Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa IX về việc chia tách địa giới
hành chính, kể từ ngày 01/01/1997, thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành
chính trực thuộc trung ương. Nhằm sớm đưa Đà Nẵng thành một trong những đô
thị hiện đại, phát triển của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Thành phố đã nỗ
lực xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tập trung
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cấp và chỉnh trang đô thị, tạo động lực
cho phát triển kinh tế - xã hội.
Bài tham luận này sẽ tập trung vào phân tích, đánh giá hiện trạng đầu tư
xã hội nói chung và đầu tư công nói riêng ở Đà Nẵng về những mặt làm được,
những hạn chế, tồn tại, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm góp
phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX và
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX về xây dựng và
phát triển thành phố Đà Nẵng.
10 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2092 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số vấn đề về đầu tư công tại Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG
TS. Võ Duy Khương*
1
1. Đặt vấn đề
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa IX về việc chia tách địa giới
hành chính, kể từ ngày 01/01/1997, thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành
chính trực thuộc trung ương. Nhằm sớm đưa Đà Nẵng thành một trong những đô
thị hiện đại, phát triển của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Thành phố đã nỗ
lực xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tập trung
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cấp và chỉnh trang đô thị, tạo động lực
cho phát triển kinh tế - xã hội.
Bài tham luận này sẽ tập trung vào phân tích, đánh giá hiện trạng đầu tư
xã hội nói chung và đầu tư công nói riêng ở Đà Nẵng về những mặt làm được,
những hạn chế, tồn tại, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm góp
phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX và
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX về xây dựng và
phát triển thành phố Đà Nẵng.
2. Khái niệm về đầu tư công
Đầu tư công theo nghĩa hẹp được hiểu là đầu tư từ ngân sách nhà nước, từ
nguồn viện trợ phát triển chính thức của nước ngoài, từ nguồn phát hành trái
phiếu chính phủ ở trong nước và nước ngoài.
Theo dự thảo luật đầu tư công (03/2010) thì đầu tư công là việc sử dụng
vốn Nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp.
Hội nghị quốc tế về đầu tư công do Ngân hàng thế giới tổ chức tại Hà Nội
vào tháng 9/2010 có đưa ra khái niệm sau: “Đầu tư công là sử dụng nguồn vốn
nhà nước để đầu tư vào các công trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
không vì mục tiêu lợi nhuận và không có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn
chậm”2. Như vậy, đầu tư công chính là đầu tư phát triển của khu vực kinh tế nhà
nước. Trong nội dung bài tham luận này, đầu tư công sẽ được hiểu theo khái
niệm này.
3. Tình hình đầu tư công của Đà Nẵng
3.1. Về tình hình đầu tư phát triển những năm qua
a) Quy mô đầu tư
Trong giai đoạn 1997-2009, đầu tư phát triển xã hội của thành phố Đà
Nẵng tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng, tạo nguồn lực cho phát
*Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đà Nẵng
2 Hội nghị quốc tế về đầu tư công, Ngày 08/9/2010 tại Hà Nội,
2
triển kinh tế. Nếu năm 1997, tổng vốn đầu tư phát triển xã hội là 1.088 tỷ, thì
đến năm 2009, tổng đầu tư phát triển xã hội là 15.287 tỷ, gấp hơn 14 lần, bình
quân tăng 24,64%/năm trong giai đoạn 1997-2009, cao hơn nhiều so với tốc độ
tăng GDP thực tế của Thành phố trong cùng giai đoạn là 18,64%/năm; đồng thời
tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP cũng tăng mạnh qua các năm, từ mức 33,91% năm
1997 lên 61,98% năm 2009. Do vậy, vốn đầu tư xã hội đã trở thành yếu tố vật
chất trực tiếp quyết định tăng trưởng của nền kinh tế thành phố trong nhiều năm.
Điều này chứng tỏ tiềm lực kinh tế của Thành phố đã tăng lên, đồng thời đây là
động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế Thành phố.
Hình 1: Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP của thành phố Đà Nẵng
33,91 30,89 27,22
47,69 44,33 42,84
48,5
62,69 66,66 61,29
73,35 72,75
67,37
0,00
5.000,00
10.000,00
15.000,00
20.000,00
25.000,00
30.000,00
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Tỷ đồng
0
10
20
30
40
50
60
70
80
%
GDP giá thực tế Vốn đầu tư giá thực tế Tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP
Nguồn: Niên giám thống kê TP Đà Nẵng các năm
b) Cơ cấu đầu tư
Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển cũng thể hiện sự
chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng dịch vụ, công nghiệp và nông, lâm, thuỷ
sản. Số liệu trong Hình 2 cho thấy năm 2009: vốn đầu tư cho ngành nông, lâm,
thuỷ sản chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 0,28%; vốn đầu tư cho ngành công
nghiệp chiếm tỷ trọng đáng kể, đạt 35,73%; vốn đầu tư cho ngành dịch vụ tăng
mạnh nhất và cũng chiếm tỷ trọng cao nhất là 63,99%. Đầu tư tập trung vào các
dự án trọng điểm nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng; bổ sung thiết bị và hiện đại
hóa một số ngành công nghiệp; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và ngành nghề; phát
triển nguồn nhân lực…
Hình 2: Cơ cấu đầu tư của TP Đà Nẵng phân theo nhóm ngành kinh tế
3
0%
20%
40%
60%
80%
100%
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
Nguồn: Niên giám thống kê TP Đà Nẵng các năm
3.2. Về tình hình đầu tư công
a) Quy mô và cơ cấu đầu tư
Trong giai đoạn 2005-2009, quy mô đầu tư công ở Đà Nẵng có xu hướng
giảm nhẹ trong hai năm 2006, 2007 và tăng mạnh trở lại trong hai năm 2008,
2009, đến năm 2009 đạt 9.335 tỷ đồng (Bảng 1); tốc độ tăng bình quân của giai
đoạn này là 12,65%/năm, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng bình quân trong
cùng giai đoạn của khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài, tương ứng là 53,25%/năm và 39,03%/năm.
Bảng 1: Vốn Đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2006-2009 phân theo khu vực kinh tế.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng vốn đầu tư phát
triển 7.329 9.437 11.119 14.229 15.287
Nhà nước 5.795 5.076 5.036 6.230 7.764
Ngoài nhà nước 1.006 3.486 4.800 5.859 5.550
Đầu tư nước ngoài 528 875 1.283 2.140 1.973
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng
4
Hình 3: Cơ cấu đầu tư phát triển ở thành phố Đà Nẵng
phân theo khu vực kinh tế
79,07%
53,79%
45,29% 43,78%
55,37%
13,73%
36,94%
43,17% 41,18%
32,92%
7,20% 9,27% 11,54% 15,04% 11,70%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2005 2006 2007 2008 2009
Nhà nước Ngoài nhà nước Đầu tư nước ngoài
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng
Nếu xét về tỷ trọng của đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của
Đà Nẵng cho thấy một xu hướng khá tốt khi tỷ trọng của đầu tư công đang có xu
hướng ngày càng giảm đi, từ 79,07% năm 2005 xuống thấp nhất là 43,78% vào
năm 2008 và tăng nhẹ trở lại, đạt 55,37% năm 2009. Xu hướng này phù hợp với
xu hướng chung của toàn quốc là giảm khá nhanh từ mức 59,17% năm 2000
xuống còn 34,8% năm 2009.3 Trong khi đó, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực
ngoài nhà nước tăng khá từ 13,73% lên 32,92% và tỷ trọng khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài tăng nhẹ từ 7,2% lên 11,7% trong cùng giai đoạn 2005-2009.
b) Phát triển cơ sở hạ tầng
Một đặc thù khác của đầu tư công ở Đà Nẵng là tỷ trọng của vốn đầu tư xây
dựng cơ bản có nguồn gốc từ thu tiền sử dụng đất trong tổng vốn đầu tư xây dựng
cơ bản là khá cao. Những năm qua, Đà Nẵng đã triển khai chủ trương “khai thác
quỹ đất phát triển hạ tầng giao thông, kinh tế - xã hội”, do vậy đã làm cho tỷ trọng
này của thành phố Đà Nẵng luôn ở mức khá cao, đạt mức cao nhất là 70,86% năm
2008 và thấp nhất là 49,35% năm 2010. Tuy nhiên, tỷ trọng này đang có xu hướng
giảm dần khi mà quỹ đất của thành phố đang ngày càng thu hẹp.
3 Nguyễn Đình Tài và Lê Thanh Tú. Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính. Số 4. Năm
2010.
5
Hình 4: Cấu thành của vốn đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn gốc nhà nước
trong giai đoạn 2006-2010
Đơn vị tính: %
68,98% 61,20%
70,86%
50,33%
49,35%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2006 2007 2008 2009 2010
Chi từ các nguồn vốn khác
Nguồn năm trước chuyển sang
Nguồn vay theo Khoản 3 Điều 8
Nguồn TW bổ sung có mục tiêu
Nguồn tiền sử dụng đất
Nguồn ngân sách tập trung
Nguồn: Sở Tài chính TP Đà Nẵng
Thành phố đã tập trung phát triển đồng bộ nhiều công trình trọng điểm về
kết cấu hạ tầng kỹ thuật làm tăng tiềm lực và cơ sở vật chất kỹ thuật của nền
kinh tế như đường Điện Biên Phủ, cầu Sông Hàn, đường ven biển Hoàng Sa,
Trường Sa, đường Nguyễn Tất Thành, cầu Thuận Phước… kết hợp với các công
trình kiến trúc có quy mô lớn như Trung tâm Công nghệ phần mềm, Nhà hát
Trưng Vương, Sân vận động Chi Lăng… và các công trình do Trung ương đầu
tư như Hầm đường bộ Hải Vân, cầu Tuyên Sơn, nâng cấp cảng Tiên Sa, đầu tư
mới nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng… đã hình thành nên diện mạo “đô thị trẻ”
theo hướng hiện đại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng phúc lợi công
cộng và cải thiện điều kiện sống của người dân.
Đặc biệt, ở Đà Nẵng, nhiều chung cư thu nhập thấp đang xây dựng hoặc
đã đưa vào sử dụng nhằm triển khai Đề án “có nhà ở” của thành phố như: Chung
cư Nại Hiên Đông, Chung cư cuối tuyến Bạch Đằng Đông, Khu chung cư Hoà
Minh, Khu chung cư đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc... góp phần thực hiện chính
sách an sinh xã hội.
3.3. Những tồn tại, hạn chế
Nhìn chung, đầu tư phát triển và đầu tư công ở Đà Nẵng đã có những
đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, tuy
nhiên bên cạnh những mặt làm được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế đó là:
- Mô hình tăng trưởng vẫn theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào sự tăng vốn
đầu tư, sử dụng lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên và gia công hàng xuất
khẩu.
6
- Năng lực sản xuất của vốn đầu tư đang có xu hướng giảm dần. Hệ số
ICOR4 của thành phố Đà Nẵng có xu hướng gia tăng khá cao qua các năm, trong
giai đoạn 1997-2000, hệ số ICOR trung bình là 2,7 đã tăng lên 3,7 trong giai
đoạn 2001-2005 và 4,6 trong giai đoạn 2006-2009. Nguyên nhân cơ bản của tình
trạng hiệu quả sử dụng vốn có xu hướng giảm là do tình trạng đầu tư còn dàn
trải và tiến độ chậm của nhiều dự án lớn. Riêng năm 2006 có hệ số ICOR rất
cao, tăng vọt lên 8,04 chủ yếu do thiệt hại từ cơn bão số 6 làm GDP giảm sút
trong khi phải tăng vốn đầu tư - xây dựng cơ bản ngoài kế hoạch do sửa chữa,
xây dựng lại nhiều cơ sở hạ tầng bị hư hỏng để ổn định đời sống và sản xuất sau
bão.
Bảng 2: Hệ số ICOR- tính toán theo giá thực tế
Năm ICOR Tăng trưởng GDP (%)
1997 3,14 12,7
2000 3,50 9,98
2005 3,45 13,81
2009 3,57 11,25
Nguồn: Tác giả tính toán từ các số liệu thống kê Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng
- Tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư xã hội ở Đà Nẵng còn cao hơn
mức bình quân cả nước và có xu hướng giảm chậm.
- Tình trạng đầu tư công thiếu quy hoạch, đầu tư phân tán, đầu tư thiếu
đồng bộ, đầu tư cùng lúc vào nhiều dự án… vẫn còn xảy ra. Một số dự án triển
khai chậm, kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu tư và chậm đưa công trình vào
sử dụng; thậm chí có công trình đã đưa vào sử dụng nhưng hiệu quả đầu tư
không đạt như mong muốn và dự tính ban đầu.
- Nguồn vốn đầu tư phát triển còn hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư công
lớn và tăng nhanh nên việc bố trí đầu tư công còn dàn trải, làm giảm hiệu quả
trong đầu tư xây dựng cơ bản.
- Việc triển khai các phương thức đầu tư mới nhằm kêu gọi đầu tư tư nhân
vào cơ sở hạ tầng như hợp tác công tư (PPP), BOT, BTO, BT… chưa được quan
tâm chú ý. Thành phố còn thiếu các cơ chế mang tính đột phá và vượt trội trong
kêu gọi, thu hút nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước.
- Một số dự án do ngân sách trung ương đầu tư trên địa bàn thành phố tiến
độ triển khai rất chậm, nhất là các dự án trọng điểm theo Nghị quyết 33 của Bộ
Chính trị, đã ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
4 Hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio-Tỷ số vốn tăng thêm /Sản lượng tăng thêm) có
thể được xác định theo hai cách tiếp cận: Trường hợp không có độ trễ:
1
tt
t
YY
I
Y
KICOR
7
- Mặc dù Đà Nẵng đã được thực hiện cơ chế ưu đãi theo Quyết định
13/2006/QĐ-TTg ngày 16/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ, song chưa được
phân cấp mạnh, nhất là thẩm quyền quyết định đầu tư, do vậy chưa tạo điều kiện
thuận lợi cho thành phố có các bước phát triển đột phá.
4. Định hướng và giải pháp đầu tư công trong thời gian tới
4.1. Định hướng đầu tư công
Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Đà Nẵng đến
năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Nghị quyết Đại hội Đại
biểu Đảng bộ TP Đà Nẵng lần thứ XX, định hướng đầu tư công ở Đà Nẵng
trong thời gian tới, tập trung vào các nội dung sau:
- Đầu tư NSNN tập trung cho kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển các
ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn và các ngành công nghiệp công nghệ cao;
- Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, nhất là phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao;
- Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, gắn kết với hạ tầng giao thông liên
tỉnh, quốc tế và bảo vệ môi trường.
4.2. Một số giải pháp
Để nâng cao hiệu quả đầu tư công của thành phố Đà Nẵng trong thời gian
tới, một số giải pháp chủ yếu cần được nghiên cứu triển khai như sau:
- Một là, Thành phố cần sớm ban hành một chương trình tổng thể để thực
hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng sức cạnh tranh, có các mục tiêu định
lượng cụ thể với lộ trình thực hiện rõ ràng, kèm theo các chính sách kinh tế, tài
chính, đầu tư khả thi.
- Hai là, tập trung nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho các công trình trọng
điểm, cần sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo sự thay đổi lớn về cơ sở hạ
tầng để phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có lợi thế trong việc tạo
ra giá trị gia tăng lớn gồm du lịch, vận tải - kho bãi, bưu chính - viễn thông,
thương mại, tài chính - ngân hàng...
- Ba là, ban hành tiêu chí thẩm định, lựa chọn dự án đầu tư bằng vốn
NSNN, tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội; tiến hành rà soát, đánh giá lại
tất cả các dự án đang thực hiện hoặc trong quy hoạch để phân loại theo thứ tự ưu
tiên thực hiện, kiên quyết loại bỏ các dự án không còn đáp ứng tiêu chí đặt ra.
- Bốn là, nâng cao năng lực quản lý đầu tư, hiệu lực và hiệu quả công tác
giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư nhà nước.
- Năm là, ban hành cơ chế khuyến khích, ưu đãi đầu tư và quản lý đầu tư
để khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các
ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp công nghệ cao có
lợi thế cạnh tranh, có tác động lan tỏa và đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế.
8
- Sáu là, nghiên cứu triển khai phương thức phát hành trái phiếu đô thị,
trái phiếu công trình để thu hút vốn đầu tư đối với các dự án cơ sở hạ tầng quan
trọng; sử dụng Quỹ Đầu tư phát triển thành phố phối hợp cùng các tổ chức tín
dụng thực hiện các hình thức cho vay hợp vốn đối với các dự án phát triển sản
xuất – kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân hoạt động trong các ngành, lĩnh
vực mũi nhọn cần ưu tiên phát triển.
- Bảy là, Xây dựng kế hoạch dài hạn về vận động vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) và viện trợ phi chính phủ (NGO). Tăng cường quản lý, sử
dụng nguồn vốn ODA, NGO một cách hiệu quả, tiết kiệm.
- Tám là, đa dạng hóa các hình thức đầu tư nhằm thu hút và khuyến khích
các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia vào các dự án xây dựng cơ bản
thông qua:
+ Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và thuận lợi;
+ Tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục đầu tư - XDCB;
+ Cung cấp công khai, đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin về kinh tế
vĩ mô, quy hoạch, kế hoạch phát triển, dự án đầu tư nhà nước... của Thành phố
đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước;
+ Triển khai các hình thức kêu gọi đầu tư tư nhân vào kết cấu hạ tầng theo
các hình thức BOT, BTO, BT; thí điểm triển khai hình thức hợp tác công tư
(PPP).
4.3. Kiến nghị
Để góp phần triển khai thắng lợi Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị khóa IX,
sớm đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế - xã hội, đầu tàu kinh tế có tác
động lan tỏa đối với khu vực miền Trung - Tây Nguyên, kính đề nghị Chính phủ
và các Bộ, ngành:
- Sớm triển khai và đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm về kết
cấu hạ tầng liên tỉnh, quốc tế như đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Đà
Nẵng - Quảng Trị; đầu tư mở rộng nhà ga quốc tế sân bay Đà Nẵng giai đoạn 2;
xây dựng cảng Liên Chiểu làm cảng hàng hóa cửa ngõ cho Hành lang kinh tế
Đông - Tây; xây dựng làng đại học Đà Nẵng; di dời ga đường sắt Đà Nẵng ra
khỏi trung tâm thành phố; xúc tiến triển khai dự án tuyến hành lang kinh tế
Đông - Tây thứ hai từ Đà Nẵng đi cửa khẩu Đak Ôc (Quảng Nam), qua Pacse
(Lào) đến Bangkok (Thái Lan), nhất là đoạn tuyến từ Bến Giằng đi cửa khẩu
Đak Ôc.
- Cho phép Đà Nẵng được chủ động huy động các nguồn vốn để đầu tư
kết cấu hạ tầng với mức huy động tối đa bằng 70% dự toán đầu tư - XDCB được
Hội đồng nhân dân thành phố quyết định hằng năm (không kể các khoản chi từ
nguồn trung ương bổ sung và các khoản chi mà trung ương uỷ quyền).
9
- Ưu tiên đầu tư ngân sách trung ương nhằm tạo bước đột phá trong xây
dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghệ cao, khu công nghiệp công nghệ thông tin
và trường đại học quốc tế Đà Nẵng.
- Thí điểm giao cho Thành phố làm chủ đầu tư trực tiếp quản lý, điều
hành các dự án đầu tư từ ngân sách trung ương trên địa bàn thành phố theo đó
trung ương thực hiện bổ sung có mục tiêu cho NSĐP để triển khai thực hiện
theo phê duyệt của trung ương không cấp vốn qua các Bộ, ngành trung ương
như hiện nay.
5. Kết luận
Sau 13 năm được thành lập mới, đầu tư xã hội nói chung và đầu tư công
nói riêng của thành phố Đà Nẵng đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của Thành phố với quy mô ngày càng lớn, tốc độ tăng
trưởng cao và liên tục trong suốt giai đoạn 1997-2009, cơ cấu đầu tư chuyển
dịch theo hướng tích cực; hệ số ICOR phù hợp... Nhờ đó, Đà Nẵng đã trở thành
một đô thị trẻ có cơ sở hạ tầng, hiện đại, đồng bộ và đang từng bước phát triển
thành một thành phố động lực cho khu vực miền Trung- Tây Nguyên.
Tuy nhiên, đầu tư công của Đà Nẵng vẫn chưa thực sự bền vững, còn tiềm
ẩn những yếu tố bất ổn và hạn chế. Để nền kinh tế thành phố sớm trở thành một
nền kinh tế hiện đại, phát triển đòi hỏi phải có các giải pháp nhằm đa dạng hóa
các hình thức đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư công, từ đó góp phần nâng cao
chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững./.
10
Tài liệu tham khảo:
1. Ban soạn thảo dự án Luật đầu tư công. 2010. “Dự thảo luật đầu tư
công”. Tháng 3/2010.
2. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng. Niên giám thống kê các năm 2000,
2004, 2006 và 2009.
3. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX
4. Nguyễn Đình Tài, Lê Thanh Tú. 2010. “Nâng cao hiệu quả đầu tư
công ở Việt Nam’. Tạp chí Tài chính, số 4 (546).
5. Phạm Đức Hồng, Hoàng Thái Sơn. 2010. “Đầu tư Nhà nước: Vấn đề
và giải pháp”. Tạp chí Tài chính, số 6 (548).
6. Quyết định số 1886/QD-TTg ngày 08/10/2010 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà
Nẵng đến năm 2020.
7. Võ Duy Khương. 2010. “Phát huy lợi thế của TP Đà Nẵng trong phát
triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”. Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội
Đà Nẵng, số 1+2, tháng 01/2010.
9. Võ Duy Khương, Hồ Kỳ Minh, Nguyễn Việt Quốc. 2010. “Thành tựu
phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2009”. Tạp chí Phát
triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, số 3+4, tháng 03/2010.
10. Võ Duy Khương. 2010. “Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”. Tạp chí Phát triển Kinh tế -
Xã hội Đà Nẵng, số 9+10, tháng 9/2010.
11. Võ Duy Khương. 2009. “Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế
của TP Đà Nẵng: Những đánh giá ban đầu”. Thông tin khoa học: Phát triển
kinh tế - xã hội Đà Nẵng số tháng 01/2009.