụ
khách
trong
khi
Thanh
toán
Tiễn
khách
Thu
dọn
Chuẩn
bị
trước
giờ
ăn
đón
khách
hướng
dẫn
khách
ngồi
Chuyể
n tới
khách
những
món
ăn đồ
uống
Phục
vụ
khác
h
tron
g
khi
Thanh
toán
Tiễn
khác
h
Th
u
dọ
n
+ Tiệc ngồi: Nhân viên kê bàn thành từng dãy hoặc từng bàn riêng lẻ có ghế đặt
sẵn xung quanh bàn.
+ Tiệc đứng: Nhân viên tổ bàn thường kê theo dãy gồm hai hoặc ba bàn tạo thành
những dãy để đồ ăn, dụng cụ ăn uống và các bàn để đồ uống riêng.
+ Tiệc buffe: Bàn được kê ở ngoài hành lang 2 hoặc3 bàn nhỏ ghép lại, trên bàn
dược đặt các món ăn theo thực đơn của buổi tiệc cùng với dụng cụ ăn uống. Trên bàn
tiệc thường được kê bàn tròn theo hàng nên có thể có đồ uống và xếp ghế xung quanh
bàn.
+ Trải khăn bàn: Nhân viên phải trải khăn bàn phải đúng thao tác, nhanh, đẹp.
+ Bày dụng cụ lên bàn: Trước khi bày dụng cụ lên bàn phải căn cứ vào số lượng
khách của buổi tiệc và có dụng cụ dự trữ khi khách có yêu cầu.
Dụng cụ ăn uống được bày theo xuất (cá nhân) trên bàn tiệc.
+ Phân công phục vụ: Tổ trưởng tổ bàn phân công cho từng cá nhân trong tổ mình
sẽ phục vụ theo từng dãy bàn (khu vực) nhất định để tránh tình trạng chồng chéo tập
trung cho từng khu vực quá đông.
+ Kiểm tra lần cuối: Trước khi khách vào phòng tiệc tổ trưởng tổ bàn đi kiểm tra
toàn bộ dụng cụ, ánh sáng, âm thanh... xem có gì thiếu sót thì bổ sung.
* Đón khách vào phòng tiệc:
Đây là công đoạn tiếp theo của quy trình phục vụ tiệc. Nhân viên phục vụ phải có
trình độ giao tiếp tốt để được lòng kính mến đối với khách. Nhân viên giao tiếp phải là
người lịch thiệp, mến khách và có khả năng xử lý tình huống nhanh.
Chào đón khách và xếp chỗ: khâu này thường áp dụng với tiệc ngồi. Trong tiệc
đứng thì người đón khách chỉ chào khách khi khách vào phòng tiệc, nhân viên không
phải xếp chỗ cho khách.
* Chuyển tới khách những món ăn, đồ uống:
Khi nhận món ăn từ bếp, nhân viên phục vụ phải kiểm tra đồ gia vị ăn kèm theo
món, thức ăn, kèm theo số lượng, chất lượng có đúng với thực đơn không.
+ Tiệc ngồi: là loại tiệc mà các món ăn và các đồ uống được bày sẵn trên bàn tiệc
trước khi khách vào phòng tiệc khoảng 30 phút. Những món cần ăn nóng: canh, món
xào… được phục vụ khi khách ngồi vào bàn để đảm bảo đồ ăn được nóng.
+ Tiệc đứng hay tiệc buffe: Tất cả đồ ăn được bày trên bàn và các dãy bàn trước
khi khách vào phòng tiệc. Nếu có các món ăn nóng trong buổi tiệc đó thì các món ăn
này được đựng trong các khay phù hợp và được bày trên bếp cồn để giữ được độ nóng
theo ý muốn. Các loại đồ uống có thể được đặt ở bàn hoặc là được các nhân viên bưng
bằng khay mang đi mời khách.
* Phục vụ khách trong khi ăn: Là sự quan tâm chăm sóc của nhân viên phục vụ
tiệc đến nhu cầu của khách hàng trong mỗi bữa ăn.
Giai đoạn này đòi hỏi nhân viên phục vụ không chỉ đáp ứng đầy đủ những nhu cầu
ăn uống của khách mà còn phải xử lý tình huống xảy ra trong bữa tiệc, các thông tin
khách yêu cầu. Ngoài ra, một số trường hợp nhân viên phục vụ phải gắp rót những đồ
uống món ăn cho khách, nhận các thông tin yều cầu cho khách và trả lời các thông tin
yêu cầu đó (đối với khách VIP).
+ Tiệc đứng: Nhân viên phục vụ chỉ nhận các yêu cấu, thông tin của khách và trả
lời các yêu cầu thông tin đó chỉ có một số nhân viên rót đồ uống cho khách, còn đồ ăn
thì khách tự phục vụ theo nhu cầu của mình.
+ Tiệc hội nghị: Là loại hình tiệc phục vụ các cuộc họp của các cơ quan, các tổ
chức và các hội nghị của tỉnh. Khi thanh toán thì nhân viên gặp người đứng đầu trong
hợp đồng để thanh toán.
+ Ngoài ra khi phục vụ tiệc ngồi, nhân viên phục vụ phải biết thực đơn gồm những
món gì thuộc phần ăn nào trong 4 phần: phần ăn khai vị, phần ăn phương thức, phần ăn
chính, phần ăn tráng miệng.
+ Thanh toán: khi khách ăn xong, nhân viên thanh toán (thuộc phòng kế toán) gặp
chủ tiệc để thanh toán theo hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên. Ngoài ra còn phải
thanh toán các chi phí phát sinh ngoài hợp đồng mà khách sử dụng trong bữa tiệc.
* Tiễn khách: Tổ trưởng tổ bàn (cấp lãnh đạo) đại diện tiễn đưa chào khách và hẹn
được phục vụ khách lần sau. Trong lúc tiễn khách nhà đại diện có thể hỏi ý kiến khách
hàng đánh giá về buổi tiệc như chất lượng phục vụ tiệc, chất lượng món ăn, đồ uống vệ
sinh… xem có gì còn chưa tốt từ đó ban quản lý đưa ra các giải pháp khắc phục để tránh
sai sót cho các lần tiếp theo. Các khách sạn thường có những món quà lưu niệm cho chủ
tiệc và một số khách VIP trước khi ra về, thông qua việc này để khách sạn gây ấn tượng
với khách hàng.
* Thu dọn: Sau khi khách ra về, khách sạn phải thu dọn dụng cụ, phân loại để dể
cho việc vệ sinh được dễ dàng, kê xếp bàn ghế vào những nơi quy định sau đó làm vệ
sinh sàn của phòng tiệc.
1.2 Chất lượng dịch vụ trong khách sạn:
1.2.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ:
Xã hội mỗi ngày phát triển thì kéo theo cũng có những nhu cầu mới nảy sinh, nó
rất đa dạng và phức tạp. Từ những yếu tố đó mà các khách sạn luôn luôn tìm hiểu, định
hướng theo nhu cầu của khách hàng tìm hiểu mọi cách để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu
đó trong phạm vi tài nguyên của mình để thu hút khách hàng nhằm nâng cao tính cạnh
tranh trên thị trường.
Vấn đề đặt ra trong mỗi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nói chung và kinh doanh
về lĩnh vực Khách sạn - Du lịch nói riêng là phải nghiên cứu, tìm hiểu khách hàng mục
tiêu của mình, đó cũng là việc nghiên cứu chất lượng dịch vụ và đưa ra những khái
niệm về dịch vụ.
Theo tiêu chuẩn ISO 9000 thì chất lượng dịch vụ là mức độ phù hợp của sản phẩm
dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người mua.
Gruouroos (1984) Para Suraman Hithiml Berry (1985) và Jahason (1988) chất
lượng dịch vụ là mức độ phù hợp giữa trong đợi và sự đáp ứng của dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ tạo nên sự trừu tượng khó nắm bắt bởi các đặc tính riêng của
nó: tính vô hình, tính không đồng nhất, không thể tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng.
Chất lượng dịch vụ khách sạn là sự thỏa mãn của khách hàng được xác định bởi
việc so sánh chất lượng sản phẩm dịch vụ, sự cảm nhận và trông đợi của khách hàng đối
với khách sạn.
Chất lượng dịch vụ tiệc là sự thỏa mãn của khách hàng được xác định bởi việc so
sánh chất lượng sản phẩm dịch vụ, sự cảm nhận và trông đợi của khách đối với buổi
tiệc.
Có rất nhiều khái niệm về chất lượng dịch vụ được đưa ra dưới các góc độ khác
nhau: nhưng nhìn chung họ đều cho rằng chất lượng dịch vụ của người cung ứng thông
qua việc làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, mục tiêu chất lượng được đánh giá tốt hay
tồi sẽ được phản ánh qua sự cảm nhận của khách hàng khi tiêu dùng dịch vụ, xem chất
lượng dịch vụ đó đã đáp ứng được sự trông đợi của họ chưa.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ:
a. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ:
Chất lượng dịch vụ là vấn đề luôn có được sự quan tâm của các nhà quản trị. Việc