Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, khi mà Việt Nam đang từng bước hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới thì toàn cầu hóa không chỉ mang
lại cho Việt Nam những cơ hội mà còn đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức. Đó là
việc làm sao để hàng hóa Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi giá trị khu vực hay
toàn cầu, làm thế nào để hàng hóa sản xuất trong nước có thể có chỗ đứng vững
chắc trên thị trường thế giới, làm sao để tên tuổi các doanh nghiệp, các thương hiệu
của Việt Nam được các khách hàng trên thế giới biết đến và ghi nhớ.Những khó
khăn này không thể khắc phục một cách vội vàng được, điều này đòi hỏi các doanh
nghiệp Việt Nam phải có một chiến lược năng cao năng lực cạnh tranh của mình
một cách triệt để và mang lại hiệu quả thật sự. Tuy nhiên, mỗi ngành nghề lại có
những đặc điểm khác nhau nên mỗi doanh nghiệp cũng lựa chọn cho mình những
chiến lược nâng cao sức cạnh tranh khác nhau. Vì vậy mà trong quá trình thực tập
tại Công ty Cổ phần Sông Đà 12 em đã chọn đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
để nghiên cứu và làm rõ năng lực cạnh tranh của công ty trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty cổ phần Sông Đà 12 từ năm 2006 đến năm 2009.
Đề tài này được thực hiện với mục đích tìm hiểu về các biện pháp mà Công
ty Cổ phần Sông Đà 12 đã và đang sử dụng để nâng cao sức cạnh tranh của mình
trong điều kiện hội nhập kinh tế, khi mà yếu tố cạnh tranh mang tính chất là yếu tố
quyết định đến thị phần đến sự phát triển của công ty trong thời gian sắp tới cũng
như trong lâu dài.
Để tài này sử dụng phương pháp thống kê kinh tế và phân tích kinh tế vi mô
và vĩ mô.
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần:
- Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Sông Đà 12
- Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12
- Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
61 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty Cổ phần
Sông Đà 12 trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế
Danh mục từ viết tắt
STT Các từ viết tắt
1 BHXH Bảo hiểm xã hội
2 BHYT Bảo hiểm y tế
3 CBCNV Cán bộ công nhân viên
4 CTHĐQT Chủ tịch hội đồng quản trị
5 BQLDA Ban quản lý dự án
6 HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế
7 GDP Gross Domestic Product: Tổng sản
phẩm quốc nội
8 JSC Joint Stock Company - Công ty cổ
phần
9 NMTĐ Nhà máy thủy điện
10 NMXM Nhà máy xi măng
11 PTGĐ Phó Tổng giám đốc
12 SX Sản xuất
13 SXKD Sản xuất kinh doanh
14 SXCN Sản xuất công nghiệp
15 SWOT Strengths – Weaknesses –
Opportinities – Threats
16 XN Xí nghiệp
17 WTO World Trade Ogranization – Tổ chức
thương mại thế giới
Danh mục hình vẽ, bảng biểu
Bảng 1.1. Doanh thu của công ty cổ phần Sông Đà 12 qua một số năm
Bảng 2.1. Giá trị xây lắp của công ty qua một vài năm
Bảng 2.2. Bảng thể hiện khối lượng các loại vật tư thiết bị công ty kinh doanh
Bảng 2.3. Bảng thể hiện giá trị kinh doanh các loại vật tư qua các năm
Bảng 2.4. Bảng thống kê thiết bị máy móc dùng trong hoạt động sản xuất của
công ty năm 2009
Bảng 2.5. Bảng thống kê nhân lực, nhân công của công ty năm 2009
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Sông Đà 12
Hình 1.2. Biểu đồ lợi nhuận của JSC Sông Đà 12 qua các năm
Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất bê tông thương phẩm qua các năm
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện giá trị hoạt động kinh doanh vật tư, vận tải của JSC
Sông Đà 12 qua các năm
MỤC LỤC
Lời mở đầu......................................................................................................... 1
Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Sông Đà 12 ...................... 9
1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Sông Đà 12 .............................. 9
1.1.1. Xí nghiệp Sông Đà 12.2 ..................................................................... 9
1.1.2. Xí nghiệp Sông Đà 12.4 ..................................................................... 9
1.1.3. Xí nghiệp Sông Đà 12.5 ..................................................................... 9
1.1.4. Xí nghiệp Sông Đà 12.11 ................................................................. 10
1.1.5. Ban Quản lý các Dự án khu vực Hòa Bình ...................................... 10
1.1.6. Trạm vật tư vận tải đường thủy Quảng Ninh .................................... 10
1.1.7. Ban Quản lý Dự án đầu tư Xây dựng bến Cảng chuyên dùng bốc dỡ
Vật tư thiết bị - Xí nghiệp12.4 .................................................................... 10
1.1.8. Các đội xây lắp số 1,2 ...................................................................... 10
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của JSC Sông Đà 12 ................ 10
1.3. Chính sách chất lượng của công ty cổ phần Sông Đà 12................. 12
1.4. Các công ty góp vốn .......................................................................... 13
1.4.1.Công ty cổ phần thép Việ t- Ý (VIS) ................................................. 13
1.4.2.Công ty Cổ phần xi măng Sông Đà ................................................... 13
1.4.3. Công ty Cổ phần thương mại và vận tải Sông Đà ( Sotraco) ............ 14
1.4.4. Công ty Cổ phần công nghiệp thương nghiệp Sông Đà ................. 14
1.4.5. Công ty Cổ phần xây lắp và đầu tư Sông Đà (Sodaco) .................. 14
1.4.6. Công ty cổ phần đầu tư PV- Incones ............................................. 14
1.4.7. Công ty cổ phần Thủy điện Sông Đà- Hoàng Liên ......................... 15
1.4.8. Công ty cổ phần thủy điện Nậm Mức ............................................... 15
1.4.9.Công ty cổ phần Sông Đà 12- Cao Cường ........................................ 15
1.4.10.Công ty cổ phần Sông Đà 12- Nguyên Lộc ...................................... 15
1.4.11.Công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội (HANIC)......................... 15
1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 ................................ 17
1.6. Lĩnh vực kinh doanh của công ty ......................................................... 17
1.7. Khách hàng chính của công ty .............................................................. 19
1.8. Thành công mà công ty đã đạt được qua các năm ................................ 19
1.8.1. Doanh thu qua một số năm .............................................................. 19
1.8.2. Lợi nhuận ........................................................................................ 19
1.8.3. Thu nhập bình quân....................................................................... 20
1.8.4. Các danh hiệu mà công ty được khen thưởng qua các năm ........... 20
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của JSC Sông Đà 12 ................. 21
2.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty....................... 21
2.1.1. Hoạt động xây lắp ............................................................................ 21
2.1.1.1. Các công trình xây lắp đầu tư của đơn vị .............................. 22
2.1.1.2. Các công trình xây lắp giao thầu nội bộ ................................ 22
2.1.1.3. Các công trình đấu thầu ......................................................... 23
2.1.2. Hoạt động sản xuất công nghiệp ...................................................... 23
2.1.2.1. Sản xuất bê tông thương phẩm .............................................. 24
2.1.2.2. Sản xuất cột điện bê tông ly tâm các loại ............................... 25
2.1.3. Hoạt động kinh doanh vật tư, vận tải ............................................... 25
2.1.3.1. Kinh doanh vật tư thiết bị ...................................................... 26
2.1.3.2. Vận tải ..................................................................................... 28
2.1.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh khác ............................................... 28
2.2. Hoạt động thực hiện các dự án đầu tư của Công ty Cổ phần Sông Đà
12 .................................................................................................................. 28
2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty
cổ phần Sông Đà 12 ..................................................................................... 29
2.3.1. Chất lượng sản phẩm ....................................................................... 29
2.3.2. Trình độ công nghệ sản xuất ............................................................ 31
2.3.3. Trình độ nguồn nhân lực .................................................................. 33
2.4. Phân tích năng lực cạnh tranh theo SWOT .......................................... 38
2.4.1. Điểm mạnh (Strengths) .................................................................... 38
2.4.2. Điểm yếu ( Weaknesses)................................................................... 40
2.4.3. Cơ hội ( Opportinities)..................................................................... 41
2.4.4. Nguy cơ ( Threats) ........................................................................... 42
2.5. Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh
trong thời gian qua ....................................................................................... 42
2.5.1. Các biện pháp mà công ty thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh
.................................................................................................................. 43
2.5.1.1. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực ......................................... 43
2.5.1.2. Nâng cao trình độ công nghệ .................................................. 43
2.5.2. Thành tựu và hạn chế mà công ty nhận được khi tiến hành các biện
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh .......................................................... 44
2.6. Đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sông Đà
12 .................................................................................................................. 45
2.6.1. Kết quả đạt được ............................................................................. 45
2.6.2. Hạn chế ........................................................................................... 46
2.6.3. Nguyên nhân .................................................................................... 47
2.6.3.1. Nguyên nhân chủ quan ........................................................... 47
2.6.3.2. Nguyên nhân khách quan ....................................................... 47
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty Cổ phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ................... 47
3.1. Mục tiêu phát triển của công ty giai đoạn 2006 - 2010 ......................... 47
3.1.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................... 48
3.1.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu của năm 2010 ............................................. 48
3.2. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ chủ yếu của
công ty giai đoạn 2006- 2010 ........................................................................ 48
3.2.1. Định hướng phát triển ..................................................................... 48
3.2.2. Nhiệm vụ chủ yếu ............................................................................. 49
3.3. Cơ hội và thách thức đối với công ty trong việc nâng cao năng lực cạnh
tranh trong những năm tới........................................................................... 50
3.3.1. Cơ hội .............................................................................................. 50
3.3.2. Thách thức ....................................................................................... 51
3.4. Giải pháp về phía công ty ...................................................................... 51
3.4.1.Giải pháp về tổ chức sản xuất ........................................................... 51
3.4.2. Giải pháp về nhân lực ...................................................................... 52
3.4.3. Giải pháp về đầu tư ......................................................................... 53
3.4.4. Giải pháp về thị trường .................................................................... 54
3.4.5. Giải pháp về kỹ thuật - công nghệ .................................................... 55
3.4.6. Giải pháp về kinh tế tài chính .......................................................... 56
3.4.7. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV ...................... 57
3.5. Một số kiến nghị đối với nhà nước ........................................................ 58
Kết luận ............................................................................................................ 60
Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................................... 60
Lời mở đầu
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, khi mà Việt Nam đang từng bước hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới thì toàn cầu hóa không chỉ mang
lại cho Việt Nam những cơ hội mà còn đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức. Đó là
việc làm sao để hàng hóa Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi giá trị khu vực hay
toàn cầu, làm thế nào để hàng hóa sản xuất trong nước có thể có chỗ đứng vững
chắc trên thị trường thế giới, làm sao để tên tuổi các doanh nghiệp, các thương hiệu
của Việt Nam được các khách hàng trên thế giới biết đến và ghi nhớ...Những khó
khăn này không thể khắc phục một cách vội vàng được, điều này đòi hỏi các doanh
nghiệp Việt Nam phải có một chiến lược năng cao năng lực cạnh tranh của mình
một cách triệt để và mang lại hiệu quả thật sự. Tuy nhiên, mỗi ngành nghề lại có
những đặc điểm khác nhau nên mỗi doanh nghiệp cũng lựa chọn cho mình những
chiến lược nâng cao sức cạnh tranh khác nhau. Vì vậy mà trong quá trình thực tập
tại Công ty Cổ phần Sông Đà 12 em đã chọn đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
để nghiên cứu và làm rõ năng lực cạnh tranh của công ty trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty cổ phần Sông Đà 12 từ năm 2006 đến năm 2009.
Đề tài này được thực hiện với mục đích tìm hiểu về các biện pháp mà Công
ty Cổ phần Sông Đà 12 đã và đang sử dụng để nâng cao sức cạnh tranh của mình
trong điều kiện hội nhập kinh tế, khi mà yếu tố cạnh tranh mang tính chất là yếu tố
quyết định đến thị phần đến sự phát triển của công ty trong thời gian sắp tới cũng
như trong lâu dài.
Để tài này sử dụng phương pháp thống kê kinh tế và phân tích kinh tế vi mô
và vĩ mô.
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần:
- Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Sông Đà 12
- Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12
- Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Sông Đà 12
1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Sông Đà 12
Tên công ty, tên giao dịch của công ty là Công ty Cổ phần Sông Đà 12
Trụ sở chính: Lô 1- Khu G- Đường Nguyễn Tuân- Thanh Xuân- Hà Nội.
Điện thoại: 04.35573681
Vốn điều lệ của Công ty là 50 tỷ đồng
Người đại diện pháp luật: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty
Đỗ Dũng
Các đơn vị trực thuộc của công ty:
1.1.1. Xí nghiệp Sông Đà 12.2
- Địa chỉ: Tổ 1- Phường Hữu Nghị - TP. Hòa Bình- Tỉnh Hòa Bình
- Điện thoại: 0218.3888 656
- Fax: 0218.3854 464
- Ngành nghề kinh doanh: Xây lắp và vận hành hệ thống điện nước phục vụ sinh
hoạt và thi công các công trình thủy điện; Sản xuất kinh doanh vật liệu điện; Kinh
doanh vật tư.
1.1.2. Xí nghiệp Sông Đà 12.4
- Địa chỉ: Số 55- Phường Sỏ Dầu- Hồng Bàng - Thành phố Hải Phòng
- Điện thoại: 0313.3850196
- Fax: 0313.850 196
- Ngành nghề kinh doanh: tiếp nhận, vận chuyển hàng hóa đường thủy – bộ; Kinh
doanh dịch vụ cảng; Gia công sửa chữa, đóng mới sàn lan, tàu biển.
1.1.3. Xí nghiệp Sông Đà 12.5
- Địa chỉ: Số 14 – Lô B7- Biệt thự liền kề Mỹ Đình I - Từ Liêm - Hà Nội
- Điện thoại: 04.32872331
- Fax: 04.2872331
- Ngành nghề kinh doanh: xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi;
Kinh doanh nhà ở đô thị.
1.1.4. Xí nghiệp Sông Đà 12.11
- Địa chỉ: Biệt thự C4- KĐT 54 - Số 2A - Ngõ 85 Phố Hạ Đình- Thanh Xuân Hà
Nội
- Điện thoại: 04.32850792
- Ngành nghề kinh doanh: xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 500KV; Xây lắp
các công trình dân dụng và công nghiệp.
1.1.5. Ban Quản lý các Dự án khu vực Hòa Bình
- Địa chỉ: Tổ 14 Phường Tân Hòa- Thành phố Hòa Bình- Tỉnh Hòa Bình
- Điện thoại: 0218.3883836
- Ngành nghề kinh doanh: theo dõi và quản lý các dự án đầu tư tại khu vực Hòa
Bình.
1.1.6. Trạm vật tư vận tải đường thủy Quảng Ninh
- Địa chỉ: Cột 5- Phường Hồng Hà- Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh
- Điện thoại: 033.835478
- Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh vận tải đường thủy, kinh doanh than.
1.1.7. Ban Quản lý Dự án đầu tư Xây dựng bến Cảng chuyên dùng bốc dỡ Vật tư
thiết bị - Xí nghiệp12.4
- Địa chỉ: Số 55- Phường Sở Dầu- Quận Hồng Bàng- Thành phố Hải Phòng.
- Điện thoại: 0313.850196
- Ngành nghề kinh doanh: theo dõi và quản lý Dự án đầu tư xây dựng bến cảng
chuyên dùng bốc dỡ VTTB tại Hải Phòng
1.1.8. Các đội xây lắp số 1,2
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của JSC Sông Đà 12
Công ty CP Sông Đà 12 trước đây là doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành
viên của Tổng công ty Sông Đà được thành lập theo quyết định số 135A/BXD-
TCLĐ ngày 26 tháng 3 năm 1993 của Bộ trưởng bộ xây dựng theo nghị định số
388/HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 và nghị định 156/HĐBT ngày 7/5/1993 của
Hội đồng bộ trưởng.
Tiền thân của Công ty CP Sông Đà 12 là Công ty cung ứng vật tư trực thuộc
Tổng công ty xây dựng Sông Đà được thành lập theo quyết định số 217 BXD-
TCCB ngày 01 tháng 2 năm 1980 của Bộ trưởng Bộ xây dựng trên cơ sở sát nhập
các đơn vị xí nghiệp cung ứng vận tải, Ban tiếp nhận thiết bị. Xí nghiệp gỗ, xí
nghiệp khai thác đá, xí nghiệp gạch Yên Mông và công ty sản xuất vật liệu xây
dựng Thủy Điện Sông Đà (cũ).
Công ty Sông Đà 12 có trụ sở chính tại Lô 1- Khu G- Đường Nguyễn Tuân-
Thanh Xuân- Hà Nội. Công ty có 4 xí nghiệp và các đơn vị sản xuất trực thuộc tại
các tỉnh Hà Nội, Hòa Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, … Với các ngành nghề kinh
doanh chủ yếu: Xây dựng công trình công nghiệp, công cộng nhà ở, vận chuyển
hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy; sản xuất gạch các loại; Sản xuất phụ tùng,
phụ kiện cho xây dựng; Gia công chế biến gỗ dân dụng và xây dựng; Kinh doanh
vật tư, thiết bị xây dựng.
Ngày 2 tháng 1 năm 1995 công ty được đổi tên lần thứ nhất thành Công ty
xây lắp vật tư vận tải Sông Đà 12 theo quyết định số 04/BXD-TCLĐ.
Năm 1996 bổ sung thêm các ngành nghề: xuất khẩu thiết bị, xe máy, vật liệu
xây dựng, sản xuất vỏ bao xi măng, xây lắp công trình giao thông thủy điện.
Năm 1997 bổ sung thêm các ngành nghề xây dựng đường dây tải điện và
trạm biến thế, xây dựng hệ thống cấp thoát nước dân dựng và công nghiệp, nhập
khẩu phương tiện vận tải, nhập khẩu nguyên liệu vật liệu.
Năm 1998 bổ sung các ngành nghề Sửa chữa trung đại tu các loại phương
tiện vận tải thủy bộ và máy xây dựng, sản xuất cột điện ly tâm, gia công cơ khí phi
tiêu chuẩn và kết cấu thép trong xây dựng, xây dựng các công trình giao thông, kinh
doanh dầu mỡ.
Năm 2000 Công ty bổ sung ngành nghề xây dựng các công trình thủy lợi
Năm 2001 bổ sung ngành nghề sản xuất và kinh doanh thép có chất lượng
cao.
Ngày 11 tháng 3 năm 2002 công ty được đổi tên thành Công ty Sông Đà 12
theo quyết định số 235/QĐ- BXD.
Năm 2004 công ty mở rộng thêm ngành nghề sản xuất chất phụ gia dùng
trong công tác bê tông, dự án xây dựng nhà ở tại Hòa Bình.
Ngày 30/12/2004 Công ty Sông Đà 12 chuyển đổi thành Công ty cổ phần
Sông Đà 12 theo quyết định số 2098/QĐ-BXD của trưởng Bộ xây dựng về việc
chuyển công ty Sông Đà 12 thuộc Tổng công ty Sông Đà thành Công ty cổ phần.
Năm 2005 thành lập Ban Quản lý Dự án xây dựng bến cảng chuyên dùng bốc
dỡ vật tư thiết bị vận tải Hải Phòng.
Năm 2008 công ty bổ sung các ngành nghề: sửa chữa đóng mới phương tiện
vận tải thủy, tháo dỡ thiết bị, cấu kiện sắt thép, phương tiện vận tải thủy bộ; dịch vụ
xếp dỡ hàng hóa, máy móc thiết bị thông thường, chuyên dùng, hàng Container và
siêu trường siêu trọng; Vận chuyển và kinh doanh than; Nhận ủy thác đầu tư; Kinh
doanh bất động sản. Xây lắp đường dây và trạm biến áp 500KV.
Ngày 03/01/2008 Công ty Cổ phần Sông Đà được chấp thuận đăng ký giao
dịch cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội) theo Quyết định số 01/QĐ- TTGDCKHN do Giám đốc Trung
tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội cấp với mã chứng khoán là S12. Số lượng cổ
phiếu niêm yết 5.000.000 cổ phiếu, ngày giao dịch đầu tiên là 16/01/2008.
1.3. Chính sách chất lượng của công ty cổ phần Sông Đà 12
Hiện nay, công ty cổ phần Sông Đà 12 đang thực hiện quản lý chất lượng
theo hệ thống tiêu chuẩn ISO9001. Với định hướng phát triển là luôn luôn đổi mới
phương thức quản lý điều hành, đầu tư các thiết bị, công nghệ tiên tiến, đào tạo con
người nhằm đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi cao nhất của khách hàng. Công ty luôn
cam kết thực hiện chính sách chất lượng dựa trên các nguyên tắc sau:
Không ngừng phát triển, đầu tư đổi mới, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch
vụ nhằm đáp ứng các yêu cầu đa dạng và tổng hợp của khách hàng.
Luôn quan tâm và liên hệ chặt chẽ với khách hàng, đảm bảo cung ứng các
sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất.
Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đảm bảo đủ về số lượng, bao gồm đội
ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật nghiệp vụ có trình