Một đất nước có phát triển hay không được đánh giá chủ yếu dựa vào sự phát triển
kinh tế của đất nước đó. Trước đây, khi nước ta áp dụng cơ chế quản lý nền kinh tế tập
trung, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối theo các chỉ tiêu của Nhà nước đặt ra. Hầu hết
các kết quả kinh doanh năm sau đều cao hơn năm trước nhưng thực tế thì nền kinh tế không
hề phát triển. Các doanh nghiệp hoạt động mà không cần phải suy nghĩ nhiều đến việc có
hiệu quả hay không, vì lỗ đã có Nhà nước bù, hiện tượng quan liêu, cửa quyền diễn ra
thường xuyên ở khâu phân phối. Từ sau Đại Hội Đảng VI, quyết định chuyển đổi nền kinh
tế sang kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tự mình phải tìm cách giải quyết ba vấn đề của
kinh doanh là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? mà trước đây là do
Nhà nước làm. Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước khuyến khích tất cả các thành phần
kinh tế cùng phát triển làm cho nền kinh tế trở nên sôi động, cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của nhưng lại trở nên quan trọng nhất trong cả
quá trình kinh doanh, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Lúc này,
tiêu thụ không còn được hiểu đơn thuần chỉ là việc bán hàng hay trao đổi quyền sở hữu sản
phẩm nữa, mà tiêu thụ được hiểu là một quá trình từ việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm
khách hàng… đến các hoạt động xúc tiến hỗ trợ bán hàng khác. Doanh nghiệp nào không
thực hiện tốt các khâu trong quá trình này thì nguy cơ đánh mất thị trường, khách hàng và
thất bại trong kinh doanh là điều khó tránh khỏi.
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, gia nhập AFTA, việc mở
cửa hội nhập với khu vực và thế giới đang được chúng ta thực hiện từng bước. Điều này mở
ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nhưng cũng không ít những khó khăn mà
chúng ta phải đương đầu. Sự cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm, hàng hoá của nước
ngoài trên chính thị trường trong nước ngày càng trở nên khốc liệt. Nguy cơ các doanh
nghiệp trong nước bị “hất cẳng” ngay trên sân nhà rất có thể xảy ra. Bởi việc các doanh
nghiệp tìm kiếm các bạn hàng để xuất khẩu hàng hoá là không đơn giản, vì hàng hoá của ta
hầu hết là chưa có thương hiệu trên thương trường, nên việc ký kết các hợp đồng, đơn đặt
hàng chủ yếu vẫn là gia công thuê nên giá trị đạt được không cao. Trong khi đó các doanh
nghiệp bỏ lại thị trường trong nước cho các doanh nghiệp nước ngoài khai thác. Hiện tượng
“tham bát bỏ mâm” đang diễn ra ở các doanh nghiệp Việt Nam.
Cũng như các công ty khác, Công ty Dệt May Hà Nội đã có nhiều biện pháp nhằm
tăng cường, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để tồn tại và đứng vững trên thị trường.
Cho đến nay, Công ty cũng đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Hanosimex
là một công ty lớn thuộc Tổng Công ty Dệt May Hà Nội, đã có mặt trên thị trường một thời
gian khá lâu, nên Công ty cũng đã có những ảnh hưởng, vị trí nhất định trong người tiêu
dùng trong nước. Song để không ngừng nâng cao thế mạnh trên khu vực thị trường này, đòi
hỏi Công ty cần chú trọng hơn nữa đến công tác tiêu thụ sản phẩm.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty Dệt May Hà Nội, cùng với sự tư vấn, hướng
dẫn giúp đỡ của các cô chú phòng kế hoạch thị trường, cùng thầy giáo hướng dẫn tôi đã
mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm
dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội”. Sản phẩm dệt may gồm
nhiều chủng loại khác nhau. Trong phạm vi của đề tài này, tác giả chủ yếu nghiên cứu về
sản phẩm dệt kim.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp dệt may.
Chương II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may ở Công ty Dệt may Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên
thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội.
83 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1886 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động
tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường
nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Một đất nước có phát triển hay không được đánh giá chủ yếu dựa vào sự phát triển
kinh tế của đất nước đó. Trước đây, khi nước ta áp dụng cơ chế quản lý nền kinh tế tập
trung, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối theo các chỉ tiêu của Nhà nước đặt ra. Hầu hết
các kết quả kinh doanh năm sau đều cao hơn năm trước nhưng thực tế thì nền kinh tế không
hề phát triển. Các doanh nghiệp hoạt động mà không cần phải suy nghĩ nhiều đến việc có
hiệu quả hay không, vì lỗ đã có Nhà nước bù, hiện tượng quan liêu, cửa quyền diễn ra
thường xuyên ở khâu phân phối. Từ sau Đại Hội Đảng VI, quyết định chuyển đổi nền kinh
tế sang kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tự mình phải tìm cách giải quyết ba vấn đề của
kinh doanh là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? mà trước đây là do
Nhà nước làm. Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước khuyến khích tất cả các thành phần
kinh tế cùng phát triển làm cho nền kinh tế trở nên sôi động, cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của nhưng lại trở nên quan trọng nhất trong cả
quá trình kinh doanh, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Lúc này,
tiêu thụ không còn được hiểu đơn thuần chỉ là việc bán hàng hay trao đổi quyền sở hữu sản
phẩm nữa, mà tiêu thụ được hiểu là một quá trình từ việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm
khách hàng… đến các hoạt động xúc tiến hỗ trợ bán hàng khác. Doanh nghiệp nào không
thực hiện tốt các khâu trong quá trình này thì nguy cơ đánh mất thị trường, khách hàng và
thất bại trong kinh doanh là điều khó tránh khỏi.
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, gia nhập AFTA, việc mở
cửa hội nhập với khu vực và thế giới đang được chúng ta thực hiện từng bước. Điều này mở
ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nhưng cũng không ít những khó khăn mà
chúng ta phải đương đầu. Sự cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm, hàng hoá của nước
ngoài trên chính thị trường trong nước ngày càng trở nên khốc liệt. Nguy cơ các doanh
nghiệp trong nước bị “hất cẳng” ngay trên sân nhà rất có thể xảy ra. Bởi việc các doanh
nghiệp tìm kiếm các bạn hàng để xuất khẩu hàng hoá là không đơn giản, vì hàng hoá của ta
hầu hết là chưa có thương hiệu trên thương trường, nên việc ký kết các hợp đồng, đơn đặt
hàng chủ yếu vẫn là gia công thuê nên giá trị đạt được không cao. Trong khi đó các doanh
nghiệp bỏ lại thị trường trong nước cho các doanh nghiệp nước ngoài khai thác. Hiện tượng
“tham bát bỏ mâm” đang diễn ra ở các doanh nghiệp Việt Nam.
Cũng như các công ty khác, Công ty Dệt May Hà Nội đã có nhiều biện pháp nhằm
tăng cường, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để tồn tại và đứng vững trên thị trường.
Cho đến nay, Công ty cũng đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Hanosimex
là một công ty lớn thuộc Tổng Công ty Dệt May Hà Nội, đã có mặt trên thị trường một thời
gian khá lâu, nên Công ty cũng đã có những ảnh hưởng, vị trí nhất định trong người tiêu
dùng trong nước. Song để không ngừng nâng cao thế mạnh trên khu vực thị trường này, đòi
hỏi Công ty cần chú trọng hơn nữa đến công tác tiêu thụ sản phẩm.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty Dệt May Hà Nội, cùng với sự tư vấn, hướng
dẫn giúp đỡ của các cô chú phòng kế hoạch thị trường, cùng thầy giáo hướng dẫn tôi đã
mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm
dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội”. Sản phẩm dệt may gồm
nhiều chủng loại khác nhau. Trong phạm vi của đề tài này, tác giả chủ yếu nghiên cứu về
sản phẩm dệt kim.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp dệt may.
Chương II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may ở Công ty Dệt may Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên
thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội.
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRÊN THỊ
TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA
DOANH NGHIỆP DỆT MAY
1. Khái niệm
Tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp dệt may luôn
phải cố gắng tự tổ chức, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để làm sao
đạt được các mục tiêu ban đầu mà mình đưa ra. Không giống như trong nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung, mỗi doanh nghiệp chỉ việc ngồi sản xuất rồi tiêu thụ, phân phối sản
phẩm của mình theo đúng kế hoạch của Nhà nước. Quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá
trong nền kinh tế thực chất chỉ là việc giao hàng đến những địa điểm quy định. Khách hàng
phải mua những gì mà doanh nghiệp sản xuất được, mà việc mua hàng vẫn cứ rất khó khăn
“tranh cướp nhau”. Doanh nghiệp không cần phải lo lắng cho việc đầu ra của mình mà chỉ
việc sản xuất ra sản phẩm.
Nhưng khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường thì gắn liền với nó là sự cạnh
tranh rất khốc liệt. Các doanh nghiệp dệt may sản xuất ra sản phẩm đã khó khăn nhưng việc
tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn hơn. Lúc này để tiêu thụ được sản phẩm các doanh nghiệp
phải vắt óc, lăn lộn ngoài thị trường để tìm kiếm khách hàng cho doanh nghiệp mình. Bởi
thực tế là nhiều doanh nghiệp có sản phẩm tốt nhưng vẫn không tiêu thụ được, không thể
trang trải cho các khoản chi phí dẫn đến thua lỗ hoặc tồi tệ hơn là phá sản. Điều này đã
chứng tỏ rằng vấn đề tiêu thụ sản phẩm đã trở nên rất quan trọng và khó khăn cho các doanh
nghiệp, nó có thể đưa doanh nghiệp đi đến thành công nhưng cũng có thể đưa doanh nghiệp
đi đến thất bại. Vậy tiêu thụ sản phẩm là gì mà lại quan trọng đến vậy?
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình tái sản xuất: Sản xuất – phân phối
– trao đổi – tiêu dùng sản phẩm. Với doanh nghiệp dệt may, cũng như bất kỳ một doanh
nghiệp nào khác dù là khâu cuối cùng nhưng tiêu thụ sản phẩm dệt may lại là vấn đề then
chốt quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp dệt may. Nhưng không chỉ có một cách
hiểu duy nhất về tiêu thụ sản phẩm mà thực tế thì có rất nhiều cách hiểu khác nhau về vấn
đề này.
Theo nghĩa hẹp: “Việc tiêu thụ sản phẩm dệt may là việc chuyển quyền sở hữu sản
phẩm dệt may từ người bán sang người mua, đồng thời gắn liền với sự thanh toán giữa
người mua và người bán”. Với cách hiểu này thì tiêu thụ chỉ được hiểu một cách đơn giản là
sự bán hàng, là một khâu mà ở đó người mua nhận được hàng hoá còn người bán thì được
thu tiền.
Khi bước sang cơ chế quản lý của nền kinh tế thị trường thì việc tiêu thụ sản phẩm
được tổ chức, thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Lúc này tiêu thụ sản phẩm được hiểu
theo nghĩa rộng thì: “ Tiêu thụ sản phẩm dệt may là một quá trình kinh tế bao gồm từ khâu
nghiên cứu thị trường, dự báo nhu cầu khách hàng, tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp
vụ xúc tiến bán hàng… nhằm đạt được mục đích là hiệu quả kinh tế cao nhất”.
Lại có cách quan niệm khác về tiêu thụ sản phẩm, quản trị kinh doanh truyền thống
lại cho rằng: “Tiêu thụ sản phẩm dệt may là hoạt động đi sau sản xuất, chỉ thực hiện được
khi đã sản xuất được sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm dệt may là khâu cuối cùng của quá trình
sản xuất kinh doanh dệt may, là khâu lưu thông hàng hoá”. Chính hoạt động này làm cho
hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, nhịp nhàng.
Có thể có nhiều cách hiểu và quan niệm khác nhau về hoạt động tiêu thụ sản phẩm
dệt may như: coi tiêu thụ sản phẩm chỉ là bán hàng, là một khâu của quá trình tái sản xuất,
là một bộ phận… hay quan niệm nó là một quá trình phức tạp. Nhưng bản chất của tiêu thụ
sản phẩm có thể hiểu một cách thống nhất là: “Tiêu thụ sản phẩm dệt may là một quá trình
thực hiện giá trị hàng hoá, quá trình chuyển hoá hình thái giá trị của sản phẩm dệt may là từ
hàng sang tiền và sản phẩm dệt may chỉ được coi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận
thanh toán tiền hàng”. Tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa là việc tiêu thụ sản
phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra trong phạm vi biên giới của nước đó.
Hoạt động tiêu thụ phản ánh sức mạnh thực tế cũng như cả kỳ vọng của nhà kinh
doanh vào việc đầu tư sản xuất kinh doanh của mình. Cần xem xét tiêu thụ sản phẩm luôn đi
trước sản xuất, có như vậy mới có một quá trình nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc bán
cái mà thị trường cần chứ không phải là cái mà doanh nghiệp có.
2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm dệt may
Tiêu thụ sản phẩm dệt may là khâu cuối cùng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh ở doanh nghiệp dệt may. Kết quả tiêu thụ phản ánh sự đúng đắn của mục tiêu, chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động này khẳng định doanh nghiệp dệt may có
thực hiện được những mục tiêu mà mình đề ra hay không, chỗ đứng của doanh nghiệp trên
thị trường là như thế nào?. Chính vì vậy mà vấn đề tiêu thụ sản phẩm phải được đặt lên
hàng đầu, nó là cơ sở, là căn cứ để quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
* Tiêu thụ sản phẩm dệt may là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất.
Quá trình sản xuất kinh doanh là một quá trình phức tạp gồm 4 khâu: sản xuất –
phân phối – trao đổi – tiêu dùng. Mỗi khâu đảm nhận một nhiệm vụ nhất định và chúng có
mối quan hệ, tác động qua lại thống nhất, chặt chẽ và tương hỗ lẫn nhau. Trong đó, tiêu thụ
là một khâu quan trọng, nó có vai trò quyết định tới các khâu còn lại, bởi vì sản phẩm sản
xuất ra là để bán trên thị trường và doanh nghiệp chỉ sản xuất kinh doanh cái mà thị trường
cần chứ không sản xuất kinh doanh cái mà doanh nghiệp sẵn có. Sản phẩm hàng hoá sản
xuất ra mà không tiêu thụ được thì quá trình sản xuất không thể tiếp tục diễn ra. Việc tiêu
thụ sản phẩm sẽ làm cho quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục. Vì vậy khi quá trình
tiêu thụ sản phẩm tốt, có hiệu quả thì doanh nghiệp mới bù đắp được chi phí và thu được lợi
nhuận để thực hiện tiếp quá trình sản xuất, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của
doanh nghiệp.
* Tiêu thụ sản phẩm dệt may giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu sản
xuất và duy trì, phát triển, mở rộng thị trường của doanh nghiệp dệt may.
Tiêu thụ sản phẩm dệt may là quá trình đưa các sản phẩm dệt may từ nơi sản xuất
đến người tiêu dùng, nó là cầu nối giữa những người sản xuất, phân phối với người tiêu
dùng. Để có thể tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp dệt may cần phải tăng khối lượng sản
phẩm tiêu thụ. Tiêu thụ sản phẩm mang lại vị thế và độ an toàn cho doanh nghiệp, quyết
định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó được người tiêu dùng chấp
nhận để thoả mãn một nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện uy
tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu của khách hàng và sự
cần thiết của các hoạt động dịch vụ. Có thể đánh giá vị thế của một doanh nghiệp trên thị
trường bằng tỷ số giữa doanh số bán ra của doanh nghiệp với tổng lượng hàng hoá bán ra
trên thị trường. Tỷ trọng này càng lớn thì chứng tỏ vị thế của doanh nghiệp trên thị trường
thông qua thị phần của nó, điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo và giữ uy tín trên thị trường.
* Tiêu thụ sản phẩm dệt may là tiền đề để giúp doanh nghiệp dệt may xây dựng kế
hoạch sản xuất kinh doanh.
Thông qua việc tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu cũng
như thị hiếu của người tiêu dùng trên từng khu vực thị trường đối với mỗi loại sản phẩm. Từ
đó, doanh nghiệp tiến hành xây dựng các kế hoạch phù hợp, đề ra những biện pháp hữu hiệu
để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường bằng việc thoả mãn tối đa nhu cầu của khách
hàng. Tiêu thụ sản phẩm còn mang lại những thông tin rộng rãi về thị trường giúp cho
doanh nghiệp đưa ra được những quyết định đúng đắn để việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu
quả cao. Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế hội nhập với các nước trong khu vực và trên
thế giới thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ là chiếc cầu nối thắt chặt thêm mối quan hệ hợp tác
quốc tế, thúc đẩy thương mại quốc tế, nối liền thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
* Quá trình tiêu thụ sản phẩm dệt may ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của toàn xã
hội. Nếu sự ngưng đọng sản phẩm hàng hoá trong các tổ chức thương mại và các doanh
nghiệp càng được rút ngắn thì tốc độ chu chuyển sản phẩm hàng hoá trong nền kinh tế ngày
càng tăng lên, góp phần đẩy mạnh quá trình tái sản xuất – xã hội. Để hoạt động sản xuất
kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục, hiệu quả thì công tác tiêu thụ sản phẩm
phải được tổ chức tốt. Việc quản lý tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp thường dựa trên cơ sở
các chứng từ nhập, xuất kho thành phẩm theo quy định của doanh nghiệp. Đối với các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, lượng sản phẩm tiêu thụ là những sản phẩm đã xuất kho
thành phẩm để giao cho khách hàng và nhận được tiền.
Tóm lại, việc phát huy thế mạnh của tiêu thụ sản phẩm sẽ mang lại hiệu quả to lớn
cho doanh nghiệp. Hệ thống tiêu thụ hợp lý, khoa học sẽ góp phần làm giảm giá hàng hoá vì
nó giảm được đáng kể chi phí lưu thông. Mặt khác, tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm
sẽ giúp doanh nghiệp dệt may đẩy mạnh tốc độ chu chuyển hàng hoá, tăng nhanh vòng quay
của vốn, góp phần nâng cao lợi nhuận đồng thời nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, từng
bước tạo điều kiện cho hàng hoá của doanh nghiệp có được sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị
trường, phục vụ tốt hơn mọi nhu cầu của khách hàng và đem lại hiệu quả cao cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
II. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM DỆT MAY TRÊN THỊ
TRƯỜNG NỘI ĐỊA
Tiêu thụ sản phẩm dệt may là một hoạt động giữ vai trò hết sức quan trọng, nó đánh
giá cả một quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có đạt hiệu quả hay không? Vậy
làm thế nào để có thể xây dựng được một phương thức tiêu thụ sản phẩm tối ưu? Trả lời câu
hỏi này thật không đơn giản, chúng ta có thể tham khảo ý kiến của các doanh nhân đã thành
công trong việc tiêu thụ các sản phẩm của mình thì cũng không thể tìm ra một câu trả lời
chính xác hay chung nhất được. Song một phương thức tiêu thụ sản phẩm tối ưu thì trước
hết phải hội tụ đầy đủ các khả năng vượt qua các chướng ngại trên con đường đi tới mục
tiêu mà doanh nghiệp mình đã lựa chọn. Để thực hiện được yêu cầu này thì đòi hỏi các
doanh nghiệp dệt may phải giải quyết hàng loạt các vấn đề, trong đó vấn đề cốt lõi xuyên
suốt tư tưởng hành động của doanh nghiệp là phải tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với
cộng đồng, có khả năng duy trì việc sản xuất và kinh doanh ổn định, vững chắc và có khả
năng mở rộng thị trường. Nhưng chúng ta không nên và cũng không thể hi vọng có được
một công thức bất biến về một phương thức tiêu thụ đúng đắn. Song chúng ta cũng có
những căn cứ sau đây làm kinh nghiệm:
Hướng tới lợi ích của người tiêu dùng: Sản phẩm được sản xuất ra là để phục vụ
người tiêu dùng. Nếu các sản phẩm dệt may được sản xuất ra nhưng không được tiêu dùng
cũng có nghĩa là các sản phẩm đó không được người tiêu dùng chấp nhận khi đó việc sản
xuất trở thành vô nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường, chiến thắng sẽ thuộc về ai biết hành
động theo phương châm “khách hàng là tất cả”.
Xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới tiêu thụ: Trong việc xây dựng mạng lưới tiêu thụ
cần phải đánh giá được các loại trung gian, vai trò của họ trong mạng lưới tiêu thụ. Tìm
được và đưa ra những căn cứ xây dựng mạng lưới tiêu thụ chính xác và phù hợp.
Cơ chế thị trường tổ chức tinh vi, vận hành một cách vô thức trong đó người tiêu
dùng và doanh nghiệp tác động lẫn nhau để xác định ba vấn đề chính trong kinh doanh.
Việc tiêu thụ sản phẩm bây giờ đòi hỏi các nhà kinh doanh phải trăn trở suy nghĩ để có được
một phương thức kinh doanh phù hợp, hiệu quả nhất. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông
tin, thời đại khoa học kỹ thuật bùng nổ như vũ bão, sản phẩm cần tiêu thụ có hàng ngàn,
hàng vạn loại khác nhau. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay, để hoạt động tiêu thụ sản phẩm
dệt may có hiệu quả cần phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Phải ngiên cứu và nắm rõ tình hình sản phẩm dệt may trên thị trường để kịp thời
thay đổi mẫu mã, sản phẩm cho phù hợp nhằm chiếm lĩnh thị trường. Không ngừng cải tiến
hình thức, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ phù hợp
với xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật và lối sống hiện đại.
- Phải bằng mọi cách tổ chức quản lý, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản
phẩm để tạo điều kiện giảm giá bán nếu sản phẩm thực sự không có sự cải tiến gì về hình
thức và chất lượng.
- Tăng cường công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ,
áp dụng linh hoạt các hình thức và phương thức thanh toán, kết hợp sử dụng hệ thống giá
linh hoạt, mềm dẻo nhằm mục đích tối đa hoá sự tiện lợi cho khách hàng trong mua bán,
trên cơ sở đó, kích thích nhu cầu tiêu dùng và tạo điều kiện khai thác triệt để nhu cầu tiềm
năng.
- Cần tạo dựng và giữ gìn sự tín nhiệm của khách hàng với thương hiệu và sản phẩm
của doanh nghiệp mình. Đây là một bài toán rất khó cho các doanh nghiệp, đặc biệt với đặc
thù của doanh nghiệp dệt may lại càng khó. Vì trên thị trường có quá nhiều chủng loại sản
phẩm và rất nhiều nhà cung cấp có thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng. Mặt khác người tiêu
dùng Việt Nam lại thường không trung thành với một nhãn hiệu và nhà cung cấp nào trong
thời gian dài.
- Cuối cùng là phải đón bắt được nhu cầu tiềm năng của khách hàng đối với từng loại
sản phẩm cụ thể của doanh nghiệp để chuẩn bị cho tương lai.
Nhà sản xuất thông qua tiêu thụ để nắm bắt thị hiếu, xu hướng tiêu dùng, yêu cầu về
sản phẩm, để từ đó mở rộng hướng kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới, tìm kiếm khả
năng và biện pháp thu hút khách hàng… Tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải
nghiên cứu thị trường, xác định các nhu cầu của thị trường, sử dụng tổng thể các biện pháp
về tổ chức, kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiêu thụ sản
phẩm. Theo quan điểm kinh doanh hiện đại thì những nội dung chủ yếu của quản lý hoạt
động tiêu thụ sản phẩm được mô tả qua sơ đồ 1.1:
Thị trường
Sản phẩm
Dịch vụ
Giá,doanh số
Ngân quỹ
Phân phối
và giao tiếp
Phối hợp và
tổ chức thực
hiện các KH
Quản lý dự
trữ và hoàn
thiện SP
Quản lý hệ
thống PP
Quản lý lực
lượng bán
Tổ chức bán
hàng và cung
cấo DV
Nghiên cứu
thị trường
Hàng
hoá
dịch
vụ
Lập các kế
hoạch tiêu
thụ sản phẩm
Thị trường Thông tin
thị trường
Sơ đồ 1.1: Nội dung chủ yếu của quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm
1. Nghiên cứu thị trường dệt may trên thị trường nội địa
Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường dệt may rất rộng lớn, các doanh nghiệp dệt may không thể thoả mãn tốt
tất cả thị trường nên việc lựa chọn thị trường là vấn đề hết sức cần thiết khi doanh nghiệp
đưa ra các chiến lược của mình. Thực tế hiện nay thì việc lựa chọn thị trường đối với doanh
nghiệp là rất phong phú. Có những doanh nghiệp chỉ tập trung vào khu vực thị trường xuất
khẩu mà không chú trọng phát triển tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp mình trên thị
trường trong nước. Đây cũng là một cách để doanh nghiệp dệt may tập trung cho thương
hiệu, chỗ đứng của doanh nghiệp mình trên thị trường. Thị trường mục tiêu của doanh
nghiệp bao gồm một hay một vài nhóm khách hàng mà hoạt động marketing của doanh
nghiệp dệt may nhằm vào. Việc phân khúc thị trường đã làm bộc lộ ra những cơ hội của
khúc thị trường đang xuất hiện. Sau đó Công ty phải đánh giá các khúc thị trường khác nhau
và quyết định lấy bao nhiêu khúc thị trường và những khúc thị trường làm mục tiêu. Khi
đánh giá các khúc thị trường khác nhau Công ty phải xem xét ba yếu tố cụ thể là quy mô và
mức tăng trưởng của khúc