Đề tài Một số vấn đề về Chính sách tiền tệ, công cụ thực hiện và định hướng hoàn thiện ở Việt Nam

Nếu ta coi nền kinh tế là một cơ thể sống thì đồng tiền là dòng máu này chảy đến từng tế bàocủa nền kinh tế thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng mạnh. Nếu thiếu tiền nền kinh tế sẽ thiếu cầu, kiệt quệ, tăng trưởng chậm và hàng loạt các căn bệnh khác của một nền kinh tế “thiếu sự sống”. Ngược lại nếu quá dư thừa tiền thì sao? Khi lượng tiềntăng quá nhanh gây ra lạm phát, thất nghiệp và nền kinh tế mất ổn định, suy thoái nghiêm trọng. Sự dư thừa này kéo theo nó hàng loạt các vấn đề có tác hại đến sự phát triển và tăng trưởng cuả nền kinh tế. Vấn đề đặt ra là làm sao điều tiết được tiền, một phương tiện mạnh nhất cũng là điểm yếu nhất của nền kinh tế khi khủng hoảng tiền tệ?. ở tầm quản lý vĩ mô, Chính phủ thường sử dụng chính sách tiền tệ thông qua ngân hàng(NHTW) để điều tiết lượng tiền đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế, đạt được các mục tiêu trong tương lai. Và riêng Việt Nam với hơn 10 năm đổi mới theo cơ chế thị trường, có rất nhiều vấn đề đặt ra. Chính vì vậy trong khuôn khổ môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ em đã nghiên cứu đề tài “Một số vấn đề về Chính sách tiền tệ, công cụ thực hiện và định hướng hoàn thiện ở Việt Nam”.

pdf50 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 3844 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về Chính sách tiền tệ, công cụ thực hiện và định hướng hoàn thiện ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận Văn “Một số vấn đề về Chính sách tiền tệ, công cụ thực hiện và định hướng hoàn thiện ở Việt Nam” 2 Mục lục Phần mở đầu ---------------------------------------------------------------------------1 I. Chính sách tiền tệ và mục tiêu của chính sách tiền tệ 1.Vị trí và vai trò của chính sách tiền tệ ----------------------------------------2 2.Mục tiêu của chính sách tiền tệ-------------------------------------------------3 2.1.Kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả, ổn định sức mua đối nội của đồng tiền ----------------------------------------------------------------------------------------4 2.2.ổn định sức mua của đồng tiền -----------------------------------------------4 2.3.Tăng trưởng kinh tế ------------------------------------------------------------5 2.4.Tạo công ăn việc làm ----------------------------------------------------------6 II. Nội dung cơ bản của chính sách tiền tệ --------------------------------------7 1.Cung ứng và điều hoà khối tiền tệ ---------------------------------------------7 2.Chính sách tín dụng cho nền kinh tế ----------------------------------------- 10 3.Chính sách ngoại hối ----------------------------------------------------------- 11 4.Chính sách đối với ngân sách nhà nước------------------------------------- 14 III. Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ --------------------------------- 15 1.Nghiệp vụ thị trường mở ------------------------------------------------------ 15 2.Chính sách chiết khấu ---------------------------------------------------------- 16 3.Dự trữ bắt buộc------------------------------------------------------------------ 17 4.Kiểm soát hạn mức tín dụng -------------------------------------------------- 17 5.Quản lý lãi suất của các ngân hàng thương mại --------------------------- 18 IV.Chính sách tiền tệ ở Việt nam ----------------------------------------------- 20 3 1.Chính sách tiền tệ với công cuộc cải cách và phát triển kinh tế ở Việt nam ------------------------------------------------------------------------------------- 20 2.Các công cụ gián tiếp được sử dụng trong thời gian vừa qua tại Việt Nam --------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------ 22 3.Các công cụ trực tiếp được sử dụng thời gian qua ------------------------ 25 V.Định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam 27 1.Định hướng ---------------------------------------------------------------------- 27 2..Giải pháp ------------------------------------------------------------------------ 28 Kết luận ------------------------------------------------------------------------------- 30 Tài liệu tham khảo------------------------------------------------------------------ 31 Phần mở đầu Bước vào thế kỷ 21, cả nhân loại trong xu hướng toàn cầu hoá các nền kinh tế của các thể chế khác nhau đang trên con đường hội nhập chung vào các hoạt động kinh tế đầy sôi động. Loài người đang nỗ lực thúc đẩy thế giới tiến lên trong văn minh với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế. Vậy đáp số của bài toán phát triển kinh tế ở đâu? 4 Nếu ta coi nền kinh tế là một cơ thể sống thì đồng tiền là dòng máu này chảy đến từng tế bào của nền kinh tế thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng mạnh. Nếu thiếu tiền nền kinh tế sẽ thiếu cầu, kiệt quệ, tăng trưởng chậm và hàng loạt các căn bệnh khác của một nền kinh tế “thiếu sự sống”. Ngược lại nếu quá dư thừa tiền thì sao? Khi lượng tiền tăng quá nhanh gây ra lạm phát, thất nghiệp và nền kinh tế mất ổn định, suy thoái nghiêm trọng. Sự dư thừa này kéo theo nó hàng loạt các vấn đề có tác hại đến sự phát triển và tăng trưởng cuả nền kinh tế. Vấn đề đặt ra là làm sao điều tiết được tiền, một phương tiện mạnh nhất cũng là điểm yếu nhất của nền kinh tế khi khủng hoảng tiền tệ?. ở tầm quản lý vĩ mô, Chính phủ thường sử dụng chính sách tiền tệ thông qua ngân hàng(NHTW) để điều tiết lượng tiền đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế, đạt được các mục tiêu trong tương lai. Và riêng Việt Nam với hơn 10 năm đổi mới theo cơ chế thị trường, có rất nhiều vấn đề đặt ra. Chính vì vậy trong khuôn khổ môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ em đã nghiên cứu đề tài “Một số vấn đề về Chính sách tiền tệ, công cụ thực hiện và định hướng hoàn thiện ở Việt Nam”. 5 I. Chính sách tiền tệ và mục tiêu của chính sách tiền tệ 1.Vị trí và vai trò của chính sách tiền tệ Hiện nay trên thế giới bất cứ Chính phủ nào cũng phải đối mặt với sự mất ổn định của nền kinh tế đó là lạm phát, thất nghiệp, là khủng hoảng, sự trì trệ của nền kinh tế. Bên cạnh các chính sách khác của Chính phủ thì chính sách tiền tệ là một công cụ hữu hiệu để giải quyết sự mất ổn định trên; chính sách tiền tệ chủ yếu tác động đến đầu tư tư nhân, hướng nền kinh tế tới mức sản lượng và việc làm mong muốn, đem lại sự tăng trưởng ổn định nền kinh tế. Chính sách tiền tệ ngày càng trở nên vô cùng quan trọng đặc biệt là với các quốc gia có nền kinh tế mở, tỷ giá linh hoạt, vốn chuyển động tự do hoàn toàn. Xu hướng chung của chính sách tiền tệ lúc này là nó sẽ đưa tỷ giá của đồng nội địa giảm, làm tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong nước và nước ngoài, xuất khẩu tăng lên lãi suất trở về lãi suất cân bằng của thế giới, thất nghiệp giảm, kinh tế tăng trưởng mạnh, Chính sách tiền tệ là một công cụ để đẩy lùi lạm phát và kiềm chế ở mức thấp đưa lạm phát trở thành một công cụ kích thích tăng trưởng của kinh tế, giải thoát cho nền kinh tế khỏi nguy cơ tụt hậu trầm trọng. Chính 6 sách tiền tệ góp phần làm ổn định tiền tệ, giúp cho Chính phủ nhanh chóng xây dựng một hệ thống tài chính - tiền tệ và tín dụng phát triển góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phục vụ phát triển cho nền kinh tế. Chính sách tiền tệ là một bộ phận chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Nó là một công cụ của quản lý vĩ mô của Nhà nước về tiền tệ do NHTW khởi thảo và thực thi nhằm ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền, ổn định và tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ không chỉ điều chỉnh lượng tiền cung ứng thêm cho một thời gian nhất định thông qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế, mua ngoại tệ, tạm ứng ngân sách mà còn điều chỉnh khối lượng tiền tệ có sẵn trong lưu thông. Đây là quá trình kiểm soát tiền tệ làm sao cho phù hợp giữa khối lượng tiền tệ với mức tăng tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa(GNPn), giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ, giữa tiền và hàng nói chung không gây thừa hoặc thiếu tiền so với nhu cầu lưu thông. Chính sách tiền tệ phải hướng vào việc khống chế nguồn gốc làm tăng hoặc giảm lượng tiền cung ứng, làm tăng hoặc giảm khối lượng tiền tệ nói chung chứ không phải khống chế tiền mặt. Chính sách tiền tệ có vai trò quyết định trong việc điều hành toàn bộ hệ thống ngân hàng từ NHTW đến ngân hàng thương mại và các định chế tài chính. Nó cho phép kiểm soát hệ thống tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, không những thế nó ổn định sức mua của đồng tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là công cụ để kiểm soát toàn bộ hệ thống kinh doanh tiền tệ làm cho hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng được lành mạnh 7 an toàn và có hiệu quả trước sóng gió của thị trường. Nó cho phép dự báo tình hình báo động các diễn biến thuận lợi và bất lợi của lưu thông tiền tệ, phân tích và đưa ra các giải pháp cần áp dụng, các công cụ cần vận hành để hệ thống tiền tệ được lành mạnh. Một chính sách tiền tệ thích hợp sẽ là tác nhân mạnh mẽ để ổn định và kích thích tăng trưởng kinh tế và ngược lại sẽ gây mất ổn định, sự phát triển kinh tế chậm lại thậm chí lâm vào đình trệ, suy thoái và khủng hoảng. Sự phát triển kinh tế và lành mạnh về tài chính-tiền tệ là tỷ lệ thuận với nhau. Vì vậy nếu xây dựng chính sách tiền tệ phù hợp vào các điều kiện của một nền kinh tế là một vấn đề chiến lược. Trong một quãng thời gian cụ thể nào đó chính sách tiền tệ quốc gia có thể được xác định theo hai hướng: - Chính sách tiền tệ mở rộng: là chính sách nới lỏng tiền tệ ( tăng cung ứng tiền tệ trong lưu thông ) nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, trong trường hợp này chính sách tiền tệ nhằm vào chống suy thoái và kích thích tăng trưởng kinh tế. - Chính sách tiền tệ thắt chặt: chính sách tiền tệ này thu hẹp lượng tiền trong lưu thông nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế, lúc này chính sách tiền tệ nhằm vào chống lạm phát. Việc sử dụng chính sách tiền tệ tuỳ theo thực trạng nền kinh tếthông qua nhiều công cụ khác. Tuỳ từng lúc nhấn mạnh cái gì theo từng mục tiêu và đó thực sự là một nghệ thuật của nhà vạch chính sách. 8 2.Mục tiêu của chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ là một bộ phận trong chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước, nó là một công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước về tiền tệ do NHTW khởi thảo và thực thi nhằm ổn định giá trị đối nội và dối ngoại của đồng tiền, ổn định và tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ không chỉ điều chỉnh khối lượng tiền tệ cung ứng thêm cho một thời gian nhất định thông qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế, mua ngoại tệ, tạm ứng ngân sách mà còn điều chỉnh khối tiền tệ có sẵn trong lưu thông. Đây là quá trình kiểm soát tiền tệ làm sao cho phù hợp giữa khối lượng tiền với mức tăng tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa, giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ, giữa tiền và hàng nói chung, không gây thừa hoặc thiếu tiền so với nhu cầu lưu thông. Chính sách tiền tệ phải hướng vào việc khống chế nguồn gốc làm tăng hoặc giảm khối lượng tiền tệ nói chung chứ không phải khống chế tiền mặt. Và bằng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ mà NHTW đưa ra đó là: dự trữ bắt buộc, chính sách lãi suất, hạn mức tín dụng, nghiệp vụ thị trường mở, chính sách tỷ giá, tái cấp vốn... Các công cụ nêu trên đã góp phần ổn định tiền tệ, kiểm soát được lạm phát và tăng trưởng kinh tế đồng thời tạo điều kiện cho các NHTM huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, vay từ nước ngoài để đầu tư tín dụng tăng năng lực sản xuất. Chính vì lẽ đó, chính sách tiền tệ theo đuổi 4 mục đích cơ bản sau đây: 2.1. Kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả, ổn định sức mua dối nội của đồng tiền 9 Trong điều kiện lưu thông các dấu hiệu giá trị thì lạm phát luôn là khả năng tiềm tàng thậm chí khó tránh khỏi khi mà hệ thống kim bản vị cũng như tiền tín dụng chuyển đổi ra vàng không còn nữa thì NHTW luôn coi việc kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ của mình, Kiểm soát lạm phát nhằm ổn định giá cả hàng hoá là tiền đề cho nền kinh tế phát triển bình thường đảm bảo đời sống người lao động. Giá trị đối nội của đồng tiền là sức mua của nó đối với hàng hoá và dịch vụ trong nước. Sức mua của đồng tiền biến đổi tỷ lệ nghịch với giá cả hàng hoá và dịch vụ. ổn định sức mua đồng tiền là một đại lượng tương đối. Nó biến động xung quanh một biên độ cho phép; ở nước ta hiện nay đang phấn đấu giữ cho tỷ lệ lạm phát ở mức độ một con số (tức là dưới 10%). 2.2. ổn định sức mua của đồng tiền Giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiềnđược đo bằng tỷ giá hối đoái thả nổi. Tỷ giá hối đoái là một đại lượng so sánh giá trị giữa nội tệ và ngoại tệ, vì vậy tỷ giá hối đoái có liên quan đến hàng loạt các yếu tố: - Giá thành nhập và xuất khẩu. - Tỷ lệ lạm phát làm thay đổi sức mua đồng tiền trong nước. - Tình trạng cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế làm biến đổi quan hệ cung cầu ngoại tệ. - Yếu tố tâm lý. 10 - Chính sách can thiệp tỷ giá của Nhà nước. Tỷ giá hối đoái là một yếu tố, một tín hiệu kinh tế hết sức nhạy cảm. Tỷ giá bị nâng lên quá sức mua thực tế của đồng tiền trong nước đều kéo theo những hệ quả tích cực hoặc tiêu cực khó lường cho nền kinh tế. Cho nên đường lối kinh tế xuyên suốt trong điều hành chính sách tiền tệ là ổn định (không phải cố định) tỷ giá hối đoái. Như vậy, giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền có mối liên quan tác động qua lại với nhau. Muốn ổn định tiền tệ và kinh tế trong nước phải có biện pháp ổn định giá cả hàng hoá, dịch vụ và tỷ giá hối đoái. 2.3. Tăng trưởng kinh tế. Về đại thể, khi tỷ lệ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lớn hơn nhịp độ tăng dân số sẽ có tăng trưởng kinh tế. Việc tăng trưởng khối lượng tiền tệ có ảnh hưởng rất lớn đến thực trạng kinh tế. - Khi khối lượng tiền tệ tăng lên, lãi suất tín dụng thường giảm xuống, đồng tiền “rẻ” đi sẽ kích thích đầu tư, tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Mặt khác tăng khối lượng tiền tệ làm tăng tổng cầu, hàng tồn đọng giảm, khích lệ gia tăng sản xuất. - Ngược lại khi khối lượng tiền tệ giảm, lãi suất sẽ tăng làm cho đầu tư giảm, giảm theo tổng sản phẩm quốc dân(GNP). 11 Trong thời kỳ đầu khi các cơ chế tác động của nền kinh tế thị trường chưa nhạy cảm thì người ta thường sử dụng phương pháp ấn định và điều chỉnh lượng cung tiền tệ trực tiếp, chủ yếu bằng hạn mức tín dụng nhưng khi các cơ chế kinh tế thị trường đã thuần thục, tinh vi và nhạy cảm thì người ta chuyển sang sử dụng chủ yếu các chính sách và công cụ quản lý vĩ mô gián tiếp để thực hiện ý đồ thắt chặt hay mở rộng khối tiền tệ cung ứng. Mục tiêu tăng truởng kinh tế vững chắc quan hệ chặt chẽ với mục tiêu việc làm cao bởi vì nhf kinh doanh muốn đầu tư nhiều hơn vào tư liệu sản xuất để nâng cao năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế khi mức thất nghiệp thấp.Ngược lại khi thất nghiệp cao và các xí nghiệp nhàn rỗi thì không có lợi để cho một hãng đầu tư thêm các nhà máy và thiết bị. Mặc dù hai mục tiêu này quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng các chính sách có thể đặc biệt nhằm vào việc khuyến khích tăng trưởng kinh tế bằng cách trực tiếp khuyến khích các hãng đầu tư hoặc khuyến khích nhân dân tiết kiệm để có thêm nhiều vốn cho các hãng đưa vào đấu tư. 2.4. Tạo công ăn việc làm: Cùng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ hướng vào mục tiêu tạo công ăn việc làm cho mỗi người, nhất là đối với các quốc gia chưa phát triển, nơi nào sức lao động là hàng hoá thì nơi đó thất nghiệp là một căn bệnh kinh niên. Chính sách tiền tệ chỉ có thể hướng vào việc tạo công ăn việc làm nhiều hơn thông qua các tác động để mở rộng đầu tư, mở rộng hoạt động kinh tế. Chống thất nghiệp, tạo công ăn việc làm chỉ có thể đạt tới mức nhân dụng cao nhất, khó có thể toàn dụng được. Muốn đạt được mục tiêu về 12 công ăn việc làm phải chống suy thoái nhất là suy thaói chu kỳ, đạt được mức tăng trưởng kinh tế ổn định. Nhìn tổng quát giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm có mâu thuẫn đối nghịch nhau. Thông thường khi kiềm chế được lạm phát thì có nguy cơ tăng trưởng kinh tế giảm, dễ dẫn đến suy thoái và thất nghiệp. Ngược lại, khi mở rộng đầu tư khắc phục suy thoái, tạo tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm thì rất khó kiềm chế lạm phát. Có nhiều ý kiến khác nhau về xử lý mâu thuẫn và tìm đến dung hoà giữa các xu hướng nói trên: - Có nhà kinh tế hiện đại chủ trương đưa mục tiêu chống lạm phát lên hàng đầu, tất cả phải phục tùng yêu cầu chống lạm phát, kể cả tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm nhưng nếu ổn định mà để ổn định thì thực chất là tụt hậu, khó khăn sẽ phát sinh và có nguy cơ tái phát. - Một số nhà kinh tế khác chủ trương phải “mua” bằng một tỷ lệ lạm phát thấp để đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế vừa phải và một tỷ lệ thất nghiệp có thể chấp nhận được. Nó tạo được tình thế ổn định hơn, tránh được các cơn sốc lạm phát, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp. - Có người cho rằng chấp nhận một mức lạm phát nhự nhàng đôi khi là liều thuốc bổ quan trọng để kích thích phát triển sản xuất, có thể 13 tìm ra một phần chân lý ở luận điểm này. Nhưng nếu lấy lạm phát làm chất xúc tác cho tăng trưởng thì quả là một trò đi trên dây. Vì vậy vấn đề đặt ra là chính sách tiền tệ phải tìm được giải pháp để dung hoà được 4 mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể, để vừa kìm chế đượclạm phát vừa tăng trưởng được nền kinh tế và đạt mức nhân dụng cao. II. Nội dung cơ bản của chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ là một bộ phận cấu thành trong chính sách vĩ mô của Nhà nước. Về thực chất điều chỉnh quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ, giữa tiền và hàng trên 4 lĩnh vực quan trọng nhất. - Khối lượng cung ứng tiền - Kiểm soát hoạt động tín dụng trong nền kinh tế. - Kiểm soát ngoại hối. - Kiểm soát việc tạm ứng cho ngân sách Nhà nước. 1.Cung ứng và điều hoà khối tiền tệ a.Lượng tiền cung ứng. Ngân hàng TW phải có giải pháp duy trì được tương quan giữa tổng cung và tổng cầu, giữa tiền và hàng bằng cách giữ nguyên hoặc tăng 14 hay giảm khối lượng tiền tệ. Vì vậy việc kiểm soát lượng tiền cung ứng tăng thêm là rất quan trọng. Nó phụ thuộc vào: - Nền kinh tế hàng năm tăng trưởng thì khối lượng tiền tệ cần tăng thêm bằng mứctăng trưởng kinh tế. - Nếu lạm phát mà chưa kìm được thì khối tiền tệ cung ứng còn phải được tăng thêm bằng tỷ lệ lạm phát ( đã được kìm chế ). Khi kiểm soát khối tiền tệ còn phải tính đến tốc độ luân chuyển của đồng tiền và nó phụ thuộc vào các yếu tố: - Tốc độ chu chuyển vật tư hàng hoá - Lòng tin của dân cư vào giá trị đồng tiền - Sự tiên liệu của dân cư vào thời cơ và vận hội làm ăn sinh lời - Khuynh hướng chỉ tiêu của dân chúng - Chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước - Trình độ kỹ thuật và khả năng tổ chức thanh toán của ngân hàng. Tóm lại qua việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ phải khống chế sao cho khối lượng tiền tệ cung ứng trong một thời kỳ nhất định phải cân đối với mức tăng tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa và vòng quay tiền tệ từng thời kỳ. 15 b.Làm cho thành phần khối tiền tệ (M) đa dạng lên cùng với quá trình phát triển công nghệ ngân hàng, gồm: - Tiền mặt lưu thông ngoài ngân hàng và tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng là M1 - M1 và các khoản tiền tiết kiệm (có kỳ hạn) và tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại là M2 - M2 và các loại tiền huy động tại các định chế tài chính khác là lhối lượng tiền tệ M3 Khối lượng tiền tệ cung ứng tăng thêm hàng năm về một phía nhằm đáp ứng đủ phương tiện thanh toán, gồm tiền mặt và các loại tiền gửi ở ngân hàng. Và phía khác nhằm dành cho các nhu cầu tín dụng ngắn hạn đối với nền kinh tế, tăng dự trữ ngoại hối và tạm ứng cho ngân sách Nhà nước. c.Điều hoà khối lượng tiền tệ tăng giảm theo tín hiệu thị trường. Khối lượng tiền tệ tăng thêm chỉ là chỉ tiêu định hướng. Điều quan trọng là ngân hàng trung ương phải theo dõi diễn biến: - Của hoạt động kinh tế - Của giá cả 16 - Của tỷ giá hối đoái. Từ đó NHTW điều chỉnh kịp thời việc cung ứng tiền sao cho khối lượng tiền tệ tăng thêm hay giảm đi không làm tăng giá cả hoặc tắc nghẽn lưu thông vì thiếu phương tiện thanh toán. Hai yếu tố đồng nhất của tín hiệu thị trường là giá cả và tỷ giá hối đoái. Còn tốc độ tăng trưởng và vòng quay đồng tiền đều biến động, khó biết trước chính xác. Việc điều chỉnh khối lượng tiền cung ứng phải thực hiện từ gốc, qua các nhu cầu đối ứng đặt ra trong các lĩnh vực tạo tiền bằng các chính sách tín dụng và ngoại hối trong những điều kiện khác nhau không đổi, có thể điều hoà lượng tiền cung ứng giữa ba kênh nói trên nhưng tổng số phải bằng tổng lượng tiền cung ứng đã xác định. d.Cách nhìn nhận đối với tiền mặt Để kiểm soát lạm phát, người ta quản lý từ gốc chứ không phải nhằm vào cái ngọn của nó là khống chế tiền mặt. Vì lúc này đã quá muộn, chỉ làm giảm lòng tin của nhân dân đối với hệ thống ngân hàng. Nhu cầu tiền mặt thường phụ thuộc vào: - Thói quen của dân chúng mỗi nước đối với tiền mặt hay thanh toán không dùng tiền mặt - Trình độ phát triển của hệ thống thanh toán ngân hàng - Lòng tin của dân chúng đối với ngân hàng và Nhà nước. 17 e.Thanh toán không dùng tiền mặt - một công cụ điều tiết khối tiền tệ Về nội dung kinh tế, tổ
Tài liệu liên quan