Trong xã hội hiện đại, thông tin trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với con
người. Thông tin là yêu cầu của đời sống kinh tế - xã hội. Thông tin phát triển cùng với
sự phát triển của xã hội loài người. Nền sản xuất xã hội càng phát triển, trình độ văn minh
càng cao thì nhu cầu thông tin càng lớn về số lượng và đòi hỏi về chất lượng, về tính nhanh
nhạy kịp thời ngày càng cao hơn.
Sự phát triển nhanh chóng, từng phút, từng giờ của các phương tiện thông tin đại
chúng đã góp phần tạo nên một kỷ nguyên thông tin trên toàn cầu. Người ta đón nhận
thông tin từ nhiều chiều và theo những cách thức khác nhau. Trong đó, phát thanh là một
trong những phương tiện truyền thông đại chúng hữu hiệu nhất. Vô tuyến truyền thanh
chỉ mới trở thành công cụ ưu việt cho truyền thông đại chúng các nước công nghiệp vào
cuối những năm 20 và nhất là những năm 30 của thế kỷ XX. Con sóng ngầm mãnh liệt
này vẫn bị xô đẩy bởi hai động lực trên trái đất là sự phát triển công nghiệp hoá và việc
tuyên truyền chính trị hoặc thương mại.
Phát thanh không có được cái già dặn như báo in, không hiện đại, hấp dẫn như
truyền hình, nhưng nó đòi hỏi phải được hiểu ngay tức khắc và can dự trực tiếp vào các
sự kiện chính trị nổi bật. Phát thanh ra đời tạo ra cuộc bùng nổ truyền thông đại chúng lần
thứ hai. Thông tin trên phát thanh không bị giới hạn, ngăn cách bởi hàng rào địa lý, hải
quan… mà ngay lập tức tác động đến hàng triệu người trên khắp hành tinh.
Trước đây, nhiều nhà khoa học đã nhận định, thế kỷ XXI là thế kỷ của phát
thanh. Quả thực, tại Việt Nam, sự phát triển hệ thống phát thanh từ trung ương đến địa
phương đã làm cho đời sống báo chí trong nước ngày càng phong phú và sôi động. Công
nghệ sản xuất các chương trình phát thanh trực tiếp (PTTT) xuất hiện phổ biến trong cả
nước từ những năm 1997 tiếp tục khẳng định phát thanh còn đóng vai trò hết sức quan
trọng trong đời sống xã hội, là phương tiện thông tin - giải trí hấp dẫn có khả năng chia
nhỏ đối tượng công chúng. Một minh chứng cụ thể là trong khi phần đông các tỉnh, thành
chưa thực hiện được các chương trình truyền hình trực tiếp hàng ngày, nhưng phát thanh
của chính địa phương đó lại tổ chức được đều đặn từ 30 phút đến 60 phút trực tiếp trong
ngày như các Đài Hải Phòng, Hà Nội, Ninh Bình, Hà Tây... ở phía Bắc và các Đài Lâm
Đồng, Đồng Tháp, Vĩnh Long... ở phía Nam.
Bên cạnh chức năng chính là chuyển tải thông tin, hệ thống truyền thông đại
chúng nói chung và phát thanh nói riêng còn có chức năng quan trọng là tuyên truyền và
định hướng tư tưởng tình cảm, hình thành lối sống tích cực trong công chúng. Văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định quan điểm: "Phát triển mạnh và nâng cao
chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản và phát
hành sách trên tất cả các vùng, chú ý nhiều hơn đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số" [17, tr.214].
Trong quản lý hành chính cũng như về vị trí địa lý, đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) gồm 13 tỉnh, thành phố, trong đó có 6 tỉnh Bắc sông Hậu (BSH). Đây là cách
phân chia theo cụm thi đua của hệ thống phát thanh truyền hình (PT-TH) trong cả nước.
Đó là các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Đồng Tháp,
đều nằm ở phía bắc sông Hậu Giang.
91 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2430 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Nâng cao chất lượng chương trình phát
thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu,
đồng bằng sông Cửu Long
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện đại, thông tin trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với con
người. Thông tin là yêu cầu của đời sống kinh tế - xã hội. Thông tin phát triển cùng với
sự phát triển của xã hội loài người. Nền sản xuất xã hội càng phát triển, trình độ văn minh
càng cao thì nhu cầu thông tin càng lớn về số lượng và đòi hỏi về chất lượng, về tính nhanh
nhạy kịp thời ngày càng cao hơn.
Sự phát triển nhanh chóng, từng phút, từng giờ của các phương tiện thông tin đại
chúng đã góp phần tạo nên một kỷ nguyên thông tin trên toàn cầu. Người ta đón nhận
thông tin từ nhiều chiều và theo những cách thức khác nhau. Trong đó, phát thanh là một
trong những phương tiện truyền thông đại chúng hữu hiệu nhất. Vô tuyến truyền thanh
chỉ mới trở thành công cụ ưu việt cho truyền thông đại chúng các nước công nghiệp vào
cuối những năm 20 và nhất là những năm 30 của thế kỷ XX. Con sóng ngầm mãnh liệt
này vẫn bị xô đẩy bởi hai động lực trên trái đất là sự phát triển công nghiệp hoá và việc
tuyên truyền chính trị hoặc thương mại.
Phát thanh không có được cái già dặn như báo in, không hiện đại, hấp dẫn như
truyền hình, nhưng nó đòi hỏi phải được hiểu ngay tức khắc và can dự trực tiếp vào các
sự kiện chính trị nổi bật. Phát thanh ra đời tạo ra cuộc bùng nổ truyền thông đại chúng lần
thứ hai. Thông tin trên phát thanh không bị giới hạn, ngăn cách bởi hàng rào địa lý, hải
quan… mà ngay lập tức tác động đến hàng triệu người trên khắp hành tinh.
Trước đây, nhiều nhà khoa học đã nhận định, thế kỷ XXI là thế kỷ của phát
thanh. Quả thực, tại Việt Nam, sự phát triển hệ thống phát thanh từ trung ương đến địa
phương đã làm cho đời sống báo chí trong nước ngày càng phong phú và sôi động. Công
nghệ sản xuất các chương trình phát thanh trực tiếp (PTTT) xuất hiện phổ biến trong cả
nước từ những năm 1997 tiếp tục khẳng định phát thanh còn đóng vai trò hết sức quan
trọng trong đời sống xã hội, là phương tiện thông tin - giải trí hấp dẫn có khả năng chia
nhỏ đối tượng công chúng. Một minh chứng cụ thể là trong khi phần đông các tỉnh, thành
chưa thực hiện được các chương trình truyền hình trực tiếp hàng ngày, nhưng phát thanh
của chính địa phương đó lại tổ chức được đều đặn từ 30 phút đến 60 phút trực tiếp trong
ngày như các Đài Hải Phòng, Hà Nội, Ninh Bình, Hà Tây... ở phía Bắc và các Đài Lâm
Đồng, Đồng Tháp, Vĩnh Long... ở phía Nam.
Bên cạnh chức năng chính là chuyển tải thông tin, hệ thống truyền thông đại
chúng nói chung và phát thanh nói riêng còn có chức năng quan trọng là tuyên truyền và
định hướng tư tưởng tình cảm, hình thành lối sống tích cực trong công chúng. Văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định quan điểm: "Phát triển mạnh và nâng cao
chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản và phát
hành sách trên tất cả các vùng, chú ý nhiều hơn đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số" [17, tr.214].
Trong quản lý hành chính cũng như về vị trí địa lý, đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) gồm 13 tỉnh, thành phố, trong đó có 6 tỉnh Bắc sông Hậu (BSH). Đây là cách
phân chia theo cụm thi đua của hệ thống phát thanh truyền hình (PT-TH) trong cả nước.
Đó là các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Đồng Tháp,
đều nằm ở phía bắc sông Hậu Giang.
Cùng với phát thanh trên cả nước, trong những năm qua, phát thanh các tỉnh khu
vực ĐBSCL, trong đó có các tỉnh BSH, đã có nhiều cố gắng thực hiện chức năng thông
tin - giải trí, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển địa phương. Thế
nhưng, trong xu thế phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông đại chúng
trong cả nước, mặc dù có thế mạnh riêng nhưng phát thanh của các tỉnh này vẫn chưa thể
chiếm ưu thế vượt trội trong khu vực.
Riêng khu vực ĐBSCL, nhờ địa hình bằng phẳng, việc phủ sóng phát thanh và
truyền hình khá thuận lợi. Người dân trong khu vực có thể tiếp cận được chương trình
của nhiều đài địa phương khác nhau. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương trong cả
nước, ở khu vực này truyền hình được quan tâm đầu tư nhiều hơn do thu được nhiều lợi
nhuận qua quảng cáo. Hơn nữa, do có những ưu thế vượt trội trong thông tin nên truyền
hình luôn nhận được sự quan tâm, ưu ái của các cấp các ngành ở địa phương.
Tình hình đó đã khiến cho không chỉ những người trực tiếp lãnh đạo, quản lý ở
các Đài Phát thanh và Truyền hình (PT&TH) mà ngay cả những phóng viên (PV), biên
tập viên (BTV) trực tiếp thực hiện sản xuất chương trình cũng quan tâm đến truyền hình
nhiều hơn mà coi nhẹ phát thanh. Mặc dù cho đến nay, nếu so với các loại hình truyền
thông đại chúng khác, phát thanh vẫn là loại hình có nhiều công chúng nhất, nhưng rõ
ràng điều đó chưa đủ để cho loại hình này tiếp tục phát triển.
Tình hình kể trên đã đặt phát thanh đài tỉnh vào cái thế phải thường xuyên cạnh
tranh để khẳng định sự tồn tại của mình. Tuy nhiên, đến nay đây vẫn đang là một trong
những vấn đề nan giải nhất mà những người làm phát thanh các tỉnh BSH và hầu hết
những người đang làm phát thanh trong cả nước nói chung chưa tìm ra lời giải đáp thỏa
đáng. Làm thế nào để phát thanh tiếp tục phát triển? Bằng cách nào để nâng cao chất
lượng các chương trình phát thanh? Phát thanh các tỉnh BSH sẽ đi theo hướng nào?
Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài "Nâng cao chất
lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu, đồng bằng sông Cửu
Long" cho luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cùng với nền báo chí cả nước, báo chí khu vực ĐBSCL nói chung và các tỉnh
BSH nói riêng có sự phát triển mạnh mẽ và có nhiều đóng góp quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Tuy nhiên, đến nay chưa có nhiều công
trình nghiên cứu về hoạt động báo chí ở khu vực này.
Trong quá trình khảo sát các tư liệu liên quan để thực hiện luận văn này, chúng
tôi thấy đến nay đã có một số công trình nghiên cứu ít, nhiều có liên quan đến đề tài của
chúng tôi, cụ thể như sau:
Về các công trình nghiên cứu, lý luận, giáo trình đã xuất bản thành sách đã có:
- Cuốn chuyên luận Nghề báo nói của tác giả Nguyễn Đình Lương do Nhà xuất
bản Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 1993. Nội dung sách gồm bảy phần, trong đó đã đề
cập một cách tổng quát về đặc trưng, phương pháp, thể tài và những vấn đề thuộc về
nguyên lý, kỹ năng và quy trình nghề báo phát thanh; phát thanh với thính giả v.v...
- Tài liệu Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh" của Lois Baird, Trường
Phát thanh Truyền hình và Điện ảnh Ôxtrâylia, do Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) dịch
và lưu hành nội bộ năm 2000.
- Giáo trình Báo chí phát thanh do 13 tác giả ở Phân viện Báo chí và Tuyên
truyền và Đài TNVN viết (do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 2002) có
tổng cộng 20 chương, đề cập một cách khá toàn diện về những vấn đề của phát thanh
Việt Nam hiện đại.
- Sách chuyên luận Sáng tạo tác phẩm báo chí của tác giả Đức Dũng (do Nhà
xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 2002) có chương 2 đề cập đến vấn đề "Nói và
viết cho phát thanh, truyền hình".
- Chuyên luận: Lý luận báo phát thanh của Đức Dũng (do Nhà xuất bản Văn hoá
- Thông tin ấn hành năm 2003) gồm 9 chương, trong đó đề cập đến những vấn đề của đặc
trưng loại hình và các thể loại báo phát thanh.
- Sách chuyên luận Các thể loại báo chí phát thanh (của V.V. Xmirnôp, Nga),
được Nhà xuất bản Thông tấn dịch và phát hành năm 2004.
- Hai tài liệu: Phát thanh - Truyền thanh nông thôn và Cẩm nang hướng dẫn phát
thanh trực tiếp, (do Ban Địa phương và Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ phát
thanh của Đài TNVN dịch và lưu hành nội bộ) đều đã được tái bản năm 2005.
- Tài liệu: 261 phương pháp đào tạo phát thanh viên và người dẫn chương trình,
(Học viện Truyền thông Bắc Kinh, Đoàn Như Trác biên dịch) đã được Đài TNVN phát
hành năm 2005.
- Giáo trình: Phát thanh trực tiếp, (do GS,TS. Vũ Văn Hiền và TS. Đức Dũng chủ
biên) đã được Nhà xuất bản Lý luận chính trị in và phát hành năm 2007.
Về các luận văn thạc sĩ có đề cập đến những vấn đề của báo chí phát thanh,
truyền hình địa phương phía Nam, đến nay đã có một số công trình nghiên cứu sau:
- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Lâm Thiện Khanh (thực hiện năm
2003 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Nâng cao chất lượng các tin tức
thời sự sản xuất tại Đài truyền hình Cần Thơ.
- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Lê Thanh Trung (thực hiện
năm 2004 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Tính thuyết phục và hiệu quả
của truyền hình trực tiếp ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Dương Thị Thanh Thủy (thực hiện
năm 2005 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Tổ chức sản xuất chương
trình thời sự truyền hình ở Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp.
- Luận văn Thạc sĩ Báo chí của Nguyễn Cẩm Nam (thực hiện năm 2005 tại
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội) có tiêu đề: Tác
động của văn hóa bản địa Nam Bộ trong công tác tổ chức và tiếp nhận chương trình thời
sự, văn hóa - xã hội trên các Đài truyền hình Đông Nam Bộ (2001-2006).
- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Phạm Thị Thanh Phương (thực hiện
năm 2008 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Hệ thống phát thanh, truyền
hình các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Khóa luận chuyên ngành Báo chí của Nguyễn Văn Bảy, thực hiện năm 2009, với
tiêu đề: Chương trình Thời sự phát thanh Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre, đã đề
cập và phân tích một cách có hệ thống chương trình thời sự phát thanh. Nhưng như tên
gọi của nó, đề tài nghiên cứu này chỉ dừng lại ở phạm vi chương trình thời sự của một
trong số sáu đài tỉnh thuộc khu vực BSH.
Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào trực tiếp đề cập
đến phát thanh cấp tỉnh ở khu vực BSH nói riêng và ở khu vực ĐBSCL nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là chất lượng
các chương trình phát thanh tại các tỉnh thuộc khu vực BSH, được biểu hiện qua các yếu
tố: nội dung, hình thức các chương trình và kể cả về chất lượng kỹ thuật.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi của đề tài được được giới hạn trong hoạt động
sản xuất các chương trình phát thanh tại các đài PT&TH ở 6 tỉnh thuộc khu vực BSH
gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Đồng Tháp.
Thời gian khảo sát được giới hạn từ tháng 6.2008 đến tháng 6.2009.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn này là chỉ ra những
mặt thành công, hạn chế và tìm kiếm các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả chương trình phát thanh tại sáu đài cấp tỉnh BSH thuộc khu vực ĐBSCL.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nêu trên, tác giả luận văn cần
phải hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
+ Khảo sát, nghiên cứu những vấn đề của lý luận báo chí, truyền thông - đặc biệt
là lý luận về báo chí phát thanh để rút ra những luận điểm khoa học phục vụ cho công
việc nghiên cứu, khảo sát thực tế.
+ Khảo sát thực trạng sản xuất chương trình phát thanh tại sáu đài PT&TH cấp
tỉnh khu vực BSH, qua đó khẳng định những thành công, chỉ ra những hạn chế trong các
chương trình phát thanh của từng đài.
+ Tìm hiểu ý kiến của những người đang trực tiếp lãnh đạo, quản lý và đội ngũ
PV, BTV làm phát thanh ở sáu đài cấp tỉnh khu vực BSH.
+ Thăm dò dư luận xã hội đối với công chúng phát thanh ở sáu tỉnh BSH.
+ Bước đầu nêu ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất
lượng các chương trình phát thanh cấp tỉnh của các đài tỉnh BSH, ĐBSCL.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở các đường lối, chủ trương và
các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về báo chí cách mạng Việt Nam. Những
vấn đề cơ sở lý luận báo chí truyền thông nói chung và lý luận báo chí phát thanh nói
riêng cũng được vận dụng như những cơ sở quan trọng trong quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ vận dụng tổng
hợp các phương pháp sau đây:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để hệ thống hóa các vấn đề lý
luận về quan điểm báo chí nói chung và về lý luận báo chí phát thanh nói riêng.
+ Phương pháp khảo sát thực tế được sử dụng để khảo sát thực trạng hoạt động
phát thanh đài tỉnh BSH.
+ Các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh được sử dụng trong
việc xem xét, đánh giá, phân tích các chương trình phát thanh ở các đài khảo sát, từ đó rút
ra những kết luận khoa học cần thiết phục vụ cho các luận điểm được triển khai trong
luận văn.
+ Các phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu được sử dụng đối với
công chúng (khoảng 600 phiếu) và những nhà quản lý, lãnh đạo, các PV, BTV phát thanh
(khoảng 66 phiếu) tại các đài được khảo sát để từ đó thu thập những ý kiến thực tế, cung
cấp cho việc triển khai các luận điểm khoa học cần thiết trong luận văn.
Tất cả các phương pháp nêu trên đều có tác động tích cực và hiệu quả vào kết
quả nghiên cứu.
6. Đóng góp mới của đề tài
Đây là đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên về chất lượng các chương trình phát
thanh ở các đài tỉnh BSH, ĐBSCL.
Việc khẳng định những thành công, hạn chế và qua đó tìm ra nguyên nhân của
những ưu điểm, nhược điểm trong các chương trình phát thanh được khảo sát cùng với
những giải pháp, khuyến nghị được nêu ra cũng là những đóng góp mới của đề tài nghiên
cứu này, có thể góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng hoạt động của chương
trình phát thanh đài tỉnh trong khu vực.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận: Đề tài là sự vận dụng tổng hợp những kiến thức về lý luận báo chí,
truyền thông đã được trang bị trong chương trình đào tạo thạc sĩ để giải quyết những vấn
đề đang đặt ra trong thực tiễn đời sống báo chí Việt Nam hiện đại.
Nếu thực hiện thành công, đề tài nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho các nhà trường và các trung tâm có đào tạo về phát thanh trong cả nước.
- Về thực tiễn: Đây là đề tài đầu tiên khảo sát một cách có hệ thống về chất
lượng các chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực BSH, ĐBSCL. Với những cứ liệu
thực tế phong phú, luận văn có thể cung cấp các dữ liệu cần thiết để các cấp lãnh đạo,
quản lý có chủ trương, định hướng quản lý, lãnh đạo, phù hợp đối với hoạt động quan
trọng này.
Bức tranh thực tế sinh động về các chương trình phát thanh đài tỉnh BSH có thể
tạo ra những so sánh cần thiết cho các đài ở khu vực này có cơ sở tham khảo, đối chiếu và
vận dụng để nâng cao chất lượng chương trình của mình.
Đồng thời, luận văn còn có thể cung cấp dữ liệu thực tế, tạo cơ sở cho việc
nghiên cứu, xem xét để điều chỉnh, nâng cao chất lượng công tác tổ chức, điều hành,
quản lý của lãnh đạo của các đài PT&TH không chỉ trong khu vực này mà trong toàn bộ
ĐBSCL và trong cả nước.
Việc nghiên cứu đề tài này cũng là cơ hội để tác giả luận văn có thể nâng cao
kiến thức sau thời gian học cao học Báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
8. Bố cục của luận văn
Trong luận văn này, ngoài Mở đầu, Kết luận, những nội dung chính sẽ được trình
bày trong 3 chương, 6 tiết, 79 trang.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT THANH CẤP TỈNH KHU VỰC BẮC SÔNG HẬU, ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG
LUẬN VĂN
1.1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm
1.1.1.1. Thuật ngữ phát thanh và báo phát thanh
Chúng ta đều biết báo chí nói chung bao gồm báo in, báo phát thanh, báo truyền
hình ( còn gọi là phát thanh, truyền hình) và các loại báo chí điện tử khác. Riêng báo phát
thanh được hiểu như "một kênh truyền thông, một loại hình báo chí điện tử hiện đại mà
đặc trưng cơ bản của nó là dùng thế giới âm thanh phong phú, sinh động để chuyển tải
thông điệp nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh, tác động vào
thính giác của người nghe" [30, tr.51].
Các nước phương Tây thường chia phát thanh thành các loại: đài phát thanh
thương mại, đài phát thanh quảng cáo, đài phát thanh giáo dục, đài phát thanh chính trị xã
hội… Thông thường, mỗi nước đều có hệ thống phát thanh của nhà nước để thực hiện những
nhiệm vụ công cộng, phục vụ cho các mục đích chính trị, xã hội của chính phủ. Người ta còn
gọi đó là đài phát thanh quốc gia hay đài phát thanh công cộng. Quy mô và phạm vi ảnh
hưởng của các đài phát thanh tuỳ thuộc vào điều kiện chính trị của từng quốc gia cụ thể. Các
đài phát thanh còn lại thuộc sở hữu tư nhân. Khuynh hướng chung ở các nước, phần lớn các
đài phát thanh lớn đều tồn tại trong cơ cấu công ty hay tập đoàn truyền thông. Một số tổ chức
tôn giáo, chính trị, xã hội cũng lập ra đài phát thanh.
Ở Việt Nam, toàn bộ hệ thống phát thanh đều thuộc sở hữu nhà nước, do Chính
phủ và Ủy ban nhân dân (UBND) các địa phương quản lý. Đài TNVN và các đài khu vực là
đài phát thanh quốc gia. Các đài phát thanh địa phương bao gồm đài cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương; đài cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; cấp xã, phường,
hợp tác xã, thị trấn, làng bản.... Riêng hai cấp huyện, thị và cấp xã, phường còn được gọi
chung là: hệ thống đài cơ sở.
1.1.1.2. Thuật ngữ về kỹ thuật phát thanh
Về mặt kỹ thuật, trước đây người ta chia phát thanh thành hai loại AM và FM.
AM (Amplitude Modulation) là kỹ thuật điều biên được áp dụng trong phát thanh sóng
dài, sóng trung và sóng ngắn. FM (Frequency Modulation) là kỹ thuật điều tần được áp
dụng trong phát thanh sóng cực ngắn.
Phần lớn các đài phát thanh AM có công suất máy phát lớn và tầm hoạt động xa
hơn các đài FM. Tuy nhiên, chất lượng sóng của loại phát thanh này bị ảnh hưởng bởi
nhiễu tĩnh. Đài FM phát sóng thẳng, hầu như không bị ảnh hưởng nhiều nên chất lượng
tín hiệu rất tốt. Vì thế, nó truyền các chương trình âm thanh nổi tốt hơn các đài AM. Việc
đầu tư cho các đài FM lại thấp. Tuy nhiên, đài FM có phạm vi phủ sóng nhỏ, chỉ thích
hợp với các trung tâm đô thị lớn, các khu vực đông dân cư. Những năm 40 của thế kỷ
XX, sự ra đời của sóng FM đánh dấu bước nhảy vọt thứ nhất với những ưu thế vượt trội
so với AM. Chất lượng sóng và chi phí đầu tư, khai thác lại rẻ hơn, gọn nhẹ hơn. Để phát
huy tối đa vùng phủ sóng và đảm bảo chất lượng, nhà sản xuất, quản lý phát thanh đã kết
hợp hài hòa giữa sóng trung, sóng ngắn và cực ngắn FM.
Ngày nay, các nước trên thế giới và ở Việt Nam đã chuyển sang sử dụng phát
thanh số DAB (Digital Audio Broadcasting). Đây là bước nhảy vọt thứ hai của công nghệ
phát thanh. Những năm cuối thế kỷ XX, sự phát triển của phát thanh số đã đưa kỹ thuật
phát thanh sang một giai đoạn mới.
Hiện nay, phát thanh số DAB đã đi vào cuộc sống. Phát thanh số đã khắc phục
được những nhược điểm cơ bản của phát thanh truyền thống, như: can, nhiễu, méo, pha
đinh trong truyền sóng, giao thoa. Đặc biệt là giải quyết được tình trạng chen chúc của
giải tần số. Phát thanh số vượt trội hẳn về chất lượng âm thanh, hơn hẳn FM stereo và
tương đương với đĩa CD. Phát thanh số còn có khả năng truyền dữ liệu bằng văn bản,
ảnh, hình. Máy thu thanh số trở thành phương tiện đa năng giúp con người tiếp nhận
nhiều thông tin khác nhau. "Có thể nói, phát thanh số là phát thanh có chất lượng sóng
cao, không chỉ đáp ứng yêu cầu thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thưởng thức, giải trí
của con người ngày càng cao, ngày càng khó tính" [30, tr.16].
Tính đến năm 2000, trên thế giới có 30 nước phát thử và thường xuyên phát
thanh kỹ thuật số. Singapore là nước đi đầu về phát thanh số ở khu vực Châu Á. Tuy
nhiên, có hai vấn đề nan giải của phát thanh số trên thế giới là lựa chọn tiêu chuẩn thích
hợp và sản xuất radio với giá