Từ xa xưa đến nay, không ai có thể phủ nhận vai trò của con người trong việc
phát triển nền kinh tế của gia đình, xã hội. Song song với các phát minh của
khoa học kĩ thuật thì yêu cầu vè chất lượng của con người cũng ngày càng nâng
cao để tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất hơn. Mỗi quốc gia có phong tục
tập quán, một lối sống riêng, một khả năng tiềm ẩn riêng, do đó việc xây dựng
một nguồn nhân lực là không một quốc gia nào giống quốc gia nào. Bao trùm
lên toàn bộ vấn đề trên là cần có một trình độ quản lý nguồn nhân lực tốt. Trong
phạm vi bài viết này, em xin đề cập đến vấn đề nguồn nhân lực trong khu vực
hành chính trong thời kì nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đó là vấn đề
“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hành chính ở Việt Nam”.
Nội dung của bài viết bao gồm:
Chương 1: Lí luận chung về nguồn nhân lực và nguồn nhân lựchành chính.
Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực hành chính ở Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hành
chính ở Việt Nam.
Kết luận.
40 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2627 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hành chính ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
________________________________________________________________________ 0
Luận văn
Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực hành chính ở Việt
Nam
________________________________________________________________________ 1
MỤC LỤC
Lời nói đầu…………………………………………………………… 2
Chương 1: Lí luận chung về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực hành chính..3
I.Khái niệm và các yếu tố của nguồn nhân lực:……………………………... 3
1. Khái niệm nguồn nhân lực:………………………………………………..3
2. Các yếu tố cơ bản của nguồn nhân lực:………………………………….. 3
II. Nền hành chính nhà nước và nguồn nhân lực hành chính:……………..…5
1. Nhà nước:………………………………………………………………... 5
2. Nền hành chính nhà nước:………………………………………………... 7
3. Quản lý hành chính nhà nước:……………………………. ………….….. 8
4. Nguồn nhân lực hành chính:…………………………………………….... 8
4.1.Các thuật ngữ sử dụng trong nguồn nhân lực ở Việt Nam:……………....9
4.2.Phân loại cán bộ công chức…………………………….………………...13
4.3.Vai trò của nguồn nhân lực hành chính…………………………………..17
4.4. Chất lượng nguồn nhân lực hành chính và các tiêu chí phản ánh……….18
5. Quản lý nguồn nhân lực hành chính…………………………………….…20
III.Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực hành chính ở một số nước………...22
Chương II: Thực trạng nguồn nhân lực hành chính ở Việt Nam………….….27
1. Thực trạng nguồn nhân lực ở các cơ quan hành chính:……………………27
2. Xu hướng:……………………………………………………………...…..28
3. Tồn tại và yếu kém:………………………………………………………. 31
4. Nguyên nhân:…………………………………………………………..….32
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hành
chính……………………………………………………………………..…..34
Kết luận………………………………………………………………….…..37
Tài liệu tham khảo………………………………………………….…….....38
________________________________________________________________________ 2
LỜI NÓI ĐẦU
Từ xa xưa đến nay, không ai có thể phủ nhận vai trò của con người trong việc
phát triển nền kinh tế của gia đình, xã hội. Song song với các phát minh của
khoa học kĩ thuật thì yêu cầu vè chất lượng của con người cũng ngày càng nâng
cao để tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất hơn. Mỗi quốc gia có phong tục
tập quán, một lối sống riêng, một khả năng tiềm ẩn riêng, do đó việc xây dựng
một nguồn nhân lực là không một quốc gia nào giống quốc gia nào. Bao trùm
lên toàn bộ vấn đề trên là cần có một trình độ quản lý nguồn nhân lực tốt. Trong
phạm vi bài viết này, em xin đề cập đến vấn đề nguồn nhân lực trong khu vực
hành chính trong thời kì nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đó là vấn đề
“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hành chính ở Việt Nam”.
Nội dung của bài viết bao gồm:
Chương 1: Lí luận chung về nguồn nhân lực và nguồn nhân lựchành chính.
Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực hành chính ở Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hành
chính ở Việt Nam.
Kết luận:
________________________________________________________________________ 3
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ
NGUỒN NHÂN LỰC HÀNH CHÍNH
I. Khái niệm và các yếu tố của nguồn nhân lực:
1. Nguồn nhân lực:
Thực tế rất nhiều doanh nghiệp coi trọng nguồn nhân lực, tuy nhiên họ
không biết nên tiến hành các hoạt động của nguồn nhân lực này như thế nào.
Trong nhiều doanh nghiệp có khuynh hướng tuyển dụng con em nhân viên công
ty và từ đó lấy hình thức này như là động viên họ. Do đó các doanh nghiệp nên
có cách tiếp cận khác về nguồn nhân lực cũng như cách thức tuyển dụng.
Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả mọi cá nhân tham gia vào
các hoạt động trong tổ chức. Quy mô và cơ cấu của bộ phận nguồn nhân lực của
một tổ chức phụ thuộc khối lượng của công việc quản lý cần giải quyết và cách
thức mà nhân viên thực hiện nó như thế nào. Do đó tuỳ thuộc vào quy mô của
tổ chức và các yếu tố thuộc điều kiện bên trong, bên ngoài cảu tổ chức như:
trình độ của nguồn nhân lực và cách thức quản lý nguồn nhân lực của các cán
bộ quản lý, đặc điểm công việc và sự phức tạp của hoạt động, các quan hệ trong
tổ chức, tình hình thị trường lao động và cạnh tranh, tình hình phát triển kinh tế
đất nước, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước,… để lựa
chọn quy mô và cơ cấu cho phù hợp..
2. Các yếu tố cơ bản của nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực của tổ chức được đặc trưng bởi những yếu tố cơ bản sau:
số lượng nguồn nhân lực, cơ cấu tuổi nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực, cơ
cấu cấp bậc nhân lực.
Nhân lực là nguồn lực có vai trò rất quan trọng, và không thể thiếu đối với
một hoạt động của một tổ chức, hoạt động của nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
________________________________________________________________________ 4
tố do đó rất đa dạng và phức tạp. Do đó, việc sử dụng nguồn nhân lực một cách
hiệu quả đang là mục tiêu hàng đầu của các tổ chức.
Tiếp cận theo hướng chiến lược là phương thức quản trị hiện đại, phù hợp
với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và khi các công ty hoạt động
trong một môi trường kinh doanh bất ổn. Cách tiếp cận này giúp cho công ty
thích ứng một cách hiệu năng với sự biến động của môi trường và qua đó đạt
được lợi thế cạnh tranh trong dài hạn.
Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh của công ty, thì lợi thế thông
qua con người được xem là yếu tố căn bản. Con người được xem là nguồn lực
căn bản và có tính quyết định của mọi thời đại. Nguồn lực từ con người là yếu
tố bền vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức.
Năng lực thông qua con người ở các công ty được hiểu như là khả năng của
đội ngũ nhân viên trong công ty. Khả năng này được thể hiện trên các khía cạnh
ở hình 1. Nguồn nhân lực đóng góp cho sự thành công của công ty trên các khía
cạnh chất lượng cao, dịch vụ tuyệt hảo, khả năng đổi mới; kỹ năng trong công
việc cụ thể; và năng suất của nhân viên. Đây là những yếu tố then chốt mang lại
sự thành công của các tổ chức, Tuy vậy, không phải tổ chức nào cũng có thể
thành công trên hầu hết tất cả các khía cạnh trên về nguồn nhân lực và thường
người ta chọn các trọng tâm phù hợp với viễn cảnh (vision) và chiến lược của
công ty. Ví dụ có công ty đề cao các yếu tố về năng suất; kỹ năng có tính
chuyên nghiệp, và cũng có công ty lại đề cao dịch vụ tốt; chất lượng cao; khả
năng đổi mới của đội ngũ nhân viên.
Năng lực thông qua yếu tố con người thường mang tính bền vững vì nó
không thể xác lập trong một thời gian ngắn. Nó liên quan đến văn hoá của tổ
chức. Đây chính là các chuẩn mực bất thành văn, trở thành nếp sống và ứng xử
giữa các thành viên trong tổ chức. Văn hoá còn đề cập đến các giá trị mà những
________________________________________________________________________ 5
người nhân viên trong công ty đề cao, suy tôn và cả cách thức mà họ chia sẻ
thông tin cho nhau trong tổ chức. Muốn cải thiện nguồn nhân lực thì trước hết
phải cải thiện môi trường văn hoá công ty, và điều này không phải dễ và mất rất
nhiều thời gian và khá tốn kém. Rõ ràng nền tảng các khía cạnh thể hiện ở trên
thường gắn với văn hoá công ty và rất khó hình thành trong ngày một ngày hai,
như chúng ta làm điều đó với các nguồn lực khác như tài chính hoặc công
nghệ.1
Hình 1. Các khía cạnh về năng lực nguồn nhân lực
II. Nền hành chính nhà nước và nguồn nhân lực hành chính:
1. Nhà nước:
Là cơ quan thống trị của một hoặc một nhóm giai cấp này với một hoặc
toàn bộ các giai cấp khác trong xã hội; vừa là cơ quan quyền lực công đậi diện
1 .Đoàn Gia Dũng: Bàn về tích hợp chiến lược nguồn nhân lực với chiến lược công ty.
Nguồn nhân
lực- Năng lực
nòng cốt
Chất lượng
cao
Dịch vụ
tuyệt hảo
Khả năng
đổi mới Các kĩ
năng
Năng suất
________________________________________________________________________ 6
cho lợi ích của cộng đồng xã hội, thực hiện những hoạt động nhằm duy trì và
phát triển xã hội.2
Nhà nước ra đời trên cơ sở đấu tranh giai cấp, mà bản chất là vấn đề chính
quyền, và việc giành chính quyền của giai cấp thống trị.
Nhà nước có 2 thuộc tính cơ bản:
- Thuộc tính giai cấp.
- Thuộc tính xã hội.
Các thuộc tính trên của nhà nước thể hiện rất rõ trong các chức năng quản
lý của Nhà nước đối với xã hội.
Quản lý nhà nước với xã hội là tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích
và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước đối cới quá trình xã hội, các cá nhân
và các tổ chức trong xã hội nhằm duy trì và củng cố trật tự xã hội, bảo toàn,
củng cố và phát triển quyền lực nhà nước, đảm bảo cự tồn tại và phát triển của
xã hội.3
Nhà nước có vai trò là chủ thể quản lý xã hội lớn nhất là do Nhà nước nắm
được quyền lực xã hội, và quyền lực xã hội là quyền lực được mọi người công
nhận và có sức mạnh lớn nhất trong xã hội. Quyền lực xã hội do Nhà nước nắm
giữ được gọi là quyền lực chính trị hoặc quyền lực Nhà nước.
Quyền lực nhà nước bao gồm 3 nhánh lớn, tương ứng với 3 chức năng cơ
bản của Nhà nước:
- Quyền lập pháp là Nhà nước có quyền ban hành, sửa đổi hiến pháp, các văn
bản luật và giám sát việc chấp hành hiến pháp, luật pháp.
2 Đoàn Thị Thu Hà- Nguyễn Thị Ngọc Huyền: Chính sách kinh tế- xã hội, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà
nội 2006, trang 5
3 Xem chú thích 2 trang 6.
________________________________________________________________________ 7
- Quyền hành pháp là quyền mà Nhà nước thực hiện pháp luật và tổ chức đời
sống xã hội theo pháp luật.
- Quyền tư pháp là Nhà nước có quyền xét xử những hành vi vi phạm pháp luật
và những tranh chấp, xung đột trong xã hội.
Ở Việt nam, theo Hiến pháp 1992 đã sửa đổi ghi rõ: nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội của dân do dân và vì dân.
Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhằnớc trong việc thực
hiện các quyền lập pháp hành pháp và tư pháp. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội
tiên phong của giai cấp công nhân , nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo
chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà
nước và xã hội. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và
Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện ý chí và nguyện vọng của nhân
dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.4
2. Nền hành chính nhà nước:
Hành chính nhà nước là bộ phận chủ yếu của quản lý Nhà nước bao gồm
các hoạt động tổ chức và điều hành của cơ quan hành pháp nhằm thực hiện
quản lý công việc hàng ngày của đất nước.
Nền hành chính nhà nước là hệ thống tổ chức và thể chế nhà nước có chức
năng thực thi quyền hành pháp bằng hoạt động hành chính nhà nước.5
Nền hành chính nhà nước gồm các bộ phận cấu thành:
- Hệ thống thể chế hành chính
- Bộ máy hành chính
4 Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Hà
Nội 2005, các điều 2,4,6.
5 Xem chú thích 2 trang 7
________________________________________________________________________ 8
- Công chức hành chính chức
Ngoài các yếu tố cấu thành trên còn có thêm hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và
phương tiện được sử dụng trong nền hành chính.
Bốn nhân tố trên gắn bó nhau trong một thể thống nhất tạo thành nền hành
chính nhà nước, trong đó nhân tố năng động nhất là nhân tố hệ thống CBCC
hành chính- cái tạo nên nguồn nhân lực hành chính.
3. Quản lý hành chính nhà nước:
Là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước. Nhà nước có nhiệm
vụ là duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự xã hội, tạo điều kiện
cho con người thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp. Nhà nước sử dụng hệ thống từ
trung ương đến địa phương để thực thi quyền lực của mình. Như vậy Chính phủ
là cơ quan hành pháp cao nhất thực hiện quyền hành pháp cao nhất đối với toàn
dân và toàn xã hội. Chính phủ còn cơ quan quản lý hành chính nhà nước cao
nhất của Nhà nước.
4. Nguồn nhân lực hành chính:
Nguồn nhân lực hành chính nhà nước là hệ thống cán bộ công chức hành
chính. Có thể hiểu: nguồn nhân lực hành chính là tổng thể các tiềm năng lao
động của những con người làm việc trong bộ máy hành chính.
Tiềm năng lao động của con người bao gồm toàn bộ sức lao động (vốn
kiến thức, kĩ năng làm việc, trình độ chuyên môn, đặc điểm tâm lý, các mối
quan hệ…) của con người sử dụng trong quá trình làm việc. Tiềm năng lao
động trở thành khả năng hiện thực nếu nó được sử dụng và quản lý đúng đắn.
Ở nước ta hiện nay, nguồn nhân lực hành chính bao gồm toàn bộ tiềm
năng lao động của các con người (gọi dưới tên gọi là cán bộ công chức –
________________________________________________________________________ 9
CBCC) được Chính phủ sử dụng để thực thi chức năng hành pháp của Nhà
nước.
4.1. Các thuật ngữ sử dụng trong nguồn nhân lực ở Việt Nam:
Trong tiến trình phát triển đất nước, ở Việt Nam đã sử dụng 5 loại thuật ngữ
sau:
Sơ đồ3: Tên gọi con người trong nguồn nhân lực hành chính Việt Nam.
4.1.1. Cán bộ:
Theo cách hiểu thông thường, cán bộ được coi là tất cả những người làm
việc trong bộ máy chính quyền, Đảng, đoàn thể, quân đội; dưới góc độ hành
chính, cán bộ được coi là những người có mức lương từ cán sự trở lên, để phân
biệt với những người có mức lương thấp hơn cán sự.
Hiện nay, ở nước ta, khái niệm được dùng với nhiều nghĩa khác nhau:
Trong tổ chức đảng và đoàn thể thường được dùng với 2 nghĩa: một là, chỉ
những người được bầu vào các cấp lãnh đạo; hai là, những người làm công tác
chuyên trách hưởng lương trong các tổ chức Đảng, đoàn thể.
Trong quân đội là những người giữ cương vị chỉ huy từ tiểu đội trưởng trở
lên (cán bộ tiểu đội, trung đội, đại đội, cán bộ tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn…)
hoặc là sĩ quan từ cấp uý trở lên.
Tên gọi con người trong nguồn
nhân lực hành chính
Cán bộ
(1930)
Công chức
(1950)
Viên chức
(1992)
CBCC xã,
phường thị
trấn(2003)
C.chức dự
bị(2003)
________________________________________________________________________ 10
Trong hệ thống bộ máy nhà nước, khái niệm cán bộ về cơ bản được hiểu
với nghĩa trùng với khái niệm công chức, chỉ những người làm việc trong cơ
quan nhà nước thuộc ngạch hành chính, tư pháp, lập pháp, kinh tế, văn hoá xã
hội. Đồng thời, cán bộ cũng được hiểu là những người có chức vụ chỉ huy, phụ
trách lãnh đạo.
4.1.2. Công chức:
Công chức là một khái niệm chung được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia
trên thế giới để chỉ những công dân được tuyển vào làm việc thường xuyên
trong cơ quan nhà nước, do ngân sách nhà nước trả lương.
Rất khó có một khái niệm chung về công chức cho tất cả các quốc gia;
thậm chí, ngay trong một quốc gia, ở từng thời kì phát triển khác nhau, thuật
ngữ này cũng mang những nội dung khác nhau. Một số nước chỉ giới hạn công
chức trong phạm vi những người tham gia các hoạt động quản lý nhà nước. Một
số nước khác có quan niệm rộng hơn, cho rằng công chức không chỉ bao gồm
những người trực tiếp thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước mà còn bao
gồm cả những người làm việc trong các cơ quan dịch vụ công.
Ở Việt Nam, khái niệm công chức được gắn vơi sự phát triển của nền hành
chính nhà nước. Và phạm vi công chức là rất hẹp, chỉ những người được tuyển
dụng giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan chính phủ, tức là đội
ngũ công chức hành chính nhà nước, theo cách nói hiện nay.
Suốt một thời gian khá dài (từ đầu những năm 1960 đến cuối những năm
1980), khái niệm công chức ít được sử dụng, thay vào đó là khái niệm cán bộ,
công nhân viên chức nhà nước, không phân biệt công nhân viên chức với công
chức. Khi thực hiện công cuộc đổi mới và tiến trình cải cách hành chính đòi hỏi
phải chẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, thuật ngữ công chức nhà
________________________________________________________________________ 11
nước được sử dụng trở lại theo đúng nghĩa của nó. Nghị định 169/HĐBT ngày
25/5/1991 quy định như sau: “công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ
nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của nhà nước ở trung
ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước đã được xếp vào một
ngạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp gọi là công chức”.
Pháp lệnh cán bộ công chức sửa đổi bổ sung năm 2003 đã nêu các đối
tượng cán bộ công chức, gồm: cán bộ công chức hành chính; cán bộ viên chức
sự nghiệp; cán bộ công chức xã phường thị trấn và công chức dự bị. trên cơ sở
đó, nghị định 117/2003/NĐ-CP quy định: công chức là những người được nhà
nước tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc
trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện, hoặc trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân
hay công an nhân dân mà không pahỉ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một
ngạch hành chính, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
4.1.3. Viên chức
Viên chức được hiểu là những người làm việc thông thường và những người
có chức vụ trong các cơ quan, tổ chức công hoặc tư, được hưởng lương theo
ngạch, bậc, trình độ và chức vụ. Theo cách hiểu như vậy, khái niệm “viên chức”
có nội hàm rộng hơn khái niệm “công chức”, công chức là những viên chức làm
việc trong bộ máy công quyền, trong các cơ quan tổ chức nhà nước.
Cũng giống như thuật ngữ công chức, khái niệm công chức trong một
quãng thời gian ít đợc sử dụng mà được dùng chung trong cụm từ cán bộ, công
nhân viên chức. Thuật ngữ này được chính thức sử dụng trong hiến pháp nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Trong luật tổ chức chính phủ
năm 2001, tại khoản 1 điều 8, thuật ngữ này được sử dụng khi quy định chính
________________________________________________________________________ 12
phủ có nhiệm vụ “đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ công
chức viên chức nhà nước”.
Theo Nghị định 116/2003/NĐ- CP ngày 10/10/2003, viên chức là công
dân Việt Nam, trong biên chế, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một nghạch viên
chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp của
Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, hưởng lương từ ngân sách
Nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật. Như vậy,
viên chức là những nhân viên làm việc trong cơ quan ytế, giáo dục, khao học-
công nghệ, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, doanh nghiệp… của Đảng, Nhà
nước và các đoàn thể nhân dân, các hội nghề nghiệp, mà lâu nay thường được
gọi là công chức sự nghiệp.
4.1.4. Cán bộ công chức xã, phường, thị trấn.
Theo Pháp lệnh cán bộ công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003 và theo nghị
định số 114/2003/NĐ- CP của Chính phủ về cán bộ công chức nước ta có thêm
bộ phận cán bộc công chức cấp xã, bao gồm:
- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kì gồm các
chức vụ: Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ, thường trực đảng, Bí thư, Phó bí thư chi
bộ; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó chủ tịch Uỷ ban
nhân dân; Chủ tịch uỷ ban mặt trận tổ quốc, Bí thư đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh, Chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch hội nông dân và Chủ tịch
hội cựu chiến binh.
- Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc uỷ ban nhân dân cấp xã: trưởng công an; chỉ huy quân sự: văn
phòng- thống kê; địa chính- xây dựng; tài chính- kế toán; tư pháp- hộ tịch; văn
hoá- xã hội.
________________________________________________________________________ 13
4.1.5. Công chức dự bị
Theo pháp lệnh cán bộ công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003 và nghị định
số 115/2003/NĐ- CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự
bị, “công chức dự bị là công dân Việt Nam, trong biên chế, hưởng lương từ
ngân sách nhà nước, được tuyển dụng để bổ sung cho đội ngũ cán bộ công chức
quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một
số điều của Pháp lệnh cán bộ công chức ngày 29/4/2003”. Công chức dự bị
được phân công làm việc có thời hạn tại các cơ quan tổ chức sau:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Toà án Nhân dân