Doanh nghiệp là những chủ thể kinh doanh độc lập, và tự chịu trách
nhiệm về tài chính và kết quả kinh doanh của mình. Tuy nhiên muốn tiến hành
kinh doanh doanh nghiệp cần phải có vốn để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và
đầu tư tài sản lưu động. Trong nền kinh tế thị trường, mục đích kinh doanh của
bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là thu lợi nhuận mà vốn, công nghệ, thị trường là
ba yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Nếu có thị
trường, không có vốn thì không có cơ sở vật chất kỹ thuật và vật liệu để sản
xuất; nếu có vốn nhưng không có công nghệ, thị trường thì không thể sản xuất
kinh doanh được, vốn sử dụng không có hiệu quả và không có điều kiện để bảo
toàn vốn. Do đó, vấn đề cấp bách hàng đầu đặt ra đối với doanh nghiệp là phải
tổ chức tốt công tác huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trên cơ sở tôn trọng
các nguyên tắc tài chính tín dụng và quy định pháp luật hiện hành.
Trong cơ chế bao cấp các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước bao
cấp về vốn nên chưa chú trọng đến công tác tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả vì
vậy hiệu quả kinh doanh đạt thấp. Chuyển sang kinh tế thị trường, doanh nghiệp
nhà nước cũng như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế đều phải bảo toàn
và nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. Đây là nhiệm vụ công tác tài chính
doanh nghiệp.
Bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện để các doanh
nghiệp khẳng định vị thế của mình trong môi trường cạnh tranh của cơ chế thị
trường. Mặc dù có những doanh nghiệp đã thích nghi với cơ chế thị trường, bảo
toàn và phát triển được vốn nhưng cũng có các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo
dài do hạn chế trong việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ nhận
thức tầm quan trọng của công tác quản lý bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, tôi đã nghiên cứu “Một số giải pháp tài chính để bảo toàn và nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty xây dựng số 1.
Nội dung của báo cáo bao gồm 3 phần :
Phần 1: Khái quát đặc điểm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty xây dựng số 1.
Phần 2 : Thực trạng quản lý, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
ở Công ty xây dựng số 1.
Phần 3 : Một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh ở Công ty xây dựng số 1.
17 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp tài chính để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty xây dựng số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Một số giải pháp tài chính để
bảo toàn và nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn ở Công ty xây dựng
số 1
Lời nói đầu
Doanh nghiệp là những chủ thể kinh doanh độc lập, và tự chịu trách
nhiệm về tài chính và kết quả kinh doanh của mình. Tuy nhiên muốn tiến hành
kinh doanh doanh nghiệp cần phải có vốn để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và
đầu tư tài sản lưu động. Trong nền kinh tế thị trường, mục đích kinh doanh của
bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là thu lợi nhuận mà vốn, công nghệ, thị trường là
ba yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Nếu có thị
trường, không có vốn thì không có cơ sở vật chất kỹ thuật và vật liệu để sản
xuất; nếu có vốn nhưng không có công nghệ, thị trường thì không thể sản xuất
kinh doanh được, vốn sử dụng không có hiệu quả và không có điều kiện để bảo
toàn vốn. Do đó, vấn đề cấp bách hàng đầu đặt ra đối với doanh nghiệp là phải
tổ chức tốt công tác huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trên cơ sở tôn trọng
các nguyên tắc tài chính tín dụng và quy định pháp luật hiện hành.
Trong cơ chế bao cấp các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước bao
cấp về vốn nên chưa chú trọng đến công tác tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả vì
vậy hiệu quả kinh doanh đạt thấp. Chuyển sang kinh tế thị trường, doanh nghiệp
nhà nước cũng như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế đều phải bảo toàn
và nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. Đây là nhiệm vụ công tác tài chính
doanh nghiệp.
Bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện để các doanh
nghiệp khẳng định vị thế của mình trong môi trường cạnh tranh của cơ chế thị
trường. Mặc dù có những doanh nghiệp đã thích nghi với cơ chế thị trường, bảo
toàn và phát triển được vốn nhưng cũng có các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo
dài do hạn chế trong việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ nhận
thức tầm quan trọng của công tác quản lý bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, tôi đã nghiên cứu “Một số giải pháp tài chính để bảo toàn và nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty xây dựng số 1.
Nội dung của báo cáo bao gồm 3 phần :
Phần 1: Khái quát đặc điểm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty xây dựng số 1.
Phần 2 : Thực trạng quản lý, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
ở Công ty xây dựng số 1.
Phần 3 : Một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh ở Công ty xây dựng số 1.
Phần 1 Khái quát đặc điểm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty xây dựng số 1.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
- Công ty xây dựng số 1 là thành viên của Tổng Công ty xây dựng Hà Nội
(Bộ Xây dựng) có trụ sở tại 59 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội với
nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng trong phạm
vi cả nước.
- Công ty được thành lập ngày 5/8/1958, theo Quyết định số 117 của Bộ
kiến trúc có tên là Công ty Kiến trúc Hà Nội trực thuộc Bộ Kiến trúc (nay là Bộ
Xây dựng). Trong thời gian này, Công ty đã xây dựng đựơc nhiều công trình
Chủ nghĩa xã hội ở Thủ đô Hà Nội như khu Cao Xà Lá, nhà máy Dệt 8-3,
trường Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh tế quốc dân...
- Ngày 7/7/1960 Công ty kiến trúc Hà Nội đổi tên thành Công ty Kiến
trúc khu nam Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là xây dựng các công
trình phục vụ chiến đấu phòng tránh bom đạn Mỹ.
-Đến ngày 18/3/1977 Công ty lại được đổi tên thành Công ty xây dựng số
1 trực thuộc Bộ Xây dựng. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty trong thời gian này là
xây dựng các công trình phúc lợi.
- Ngày 31/8/1983 Tổng Công ty xây dựng Hà Nội được thành lập và từ
đó đến nay Công ty xây dựng số 1 chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Công ty
xây dựng Hà Nội .
- Từ tháng 12/1986 việc chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần có sự quản lý của Nhà nước đã gây ra không ít khó khăn cho Công
ty, nhưng Công ty đã nhanh chóng thích nghi thông qua việc nâng cao hiệu quả,
chất lượng sản xuất, chấp nhận cạnh tranh đấu thầu. Công ty đã phát triển thành
một doanh nghiệp mạnh của ngành xây dựng và đã thi công nhiều dự án lớn,
yêu cầu kỹ thuật cao, thời gian thi công ngắn như nhà máy đèn hình Hanel,
khách sạn quốc tế Hồ Tây (20tầng), Tháp trung tâm Hà Nội (25 tầng)...Công ty
ngày càng có uy tín trên thị trường và đã đóng góp một phần không nhỏ cho
NSNN, tạo được công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động.
-Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty luôn luôn là một
đơn vị mạnh của Tổng Công ty và đã nhận được nhiều huân huy chương của
Nhà nước.
1.2 Đặc điểm quy trình công nghệ và quản lý tổ chức sản xuất.
1.2.1 Đặc điểm quy trình công nghệ sản phẩm xây dựng.
- Sản phẩm xây dựng là những công trình nhà cửa được xây dựng tại chỗ,
sản phẩm mang tính đơn chiếc, có kích thước và chi phí lớn, thời gian xây dựng
lâu dài. Hầu hết các công trình đều tuân theo một quy trình công nghệ sản xuất
như sau:
-Nhận thầu thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp
-Ký hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư công trình (bên A)
-Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được ký kết, Công ty
tổ chức quá trình sản xuất thi công để tạo ra sản phẩm (công trình hay hạng
mục công trình)
-Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát của chủ đầu tư công trình
về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công
-Bàn giao công trình hoàn thành và thanh quyết toán hợp đồng xây dựng
với chủ đầu tư.
1.2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý.
Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty xd số 1 như sau :
- Giám đốc Công ty: quản lý chỉ đạo điều hành chung mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời cùng với kế toán trưởng chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
- Giúp việc cho giám đốc có phó giám đốc phụ trách kế hoạch tiếp thị,
phó giám đốc kinh tế và phó giám đốc kỹ thuật thi công cơ điện; có trách nhiệm
điều hành mọi hoạt động của Công ty khi giám đốc đi vắng.
- Bí thư Đảng uỷ, chủ tịch công đoàn, Đoàn thanh niên giúp việc cho ban
giám đốc quản lý các hoạt động có hiệu quả .
- Các phòng chức năng của Công ty có trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất
kinh doanh, lập và kiểm tra các định mức kinh tế kỹ thuật...
1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty XD số 1 trong những
năm gần đây.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng tổng hợp tình hình kinh doanh và nộp ngân sách của Công ty xây dựng số 1
Chỉ tiêu Đơnvị
tính
1998 1999 Dự kiến
2000
Giá trị tổng sản lượng 1000đ
108.896.252
95.236.000
140.262.10
0
Doanh thu tiêu thụ 1000đ
64.147.840
63.696.375
68.520.235
Lợi nhuận trước thuế 1000đ
2.395.497
775.699
2.001.565
Tổng số lao động người 710 722 740
Thu nhập bình quân đ/ngườ
i
653.501
737.000 750.200
Phải nộp ngân sách 1000đ
3.241.764
4.605.502
5.554.211
Qua số liệu trên ta thấy:
Nhìn chung tình hình kinh doanh của Công ty theo xu hướng gia tăng:
- Doanh thu năm 1999 của Công ty bằng 99,3% so với năm, dự kiến năm
2000 doanh thu tăng 4.823.860 nghìn đ (7,57%) so với năm 1999.
- Lợi nhuận năm 1999 bằng 32,38% năm 1998, chủ yếu là do thị trường
xây lắp thu hẹp nên số lượng công trình thi công giảm, một số công ở xa chi phí
quản lý điều hành thi công. Năm 2000 dự kiến lợi nhuận tăng 158% so với năm
1999. Với kết quả kinh doanh này, Công ty có khả năng tiềm tàng về tài chính
để bảo toàn vốn kinh doanh, bởi vì kết quả kinh doanh lãi hay lỗ sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến bảo toàn vốn của doanh nghiệp.
- Thu nộp ngân sách năm 1999 bằng 142% của năm 1998, số thu nộp
ngân sách năm 1999 tăng chủ yếu là số thuế GTGT phải nộp 4.246.893 nghìn đ.
Dự kiến năm 2000 số thu nộp ngân sách sẽ là 5.554.211 nghìn đ.
phần 2 Thực trạng bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
Công ty xd số 1
2.1 Tình hình tổ chức vốn kinh doanh của Công ty.
Là một doanh nghiệp Nhà nước nên vốn ban đầu của Công ty do Nhà
nước cấp.Sau đó vốn của Công ty được huy động từ vay vốn tín dụng, vay của
công nhân viên, tận dụng khoản phải trả cho người bán.. Dựa vào nguồn hình
thành vốn kinh doanh của Công ty ta sẽ thấy được khả năng độc lập về vốn của
Công ty trong sản xuất kinh doanh. Cụ thể :
Nguồn hình thành vốn kinh doanh của Công ty xd số 1
Đơn vị tính : đồng
Stt
Chỉ tiêu
31/12/1998
31/12/1999
So sánh năm
1999 - 1998
1
1.1
1.2
Vốn chủ sở hữu
- Nguồn vốn kinh doanh
- Các quỹ
12.879.262.76
3
8.354.240.129
4.436.045.660
12.266.788.07
9
8.791.716.261
3.388.743.375
- 612.474.674
+437.476.132
- 1.047.302.285
2 Nợ phải trả 21.945.968.89 46.038.635.09 +24.092.666.202
2.1
2.2
2.3
Nợ dài hạn
Nợ ngắn hạn
Nợ khác
2
3.221.992.350
15.875.544.71
9
2.848.431.823
4
4.562.770.350
36.109.517.44
6
3.436.092.826
+1.340.778.000
+20.233.972.727
+ 587.661.003
3 Tổng số 34.825.231.65
5
58.305.423.17
3
+23.480.191.518
Hệ số VCSH / tổng số
vốn kd [= (1)/(3)]
0,369 0,21 - 0,159
Hệ số nợ [= (2)/(3)] 0,631 0,79 + 0,159
Hệ số nợ / vốn chủ sở
hữu [ = ( 2.1)/ (1)]
0,25 0,37 + 0,12
Qua số liệu trên cho thấy:
- Vốn chủ hữu đến cuối năm 1999 chiếm 21% tổng số vốn của Công ty,
so với năm 1998 giảm 4,7%, do đã chi dùng các quỹ khen thưởng và phúc lợi.
Nhưng vốn kinh doanh (TK 411) tăng 5,2% so với năm 1998.
- Nợ phải trả của Công ty đến cuối năm 1999 chiếm 79% tổng số vốn
kinh doanh, tăng 24.092.666.202 đ so với năm 1998. Hệ số nợ của Công ty
năm 1999 tăng từ 0,631 năm 1998 lên 0,79 là dấu hiệu khả năng thanh toán
kém dần.
Qua số liệu trên, vốn chủ sở hữu chiếm 21%, nợ phải trả 79% về lý thuyết
thì kết cấu này ảnh hưởng nhiều đến an toàn trong kinh doanh. Nhưng với kết
quả kinh doanh đạt được năm 1999 cũng như khả năng thanh toán nợ thì tình
hình tài chính của Công ty có thể nói vẫn lành mạnh. Tuy nhiên, cơ cấu vốn này
cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty bởi vì
nợ vay ngân hàng tăng làm chi phí vốn tăng đồng thời lợi nhuận giảm.
2.2 Tình hình giao nhận vốn Nhà nước của Công ty xây dựng số 1.
Tổng số vốn Nhà nước Tổng Công ty giao cho Công ty xây dựng số 1 để
sử dụng vào hoạt động kinh doanh và có trách nhiệm bảo toàn là 5.483.983.906
đ trong đó vốn cố định là 2.408.230.260 đ, vốn lưu động là 3.043.390.246 đ và
vốn xây dựng cơ bản là 32.363.400 đ.
Tính đến 31/12/1999, vốn Nhà nước có tại Công ty xây dựng số 1 là
8.791.716.261 đ, so với số vốn Nhà nước nhận tại thời điểm Tổng Công ty
giao thì số vốn nhà nước tại Công ty đã tăng là 3.307.732.355 đ. .
2.3 Tình hình quản lý, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của Công ty.
Tính đến 31/121999 tổng số vốn kinh doanh của Công ty đạt
58.305.423.173 đ, tăng 23.480.191.518 đ so với cùng kỳ năm 1998. Cụ thể tình
hình tăng giảm các loại vốn của Công ty theo bảng dưới đây:
Bảng cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty xD số 1
Chỉ tiêu 31 - 12 Năm 1998 31 - 12 Năm 1999
Giá trị (đồng) Tỷ trọng(%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%)
Vốn cố định
6.958.387.256
20%
6.387.987.080
11%
Vốn lưu động 27.866.844.39
9
80% 51.917.436.09
3
89%
Tổng cộng 34.825.231.65
5
100% 58.305.423.17
3
100%
Tỷ trọng giữa VCĐ và VLĐ chênh lệch nhau quá lớn, do đặc điểm kinh
doanh của Công ty là thi công các công trình dân dụng nên không đòi hỏi phải
có nhiều thiết bị xe máy thi công như các doanh nghiệp xây lắp các công trình
thuỷ điện. Tuy vậy, nhưng tỷ trọng vốn cố định trong tổng số vốn kinh doanh là
thấp và chưa hợp lý, Công ty chưa quan tâm nhiều đến đầu tư những thiết bị thi
công có công nghệ kỹ thuật cao...
Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xD số 1
Stt
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
So sánh
1999-1998
1 Doanh thu thuần 64.147.840.35
2
63.696.375.357 - 451.464.995
2 Lợi nhuận ròng
1.796.627.459
581.774.811 - 1.214.852.648
3 Vốn sản xuất bình quân 34.760.750.92
5
41.896.205.371 +7.135.454.446
4 Vốn chủ sở hữu bình
quân
11.013.084.95
4
12.573.025.421 +1.559.940.467
5 Vòng quay toàn bộ vốn
[=(1)/(3)]
1,85 1,52 - 0,33
6 Doanh lợi doanh thu
[=(2)/(1)]
0,028 0,009 -0,019
7 Doanh lợi tổng vốn
[=(2/(3)]
0,05 0,0138 - 0,0362
8 Doanh lợi vốn CSH
[ =(2)/(4)]
0,163 0,0462 - 0,1168
Số dư vốn CSH đầu kỳ + Số dư vốn CSH cuối kỳ
Vốn CSH bình quân =
2
Nhìn một cách tổng quát có thể thấy kết quả sản xuất kinh doanh của
Công ty năm 1999 giảm hơn năm 1998. Do doanh thu thuần giảm, các chỉ tiêu
phản ánh hiệu quả đều giảm và đặc biệt là lợi nhuận. Về mặt lý thuyết hiệu
quả sử dụng vốn của Công ty năm 1999 đã giảm và trên thực tế số lợi nhuận
được tạo ra trên một đồng vốn của Công ty giảm nói lên công tác quản lý sử
dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty năm 1999 kém hơn năm 1998.
Nguyên nhân giảm so với năm 1998 cũng không phải hoàn toàn do chủ
quan của Công ty, mà do điều kiện sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn.
Môi trường cạnh tranh công trình bị giảm nhiều phải hạ thấp giá để thắng thầu...
2.3.1 Tình hình quản lý, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố
định của Công ty.
Tính đến 31/12/1999 vốn cố định của Công ty đạt 6.387.987.080 đ,
chiếm 11% tổng số vốn kinh doanh. Trong đó, vốn cố định đầu tư vào TSCĐ là
4.112.983.638 đ và đầu tư tài chính dài hạn là 2.275.003.442đ.
Trong năm 1999, Công ty đã đầu tư , mua sắm tài sản cố định, đồng thời
đã thực hiện tốt công tác thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng để thu hồi vốn.
Nguyên giá tài sản cố định của Công ty đến cuối năm 1999 đạt
9.716.108.043 đ tăng 10,9% so với năm 1998 do mua sắm bổ sung thêm và
đượcTổng công ty điều động cho.Trong quá trình sử dụng Công ty đã thường
xuyên quan tâm bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ, do đó tuy đã khấu hao
hết giá trị nhưng tài sản vẫn còn sử dụng được vào hoạt động kinh doanh.Bên
cạnh đó những tài sản đã hư hỏng, không sửa chữa được hoặc chi phí sửa chữa
lớn quá cao đã được Công ty kịp thời thanh lý, thu hồi vốn để tái đầu tư tài sản.
Chứng tỏ Công ty đã đổi mới, trang bị các máy móc thiết bị kỹ thuật có
công nghệ hiện đại nhưng vẫncòn hạn chế, chưa làm thay đổi nhiều cơ cấu
TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng VCĐ là một bộ phận tạo ra hiệu quả kinh doanh, là
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng bảo toàn vốn của Công ty. Để đánh giá hiệu
quả sử dụng VCĐ của Công ty phải dựa vào 1 số các chỉ tiêu sau:
Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty XD số 1
Stt
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
So sánh năm
1999 - 1998
1 Doanh thu thuần 64.147.840.35
2
63.696.375.35
7
- 451.464.995
2 Lợi nhuận ròng 1.796.627.459 581.774.811 -1.214.852.648
3 Số dư VCĐ bình quân 6.449.003.482 6.673.187.168 +224.183.686
4 Nguyên giá TSCĐ bình quân 8.056.592.121 9.238.689.406 +1.182.097.28
5
5 Hiệu suất sử dụng VCĐ
[=(1)/(3)]
9,94 9,54 - 0,4
6 Hiệu suất sử dụng TSCĐ
[ = (1)/(4)]
7,96 6,89 - 1,07
7 Tỷ suất lợi nhuận VCĐ
[= (2)/(3)]
0,278 0,087 - 0,191
8 Hàm lượng VCĐ [ = (3)/(1)] 0,100 0,104 +0,004
Nhận thấy năm 1999, hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm so với năm
1998. Thực tế sản xuất năm 1999 để tạo ra 1 đồng doanh thu thì cần nhiều hơn
0,004 đ VCĐ so với năm 1998. Chứng tỏ việc tổ chức sử dụng vốn cố định đã
giảm hiệu quả.
Từ bảng trên cho thấy ba chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCĐ, hiệu suất sử
dụng VCĐ, hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty năm 1999 đều giảm sút so
với năm 1998. Điều kiện kinh doanh năm 1999 không được thuận lợi đã ảnh
hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng VCĐ. Mặc dù
có giảm sút nhưng điều đáng mừng là việc sử dụng VCĐ của Công ty vẫn có
hiệu quả và vốn đã được bảo toàn.
2.3.2 Tình hình quản lý, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động của Công ty.
Tính đến 31/12/1999 tổng số vốn lưu động của Công ty là
51.917.436.093 đ chiếm 89% trong tổng số vốn kinh doanh, tăng
24.050.591.694 đ (86,3%) so với năm 1998 (27.866.844.399 đ). Như vậy, cùng
với sự tăng trưởng của vốn kinh doanh thì vốn lưu động của Công ty qua các
năm đều tăng là điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất của Công ty.
Thực tế, trong tổng số vốn lưu động của Công ty thì vốn trong khâu sản
xuất năm 1999 giảm 13,32% (về tỷ trọng) so với năm 1998, chỉ chiếm
14,03%; vốn trong khâu dự trữ hai năm 1999 và 1998 chiếm khoảng từ 2,04%
đến 2,54% thấp nhất trong các loại VLĐ. Vốn nằm trong khâu lưu thông năm
1999 là 83,93% chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn lưu động, tỷ lệ này
không những không giảm mà còn tăng 13,854% so với năm 1998; Cơ cấu vốn
này ngày càng tỏ ra mất cân đối giữa các khâu, đặc biệt ở khâu lưu thông số
vốn chiếm tỷ trọng quá lớn, có thể nói là chưa phù hợp đối với một doanh
nghiệp xây lắp như Công ty, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
Công ty.
Để đánh giá đúng hơn hiệu quả sử dụng vốn lưu động và những tồn tại
trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty , chúng ta xem xét một
số chỉ tiêu sau đây:
Năm 1999, số vốn lưu động bình quân sử dụng nhiều hơn năm 1998 là
6.911.270.760 đ (tăng với tốc độ 24,4%) nhưng doanh thu lại không tăng mà
giảm 451.464.995 đ (giảm 0,7%), do đó hàm lượng vốn lưu động tăng, có
nghĩa Công ty muốn tạo ra 1 đồng doanh thu năm 1998 cần 0,44 đồng vốn lưu
động nhưng năm 1999 cần 0,55 đồng VLĐ tăng thêm 0,11 đ, năm 1999 vốn lưu
động luân chuyển chậm hơn 0,45 vòng so với năm 1998, tương ứng làm cho
kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng từ 154 ngày/ 1vòng năm 1998 lên 194
ngày/1vòng năm 1999. Như vậy, vốn lưu động năm 1999 luân chuyển chậm
hơn năm 1998 tác động làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.
Tình hình luân chuyển và hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của Công ty xd số 1
ST
T
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Sosánh(+)(-)
Năm1999-1998
1 Doanh thu thuần 64.147.840.35
2
63.696.375.35
7
-
451.464.995
2 Lợi nhuận
2.395.497.279
775.699.748
-
1.619.797.531
3 Lợi nhuận ròng
1.796.627.459
581.774.811
-
1.214.852.648
4 Vốn lưu động bình
quân
28.311.747.44
3
35.223.018.20
3
+
6.911.270.760
5 Vòng luân chuyển VLĐ
[=1)/(4)]
2,26 1,81 - 0,45
6 Kỳ luân chuyển VLĐ
[=(360ngày)/(5)]
159 199 - 40
7 Hàm lượng VLĐ
[=(4)/(1)]
0,44 0,55 + 0,11
8 Doanh lợi VLĐ
[= (3)/(4)]
0,063 0,0165 - 0,0465
Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta cần xem
xét thêm một số chỉ tiêu như: kỳ thu tiền trung bình, số vòng quay hàng hoá tồn
kho theo số liệu ở các báo cáo tài chính của Công ty ( phụ lục số 1, 2) ta tính
được:
Số vòng quay 54.866.886.608
= = 4,7
hàng tồn kho (năm 1998) 11.636.373.108
Số vòng quay 59.104.794.672
= = 7,1
hàng tồn kho (năm1999) 8.317.138.751
Chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho của Công ty năm 1999 tăng 2,4 vòng so
với năm 1998, có nghĩa hàng hoá tồn kho được luân chuyển nhanh hơn và việc
kinh doanh của Công ty là tốt vì Công ty chỉ cần đầu tư lượng hàng hoá tồn kho
thấp, tiền ít bị ứ đọng.
Kỳ thu tiền 9.539.341.468
= x 360 = 53 ngày
trung bình (năm 1999) 64.147.840.352
Kỳ thu tiền 22.053.027.343
= x 360 = 124 ngày
trung bình (năm 1998) 63.696.375.357
Theo như tính toán trên thì số ngày Công ty phải đợi để có thể nhận được
tiền do khách hàng trả nợ năm 1999 tăng 71 ngày so với năm 1998. Thể hiện
công tác thu hồi nợ kém hiệu quả, làm ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng vốn.
2.4 Tình hình trích lập các khoản dự phòng
Công tác quản lý, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công
ty còn được thể hiện qua việc trích lập các khoản, quỹ dự phòng. Tình hình trích
lập các khoản dự phòng và quỹ dự phòng của Công ty được thể hiện ở bảng sau:
Tình hình trích lập các khoản dự phòng của Công ty xd số 1
Đơn vị tính : đồng
Stt
Chỉ tiêu
31/12/1998
31/12/1999
So sánh năm
1999 với 1998
1 Dự phòng nợ phải thu khó đòi 1.677.819.183 1.479.098.183 -198.721.000
2 Dự phòng bảo hành công trình 2.459.095.544 2.958.031.751