Công ty cổ phần COMA25Ra đời và phát triển trong hoàn cảnh đất nước đã hoàn
toàn giải phóng, đang trong giao đoạn chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung,
sang nền kinh tế nhiều thành phần theo định h ướng XHCN. Lúc đầu với trang thiết bị còn
hạn chế, trình độ tay nghề của CBCNV và công nhân còn thấp, song cùng với sự cố gắng
và lổ lực của chính bản thân, và sự giúp đỡ của nhà nước thì Công ty cổ phần COMA 25
đã dần tạo được cho mình chỗ đứng ổn định trên thị trường, và ngày càng chiếm được
lòng tin đối với khách hàng. Cho đến nay khi đã chuyển sang Công ty cổ phần thì Công
ty đã tạo cho mình một thương hiệu khá vững chắc và đang trên đà phát triển mạnh mẽ,
góp một phần vào sự phát triển chung của đất nước.
Thực tế hiện nay rất nhiều doanh nghiệp được thành lập nhưng chỉ thời gian ngắn
đã tuyên bố phá sản. Một nguyên nhân rất chủ yếu là do trình độ, năng lực quản lý yếu
kém của đội ngũ lãnh đạo đã không thích ứng với sự biến động không ngừng của nền
kinh tế thị trường. Để có thể thành công trong nền kinh tế thường xuyên biến động đó thì
một doanh nghiệp không thể thiếu được bộ máy quản trị tốt. Thấy được tầm quan trọng
của bộ máy quản lý doanh nghiệp, sau một thời gian nghiên cứu và đi thực tế ở Công ty
Cổ phần COMA 25. Em đã quyết định chọn đề tài : “Một số ý kiền nhằm hoàn thiện
cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh doanh của Công ty cổ phần COMA 25”
để làm chuyên đề tốt nghiệp.
Kết cấu đề tài bao gồm hai phần.
Phần I: Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần COMA 25.
Phần II: Một số giảp pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kinh
doanh ở Công ty cổ phần COMA 25.
Phần I: thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần
coma 2
58 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2106 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiền nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh doanh của Công ty cổ phần COMA 25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Một số ý kiền nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ
chức bộ máy sản xuất kinh doanh doanh
của Công ty cổ phần COMA 25
lời mở đầu
Công ty cổ phần COMA25Ra đời và phát triển trong hoàn cảnh đất nước đã hoàn
toàn giải phóng, đang trong giao đoạn chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung,
sang nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Lúc đầu với trang thiết bị còn
hạn chế, trình độ tay nghề của CBCNV và công nhân còn thấp, song cùng với sự cố gắng
và lổ lực của chính bản thân, và sự giúp đỡ của nhà nước thì Công ty cổ phần COMA 25
đã dần tạo được cho mình chỗ đứng ổn định trên thị trường, và ngày càng chiếm được
lòng tin đối với khách hàng. Cho đến nay khi đã chuyển sang Công ty cổ phần thì Công
ty đã tạo cho mình một thương hiệu khá vững chắc và đang trên đà phát triển mạnh mẽ,
góp một phần vào sự phát triển chung của đất nước.
Thực tế hiện nay rất nhiều doanh nghiệp được thành lập nhưng chỉ thời gian ngắn
đã tuyên bố phá sản. Một nguyên nhân rất chủ yếu là do trình độ, năng lực quản lý yếu
kém của đội ngũ lãnh đạo đã không thích ứng với sự biến động không ngừng của nền
kinh tế thị trường. Để có thể thành công trong nền kinh tế thường xuyên biến động đó thì
một doanh nghiệp không thể thiếu được bộ máy quản trị tốt. Thấy được tầm quan trọng
của bộ máy quản lý doanh nghiệp, sau một thời gian nghiên cứu và đi thực tế ở Công ty
Cổ phần COMA 25. Em đã quyết định chọn đề tài : “Một số ý kiền nhằm hoàn thiện
cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh doanh của Công ty cổ phần COMA 25”
để làm chuyên đề tốt nghiệp.
Kết cấu đề tài bao gồm hai phần.
Phần I: Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần COMA 25.
Phần II: Một số giảp pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kinh
doanh ở Công ty cổ phần COMA 25.
Phần I: thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần
coma 25
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần COMA 25.
1.1. Các giai đoạn hình thành và phát triển.
Tiền thân của Công ty cổ phần COMA25 được thành lập từ năm 1980.Trải qua
một thời gian dài phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức ban đầu, nhưng dần dần
Công ty đã đi vào sản xuất ổn định.
Vào cuối và đầu những năm 90 theo chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà
nước đó là chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, thì Công ty đã được thành lập lại theo quyết định thành lập lại
DNNN số 162 A/ BXD-TCLD ngày 5/3/1993 của bộ trưởng bộ xây dựng .Với tên là:
Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị . Đặt trụ sở tại Gia Thuỵ, huyện Gia Lâm
với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu là
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị cơ khí xây dựng
- Xây dựng công trình, công nghiệp, công nông, nhà ở và xây dựng khác
- Trang trí nội thất
Cuối những năm 1990 Công ty đã tiến hành sửa đổi đăng ký kinh doanh lần thứ
nhất, ngày 26/10/2000 theo quyết định số 1467/QĐ-BXD ngày 18/10/2000 của bộ xây
dựng. Bổ sung thêm các ngành nghế là: tư vấn, thiết kế công nghệ công trình giao thông(
cầu đường), bến cảng, thuỷ lợi, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, công
trình đường dây điện, trạm biến áp đến 35kv, sản xuất và lắp dựng kết cấu thép cho công
trình dân dụng công nghiệp, lắp đặt và bảo trì thang máy, lắp đặt sửa chửa nồi hơi áp lực
đến 100 at, kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ xây dựng, sản xuất công
nghiệp và yêu cầu tiêu dùng của xã hội.
Sau thời gian dài thí điểm thấy được ưu điểm hơn hẳn của mô hình Công ty cổ phần,
cũng như DNNN chưa phát huy hết vai trò của mình đối với xã hội, Nhà nước chủ trương
đẩy mạnh việc chuyển đổi từ DNNN sang Công ty cổ phần. Không tách khỏi xu hướng
này Công ty lại tiến hành sửa đổi đăng ký kinh doanh lần thứ hai ngày 21/5/2003 theo
quyết định số 567/QĐ-BXD ngày 29/04/2003 của bộ xây dựng. Bổ sung thêm các ngành
là: đầu tư kinh doanh phát triển nhà, tư vấn, thiết kế xây dựng các công trình dân dụng,
công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng, bao gồm; lập dự án đầu tư, giámsát thi công, khảo sát thiết
kế, thiết kế, thẩm định thiết kế, lập và thẩm định dự án.
Mặc dù những năm gần đây Công ty phải đối phó với nhiều khó khăn và thách thức,
thay đổi hai lần đăng ký kinh doanh và chuyển sang mô hình Công ty cổ phần nhưng
Công ty vẫn đứng vững trên thị trường với sản phẩm của mình,đản bảo sản xuất kinh
doanh có lãi,thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, khai thác có hiệu quả nhiều hợp
đồng chiếm lĩnh thị trường,tạo đủ công an việc làm,cải thiện đời sống lao động.
Công ty được tặng “Huân chương lao động hạng 3”của chủ tịch nước trao tặng ngày
3/6/2000 với thành tích xuất sắc từ năm 1995 đến năm 1999, nhiều giải thưởng khác như:
Huy chương vàng chất lượng cao công trình, sản phẩm xây dựng năm 1998 và 2000 của
Bộ xây dựng; nhiều bằng khen, chứng nhận cuả các tổ choc nước ngoài; chứng chỉ ISO
9002:1994 do BVQI cấp.
1.2. Các lĩnh vực kinh doanh chính.
- Xây dựng công trình công nghiệp, công cộng nhà ở và xây dựng khác.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị cơ khí xây dựng.
- Trang trí nội thất.
- Tư vấn thiết kế công nghệ, thiết bị.
- Thẩm định dự án mua sắm thiết bị.
- Xây dựng các công trình giao thông( cầu đường…) bến cảng, thuỷ lợi.
- Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng, đô thị, khu công nghiệp.
- Xây dựng các công trình đường dây điện, trạm biến áp điện thế đến 35 kv.
- Sản xuất và lắp dựng kết cấu thép cho các công trình dân dụng và công nghiệp.
- Lắp đặt và bảo trì thang máy.
- Lắp đặt và sửa chửa nồi hơi áp lực đến 100 at.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị phục vị xây dựng, sản xuất công nghiệp
và yêu cầu tiêu dùng của xã hội.
- Đầu tư kinh doanh phát triển nhà.
- Tư vấn thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng bao gồm;
+ Lập dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư, giámsát thi công.
+ Khảo sát thiết kế, thẩm định thiết kế, lập và thẩm định dự án.
1.3. Nhiệm vụ và tính chất sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ.
- Tạo thêm công an việc làm cho xã hội; cho đến nay Công ty đã tham gia vào khá
nhiều lĩnh vực kinh doanh và cũng tạo ra việc làm cho khoảng hơn 1000 lao động, nhưng
với nhu cầu việc làm ngày càng tăng, cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của đất
nước nói chung và Công ty COMA 25 nói riêng, đIều đó đòi hỏi Công ty phải nắm bắt
được nhiều cơ hội kinh doanh mở rộng quy mô sản xuất và góp một phần nhỏ vào việc
tạo thêm công an việc làm cho xã hội, giải quyết nhu cầu thiết thực của xã hội.
- Tăng cường và phát triển nguồn vốn để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của
Công ty.
- Góp một phần vào sự phát triển chung của đất nước; để đưa đất nước ta ngày càng
phát triển, đủ điều kiện để hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.
- Bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội. Việt Nam là nước có
nền chính trị ổn định nhất thế giới, nhưng môi trường thì càng ngày càng bị phá huỷ vì
vậy nhiệm vụ này góp phần làm cho nước ta chính trị càng ổn định hơn, xã hội ổn định
và môi trường trong sạch.
- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất cho nhân viên, bồi
dưỡng nâng cao trình độ văn hoá , khoa học kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ
công nhân viên.
Mục tiêu. Công ty cổ phần COMA 25 được thành lập nhằm huy động và sử
dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển xây lắp và kinh doanh thương mại, nhằm mục
tiêu thu lợi nhuận tối đa, phát huy vai trò làm chủ của người lao động, của các cổ đông,
bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh, nhà đầu tư và người lao động, đóng góp
cho ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.
Tính chất ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần COMA 25 là Công ty kinh doanh các lĩnh vực chủ yếu về xây dựng
cũng ảnh hưởng đến bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty. Do tính chất của ngành
xây dựng là người công nhân luôn phải bán sát công trình thi công, không cố định tại một
nơi, cùng lúc Công ty có thể tham gia thi công nhiều công trình khác nhau trên nhiều địa
bàn, không trực tiếp sản xuất tại một chỗ nên đòi hỏi phải có hai bộ máy; một là bộ máy
điều hành các hoạt động quản trị tại Công ty; hai là bộ máy điều hành các hoạt động sản
xuất tại công trường.
1.4. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh qua các năm.
Bảng 1: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm
2001-2004
Đơn vị: đồng
Năm
Chỉ tiêu
2001 2002 2003 2004
Doanh thu
42.106.696.5
47
63.834.699.
186
105.190.012.
694
225.723.816.
572
Vốn kinh doanh 3.968.617.984
3.906.595.000 4.672.323.546 8.357.267.742
Lợi nhuận
83.466.455 207.344.190 305.925.688 553.788.617
Tổng tài sản
Cố định
2.124.042.343
2.008.764.550 2.827.680.842 778.4648.285
Tổng tài sản nợ
35.371.437.
398
57.383.876.
107
103.396.917.
955
172.672.852.
984
Tổng tài sản có
35.371.437.
398
57.383.876.
107
103.396.917.
955
172.672.852.
984
Tài sản nợ lưu động
33.434.856.
848
54.628.379.265 95.186.354.608 158.961.121.
195
Tài sản có lưu 31.509.073. 53.488.456. 98.730.958. 164.880.700.
động 218 554 654 952
(Nguồn số liệu từ phòng tài vụ của Công ty)
Từ bảng trên ta có bảng các chỉ tiêu sau:
Bảng 2: Bảng các chỉ tiêu hiệu quả
Năm
Chỉ tiêu
2001 2002 2003 2004
Tốc độ tăng trưởng doanh thu 151,7% 164,8% 214,6%
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 248,4% 147,5% 181%
Tỷ suất LN/ VCSH 2,1% 5,3% 6,5% 6,6%
Tỷ suất LN/ DT 0,2% 0,32% 0,3% 0,25%
Hiệu quả sử dụng TSCĐ( DT/TSCĐ) 19,8 31,7 37,2 29
Số vòng quay toàn bộ VKD (
DT/VKD)
10,61 16,3 22,5 27
Qua bảng kết quả trên ta thấy:
Về vốn kinh doanh; Chỉ có năm 2002 là giảm đi chút ít. Do nhu cầu khách
hàng và thị trường ngày càng tăng nên số vốn cần huy động củng phải tăng
theo để đáp ứng nhu cầu đó.
Về doanh thu và lợi nhuận; đều tăng từ 1,5 – >2 lần, riêng có năm 2002 thì lợi
nhuận tăng gấp đôi, sau đó năm 2003, 2004 nhỏ hơn.
Về hiệu quả sử dụng TSCĐ; đều tăng qua các năm, riêng năm 2004 giảm , có
thể là do khi chuyển sang mô hình Công ty cổ phần nhu cầu về đầu tư trang
thiết bị và máy móc nhiều nên hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm đi.
Về hiệu qả sử dụng vốn; Hàng năm đều tăng nhưng < 0,6. Chứng tỏ Công ty
chưa đạt hiệu quả, là nguyên nhân gây ra lợi nhuận thấp.
Tình hình tài sản của Công ty;Gía trị tài sản của Công ty tăng qua các năm và
tốc độ tăng khá cao đặc biệt là năm 2004, là nguyên nhândẫn đến làm giảm
hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Về số vòng quay vốn kinh doanh; Rất cao từ 10,6- 27 lần, nhưng do phần lớn
số vốn kinh doanh là đựơc vay nên làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Gần như các chỉ tiêu đều ra tăng, kể cả trước và sau khi thực hiện cổ phần hoá cụ thể:
Từ sau khi cổ phần hoá thì các chỉ tiêu tăng mạnh hơn so với trước khi cổ phần
hoá và tăng mạnh hơn qua từng năm một. Chứng tỏ chuyển sang Công ty cổ phần là một
hướng đi hoàn toàn đúng đắn của những người làm chủ Công ty, và phù hợp với xu
hướng chung của đất nước ta.
Nhưng các chỉ tiêu đó tăng, nhưng so với tốc độ ra tăng của ngành, thì còn thấp
hơn rất nhiều. Đòi hỏi Công ty phải cố gắng rất nhiều trong tương lai để có đà tăng
trưởng sánh ngang, lớn hơn các Công ty cùng ngành, tốc độ tăng trưởng của đất nước, và
xứng tầm với tầm vóc Công ty.
II. Một số đặc đểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến việc củng cố và hoàn
thiện bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.1. Đặc điểm về lao động.
Lao động là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, nó là yếu
tố quyết định hàng đầu tới hiệu quả kinh doanh. Quản lý nguồn nhân lực làm sao cho tôt
là vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đặt lên hàng đầu.
2.1.1. Cơ cấu lao động.
- Đối với lao động dài hạn.
Bảng 3: Bảng cơ cấu lao động dài hạn của Công ty
đơn vị: người
Độ tuổi Tổng Nam Nữ Đảng viên
20 – 30 71 50 21 10
30 – 40 103 94 9 35
> 50 28 28 0 20
Tổng 202 172 30 65
(Nguồn số liệu từ phòng tổ chức hành chính)
Như vậy ta thấy lao động nam giới của Công ty chiếm tới 85 %, chiếm đa số lao
động của Công ty. Do đặc trưng của ngành xây dựng là lao động nặng nhọc, thường
xuyên phải bám sát công trình nên chỉ thích hợp với lao động nam giới và do yêu cầu của
công việc đòi hỏi phải có kinh nghiệm và sự bền bỉ nên tỉ lệ lao động từ 30 –40 tuổi
chiếm tới 46,5%, còn lao động nữ giới thì ít được Công ty trưng dụng. Đối với lao động
< 30 là những kỹ sư trẻ mới ra trường Công ty cần đội ngũ này để tạo ra sự năng động và
nhiệt tình trong công việc. Còn lao động > 50 tuổi phần lớn là những cán bộ chủ chốt,
cán bộ lãnh đạo Công ty. Đó là những người dẫn đường chỉ lối cho hoạt động của Công
ty.
- Đối với lao động ngắn hạn hiện tại Công ty có khoảng 800 người, phần lớn lao
động có độ tuổi từ 20 – 40 là nam giới. Công ty sử dụng lao động này vào các công việc
như; xây dựng phần thô, làm màu, làm cấu kết thép, vận chuyển…loại lao động này
thường xuyên biến đổi và tuỳ theo các công trình, chủ yếu là lao động làm thuê theo công
trình mà Công ty thực hiện.
2.1.2. Chế độ tiền lương và các điều kiện lao động khác.
Hiện nay với mức lương bình quân là 1.200.000 đ/ 1 người/ một tháng. Đối với lao
động dài hạn thì Công ty chủ yếu là thuê nhưng người có đủ trình độ chuyên môn, kỹ
thuật để đáp ứng được yêu cầu công việc. Đối với lao động ngắn hạn thì Công ty thường
thuê ở tại địa phương hoặc lấy người từ các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Tây...để làm.
Việc thuê lao động như vậy rất thuận lợi với Công ty, chủ yếu chỉ là quản lý đối với lao
động dài hạn. Còn lao động ngắn hạn Công ty lại giao lại cho người thầu thi công quản
lý. Do đó giảm một phần gánh nặng về quản lý nhân lực trong khi vẫn đảm bảo tiến độ
thi công và chất lượng công trình.
Đặc điểm của ngành xây dựng lao động địa bàn sản xuất chủ yếu ở ngoài trời và
thay đổi địa bàn thường xuyên do đó người làm việc ở trong ngành xây dựng cũng chịu
nhiều ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, khí hậu. Công ty cổ phần COMA 25 đã chú trọng
quan tâm đến yếu tố đảm bảo điều kiện lao động cho người lao động ở các công trình xây
dựng đều có nán trại trú nắng trú mưa , đảm bảo nước sạch cho công nhân ăn uống. Tất
cả công nhân lao động trên công trường đều được khám sức khoẻ tuyển dụng , học an
toàn lao động và được trang bị bảo hộ lao động như quần áo, giầy dép , mũ , dây an toàn
khi làm việc trên cao , tất cả nhằm đảm bảo an toàn lao động cho người lao động , nơi
làm việc của cán bộ quản lý khang trang , sạch sẽ, thoáng mát , trang thiết bị làm việc
đạt chất lượng cao phục vụ tốt cho công tác quản lý của Công ty được trang bị một số
máy móc , thiết bị khá tiến hiện đại , đảm bảo cho Công ty có đủ khả năng tiến hành thi
công xây dựng mọi công trình có quy mô lớn chất lượng cao và tiến độ nhanh .
Ngoài ra Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi để các nhân viên phát huy hết năng
lực của mình như trang bị về phương tiện làm việc( máy tính, đồ dùng văn phòng...) và
tạo ra môi trường vui vẻ trong công việc,tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công công
trình và làm việc với NSLĐ cao.
Chế độ tiền lương ,tiền thưởng cũng được Công ty quan tâm đúng mức nhằm đảm
bảo mức thu nhập và không ngừng nâng cao điều kiện sống cho người lao động , tạo đòn
bẩy kinh tế , thúc đẩy phát huy sáng kiến , thi đua sản xuất . Đối với đội ngũ lao động
gián tiếp thì việc trả lương theo phương pháp khoa học , đảm bảo tiền lương của người
lao động phụ thuộc vào trình độ năng lực , mức độ công tác , thâm niên công tác và hiệu
quả sản xuất kinh doanh .
Đối với công nhân lao động thì việc tiến hành trả lương được áp dụng một cách
linh hoặt gồm trả lương khoán sản phẩm đối với những công việc có tính chất thường
xuyên ổn định , các công việc phục vụ thì áp dụng chế độ trả lương khoán theo ngày
công .
2.2. Đặc điểm về máy móc thiết bị (MMTB).
2.2.1. Về cơ sở vật chất.
Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố hết sức quan trọng nó phản ánh tầm cỡ,
quy mô, trình độ của Công ty. Cơ sở vật chất càng hiện đại thì chứng tỏ Công ty có một
đội ngũ lao động có trình độ cao, NSLĐ cao, quy mô lớn, uy tín lớn và nó còn thể hiện
trình độ, năng lực quản trị cao.
Hiện nay diện tích đất sử dụng của Công ty là 105.972 m2, một phần được sử
dụng để làm trụ sở chính, một phần sử dụng để làm sân bãi cho các loại xe thi công công
trình như (máy ủi, máy xúc, cần cẩu…).
Công ty luôn chú trọng nâng cao NSLĐ, trang bị đầy đủ những gì mà yêu cầu
công việc cần đến. Nên cơ sở vật chất kỹ thuật là tương đối hiện đại. Các phòng ban có
thể trao đổi với nhau qua mạng nội bộ. Những người thường xuyên phải công tác xa được
trang bị máy tính cá nhân...
2.2.2. Về máy móc thiết bị.
Máy móc thiết bị là một yếu tố không thể thiếu được ở bất kỳ một doanh nghiệp,
đơn vị nào muốn tham gia sản xuất kinh doanh. Máy móc thiết bị quyết định khả năng
sản xuất kinh doanh của Công ty. Máy móc thiết bị hiện đại là một yếu tố vô cùng quan
trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có
hệ thống máy móc thiết bị kỹ thuật hiện đại và cơ sở hạ tầng tốt thì có khả năng cạnh
tranh mạnh hơn các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Bảng 4: Danh sách MMTB thi công
Loại máy thi công Nước sản xuất Số lượng Giá trị còn lại (
trung bình)
Thiết bị nâng hạ Nhật, Mỹ, Hnà 73 90%
Như: cần cẩu, cần
trục, máy vân
thăng, tời, lò
Quốc, Đức, Nga,
ý, Thuỵ Điển
Thiết bị vận
chuyển như:
- ôtô vận tải
- ôtô mirơmóc
- xe chở bê tông…
Chủ yếu là Nga
và Việt Nam
60 85%
Thiết bị nền
Móng
-thiết bị ép cọc Nga, TQ, Nhật 05 94%
-máy ủi Nt 20 90%
-máy đầm đất Nga, Nhật 09 87%
-may đào Nt 15 85%
-tb bơm bêtông Nhật 15 85%
Thiết bị gia công
cơ khí
Nga, Nhật ,Anh,
Việt Nam, TQ
110 90%
Tổ máy phát động
lực và máy bơm
Nhật, Nga, Ba
Lan, Anh, Mỹ, HQ
33 90%
Các thiết bị khác ITALIA, Nhật,
VN, TQ, HQ
110 85%
Thiết bị thí
nghiệm và trắc địa
Nga, Nhật, Thuỵ
Điển, TQ, Đức
22 95%
( nguồn số liệu từ phòng kế hoạch đầu tư)
Công ty thường sử dụng những loại MMTB từ những nước có KH-KT phát triển
như của Nhật, Trung Quốc, Đức, Anh... có giá trị lớn để cho thuê và thi công công trình.
Phần lớn số MMTB này có giá trị còn lại cao từ 85% trở lên. Mặc dù vậy, Công ty được
thành lập từ những năm 80 hãy còn chế độ bao cấp của Nhà Nước nên đa phần MMTB
thời đó là của Liên Bang Xô Viết, hiện vẫn còn một số lượng đang kể những MMTB đó
đa phần đã cũ kỹ, lạc hậu, công suất thấp. Nhưng qua trên thể hiện xu hướng Công ty
đang ngày càng hiện đại hoá MMTB và chuyển giao công nghệ để tạo ra sự đảm bảo về
chất lượng của các công trình mà Công ty thực hịên, cũng như ngày càng tạo ra lòng tin
đối với khách hàng và đáp ứng chiến lược phát triển thị trường của Công ty.
Ngoài ra có một đội ngũ chăm lo bảo dưỡng và sửa chữa MMTB đảm bảo hoạt
động được tốt nhất, công suất cao.
2.3. Đặc điểm về quy trình sản xuất (đối với lĩnh xây dựng).
Sơ đồ 1:Sơ đồ quy trình sản xuất
Dự án mời thầu
Thiết kế bản vẽ
Trúng thầu Đổ pêtông móng
Tiếp nhận mặt
bằng thi công
Dựng kết cấu
thép
Xác định các mốc
chỉ giới
Xây phần thô
Định vị kiểm tra
tim cốt
Trát, lắp điện,
nước…
Đào móng Hoàn thiện
2.3.1. Công tác chuẩn bị thi công :
Bao gồm các công việc sau :
- Tiếp nhận mặt bằng thi công của Bên giao thầu. Xác định các mốc chỉ giới, trục
cao độ của công trình.
- Làm việc với các cơ quan chức năng địa phương về các thủ tục cần thiết cho việc
thi công công trình như : đăng ký tạm trú, bảo vệ trật tự trị an cũng như vệ sinh môi
trường.
2.3.2. Định vị kiểm tra tim cốt :
Theo bản vẽ thiết kế thi công được Chủ đầu tư thông qua, người khảo sát sẽ chuẩn bị
mốc chuẩn của công trình. Sau khi có sự thông qua của Chủ đầu tư về từng mục, đơn vị
sẽ định vị công trình theo mặt bằng định vị đã được thiết kế.
Tim cốt của công trình quyết định độ ngang bằn