Khái niệ m nguyên tửđã tồn tại trong nhiều thếkỉ. Nhưng chỉgần đây, chúng
ta m ớibắt đầu hiểu được sức mạnh khủng khiếp chứa trong khối lượng nhỏxíu ấy.
Trong những năm ngay trước và trong Thếchiến thứhai, nghiên cứu hạt nhân chủ
yếu tập trung vào phát triển các loại vũ khí phòng thủ. Sau đó, các nhà khoa học
tập trung vào các côngdụng hòa bình của công nghệhạt nhân. Một công dụng
quan trọng của năng lượng hạt nhân là phát điện. Sau nhiều năm nghiên cứu, các
nhà khoa học đã ứng dụng thành công công nghệhạt nhân cho nhiều mục đích
khoa học, y khoa, và công nghiệp khác.
Chúng ta bắt đầu hình thành tư duy vềnguyên tửvới ý tưởng của các nhà
triết học Hi Lạp cổđại. Sau đó, chúng ta biết thêm vềnguyên tửvà năng lượng của
nó nhờnhững nhà khoa học đầu tiên khám phá ra hiện tượng phóng xạ. Bây giờ,
chúng tabiếtđến công dụng hiện đại của nguyên tửlà một nguồn năng lượng vô
giá. Chúng ta có thểthấy sựphát triển chóng mặt của khoa học nguyên tửcũng
như hiểu biết của con người vềthếgiới vô cùng bé cấu tạo lên thếgiới của chúng
ta.
Trong khuôn khổbài tiểu luận, ta khôngđi sâu vào tìm hiểu cơ chế, bản chất
nguyên tửhay sựsản sinh năng lượng hạt nhân mà đưa đến một cái nhìn tổng quan
vềnăng lượng hạt nhân bao gồm lịch sử, bản chất, sựphát triển và ứng dụng công
nghệhạt nhân trên thếgiới cũng như tại Việt Nam
12 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2251 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Năng lượng nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA VẬT LÍ
TIỂU LUẬN
NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
Giáo viên: Nguyễn Thị Vân Anh
Sinh viên: Lê Văn Đức
Hà Nội, 2011
Mở đầu
Khái niệm nguyên tử đã tồn tại trong nhiều thế kỉ. Nhưng chỉ gần đây, chúng
ta mới bắt đầu hiểu được sức mạnh khủng khiếp chứa trong khối lượng nhỏ xíu ấy.
Trong những năm ngay trước và trong Thế chiến thứ hai, nghiên cứu hạt nhân chủ
yếu tập trung vào phát triển các loại vũ khí phòng thủ. Sau đó, các nhà khoa học
tập trung vào các công dụng hòa bình của công nghệ hạt nhân. Một công dụng
quan trọng của năng lượng hạt nhân là phát điện. Sau nhiều năm nghiên cứu, các
nhà khoa học đã ứng dụng thành công công nghệ hạt nhân cho nhiều mục đích
khoa học, y khoa, và công nghiệp khác.
Chúng ta bắt đầu hình thành tư duy về nguyên tử với ý tưởng của các nhà
triết học Hi Lạp cổ đại. Sau đó, chúng ta biết thêm về nguyên tử và năng lượng của
nó nhờ những nhà khoa học đầu tiên khám phá ra hiện tượng phóng xạ. Bây giờ,
chúng ta biết đến công dụng hiện đại của nguyên tử là một nguồn năng lượng vô
giá. Chúng ta có thể thấy sự phát triển chóng mặt của khoa học nguyên tử cũng
như hiểu biết của con người về thế giới vô cùng bé cấu tạo lên thế giới của chúng
ta.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận, ta không đi sâu vào tìm hiểu cơ chế, bản chất
nguyên tử hay sự sản sinh năng lượng hạt nhân mà đưa đến một cái nhìn tổng quan
về năng lượng hạt nhân bao gồm lịch sử, bản chất, sự phát triển và ứng dụng công
nghệ hạt nhân trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
I.Lịch sử hình thành và sử dụng năng lượng hạt nhân.
Việc theo đuổi năng lượng hạt nhân cho phát điện đã bắt đầu ngay sau khi
phát hiện ra một số yếu tố phóng xạ trong đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, giấc mơ của
khai thác "năng lượng nguyên tử" đã bị phản đối khá mạnh, thậm chí nó đã được
bác bỏ như cha đẻ của vật lý hạt nhân Ernest Rutherford đã nói nó là "ánh
trăng" .Tuy nhiên, tình trạng này đã thay đổi trong cuối thập niên 1930, với sự phát
hiện của phản ứng phân hạch hạt nhân .
Năm 1932, James Chadwick khám phá ra nơtron , ngay lập tức được công
nhận là một công cụ tiềm năng cho thử nghiệm hạt nhân vì nơtron có thể vượt qua
hàng rào Coulomb do nó không mang điện. Thử nghiệm với bắn phá các vật liệu
bằng các nơtron dẫn đến việc Frédéric và Irène Joliot-Curie khám phá ra các chất
phóng xạ mới năm 1934, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển những hiểu
biết của khoa học về hạt nhân nguyên tử cũng như hiện tượng phóng xạ.
Phản ứng phân hạch hạt nhân được Enrico Fermi thực hiện hành công vào năm
1934 khi nhóm của ông dùng nơtron bắn phá hạt nhân uranium. Năm 1938, các
nhà hóa học người Đức là Otto Hahn và Fritz Strassmann, cùng với các nhà vật lý
người Úc Lise Meitner và Otto Robert Frisch cháu của Meitner , đã thực hiện các
thí nghiệm tạo ra các sản phẩm của urani sau khi bị nơtron bắn phá. Họ xác định
rằng các nơtron tương đối nhỏ có thể cắt các hạt nhân của các nguyên tử urani lớn
thành hai phần khá bằng nhau, và đây là một kết quả đáng ngạc nhiên. Rất nhiều
nhà khoa học, trong đó có Leo Szilard là một trong những người đầu tiên nhận thấy
rằng nếu các phản ứng phân hạch sinh ra thêm nơtron, thì một phản ứng hạt nhân
dây chuyền kéo dài là có thể tạo ra được. Các nhà khoa học tâm đắc điều này ở một
số quốc gia (như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức và Liên Xô) đã đề nghị với chính phủ
của họ ủng hộ việc nghiên cứu phản ứng phân hạch hạt nhân.
H1. Lò phản ứng B trong dự án Manhattan
Tại Hoa Kỳ, nơi mà Fermi và Szilard di cư đến đây (năm 1938, để tránh sự
truy đuổi của Đức quốc xã Fermi đã đưa gia đình sang Mĩ sinh sống sau khi nhận
giải thưởng Nobel), những kiến nghị trên đã dẫn đến sự ra đời của lò phản ứng đầu
tiên mang tên Chicago Pile-1, đạt được khối lượng tới hạn vào ngày 2 tháng
12 năm 1942. Công trình này trở thành một phần của dự án Manhattan, là một dự
án xây dựng các lò phản ứng lớn ở Hanford Site (thành phố trước đây của Hanford,
Washington) để làm giàu plutoni sử dụng trong các vũ khí hạt nhân đầu tiên được
thả xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản. Việc cố gắng làm
giàu urani song song cũng được tiến hành trong thời gian đó.
Sau thế chiến thứ 2, mối đe dọa về việc nghiên cứu lò phản ứng hạt nhân có
thể là nguyên nhân thúc đẩy việc phổ biến công nghệ và vũ khí hạt nhân nhanh
chóng, kết hợp với những đều mà các nhà khoa học nghĩ, có thể là một đoạn đường
phát triển dài để tạo ra bối cảnh mà theo đó việc nghiên cứu lò phản ứng phải được
đặt dưới sự kiểm soát và phân loại chặt chẽ của chính phủ. Thêm vào đó, hầu hết
việc nghiên cứu lò phản ứng tập trung chủ yếu vào các mục đích quân sự.
Đến nay, năng lượng hạt nhân không chỉ được biết đến qua 2 quả bom tại
Nhật Bản năm 1945, mà còn được biết đến là một nguồn năng lượng vô tận duy trì
sự sống của con người, bởi lẽ năng lượng mặt trời-nguồn năng lượng vô tận đến
Trái Đất có bản chất là năng lượng hạt nhân.
Ngày 27 tháng 6 năm 1954, nhà máy điện hạt nhân Obninsk của Liên Xô trở
thành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới sản xuất điện hòa vào mạng lưới
với công suất không tải khoảng 5 MW điện.
Theo thống kê, năng lượng hạt nhân cung cấp khoảng 6% năng lượng của
thế giới, tính riêng điện hạt nhân chiếm khoảng 13-14% sản lượng điện thế giới.
Trong đó chỉ tính riêng Mỹ, Pháp, Nhật thì sản lượng điện hạt nhân chiếm 56,5%
tổng nhu cầu dung điện của 3 nước này.
Một trong những tổ chức đầu tiên phát triển năng lượng hạt nhân là Hải quân
Hoa Kỳ, họ sử dụng năng lượng này trong các bộ phận đẩy của tàu ngầm vàhàng
không mẫu hạm. Nó được ghi nhận là an toàn hạt nhân, có lẽ vì các yêu cầu
nghiêm ngặt của đô đốc Hyman G. Rickover. Hải quân Hoa Kỳ vận hành nhiều lò
phản ứng hạt nhân hơn các đội quân khác bao gồm cả quân đội Liên Xô, mà không
có các tình tiết chính được công khai. Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân
đầu tiên USS Nautilus (SSN-571) được hạ thủy tháng 12 năm 1954. Hai tàu ngầm
của Hoa Kỳ khác là USS Scorpion vàUSS Thresher đã bị mất trên biển. Hai tàu
này bị mất do hỏng các chức năng hệ thống liên quan đến các lò phản ứng. Những
vị trí này được giám sát và không ai biết sự rò rỉ xảy ra từ các lò phản ứng trên
boong.
Nhà máy năng lượng nguyên tử thương mại đầu tiên trên thế giới, Calder
Hall tại Sellafield, Anh được khai trương vào năm 1956 với công suất ban đầu là
50 MW (sau này nâng lên 200 MW). Còn nhà máy phát điện thương mại đầu tiên
vận hành ở Hoa Kỳ là lò phản ứng Shippingport (Pennsylvania, tháng 12
năm 1957).
H2.Nhà máy điện hạt nhân Ikata H3.Tàu sử dụng năng lượng hạt nhân
Năng lượng hạt nhân có vai trò và tiềm năng to lớn như thế, vậy bản chất và
cơ chế tạo thành năng lượng hạt nhân là như thế nào?
II.Năng lượng hạt nhân và công nghệ lò phản ứng.
1.Năng lượng hạt nhân.
Nguồn gốc năng lượng hạt nhân ta nói ở đây chính là năng lương sinh ra
trong phản ứng phân hạch hạt nhân.
Phản ứng phân hạch hạt nhân – còn gọi là phản ứng phân rã nguyên tử - là
một quá trình vật lý hạt nhân và hoá học hạt nhân mà trong đó hạt nhân nguyên tử
bị phân chia thành hai hoặc nhiều hạt nhân nhỏ hơn và vài sản phẩm phụ khác. Vì
thế, sự phân hạch là một dạng của sự chuyển hoá căn bản. Các sản phẩm phụ bao
gồm các hạt nơtron , photon tồn tại dưới dạng các tia gama, tia beta và tia alpha.
Sự phân hạch của các nguyên tố nặng là một phản ứng toả nhiệt và có thể giải
phóng một lượng năng lượng đáng kể dưới dạng tia gama và động năng của các hạt
được giải phóng (đốt nóng vật chất tại nơi xảy ra phản ứng phân hạch)
VD:
H4.Phản ứng phân hạch
Năng lượng do phản ứng phân hạch hạt nhân sản sinh ra chính là năng lượng
dùng trong nhà máy điện hạt nhân và vũ khí hạt nhân. Sự phân hạch được xem là
nguồn năng lượng hữu dụng vì một số vật chất được gọi là nhiên liệu hạt nhân, vừa
sản sinh ra các nơtron tự do vừa kích hoạt phản ứng phân hạch bởi tác động của
các nơtron tự do này. Nhiên liệu hạt nhân còn là một phần của phản ứng dây
chuyền tự duy trì mà nó giải phóng ra năng lượng ở mức có thể kiểm soát được
như trong các lò phản ứng hạt nhân hoặc ở mức không thể kiểm soát được dùng
chế tạo các loại vũ khí hạt nhân.
Lượng năng lượng tự do chứa trong nhiên liệu hạt nhân lớn gấp hàng triệu
lần lượng năng lượng tự do có trong một khối lượng nhiên liệu hoá học tương
đương như là dầu hoả, làm cho năng lượng hạt nhân trở thành một nguồn năng
lượng rất hấp dẫn, tuy nhiên, các chất thải hạt nhân thì có mức phóng xạ rất cao và
tồn tại rất lâu, hàng thiên niên kỷ. Đi kèm với chất lượng rất hấp dẫn trên của các
nguồn năng lượng hạt nhân là sự tích tụ chất thải hạt nhân và nguy cơ huỷ diệt
rộng lớn của nó hiện là vấn đề chính trị gây nhiều tranh cãi về vũ khí hạt nhân.
nIYUUn 10
138
53
95
39
*236
92
235
92
1
0 3
nSrXeUUn 10
95
38
139
54
*236
92
235
92
1
0 2
2.Công nghệ lò phản ứng.
Lò phản ứng hạt nhân là một phần trong chu trình năng lượng hạt nhân. Quá
trình bắt đầu từ khai thác mỏ. Các mỏ urani nằm dưới lòng đất, được khai thác theo
phương thức lộ thiên, hoặc các mỏ đãi tại chỗ. Trong bất kỳ trường hợp nào, khi
quặng urani được chiết tách, nó thường được chuyển thành dạng ổn định và nén
chặt như bánh vàng (yellowcake), và sau đó vận chuyển đến nhà máy xử lý. Ở đây,
bánh vàng được chuyển thànhurani hexaflorua, loại này sau đó lại được đem đi làm
giàu để sử dụng cho các ngành công nghệ khác nhau. Urani sau khi được làm giàu
chứa hơn 0,7% U-235 tự nhiên, được sử dụng để làm cần nguyên liệu trong lò
phản ứng đặc biệt. Các cần nguyên liệu sẽ trải qua khoảng 3 chu trình vận hành
(tổng cộng khoảng 6 năm) trong lò phản ứng, về mặt tổng quát chỉ có khoảng 3%
lượng urani của nó tham gia vào phản ứng phân hạch, sau đó chúng sẽ được
chuyển tới một hố nguyên liệu đã sử dụng, ở đây các đồng vị có tuổi thọ thấp được
tạo ra từ phản ứng phân hạch sẽ phân rã. Sau khoảng 5 năm trong hố làm lạnh,
nguyên liệu tiêu thụ nguội đi và giảm tính phóng xạ đến mức có thể xách được, và
nó được chuyển đến các thùng chứa khô hoặc đem tái xử lý.
Cũng giống như một số trạm năng lượng nhiệt phát điện bằng nhiệt năng từ
việc đốt nhiên liệu hóa thạch, các nhà máy năng lượng hạt nhân biến đổi năng
lượng giải phóng từ hạt nhân nguyên tử thông qua phản ứng phân hạch.
Khi một hạt nhân nguyên tử dùng để phân hạch tương đối lớn (thường là
urani 235 hoặc plutoni-239) hấp thụ nơtron sẽ tạo ra sự phân hạch nguyên tử. Quá
trình phân hạch tách nguyên tử thành 2 hay nhiều hạt nhân nhỏ hơn kèm theo động
năng (hay còn gọi là sản phẩm phân hạch) và cũng giải phóng tia phóng xạ gamma
và nơtron tự do. Một phần nơtron tự do này sau đó được hấp thụ bởi các nguyên tử
phân hạch khác và tiếp tục tạo ra nhiều nơtron hơn. Đây là phản ứng tạo ra nơtron
theo cấp số nhân.
Phản ứng dây chuyền hạt nhân này có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng
chất hấp thụ nơtron và bộ đều hòa nơtron để thay đổi tỷ lệ nơtron tham gia vào các
phản ứng phân hạch tiếp theo. Các lò phản ứng hạt nhân hầu hết có các hệ thống
vận hành bằng tay và tự động để tắt phản ứng phân hạch khi phát hiện các điều
kiện không an toàn.
Hệ thống làm lạnh giải phóng nhiệt từ lõi lò phân ứng và vận chuyển nhiệt
đến bộ phận phát điện từ nhiệt năng này hoặc sử dụng vào những mục đích khác.
Đặc biệt chất làm lạnh nóng là nguồn nhiệt sẽ được dùng cho các lò nung, và hơi
nước nén từ lò nung sẽ làm quay các tuốc bin hơi nước vận hành các máy phát
điện.
Có nhiều kiểu lò phản ứng khác nhau sử dụng các nguyên liệu, chất làm lạnh
và các cơ chế vận hành khác nhau. Một vài trong các mẫu này được thiết đạt yêu
cầu kỹ thuật. Lò phản ứng dùng trong các tàu ngầm hạt nhân và các các tàu hải
quân lớn, ví dụ, thường sử dụng nhiên liệu urani được làm giàu rất cao. Việc sử
dụng nguyên liệu urani làm giàu rất cao sẽ làm tăng mật độ năng lượng của lò phản
ứng và gia tăng hệ số sử dụng của tải lượng nhiên liệu hạt nhân, nhưng giá của nó
đắt và có nhiều rủi ro hơn so với các nguyên liệu hạt nhân khác.
Một số kiểu lò phản ứng mới dùng cho các nhà máy máy điện hạt nhân, như
các lò phản ứng hạt nhân thế hệ IV, là đối tượng nghiên cứu và có thể được sử
dụng để thí nghiệm phát điện trong tương lai. Một vài trong số các kiểu mới này
đang được thiết kế để đạt được các phản ứng phân hạch sạch hơn, an toàn hơn và ít
rủi ro hơn đối với sự gia tăng nhanh chóng các vũ khí hạt nhân. Các nhà máy an
toàn thụ động (như lò phản ứng ESBWR) đang được xây dựng và các kiểu khác
đang được thuyết phục. Các lò phản ứng hợp hạch có thể có triển vọng trong tương
lai nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ những rủi ro liên quan đến phân hạch hạnh nhân.
III.An toàn phóng xạ hạt nhân.
Đi kèm với một nguồn năng lượng rất lớn, các phản ứng hạt nhân còn mang
theo nhiều phóng xạ gây nguy hại cho con người và các sinh vật trên trai đất. Và
việc lưu giữ và thải chất thải hạt nhân an toàn vẫn còn là một thách thức và chưa có
một giải pháp thích hợp.
An toàn hạt nhân bao gồm các hành động để ngăn ngừa tai nạn hạt nhân và
bức xạ hoặc để hạn chế hậu quả của nó. Trách nhiệm về an toàn hạt nhân bao gồm
các nhà máy điện hạt nhân cũng như tất cả các cơ sở hạt nhân khác, vận chuyển vật
liệu hạt nhân, và sử dụng và lưu trữ các vật liệu hạt nhân cho y tế, công nghiệp, và
sử dụng quân sự
Trong quá khứ và hiện tại, chúng ta đã chứng kiến nhiều tai nạn nghiêm
trọng về an toàn hạt nhân mà điển hình có thể kể đến như sau:
Thảm họa Chernobyl. Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào
ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện nguyên
tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina (khi ấy còn là một phần của Liên Xô) bị nổ. Đây
được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân.
Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra
nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, Đông và Tây Âu, Scandinav, Anh quốc, và
đông Hoa Kỳ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina,Belarus và Nga bị ô nhiễm
nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người.
Khoảng 60% đám mây phóng xạ đã rơi xuống Belarus. Theo bản báo cáo năm
2006 của TORCH, một nửa lượng phóng xạ đã rơi xuống bên ngoài lãnh thổ ba
nước cộng hoà Xô viết. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm
lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima.
H.Mức độ ảnh hưởng của thảm họa Chernobyl.
Gần đây nhất là tai nạn hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima
tại Nhật Bản. Phõng xạ từ tai nạn của nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã và
đang lan rộng ra một số vùng trên thế giới, gây ra những hậu quả nghiêm trọng và
có nguy cơ trở thánh Chernobyl thứ 2.
Để tránh tai nạn hat nhân thì một vấn đề quan trọng là xử lí dòng chất thải từ
các nhà máy năng lượng hạt nhân là nguyên liệu đã qua sử dụng. Một lò phản ứng
công suất lớn tạo ra 3 mét khối (25–30 tấn) nguyên liệu đã qua sử dụng mỗi năm.
Nó bao gồm urani không chuyển hóa được cũng như một lượng khá lớn các
nguyên tử thuộc nhóm Actini (hầu hết là plutoni và curi). Thêm vào đó, có khoảng
3% là các sản phẩm phân hạch. Nhóm actini (urani, plutoni, và curi) có tính phóng
xạ lâu dài, trong khi đó các sản phẩm phân hạch có tính phóng xạ ngắn hơn.
IV.Năng lượng nguyên tử ở Việt Nam.
Có thể chúng ta sẽ bất ngờ khi biết rằng Việt Nam là một trong những nước
đầu tiên trên thế giới tiếp xúc với nguyên tử. Năm 1923, viên Radium Hà Nội đã
được thành lập với sự giúp đỡ của Viện Radium Paris, mà viện trưởng đấu tiên là
bà Marie Curie, nhà khoa học 2 lần được tặng giải thưởng Nobel.(viện Radium Hà
Nội nay là Bệnh viện K)
Vào năm 1955-1956, ngành y tế nước ta đã bắt đầu nhập máy xạ trị Coban
60 (là chất đồng vị phóng xạ nhân tạo) để điều trị bệnh ung thư. Ngành địa chất,
vào những năm 1958-1960, bắt đầu sử dụng phương pháp phóng xạ carôta gama và
nơtron để thă dò và đánh giá trữ lượng các mỏ than và mỏ quặng kim loại.
Từ sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đến nay, việc sử
dụng các chất đồng vị phóng xạ phục vụ sản suất và đời sống được phát triển
nhanh chóng. Từ 3 cơ sở y học hạt nhân tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh năm 1975,
đến nay đã có gần 30 cơ sở được trang bị máy móc hiện đại và sủ dụng chất đồng
vị phóng xạ, một phần nhập từ nước ngoài, một phần sản suất tại lò phản ứng Đà
Lạt. Trong các ngành nông, ngư nghiệp, kĩ thuật hạt nhân đang được sử dụng để
tạo ra giống cây trồng mới, bảo quản lương thực và thực phẩm, đặc biệt là hải sản
suất khẩu. Trong ngành công nghiệp, kĩ thuật hạt nhân được áp dụng trong việc
kiểm tra các công trình xây dựng và giao thông vận tải, trong các nhà máy giấy, xi
măng, hóa chất, trong nghiên cứu thủy văn, nghiên cứu sa bồi, trong công nghiệp
dầu khí…
Từ nhiều năm nay, với sự quan tâm giúp đỡcủa các chuyên gia của cơ quan
Năng lượng nguyên tử Quốc tế và mọt số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp,…
chúng ta đã nghiên cứu và soạn thảo đề án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu
tiên ở nước ta tại miền Nam Trung bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
BA%A1t_nh%C3%A2n
2.|vi&u=
inkquest.org/3471/nuclear_energy.html
3.|vi&u=
edia.org/wiki/Nuclear_power
4.|vi&u=http
://en.wikipedia.org/wiki/Nuclear_power&rurl=translate.google.com.vn&usg=ALkJ
rhg-QNTU-VQHOeXOU962Hbee9VrK-Q#Nuclear_fusion
5.
cuu/178.html
6.|vi&u=
edia.org/wiki/Atomic_energy
7.
h%E1%BA%A1t_nh%C3%A2n
8.Vật Lý nguyên tử hạt nhân/ Lê Chấn Hùng
9. Vật Lý nguyên tử hạt nhân/ Nguyễn Minh Thủy,.
10.Cơ sở Vật Lý tập 6/ David Halliday
11.Vật Lí hạt nhân/ Nguyễn Triệu Tú
12.Năng lượng nguyên tử xa mà gần/ Đinh Ngọc Lân