Đề tài Một vài kiến nghị xung quanh vấn đề đảm bảo cho kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả n ước thống nhất đi lên chủ ngh ĩa xã hội, nh à nước ta đặc biệt nhấn mạnh và đề cao hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể (thực chất chỉ là một) mà không nói tới các thành phần kinh tế khác. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá IV th ừa nhận sự tồn tại của 3 thành phần kinh tế: quốc doanh, tập th ể và cá thể ở miền Bắc và 5 thành phần kinh tế ở miền Nam. Có thể nói Nghị quyết Đại hội Đảng IV, Đại hội Đảng V đều khẳng định sự tồn tại của 5 thành phần kinh tế ở n ước ta trong đó nhấn mạnh cải tạo theo h ướng xoá bỏ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, không nói tới sự phát triển kinh tế thị trường đa dạng tức là xoá bỏ c ơ sở tồn tại của kinh tế thị tr ường. Điều này chẳng những làm giảm khả n ăng đóng góp c ủa các thành phần kinh tế chung của đ ất n ước mà còn làm kìm hãm khả năng t ạo công ăn vi ệc làm cho nhân dân. Đó là th ời kỳ chúng ta thiếu một cơ sở khoa học về sự tồn tại một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở n ước ta. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam (6/1991) kh ẳng đ ịnh mục tiêu xã hội chủ nghĩa, xác định ph ương hướng c ơ b ản chỉ dạo quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở n ước ta. C ương l ĩnh của Đảng khẳng đ ịnh: “Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo đ ịnh h ướng xã hội chủ nghĩa”, “xoá bỏ c ơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, hình thành cơ ch ế th ị tr ường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công c ụ khác”. Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) Đảng ta lại khẳng định ti ếp tục sự nghiệp đổi mới theo h ướng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Thực tiễn trải qua hơn 10 năm đổi mới cho thấy việc thực hiện phát tri ển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở n ước ta đã mang lại những kết quả to lớn. Qua đó chúng ta có thể th ấy được tầm quan trọng cũng nh ư sự cần thiết của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Do đó việc nghiên cứu vai trò của thành ph ần kinh tế nhà nước (một bộ phận trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam) cũng có những ý nghĩa to lớn góp phần phát tri ển hơn nữa thành phần kinh tế nhà nước và nền kinh tế Việt Nam. Cuối cùng, để quán triệt sâu sắc các Nghị quyết của Đảng về: phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo đ ịnh h ướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo c ơ ch ế thị tr ường có sự quản lý c ủa Nhà nước với thành phần kinh tế nhà n ước nắm vai trò chủ đạo, xin được phép nêu một số vấn đề như sau: Phần I: Nội dung thành phần kinh tế nhà n ước Phần II : Vai trò chủ đ ạo của thành phần kinh tế nhà n ước trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phầ n ở Việt Nam. Phần III : Một vài kiến nghị xung quanh vấn đề đảm bảo cho kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đ ạo trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam.

pdf24 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một vài kiến nghị xung quanh vấn đề đảm bảo cho kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Một vài kiến nghị xung quanh vấn đề đảm bảo cho kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam. MỞ ĐẦU Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, nhà nước ta đặc biệt nhấn mạnh và đề cao hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể (thực chất chỉ là một) mà không nói tới các thành phần kinh tế khác. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá IV thừa nhận sự tồn tại của 3 thành phần kinh tế: quốc doanh, tập thể và cá thể ở miền Bắc và 5 thành phần kinh tế ở miền Nam. Có thể nói Nghị quyết Đại hội Đảng IV, Đại hội Đảng V đều khẳng định sự tồn tại của 5 thành phần kinh tế ở nước ta trong đó nhấn mạnh cải tạo theo hướng xoá bỏ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, không nói tới sự phát triển kinh tế thị trường đa dạng tức là xoá bỏ cơ sở tồn tại của kinh tế thị trường. Điều này chẳng những làm giảm khả năng đóng góp của các thành phần kinh tế chung của đất nước mà còn làm kìm hãm khả năng tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Đó là thời kỳ chúng ta thiếu một cơ sở khoa học về sự tồn tại một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam (6/1991) khẳng định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, xác định phương hướng cơ bản chỉ dạo quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cương lĩnh của Đảng khẳng định: “Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, “xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác”. Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) Đảng ta lại khẳng định tiếp tục sự nghiệp đổi mới theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Thực tiễn trải qua hơn 10 năm đổi mới cho thấy việc thực hiện phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta đã mang lại những kết quả to lớn. Qua đó chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Do đó việc nghiên cứu vai trò của thành phần kinh tế nhà nước (một bộ phận trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam) cũng có những ý nghĩa to lớn góp phần phát triển hơn nữa thành phần kinh tế nhà nước và nền kinh tế Việt Nam. Cuối cùng, để quán triệt sâu sắc các Nghị quyết của Đảng về: phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước với thành phần kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo, xin được phép nêu một số vấn đề như sau: Phần I: Nội dung thành phần kinh tế nhà nước Phần II: Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam. Phần III: Một vài kiến nghị xung quanh vấn đề đảm bảo cho kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam. PHẦN I NỘI DUNG THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Cơ sở để xem xét một thành phần kinh tế với tư cách là quan hệ sản xuất trong đó quan hệ sở hữu có vai trò quyết định, còn quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối có vai trò tác động tích cực. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì các quan hệ sở hữu không tồn tại dưới dạng thuần khiết cô lập mà chúng đan xen lẫn nhau. Người ta dễ dàng nhận thấy trong một tổ chức kinh tế có nhiều quan hệ sở hữu khác nhau như: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cá nhân... Do đó thành phần kinh tế dù chỉ được biểu hiện ra dưới các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cụ thể song lại không trùng khớp với một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh xác định nào đó. Để xem xét một tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế nào cần phải xem xét cụ thể xem lực lượng kinh tế nào kiểm soát và chi phối chúng. Chính dựa trên cơ sở xem xét khoa học như thế, chúng ta mới có thể hiểu được tại sao cùng là các công ty cổ phần mà công ty này thì thuộc thành phần kinh tế tư nhân, còn công ty kia lại thuộc thành phần kinh tế nhà nước. Thành phần kinh tế nhà nước dựa trên cơ sở quan trọng là sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất. Để tránh những hiểu biết hạn chế, những quan niệm sai lầm trước kia, chúng ta cần phải phân biệt được nhà nước với tư cách là một lực lượng kinh tế, kiểm soát kinh tế theo các nguyên tắc của thị trường với nhà nước là một lực lượng chính trị cùng các phương tiện vật chất đảm bảo cho sự thống trị chính trị đó. Chỉ có sở hữu nhà nước với tư cách là một lực lượng kinh tế, một chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường mới là sở hữu thuộc thành phần kinh tế nhà nước. Với quan niệm như vậy, thành phần kinh tế nhà nước gồm các yếu tố cấu thành như sau: - Yếu tố thứ nhất: là hệ thống các doanh nghiệp nhà nước. Đây là tổ chức kinh tế mà sở hữu của nhà nước có thể là 100% hay chỉ là cổ phần khống chế, riêng cổ phần đặc biệt có quyền phủ quyết. Các doanh nghiệp nhà nước có thể hoạt động theo luật riêng như hiện nay, cũng có thể hoạt động theo luật doanh nghiệp chung nhưng điểm cốt lõi của nó là nhà nước thông qua các đại diện sở hữu của mình tiến hành kiểm soát, chi phối được hoạt động của doanh nghiệp nhằm lấy đó làm công cụ can thiệp tích cực vào nền kinh tế, định hướng những cân đối lớn và kết quả chung. - Yếu tố thứ hai: là hệ thống tài chính của nhà nước. Ngày nay khi mà xu thế mở rộng phân phối qua ngân sách nhà nước đã trở thành phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, thì ở nước ta do nhà nước có vai trò rất to lớn trong vấn đề đảm bảo công bằng nên tài chính nhà nước trở thành một lực lượng kinh tế đáng kể. Từ ngân sách nhà nước có thể hình thành các luồng tài chính khác nhau như đầu tư vào các doanh nghiệp không phải nhà nước để sinh lãi, trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội hoặc cho vay tín dụng.... Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi vốn trở thành một trong những nguồn lực sản xuất chủ yếu thì một phần tài chính nhà nước, kể cả chi tiêu ngân sách thường xuyên sẽ trở thành lực lượng kinh tế lớn. - Yếu tố thứ ba: là tất cả hệ thống dự trữ, tài nguyên, đất đai, vùng biển, vùng trời thuộc sở hữu nhà nước. Do đặc thù xã hội chủ nghĩa nên ở nước ta toàn bộ đất đai, mặt biển, không phận đều thuộc sở hữu nhà nước. Có những bộ phận đất đai nhà nước giao cho nhân dân sử dụng lâu dài, cũng có bộ phận đất đai, mặt biển, tài nguyên, không phận... nhà nước cho thuê và có thu nhập theo định kỳ. Thu nhập đó có thể đem tái đầu tư, cũng có thể cho vay hoặc chuyển giao cho công dân dưới hình thức nào đó. Dù mục đích sử dụng khác nhau, song không thể phủ nhận rằng sở hữu đất đai, mặt biển, bầu trời... cùng với dự trữ quốc gia đã làm cho nhà nước thực sự trở thành chủ thể kinh tế mạnh, không những có khả năng tham gia vào các quá trình kinh tế mà có thể đóng vai trò điều tiết, định hướng và kiểm soát các quá trình kinh tế đó. - Yếu tố thứ tư: là hệ thống dịch vụ nhà nước kể cả dịch vụ thu phí và dịch vụ không thu phí. Khác với quan niệm sai lầm trước kia cho rằng của cải chỉ đơn thuần tồn tại dưới dạng vật chất hàng hoá hữu hình, ngày nay kinh tế học hiện đại khẳng định thêm rằng của cải còn là những dịch vụ với tư cách hàng hoá vô hình nhưng có vai trò làm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và làm tăng chất lượng của cuộc sống cũng được tính vào GDP. Một số dịch vụ nhà nước có thể kể ra như sau: dịch vụ ngân hàng nhà nước, dịch vụ hải quan, dịch vụ thủ tục hành chính cho hoạt động kinh tế như kiểm soát thị trường tiền, thị trường chứng khoán, thị trường vốn... Với việc cung cấp các dịch vụ này nhà nước có thể tác động vào thị trường đồng thời qua thị trường tác động tới nền kinh tế. Có thể thấy rằng yếu tố này đã góp phần làm cho tiềm lực kinh tế của nhà nước tăng lên gấp bội. Như vậy, thành phần kinh tế nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng rãi hơn nhiều so với quan điểm cho rằng chỉ nên giới hạn thành phần kinh tế ở hệ thống các doanh nghiệp nhà nước. Cách hiểu cũ vô hình chung đã làm thu hẹp thành phần kinh tế nhà nước từ đó có thể dẫn đến những quyết định thiếu hợp lý, có thể làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Chỉ có cách hiểu đầy đủ như vậy chúng ta mới có cơ sở để tìm tòi các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý để một mặt tái sản xuất được quan hệ sở hữu nhà nước trong quá trình tái sản xuất xã hội. Mặt khác, thông qua sự lớn mạnh của nó mà giữ vững định hướng xã hội chư nghĩa đồng thời cải tổ nền kinh tế trên cơ sở tiềm lực kinh tế nhà nước vững chắc. Bên cạnh đó, thành phần kinh tế nhà nước còn thể hiện rõ bản chất chủ nghĩa xã hội của nó: Nếu như các phương thức sản xuất khác thực hiện sự áp bức, bóc lột đối với quảng đại quần chúng nhân dân lao động thì phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang hướng tới lại giải phóng quảng đại quần chúng nhân dân lao động thoát khỏi ách áp bức, bóc lột. Do đó nhà nước và thành phần kinh tế nhà nước phải là lực lượng đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động đồng thời phải bảo vệ được quyền lợi cho họ. Cũng chính từ bản chất vì số đông, vì quảng đại nhân dân lao động nên thành phần kinh tế nhà nước buộc phải lựa chọn và tìm tòi bước đi để trở thành nền tảng của chế độ mới ngoài ra còn phải thể hiện được sự khác biệt với việc bành trướng đi đến sự thống trị như kinh tế tư bản chủ nghĩa hay kinh tế phong kiến trước kia.. Nếu như sự thống trị của các thành phần kinh tế đó chủ yếu dựa trên sự chuyển giao quyền chiếm hữu do đó mà có quyền kiểm soát kinh tế từ giai cấp này sang giai cấp khác thì thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa chỉ có thể xuất hiện khi đại đa số nhân dân lao động giành được quyền chiếm hữu dưới hình thái nhà nước hay sở hữu toàn dân, chứ không phải dưới hình thái một giai cấp. Và từ sự chiếm hữu dưới hình thái nhà nước đó thông qua nhà nước xã hội chủ nghĩa do dân và vì dân mà nhân dân lao động có thể tiến hành kiểm soát các quá trình tổ chức quản lý và phân phối của nền kinh tế. Có nghĩa là ẩn giấu đằng sau hình thái sở hữu nhà nước, thành phần kinh tế nhà nước ở nước ta vẫn là chế độ sở hữu toàn dân, chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa. Đây là đặc trưng cần phải được nhận thức rõ và quán triệt đầy đủ trong cán bộ quản lý và nhân dân lao động, nhất là người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước để mỗi người đều có thể nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển vững mạnh thành phần kinh tế nhà nước. Mặt khác, cũng cần phải lưu ý hai điểm sau đây: - Thứ nhất, thành phần kinh tế nhà nước được hiểu theo nội dung trên là giai đoạn thấy, giai đoạn khởi đầu của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Trước kia chúng ta đã thất bại khi đẩy quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đi quá xa, ngay lập tức thiết lập sở hữu toàn dân trực tiếp với quan hệ bao cấp và trao đổi bằng hiện vật. Trong mô hình cũ, chúng ta đã thiết lập nhà nước như một tổ chức tự quản với giả định rằng người lao động có đủ khả năng để kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của bộ máy nhà nước thông qua chế độ bầu cử, bãi miễn trực tiếp. Ngày nay, với việc thừa nhận cơ chế thị trường, thừa nhận sự trao đổi sản phẩm thông qua giá trị như là hành vi phổ biến thì thiết chế nhà nước cũng trở nên xa cách với người dân hơn, có tính độc lập tương đối hơn và người dân không thể “tự quản nhà nước” mà chỉ có thể tiến hành kiểm tra giám sát theo luật, theo hình thức chính trị của nhà nước (bầu cử) hay cũng có thể đóng góp ý kiến để những người đại diện làm tốt hơn công việc của mình. Chính vì thế, tính sở hữu toàn dân thể hiện rõ ở sở hữu nhà nước và được thể hiện một cách gián tiếp hơn qua một số khâu trung gian mang tính chính trị trực tiếp nhiều hơn tính kinh tế trực tiếp. Tính gián tiếp của sở hữu toàn dân đó được thể hiện rõ ở giai đoạn thấp của quan hệ sản xuất XHCN. - Thứ hai, do trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, nhà nước không chỉ đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động mà còn đại diện cho lợi ích của quốc gia. Về mặt kinh tế, lợi ích của một quốc gia trước hết được biểu hiện ở khả năng giải phóng sức sản xuất hiện có, ở việc sử dụng tốt nhất các nguồn lực phục vụ cho nhân dân của đất nước mình. Do lực lượng sản xuất của nước ta hiện nay đòi hỏi phải phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất_kinh doanh phù hợp với trình độ phát triển khác nhau của lực lượng sản xuất. Thực tế tình hình đổi mới trong những năm qua đã chứng tỏ rằng chỉ bằng cách đó chúng ta mới thoả mãn được nhu cầu của người dân ở mức tốt nhất. Cho nên, nhà nước ta không những phải tạo điều kiện cho thành phần kinh tế nhà nước phát triển mà hơn lúc nào hết phải tạo mọi điều kiện cũng như bảo vệ cho tất cả các thành phần kinh tế cùng phát triển. Do vậy không thể nói đến sự chi phối của thành phần kinh tế nhà nước bởi thực chất chúng ta không muốn nói đến một sự áp đặt kinh tế bằng bạo lực, hay bằng cách lấn át các thành phần kinh tế khác. Quan điểm có tính nguyên tắc của chúng ta là tạo ra môi trường hoạt động bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế nhằm khai thác hết nội lực và nhân tố hiệu quả của chúng, đồng thời phải cố gắng tìm tòi, thể nghiệm trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm cũng như khái quát lý luận để tìm ra những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trong đó không những lực lượng sản xuất có thể tìm thấy nguồn động lực để phát triển mạnh mẽ mà quan hệ sản xuất XHCN cũng không ngừng được tái sinh và hoàn thiện. Và đây mới là nội dung cốt lõi, tư tưởng xuyên suốt của công cuộc đổi mới quản lý để thành phần kinh tế nhà nước giữ được vai trò chủ đạo của nó. PHẦN II VAI TRÒ CHỦ ĐẠO CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ HÀNG HOÁ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở VIỆT NAM Việc đề ra quan điểm: “thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với các thành phần kinh tế hợp tác dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân” là một trong những thành tựu to lớn của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam, nó đánh dấu một sự chuyển biến căn bản trong nhận thức của Đảng và nhà nước ta về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội cũng như về các yếu tố cơ bản cấu thành nền kinh tế đó. Về mặt lý luận, vai trò chủ đạo do thành phần kinh tế đại diện cho phương thức sản xuất mới đang dần thay thế phương thức sản xuất cũ để đảm nhiệm vai trò đó. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, vai trò chủ đạo đó tất yếu được đặt lên vai thành phần kinh tế nhà nước. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo đồng thời trở thành đòn bẩy đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội; mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ để các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; làm lực lượng vật chất để nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô nền kinh tế; tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới”. Và tư tưởng này một lần nữa được khẳng định và nhấn mạnh tại Hội nghị trung ương 4 (khoá VIII). Tuy nhiên cho đến nay vẫn không ít ý kiến cho rằng vai trò chủ đạo này nên đặt cho hệ thống doanh nghiệp nhà nước hơn là cho thành phần kinh tế nhà nước. Nhưng nếu chỉ riêng hệ thống doanh nghiệp nhà nước thôi thì sẽ gặp phải những khó khăn khi đảm đương vai trò chủ đạo vì: - Hệ thống doanh nghiệp nhà nước khó chiến thắng hệ thống các doanh nghiệp tư nhân trong điều kiện cạnh tranh thị trường thuần tuý. - Các doanh nghiệp nhà nước sẽ gặp khó khăn trong việc định hướng, dẫn dắt và cải tạo các thành phần kinh tế khác theo định hướng kinh tế tư bản nhà nước vì vậy cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước với tư cách là một chủ thể kinh tế mạnh. - Bản thân các hình thái tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước chưa chứng tỏ được bản chất xã hội chủ nghĩa của nó, mà bản chất đó chỉ được khẳng định bằng chính bản chất xã hội chủ nghĩa của nhà nước. Như nguyên tổng bí thư Đỗ Mười đã nói trong hội nghị trung ương 4 (khoá VIII): “chúng ta không để cho quan hệ sản xuất tự phát triển, nếu để tự phát thì nền sản xuất của chúng ta hàng ngày hàng giờ sẽ đi vào chủ nghĩa tư bản”. Và hơn nữa chúng ta kỳ vọng và sự tìm tòi và những thử nghiệm để có thể sáng tạo ra những hình thức tốt nhất, trong đó vừa duy trì và tái sản xuất quan hệ sản xuất mới_quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, vừa tạo ra những phạm vi rộng lớn cho sự tăng trưởng nhanh, có hiệu quả của lực lượng sản xuất. Chính đó là cốt lõi của luận đề: “thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo cùng với kinh tế hợp tác xã dần dần trở thành nền tảng, đủ sức trở thành lực lượng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở ra những cơ hội mới, những phạm vi rộng lớn cho lực lượng sản xuất phát triển. Cũng vì lý do đó mà nó có ưu thế hơn hẳn các thành phần kinh tế khác ở nước ta. Mặt khác, thông qua vai trò điều tiết, định hướng, dẫn dắt, thành phần kinh tế nhà nước góp một phần lớn trong việc chi phối và biến đổi các thành phần kinh tế khác trong quỹ đạo định hướng xã hội chủ nghĩa. Về thực tiễn, điểm qua vai trò của các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay chúng ta thấy: 1. Trước hết, nói về kinh tế hợp tác xã: Kinh tế hợp tác xã trước đây gồm những loại hình sau:  Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp  Hợp tác xã sản xuất tiểu thủ công nghiệp  Các hợp tác xã khác mà phần lớn là hợp tác xã nông nghiệp. Những hợp tác xã trên đây có đặc trưng là tập thể hoá tư liệu sản xuất và tập thể hoá lao động. Nó cũng bị chi phối bởi nhiều cơ chế đặc biệt là cơ chế kế hoạch hoá tập trung lạc hậu trước đây. Kinh tế hộ gia đình bị “hoà tan” vào kinh tế tập thể. Trong nông nghiệp, chỉ từ sau chỉ thị 100 của Ban bí thư trung ương Đảng (1981) và nghị quyết 10/Bộ chính trị, ban chấp hành trung ương Đảng (4/1988), kinh tế hộ nông dân mới được thừa nhận, hộ gia đình được coi là đơn vị kinh tế tự chủ. Còn trong công nghiệp phần lớn hình thức hợp tác xã đã được thay thế bằng hình thức hộ gia đình. Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn các loại hình hợp tác xã trong các ngành và các lĩnh vực của nền kinh tế trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ. Việc hợp tác như vậy sẽ kết hợp được sức mạnh của tập thể và sức mạnh của hộ xã viên. Bên cạnh vốn cổ phần do xã viên đóng góp và tài sản không chia của tập thể, hợp tác xã có thể huy động vốn và sức lao động ngoài các thành viên của mình. Xã viên được hưởng thu nhập từ hợp tác xã theo lao động và theo cổ phần đã đóng góp. Hợp tác xã có thể kinh doanh tổng hợp nhiều nghành nghề trên nhiều địa bàn mà không bị ràng buộc bởi ranh giới hành chính. Kinh tế hợp tác xã so với nền kinh tế quốc dân chung tuy là đóng góp đáng kể nhưng nhỏ không thể nắm giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay. 2. Kinh tế cá thể, tiểu chủ (tư nhân) hoạt động phần lớn dưới hình thức hộ gia đình, hộ tiểu chủ, xí nghiệp hoặc công ty tư doanh. Tư nhân thực hiện toàn bộ hay một công đoạn của quá trình đầu tư. Kinh tế tư nhân sản xuất và kinh doanh trên phạm vi rộng lớn: cả nông thôn và thành thị, trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong thời gian qua, Đảng và nhà nước đã có nhiều nghị quyết tạo điều kiện cho loại hình kinh tế này phát triển. Hiện nay loại hình này đang là một bộ phận đông đảo và có tiềm năng to lớn,có vị trí quan trọng và có khả năng tồn tại lâu dài. Song do đặc điểm kinh tế tư nhân là kinh doanh nhỏ vì vậy nó cũng không thể đẩm nhận được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam. 3. Kinh tế tư bản tư nhân: Trong những năm qua loại hình doanh nghiệp tư nhân đã xuất hiện ở nhiều ngành khác nhau như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, vận tải, thủ công nghiệp... Các doanh nghiệp tư bản tư nhân đang phát
Tài liệu liên quan