Đề tài Một số ý kiến hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- Xã hội huyện Hoành Bồ thời kỳ 2001-2010

Quá trình hội nhập kinh tế đòi hỏi cần tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, trong đó hành lanh kinh tế Kôn Minh- Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh là cầu nối giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, Quảng Ninh là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Đông-Tây. Để phát huy vai trò là cửa ngõ, đòi hỏi cần phải được khai thác có hiệu quả các tiềm năng tiềm ẩn của tỉnh Quảng Ninh nói chung và các huyện của tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Nhận thức rõ vẫn đề trên Nghị quyết Đại hội toàn quốc giữa nhiệm kỳ đã xác định rõ: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với mỗi địa phương, mỗi ngành và mỗi lĩnh vực kinh tế xã hội.Do vậy em đã chọn đề tài của mình là: “Một số ý kiến hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Hoành Bồ thời kỳ 2001-2010” 1. Mục đích, yêu cầu của hoàn thiện và quy hoạch đến năm 2010 là: - Đánh giá việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện giai đoạn 2000-2010. - Đánh giá, xem xét quá trình huy động các nguồn lực nội sinh và ngoại sinh của huyện trong thời gian gần đây để hoàn thiện quy hoạch đến năm 2010. Xác định hệ thống giải pháp, chính sách chủ yếu thực hiện quy hoạch làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm cho các ngành, các lĩnh vực.

pdf83 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2007 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- Xã hội huyện Hoành Bồ thời kỳ 2001-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Một số ý kiến hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Hoành Bồ thời kỳ 2001-2010 Lời mở đầu Quá trình hội nhập kinh tế đòi hỏi cần tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, trong đó hành lanh kinh tế Kôn Minh- Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh là cầu nối giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, Quảng Ninh là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Đông-Tây. Để phát huy vai trò là cửa ngõ, đòi hỏi cần phải được khai thác có hiệu quả các tiềm năng tiềm ẩn của tỉnh Quảng Ninh nói chung và các huyện của tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Nhận thức rõ vẫn đề trên Nghị quyết Đại hội toàn quốc giữa nhiệm kỳ đã xác định rõ: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với mỗi địa phương, mỗi ngành và mỗi lĩnh vực kinh tế xã hội.Do vậy em đã chọn đề tài của mình là: “Một số ý kiến hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Hoành Bồ thời kỳ 2001-2010” 1. Mục đích, yêu cầu của hoàn thiện và quy hoạch đến năm 2010 là: - Đánh giá việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện giai đoạn 2000-2010. - Đánh giá, xem xét quá trình huy động các nguồn lực nội sinh và ngoại sinh của huyện trong thời gian gần đây để hoàn thiện quy hoạch đến năm 2010. Xác định hệ thống giải pháp, chính sách chủ yếu thực hiện quy hoạch làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm cho các ngành, các lĩnh vực. 2. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu các ngành, các lĩnh vực kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. - Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện, tập trung phân tích thực trạng giai đoạn 2000-2005. - Quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực đến năm 2010. 3. Những căn cứ chủ yếu hoàn thiện quy hoạch: - Nghị quyết Đại hội tỉnh lần thứ XII - Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Hoành Bồ lần thứ XXII. - Điều chỉnh, định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2010 - Quy hoạch phát triển các ngành và các lĩnh vực kinh tế xã hội của huyện. - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Hoành Bồ thời kỳ 2000-2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt. - Thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Hoành Bồ giai đoạn 2000-2005. 4. Nôi dung nghiên cứu gồm các chương sau: Chương I: Cơ sở lý luận xây dựng, hoàn thiện quy hoạch vùng lãnh thổ cấp huyện Chương II: Quy hoạch và tình hình thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh 1999-2010 Chương III: Đánh giá chung về lợi thế và hạn chế chủ yếu tác động đến phát triển kinh tế- xã hội của huyện và những giải pháp thực hiện quy hoạch Chương 1 Cơ sở lý luận xây dựng, hoàn thiện quy hoạch vùng lãnh thổ cấp huyện 1.1 Phân vùng: có thể chia huyện thành các vùng khác nhau, từ đó đầu tư và chỉ đạo thích hợp nhằm thực hiện được các mục tiêu phát triển đặt ra trong quy hoạch. Có thể lấy hành lang đường 18B ( cũ) ( đường 326 hiện nay), làm cơ sở phân vùng, có thể chia huyện thành 3 vùng cơ bản sau: - Vùng cao: gồm 5 xã Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Tân Dân, Đồng Lâm, Hoà Bình. Trọng tâm là phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây dặc sản, bảo vệ môi trường và rừng đầu nguồn để duy trì tài nguyên nước. Chú trọng phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc ít người theo quy mô từng tụ diểm dân cư nhỏ. - Vùng trung du: có độ cao địa hình 300 – 600 m, bao gồm các diện tích ven hai bên đường 18B (cũ)( đường 326 hiện nay) của các xã Bằng Cả, Quảng La, Dân Chủ, Sơn Dương, Vũ Oai, Thống Nhất. Trọng tâm là xây dựng các vùng chuyên canh cây ăn quả, gỗ trụ mỏ, khai thác khoáng sản. Lấy kinh tế vườn, trang trại là một trong những nội dung phát triển trong sản xuất nông, lâm nghiệp của vùng. - Vùng thấp: vùng đồng bằng và đất thấp ven biển thuộc các xã Việt Hưng, Đại Yên, Thống Nhất, Lê Lợi, thị trấn Trới. Trọng tâm là phát triển toàn diện các mặt từ kết cấu cơ sở hạ tầng đến việc xây dựng các trung tâm kinh tế, văn hoá, công nghiệp và là nơi sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản quan trọng nhất của huyện. Vùng thấp sẽ là cơ sở cho sự phát triển của vùng trung du và vùng cao. 1.2 Quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội 1.2.1 Nguyên tắc chung của quy hoạch 1.2.1.1 Mục tiêu chính của quy hoạch là: a) Cụ thể hoá những chỉ tiêu kinh tế- xã hội đề ra trong quy hoạch tổng thể thành đề án phát triển xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống xã hội, phát triển dân số, lao động, bảo vệ môi trường sống của từng huyện trong một vài kế hoạch 5 năm tới và những năm trước mắt (tới năm 1990 và năm 2000) b) Điều chỉnh và bố trí các công trình xây dựng trên lãnh thổ huyện: hình thành các hệ thống cơ bản như các khu dân cư, giao thông, điện, thuỷ lợi...gắn bó hữu cơ với nhau, nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế, quốc phòng cao; ổn định không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao động, đề ra các biện pháp bảo vệ, cải thiện môi trường sống trong huyện. c) Đề xuất những yêu cầu đầu tư xây dựng đồng bộ trên lãnh thổ cho từng kế hoạch 5 năm. 1.2.1.2Phương hướng của quy hoạch: - Bám sát mục tiêu của quy hoạch tổng thể kinh tê- xã hội nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nước; phục vụ thiết thực và có hiệu quả các chương trình phát triển sản xuất, văn hoá- xã hội của từng huyện cho từng đơn vị hành chính- kinh tế cơ sở; phù hợp với đặc điểm kinh tế- xã hội, lịch sử và địa lý tự nhiên của từng địa phương. - Ưu tiên phát triển sản xuất đồng thời phải quan tâm cải thiện đời sống của nhân dân lao động; dựa vào quy hoạch xây dựng đồng ruộng phối kết hợp hài hoà các quy hoạch thuỷ lợi, giao thông, điện và các công trình phục vụ sản xuất dự kiến trên lãnh thổ( trạm trại kĩ thuật) và các công trình công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; chú trọng quy hoạch cải tạo các khu dân cư, quy hoạch xây dựng mạng lưới công trình văn hoá- phúc lợi công cộng và nhà ở nông thôn. - Kết hợp giải quyết một cách hợp lí yêu cầu xây dựng trước mắt và lâu dài. Trên cơ sở quy hoạch xây dựng chung, xác định thứ tự xây dựng ưu tiên gắn liền với các kế hoạch kinh tế 5 năm. - Kết hợp chặt chẽ và cân đối giữa nhu cầu xây dựng ngành với khả năng xây dựng chung, đồng thời bảo đảm đồng bộ giữa các hệ thống chuyên ngành xây dựng trên lãnh thổ nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. - Lập quy hoạch xây dựng đồng bộ trên địa bàn huyện cho tới đơn vị hành chính, kinh tế cơ sở, tạo nên một cơ cấu kinh tế xã hội thống nhất trên toàn huyện. - Khai thác các khả năng về lao động, vốn đầu tư, khả năng tự sản xuất vật liệu xây dựng của các địa phương. - Thúc đẩy lưu thông phân phối và hình thành các thị trường tiêu thụ, tạo cơ sở vật chất kích thích mối liên kết kinh tế đa dạng ở trong và ngoài huyện. - Phải gắn liền quy hoạch kinh tế xã hội với yêu cầu quốc phòng, hình thành huyện “ pháo đài) nhất là những huyện duyên hải, biên giới. 1.2.1.3 Nhiệm vụ chính của công tác quy hoạch gồm: - Điều tra khảo sát và đánh giá một cách toàn diện tiềm năng và hiện trạng xây dựng cho đến thời điểm lập quy hoạch. - Lập luận chứng cho việc xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện mô hình kinh tế “ nông công nghiệp” tuỳ theo điều kiện của từng huyện và gắn với từng giai đoạn phát triển. - Dự báo phát triển dân số- lao động xã hội trên cơ sở tăng tự nhiên và cơ học; tính toán phân bố lại dân cư lao động trên lãnh thổ toàn huyện. - Tính toán và tổ chức lại các hệ thống: công trình sản xuất và phục vụ sản xuất, các điểm dân cư cải tạo và xây dựng mới, các công trình phúc lợi xã hội; khớp nối các mạng lưới kĩ thuật hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, điện... - Tính toán và cân đối các nhu cầu sử dụng đất xây dựng cơ bản, cho các giai đoạn phát triển; đề ra các biện pháp bảo vệ môi trường sống ( đất, nước, không khí...) trong lãnh thổ huyện. - Cân đối các khả năng vốn đầu tư và cung ứng các vật liệu xây dựng từ nguồn tại chỗ là chính; đề ra các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương “ Nhà nước và nhân dân cùng xây dựng”. - Đưa vào đồ án quy hoạch xây dựng huyện các yêu cầu về tổ chức chiến tranh nhân dân địa phương và phòng vệ dân sự; hình thành các tuyến phòng thủ, các cụm chiến đấu liên hoàn trong xã và liên xã. 1.2.1.4 Cơ sở để lập quy hoạch gồm: - Các văn bản, nghị quyết về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho công tác xây dựng và tăng cường cấp huyện. - Sơ đồ quy hoạch vùng, tỉnh, quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội và các chuyên ngành sản xuất, phục vụ sản xuất, các dự kiến phát triển kinh tế Trung ương, tỉnh xây dựng trên lãnh thổ huyện( dùng để xác định chức năng, nhiệm vụ của huyện). - Các số liệu thống kê chính thức về tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và dự kiến kế hoạch phát triển của huyện. - Các tiêu chuẩn, quy trình, định mức và chỉ dẫn về xây dựng đã được ban hành; các thông tin phổ biến và ứng dụng khoa học trong nước và nước ngoài về xây dựng huyện và nông thôn mới. - Đồ án quy hoạch xây dựng huyện phải được lập cho giai đoạn phát triển và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của huyện đến năm 2000. Trong quy hoạch xây dựng phải đề ra một số giải pháp quy hoạch cụ thể phù hợp với giai đoạn quá độ đảm bảo sự thống nhất liên tục với quy hoạch chung. 1.2.2 Nội dung của việc lập quy hoạch : 1.2.2.1 Việc lập quy hoạch bao gồm các công tác sau: - Thu thập các tài liệu, số liệu điều tra cơ bản chung cho toàn huyện và cho từng đơn vị hành chính- kinh tế trong huyện. Đánh giá lại các đặc điểm tự nhiên, tình hình hiện trạng chung và tình hình xây dựng cơ bản trong huyện; tổng hợp cân đối các nhu cầu về xây dựng cơ bản của các ngành kinh tế- xã hội đươc đề ra trong quy hoạch tổng thể và quy hoạch ngành nhằm lập cơ sở kinh tế- kĩ thuật của đồ án. - Dự báo quy mô dân số căn cứ vào nhu cầu lao động của toàn huyện tính toán trên cơ sở các nhân khẩu, giảm tự nhiên ( sinh, tử) và tăng giảm cơ học (do di cư và nhập cư), phù hợp với chiến lược phát triển dân số lao động chung của tỉnh và Trung ương. Kế hoạch hoá việc phát triển dân số- lao động với các biện pháp cụ thể; tiến tới phân bố lại lao động- dân cư một cách hợp lí theo các đơn vị hành chính kinh tế trong huyện, phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện qua từng giai đoạn quy hoạch. - Phân bố lại lãnh thổ huyện, các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất nông, lâm ngư nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến, các khu dân cư và trung tâm phục vụ công cộng, các mạng lưới hạ tầng cơ sở kĩ thuật, các khớp nối các hệ thống kinh tế- kĩ thuật và dân cư một cách hài hoà trên lãnh thổ huyện. Cụ thể là: a) Trong giai đoạn trước mắt tổ chức phát triển các đơn vị kinh tế mới (nông, lâm trường quốc doanh, trạm, trại kĩ thuật, cơ sở tiểu thủ công ngiệp...)nhưng chưa xáo trộn nhiều các đơn vị hành chính- xã hội hiện nay. Dự kiến các tiểu vùng sản xuất- dân cư làm cơ sở bố trí các cụm kĩ thuật- xã hội làm nền móng cho các thị trấn và thị tứ trong tương lai. b) Phân loại, xác định tính chất của các điểm dân cư trên lãnh thổ huyện theo ba loại cơ bản sau đây: Điểm dân cư có triển vọng tồn tại lâu dài; Điểm dân cư có giới hạn; Điểm dân cư không có triển vọng (về lâu dài có thể xoá bỏ); Từ đó dự báo tốc độ phát triển dân số- lao động của từng điểm, dự kiến hạng mục, tính chất và quy mô của các công trình xây dựng (nhà ở, công trình sản xuất và phúc lợi công cộng...) làm cơ sở cho việc chỉ đạo và quản lý xây dựng đối với khu dân cư trong huyện. c) Tổ chức hệ thống các công trình hành chính, văn hoá và phúc lợi công cộng trên lãnh thổ huyện. Hình thành các trung tâm theo hai cấp phục vụ cơ bản: cấp huyện (gồm trung tâm phục vụ toàn huyện và trung tâm phục vụ liên xã) và cấp xã, nhằm thoả mãn nhu cầu phục vụ định kỳ, không định kỳ và thường xuyên của nhân dân trong huyện với tiện nghi và chất lượng phục vụ ngày một cao. d) Tổ chức các hệ thống kĩ thuật hạ tầng như: giao thông vận tải, thuỷ lợi năng lượng..., gắn với các hệ thống công trình phục vụ sản xuất và dân cư trong huyện nhằm bảo đảm sự ăn khớp đồng bộ giữa các hệ thống và hiệu quả kinh tế cao. e) Đề xuất ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật thích hợp để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phục vụ đời sống văn hoá, vật chất và sinh hoạt hàng ngày (kĩ thuật sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu...bằng các nguồn nguyên liệu tại chỗ; kĩ thuật khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới như khí mê tan, sức gió...; kĩ thuật khai thác cung cấp nước ăn và vệ sinh môi trường nước; kĩ thuật cải tiến các phương tiện vận tải thô sơ và cơ khí nhỏ; ứng dụng các thiết kế điển hình về công trình công cộng...) g) Phân phối và cân đối quỹ đất đai cho các nhu cầu xây dựng cơ bản với yêu cầu bảo đảm hiệu quả sử dụng cao và hết sức tiết kiệm đất canh tác. - Đề ra các biện pháp bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí...)quanh các khu vực sản xuất và dân cư; duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái nông thôn: Chú ý tổ chức hệ thống mặt nước các loại nhằm phục vụ phát triển thuỷ sản và cải tạo vi khí hậu; Tổ chức và phát triển hệ thống cây xanh các loại như: rừng, cây xanh phòng hộ ven biển, ven đường, cây xanh trong thôn xóm; Tạo ra mối quan hệ hài hoà giữa môi trường nhân tạo và môi trường thiên nhiên. - Ngiên cứu khả năng thực tế huy động nguồn vốn, dự kiến hướng đầu tư xây dựng cơ bản và tiến độ các bước thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng. Kiến nghị với các ngành, các cấp các biện pháp có hiệu lực nhằm thực hiện đồ án. 1.2.2.2 Dự báo phát triển dân số và lao động xã hội. Nôị dung của việc nghiên cứu dự báo phát triển dân số và lao động xã hội trong huyện. - Nghiên cứu quá trình lịch sử hình thành và phát triển của dân cư trong huyện qua từng giai đoạn tiêu biểu về tốc độ phát triển, những biến động về dịch cư. Phân tích đánh giá kĩ các yếu tố phát triển dân số và lao động qua thống kê trong thời gian từ 3 đến 5 năm gần đây về: biến động của quy mô dân số chung; số lượng và tỉ lệ tăng tự nhiên do sinh đẻ và tử vong; số lượng và tỉ lệ di chuyển cơ học ( do đi và đến), cơ cấu dân số theo giới tính và lứa tuổi ( lấy ở năm tổng điều tra dân số 1979), quy mô và cơ cấu lao động theo ngành nghề. - Dự báo các xu hướng phát triển dân số của huyện trên cơ sở: Quy luật tất yếu của dân số phát triển một cách tự nhiên do sinh đẻ và tử vong. - Việc tăng giảm dân số trên cơ sộ di chuyển cơ học do đi và đến định cư làm kinh tế mới. Đi hoặc đến do các nguyên nhân xã hội- kinh tế kháb (đi bộ đối, hợp lý hoá gia đình) Những di chuyển cơ học này nằm trong chiến lược phân bố lại dân cư lao động trên lãnh thổ toàn quốc, đang được phác thảo theo những dự án cụ thể đối với từng vùng- xu thế chung là: Đối với những huyện kinh tế nông nghiệp có mật độ quá cao từ 600người/km2 trở lên ở đồng bằng sông hồng và ven biển Trung bộ cần đưa dần đi xây dựng những vùng kinh tế mới theo kế hoạch cụ thể và đầu tư thích đáng như vậy sẽ có xu hướng giảm cơ học hàng năm. Đối với những huyện kinh tế nông nghiệp có mật độ từ 300-600 người/km2 thì sắp xếp phân bố lại và điều chỉnh tại chỗ (trong phạm vi huyện), do vậy giảm cơ học không đáng kể. Đối với huyện miền núi phía Bắc, tây nguyên, miền Đông Nam bộ thường đất đqi rộng, tiề} năng kinh tế lớn, mà mật độ lại quă thấp (5 đến 300 ngưòi/km2) thì sẽ tiếp dân cư từ nơi khác đến định bư, xây dựng trên quê hương mới, việc tăng có học là tất yếu và đáng chú ý. - Dân_số toàn huyện dự báo đến mốc quy định sẽ là kết quả của việc tính toán dân số do tăng tự nhiên và dân số tăng hoặc giảm cơ học cân đối với khả năng tạo ra việc làm Dự báo phát triển lao động xã hội trên lãnh thổ huyện bao gồm: Dự kiến nguồn lao động trong dân số đến các mốc thời gian quy hoạch ( có thể dự báo tỷ lệ lao động trong dân số đến năm 1990 chiếm từ 48 đến 50,5 và đến năm 2000 chiếm từ 52 đến 55%) - Tính toán cân đối lao động theo các ngành sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất dựa vào các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội cụ thể của từng huyện - Phân bố lao động xã hội theo lãnh thổ dựa trên quy hoạch phân bố sản xuất. Cần tạo nên nhiều cơ sở lao động mới ở gần nguồn còn nhiều tiềm năng khai thác, có triển vọng phát triển mạnh trong thời gian tới như : nguồn hải sản, muối, cây công nghiệp xuất khẩu, tiểu thủ công nghiệp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Mặt khác phải nhanh chóng tạo ra nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thu hút lao động tại chỗ. 1.2.2.3 Quy hoạch mạng lưới cơ sở vật chất kĩ thuật tập chung. Quy hoạch xây dựng mạng lưới cơ sở vật chất kĩ thuật tập chung phải gắn với việc hình thành các thị trấn, thị tứ và cụm kinh tế- xã hội trên lãnh thổ huyện. Các cơ sở vật chất kĩ thuật tập chung làm tiền đề cho việc hình thành các thị trấn, thị tứ và các cụm kinh tế – xã hội do huyện trực tiếp quản lý bao gồm: các trạm, trại kĩ thuật phục vụ cho các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; những xí nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp sửa chữa và sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, xuất nhập khẩu; các cơ sở khoa học- kĩ thuật thực hành. Mạng lưới các cơ sở vật chất kĩ thuật tập trung được phân thành các hệ thống nhỏ sau đây: a) Hệ thông trạm, trại kĩ thuật phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bao gồm: - Các trạm phục vụ trồng trọt như: trạm cơ khí nông nghiệp và sửa chữa, trạm cung cấp giống lúa và một số giống cây trồng khác, trạm thuỷ nông, trạm bảo vệ thực vật, trạm vật tư nông nghiệp. - Các trạm trại phục vụ chăn nuôi như: trại lợn giống (cấp II, cấp III), trại lợn thịt, trạm truyền tinh nhân tạo, các trại gia súc có sừng (trâu, bò, dê), trại gia cầm (gà, vịt), trạm thú y, trạm chế biến thức ăn gia súc,lò ấp trứng, lò sát sinh...; các trạm, trại phục vụ lâm nghiệp như trạm kiểm lâm, trạm nghiên cứu cải tạo đất, trạm hoặc công ty thu mua lâm sản, trạm ươm cây đặc sản; - Các trạm, trại phục vụ thuỷ sản như: trại cá giống, trạm nuôi trồng hải sản , trạm cung ứng vật tư hải sản, trạm hoặc công ty thu mua và chế biến hải sản...; - Các trạm, trại phục vụ công việc làm muối. b) Hệ thống các công ty phục vụ phân phối lưu thông, các kho tàng bến bãi trên lãnh thổ huyện bao gồm: - Các công ty cung ứng vật tư nông, lâm, ngư nghiệp, công ty xuất nhập khẩu, công ty lương thực, thực phẩm, công ty bách hoá cấp I, công ty muối, công ty hải sản, công ty xây dựng vận tải; - Các kho lương thực, rau quả, kho bảo quản các loại vật tư như: giống, phân bón hoá học, nông cụ, bách hoá, các kho thu mua và chế biến nông, lâm, hải sản, các trạm xăng dầu,... c) Hệ thống các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bao gồm: - Cơ sở công nghiệp chế biến nông sản và thực phẩm như: xay xát gạo, chế biến các cây có dầu (lạc, vừng, dừa, sở, trẩu), cây có sợi (đay, cói, gai, tơ, tằm), chế biến rau quả; xí nghiệp chế biến chè, thuốc lá, cà phê, cao su, các cơ sở làm đậu phụ, nước chấm, dầu thực vật, bánh kẹo, nước giải khát, chế biến thức ăn làm sẵn, xí nghiệp chế biến cá, nước mắm,...Các huyện quanh thành phố, khu công nghiệp có lò mổ, chế biến thịt sữa. - Cơ sở công nghiệp cơ khí chế biến tạo nhỏ và sửa chữa như: sản xuất nông cụ, dụng cụ cầm tay, phương tiện vận chuyển thô sơ và cải tiến, sản xuất và gia công một số phụ tùng cơ khí nhỏ, sửa chữa trung , tiểu tu máy móc nông nghiệp, vận tải. Trong giai đoạn trước mắt xưởng cơ khí huyện cần có nhiệm vụ sản xuất cơ động, nên kết hợp với công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu hình thành cụm xí nghiệp cơ khí tổng hợp huyện với dây chuyền công nghệ linh hoạt, thích ứng với phương án sản phẩm đa dạng. Các huyện miền núi có thể có xưởng cưa xẻ, chế biến gỗ, các huyện miền biển có thể có xưởng đóng sửa thuyền, sản xuất ngư cụ, dụng cụ làm muối. - Cơ sở công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: xí nghiệp sản xuất gạch, ngói, vôi, khai thác đá, cát sỏi, công nghiệp sản xuất cấu kiện n
Tài liệu liên quan