Mặc dù ra đời từ khá sớm, song cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về BH, bởi vì người ta đã đưa ra khái niệm BH ở nhiều góc độ khác nhau:
-Dưới góc độ tài chính, người ta cho rằng: “BH là một hoạt động dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những chi phí mất mát không mong đợi”
-Dưới góc độ pháp lí, giáo sư Hemard đưa ra khái niệm: “BH là một nghiệp vụ, qua đó, một bên là người được BH chấp nhận trả một khoản tiền (phí BH hay đóng góp BH) 02cho chính mình hoặc cho một người thứ ba khác để trong trường hợp rủi ro xảy ra, sẽ được trả một khoản tiền bồi thường từ một bên khác là người được BH, người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro, đền bù những thiệt hại theo Luật Thống kê”
-Dưới góc độ kinh doanh BH, các công ty, các tập đoàn BH thương mại trên thế giới lại đưa ra khái niệm: “BH là một cơ chế, theo cơ chế này một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty BH, công ty đó sẽ bồi thường cho người được BH các tổn thất thuộc phạm vi BH và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được BH”…
(Trích: giáo trình BH, trường Đại học kinh tế Quốc dân, xuất bản: 2008; chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Văn Định)
-Một khái niệm khác được đưa ra: “BH là một hình thức dự trữ tài chính nhằm bù đắp và khắc phục những tổn thất thiệt hại đối với sản xuất kinh doanh và đời sống con người khi những biến cố bất lợi xảy ra”.
(Trích: giáo trình: “Lý thuyết Tài chính – tiền tệ, trường Đại học Thương Mại, xuất bản năm 2002, chủ biên: TS. Đinh Văn Sơn)
-Luật Kinh doanh BH của Việt Nam (2000): Kinh doanh BH là hoạt động của doanh nghiệp BH nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp BH chấp nhận rủi ro của người được BH, trên cơ sở bên mua BH đóng phí BH để doanh nghiệp BH trả tiền BH cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được BH khi xảy ra sự kiện BH.
-Đồng thời, theo các chuyên gia Pháp, một định nghĩa vừa đáp ứng được khía cạnh xã hội (dùng cho BHXH) vừa đáp ứng được khía cạnh kinh tế (dùng cho BHTM) và vừa đầy đủ về khía cạnh kỹ thuật và pháp lý có thể phát biểu như sau: “BH là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê”.
Có thể nói các khái niệm trên ít nhiều đã lột tả được bản chất của BH trên các khía cạnh về rủi ro, sự chuyển giao rủi ro giữa người được BH và người BH thông qua phí BH và số tiền bồi thường hoặc chi trả khi người được BH gặp phải rủi ro tổn thất.
Như vậy, có thể nói, BH là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ BH nhằm đối phó với các rủi ro có thể xảy ra trong đời sống và sản xuất. Quá trình phân phối, sử dụng quỹ BH không xác định trước được về quy mô, thời gian và không đồng đều giữa các đối tượng, nó tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau (mức độ đóng góp, mức độ thiệt hại, tính chất của rủi ro …). BH vừa mang tính chất bồi hoàn vừa mang tính chất không bồi hoàn. Nguồn gốc của BH bắt nguồn từ các rủi ro không mong muốn trong cuộc sống, nhằm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường.
63 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2767 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên c ứu khoa học Bảo hiểm nhân thọ Prudential, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh mục viết tắt
BH: BH
BHNT: BH nhân thọ
STBH: Số tiền BH
HĐBH: Hoạt động BH
BHXH: BH xã hội
BHTN: BH thất nghiệp
Danh mục bảng biểu
Tên bảng biểu
Nội dung
Trang
Bảng 1.2.5
Các kênh phân phối sản phẩm BHNT phổ biến
29
Bảng 2.2.2.1
Danh sách các doanh nghiệp BHNT trên thị trường BH Việt Nam
41
Bảng 2.2.2.2
Báo cáo tài chính tóm lược của Prudential Việt Nam
43
Biểu đồ 2.2.1.1
Tổng tài sản của Prudential Việt Nam giai đoạn 2008-2010
46
Biểu đồ 2.2.2.2
Chi phí và doanh thu của Prudential Việt Nam giai đoạn 2008-2010
47
Biểu đồ 2.2.2.3
Thị phần và các công ty BHNT trên thị trường BHNT Việt Nam tháng 5 năm 2011
50
Chương 1: Tóm lược một số vấn đề lý luận về BHNT
1.1.Bảo hiểm
1.1.1. Khái niệm
Mặc dù ra đời từ khá sớm, song cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về BH, bởi vì người ta đã đưa ra khái niệm BH ở nhiều góc độ khác nhau:
Dưới góc độ tài chính, người ta cho rằng: “BH là một hoạt động dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những chi phí mất mát không mong đợi”
Dưới góc độ pháp lí, giáo sư Hemard đưa ra khái niệm: “BH là một nghiệp vụ, qua đó, một bên là người được BH chấp nhận trả một khoản tiền (phí BH hay đóng góp BH) 02cho chính mình hoặc cho một người thứ ba khác để trong trường hợp rủi ro xảy ra, sẽ được trả một khoản tiền bồi thường từ một bên khác là người được BH, người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro, đền bù những thiệt hại theo Luật Thống kê”
Dưới góc độ kinh doanh BH, các công ty, các tập đoàn BH thương mại trên thế giới lại đưa ra khái niệm: “BH là một cơ chế, theo cơ chế này một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty BH, công ty đó sẽ bồi thường cho người được BH các tổn thất thuộc phạm vi BH và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được BH”…
(Trích: giáo trình BH, trường Đại học kinh tế Quốc dân, xuất bản: 2008; chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Văn Định)
Một khái niệm khác được đưa ra: “BH là một hình thức dự trữ tài chính nhằm bù đắp và khắc phục những tổn thất thiệt hại đối với sản xuất kinh doanh và đời sống con người khi những biến cố bất lợi xảy ra”.
(Trích: giáo trình: “Lý thuyết Tài chính – tiền tệ, trường Đại học Thương Mại, xuất bản năm 2002, chủ biên: TS. Đinh Văn Sơn)
Luật Kinh doanh BH của Việt Nam (2000): Kinh doanh BH là hoạt động của doanh nghiệp BH nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp BH chấp nhận rủi ro của người được BH, trên cơ sở bên mua BH đóng phí BH để doanh nghiệp BH trả tiền BH cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được BH khi xảy ra sự kiện BH.
Đồng thời, theo các chuyên gia Pháp, một định nghĩa vừa đáp ứng được khía cạnh xã hội (dùng cho BHXH) vừa đáp ứng được khía cạnh kinh tế (dùng cho BHTM) và vừa đầy đủ về khía cạnh kỹ thuật và pháp lý có thể phát biểu như sau: “BH là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê”.
Có thể nói các khái niệm trên ít nhiều đã lột tả được bản chất của BH trên các khía cạnh về rủi ro, sự chuyển giao rủi ro giữa người được BH và người BH thông qua phí BH và số tiền bồi thường hoặc chi trả khi người được BH gặp phải rủi ro tổn thất.
Như vậy, có thể nói, BH là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ BH nhằm đối phó với các rủi ro có thể xảy ra trong đời sống và sản xuất. Quá trình phân phối, sử dụng quỹ BH không xác định trước được về quy mô, thời gian và không đồng đều giữa các đối tượng, nó tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau (mức độ đóng góp, mức độ thiệt hại, tính chất của rủi ro …). BH vừa mang tính chất bồi hoàn vừa mang tính chất không bồi hoàn. Nguồn gốc của BH bắt nguồn từ các rủi ro không mong muốn trong cuộc sống, nhằm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường.
1.1.2. Bản chất của BH
Nguồn gốc của BH bắt nguồn từ những rủi ro trong đời sống và sản xuất. Do vậy, mục đích chủ yếu của BH là góp phần ổn định cuộc sống và sản xuất cho những người tham gia và kiến tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Chính vì vậy, bản chất của BH là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm quốc nội giữa những người tham gia BH nhằm đáp ứng nhu cầu về tài chính phát sinh khi rủi ro hay sự kiện BH xảy ra đối với đối tượng BH. Tuy nhiên, phân phối trong BH chủ yếu là phân phối không đều và phần lớn không mang tính bồi hoàn trực tiếp (loại trừ một số loại hình BH như: BH nhân thọ, BH tiền hưu trí).
Ngoài ra bản chất của BH còn được thể hiện ở các khía cạnh cụ thể sau:
Rủi ro và sự tồn tại của rủi ro là nguồn gốc của BH. Có nhiều cách tiếp cận khái niệm rủi ro, song theo nghĩa thông dụng nhất thì rủi ro là biến cố gây thiệt hại và không mong đợi. Để đối phó với rủi ro, con người luôn phải tìm cách phòng vệ. Trong BH hiện đại, bên cạnh rủi ro còn có các sự kiện liên quan đến BH như: sự kiện sinh đẻ của lao động nữ, người lao động bị thất nghiệp, người lao động đến tuổi nghỉ hưu hay người được BH còn sống tới một thời điểm xác định trên hợp đồng BHNT…
Cơ chế chuyển giao rủi ro trong BH được thực hiện giữa bên tham gia BH và bên BH thông qua các cam kết BH. Theo cơ chế này, bên tham gia phải nộp phí BH và bên BH phải cam kết bồi thường hay chi trả tiền BH khi đối tượng BH hay người được BH gặp phải rủi ro hay sự kiện BH. Tất nhiên, rủi ro hay sự kiện BH phải là ngẫu nhiên, khách quan mà hai bên đã thỏa thuận.
Phí BH mà bên tham gia nộp cho bên BH phải được thực hiện trước khi rủi ro hay sự kiện BH xảy ra. Ngược lại, khoản tiền mà bên BH trả cho bên tham gia hay cho người thứ ba chỉ được thực hiện sau khi sự kiện BH hay rủi ro xảy ra gây tổn thất. Khái niệm người thứ ba trong BH thường được pháp luật quy định trong loại hình BHTM.
Việc san sẻ rủi ro, bù trừ tổn thất trong BH được bên BH tính toán và quản lý dựa vào số liệu thống kê rủi ro và tình hình tổn thất, cũng như quỹ BH mà họ thiết lập được dựa trên nguyên tắc lấy số đông bù số ít.
BH là một hoạt động dịch vụ tài chính chứ không phải là hoạt động sản xuất. Chính vì vậy, lợi ích của các bên phải được luật hóa rất cụ thể và vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này là rất quan trọng và không thể thiếu được đối với mỗi quốc gia.
1.1.3. Một số nguyên tắc BH
1. Nguyên tắc chỉ BH sự rủi ro, không BH sự chắc chắn (Fortuity not certainty): Chỉ BH một rủi ro xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người, gây ra những thiệt hại; chứ không BH một cái chắc chắn xảy ra (ví dụ như là người mắc bệnh nan y chắc chắn sẽ chết trong một thời gian nhất định…)2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith): Tất cả các giao dịch kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối. Cả người được BH và người BH đều phải trung thực trong tất cả các vấn đề.
3. Nguyên tắc quyền lợi có thể được BH (insurable interest): Quyền lợi có thể được BH là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng BH. Nguyên tắc này chỉ ra rằng người được BH muốn mua BH phải có lợi ích BH. Quyền lợi có thể được BH có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng BH.
4. Nguyên tắc bồi thường (indemnity): Theo nguyên tắc bồi thường, khi có tổn thất xảy ra, người BH phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được BH có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các bên không được lợi dụng BH để trục lợi.
5. Nguyên tắc thế quyền (subrobgation): Theo nguyên tắc thế quyền, người BH sau khi bồi thường cho người được BH, có quyền thay mặt người được BH để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình.
1.2. BH nhân thọ
Một số lý thuyết về BHNT
Giới thiệu chung (lịch sử ra đời của BHNT)
Lịch sử ra đời của BHNT trên thế giới
BHNT là sự cam kết giữa người BH và người tham gia BH, mà trong đó người BH sẽ trả cho người tham gia (hoặc người thụ hưởng quyền lợi BH) một số tiền nhất định khi có những sự kiện đã định trước xảy ra (người được BH bị chết hoặc sống đến một thời điểm nhất định), cong người tham gia phải nộp phí BH đầy đủ, đúng hạn. Nói cách khác, BHNT là qua trình BH các rủi ro có liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con người. Hoặc người ta còn định nghĩa, BHNT là BH cho hai sự kiện trái ngược nhau, đó là sống và tử vong. BHNT là một trong những loại hình BH ra đời khá sớm.
Hợp đồng BHNT đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1583, do công dân Luân Đôn là ông William Gybbon tham gia. Phí BH ông phải đóng lúc đó là 32 bảng Anh, khi ông chết trong năm đó, người thừa kế của ông được hưởng 400 bảng Anh.
Năm 1759, công ty BHNT ra đời đầu tiên ở Philadephia (Mỹ). Công ty này đến nay vẫn hoạt động, nhưng lúc đầu nó chỉ bán BH cho các con chiên ở nhà thờ của mình. Năm 1762, công ty BHNT Equitable ở nước Anh được thành lập và bán BHNT cho mọi người dân.
Ở Châu Á, các công ty BHNT ra đời đầu tiên ở Nhật Bản. Năm 1868 Công ty BH Meiji của Nhật ra đời và đến năm 1888 và 1889, 2 công ty khác là: Kyoei và Nippon ra đời và phát triển cho đến ngày nay.
Trên thế giới, BHNT là loại hình BH phát triển nhất, năm 1985 doanh thu phí BHNT mới chỉ đạt 630.5 tỷ đôla, và đến năm 2006, doanh thu phí BHNT toàn thế giới đạt 2014 tỷ đôla.
Sở dĩ BHNT phát triển rất nhanh, doanh thu phí BH ngày càng tăng là vì loại hình BH này có vai trò rất lớn. Vai trò của BHNT không chỉ thể hiện trong từng gia đình và đối với từng cá nhân trong việc góp phần ổn định cuộc sống, giảm bớt khó khăn về tài chính khi gặp rủi ro, mà còn thể hiện rõ trên phạm vi toàn xã hội. Trên phạm vi xã hội, BHNT góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, huy dộng vốn trong nước từ những nguồn tiền mặt nhàn dỗi nằm trong dân cư. Nguồn vốn này không chỉ có tác dụng đầu tư dài hạn mà còn góp phần thực hành tiết kiệm, chống lạm phát và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
Lịch sử ra đời của BHNT ở Việt Nam
Sự ra đời của BHNT nói riêng gắn liền với sự ra đời của BH nói chung
BH là một nhu cầu tất yếu khách quan của con người và ra đời từ rất lâu trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, BH nói chung và BH nhân thọ nói riêng ra đời tương đối muộn. Sự ra đời và phát triển của ngành BH gắn liền với những sự kiện lịch sử của đất nước:
- Giai đoạn trước năm 1975:
Ở miền Nam, vào những năm 1970, đã có một công ty BH nhân thọ ra đời có tên là công ty BH nhân thọ Hưng Việt. Công ty BH này triển khai được một số sản phẩm BH như: BH nhân thọ trọn đời, BH tử kỳ thời hạn 5 năm, 10 năm, 20 năm. Nhưng công ty mới ở giai đoạn đầu triển khai nên chưa có kết quả rõ nét.
Từ năm 1963 Bộ Tài chính đã tiến hành nghiên cứu, xúc tiến thành lập Công ty BH Việt Nam với sự cộng tác của công ty BH nhân dân Trung Hoa.
Ngày 17/12/1964 bằng Quyết định số 179/CP của hội đồng Chính phủ, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, công ty BH Việt Nam, tên giao dịch là Bảo Việt được thành lập và chính thức khai trương hoạt động ngày 15/01/1965 với số Vốn điều lệ là 10 triệu đồng Việt Nam (tương đương 2 triệu USD vào thời điểm đó), dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính. Trong thời gian này, Bảo Việt mới chỉ triển khai mảng BH phi nhân thọ, mà chưa triển khai BH nhân thọ. Tuy nhiên, BảoViệt cũng đã chú trọng đến việc mở rộng và đa dạng hoá các nghiệp vụ BH, đặc biệt là nghiệp vụ BH con người, làm tiền đề cho việc triển khai BH nhân thọ về sau.
- Giai đoạn 1975-2000:
Sau khi đất nước thống nhất, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra tuyên bố đình chỉ các hoạt động của các công ty BH miền Nam Việt Nam, trong đó có công ty BH nhân thọ Hưng Việt và tuyên bố thanh lý, giải thể các tổ chức BH tư nhân.
Năm1976, Bộ trưởng Bộ Kinh tế tài chính Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra quyết định số 21/QĐ-BKT thành lập công ty BH, tái BH Việt Nam (viết tắt là BAVINA), thuộc Tổng nha tài chính Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam.
Năm1977, Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định số 61/TCQĐ/TCCB về việc sát nhập BAVINA thành chi nhánh của Bảo Việt tại thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, kể từ đây, Bảo Việt chính thức có mạng lưới hoạt động tại các tỉnh miền Nam.
Chính sách mở cửa vào năm 1987 đã tạo điều kiện cho ngành BH Việt Nam được học hỏi và tiếp cận với những kỹ thuật BH mới trên thế giới. Từ kinh nghiệm các nước, BảoViệt lúc đó vẫn là công ty BH duy nhất ở Việt Nam, đã thấy được tiềm năng to lớn của BH nhân thọ ở nước ta. Vì vậy, Bảo Việt bắt đầu nghiên cứu triển khai BH nhân thọ ở Việt Nam với đề án “BH nhân thọ và điều kiện triển khai ở Việt Nam”, nhưng lúc đó chưa có đủ điều kiện vì: Thu nhập dân cư còn thấp, kinh tế còn kém phát triển, tỷ lệ lạm phát còn cao, thị trường tài chính chưa phát triển, chưa có môi trường đầu tư và các công ty BH chưa được phép hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, chưa có văn bản pháp Luật điều chỉnh mối quan hệ giữa công ty BH và khách hàng, đội ngũ cán bộ BH lúc đó chưa được trang bị những kiến thức về nghiệp vụ BH nhân thọ. Do đó, Bảo Việt chỉ triển khai BH sinh mạng có thời hạn 1 năm (BH nhân thọ tử kỳ thời hạn 1 năm). Đây là loại hình BH nhân thọ đơn giản nhất và có nhiều đặc điểm tương đồng với BH con người phi nhân thọ.
Sau thời kỳ đổi mới kinh tế được 10 năm, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lạm phát đã được đẩy lùi, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt mức cao từ 6 - 9 %/ năm, môi trường kinh tế- xã hội và môi trường pháp lý có nhiều thuận lợi hơn. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao và ở một bộ phần quần chúng dân cư đã bắt đầu có tích luỹ. Đây là những nhân tố rất thuận lợi cho BH nhân thọ ra đời và phát triển ở Việt Nam.
Năm 1996, thực hiện chủ trương mở rộng, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tới các tầng lớp dân cư, Bảo Việt đã nghiên cứu và đưa ra thị trường dịch vụ BH nhân thọ lần đầu tiên ở Việt Nam, thể hiện vai trò tiên phong của Bảo Việt trên thị trường BH Việt Nam. Ngày 20/3/1996, Bộ Tài Chính đã chính thức quyết định cho phép Bảo Việt triển khai 2 sản phẩm: BH hỗn hợp nhân thọ và BH an sinh giáo dục. Tháng 8/1996, Bảo Việt đã bán những sản phẩm BH nhân thọ đầu tiên ra thị trường, đánh dấu sự khởi đầu cho chặng đường phát triển đầy hứa hẹn của BHNT ở Việt Nam.
Sau Nghị định 100 /CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh BH, từ năm 1994 đến nay, nhiều công ty BH mới được cấp phép hoạt động. Có thể nói, Nghị định 100 /CP ra đời là một bước ngoặt có tính cách mạng đối với thị trường BH Việt Nam. Nghị định này đã thể hiện chủ trương phát triển một ngành đa thành phần của nhà nước ta. Tuy nhiên, xét về thực chất kể từ khi có sự ra đời của các công ty BH 100% Vốn nước ngoài như Công ty BH nhân thọ Chinfon Manulife (nay là Manulife), Công ty BH nhân thọ Prudential, Công ty BH nhân thọ Bảo Minh-CMG (nay là Dai-ichi Life), Công ty BH nhân thọ quốc tế Mỹ AIA, thị trường BH Việt Nam trong đó có BH nhân thọ mới chấm dứt giai đoạn độc quyền nhà nước về BH và bắt đầu đi vào phát triển và có sự cạnh tranh.
Ngày 09 tháng 12 năm 2000 Quốc Hội đã thông qua Luật kinh doanh BH, tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường BH Việt Nam. Nhờ có Luật kinh doanh BH, các doanh nghiệp BH cạnh tranh bình đẳng hơn và đang thực sự là động lực thúc đẩy thị trường BH Việt Nam, đặc biệt là thị trường BH nhân thọ phát triển.
- Giai đoạn từ 2001 - đến nay:
BH nhân thọ Việt Nam ra đời và phát triển đến nay đã được 10 năm, từ chỗ chỉ có Bảo Việt là doanh nghiệp BH duy nhất kinh doanh BH nhân thọ, cho đến nay thị trường BH nhân thọ đã phát triển sôi động và hấp dẫn rất nhiều các công ty BH nước ngoài vào đầu tư và kinh doanh.
Thị trường BH nhân thọ Việt Nam được mở cửa từ tháng 6/1999, công ty BHNT nước ngoài đầu tiên gia nhập thị trường là Chinfon-Manulife, liên doanh giữa Tập đoàn Taiwanese Chinfon và công ty BH nhân thọ Canadian Manulife. Sau đó có nhiều công ty BH nhân thọ lớn trên thế giới tham gia vào thị trường. Tính đến hết năm 2006, thị trường BH nhân thọViệt Nam có các công ty BH nhân thọ sau:
Bảo Việt Nhân thọ
Công ty trách nhiệm hữu hạn BH nhân thọ Manulife Life
Công ty trách nhiệm hữu hạn BH nhân thọ Prudential
Công ty trách nhiệm hữu hạn BH nhân thọ quốc tế Mỹ AIA
Công ty trách nhiệm hữu hạn BH nhân thọ Bảo Minh - CMG (nay là Daiichi Life)
Công ty trách nhiệm hữu hạn BH nhân thọ PrevoiR - Công ty trách nhiệm hữu hạn BH nhân thọ ACE. Ngoài ra, sự góp mặt của rất nhiều văn phòng đại diện của các công ty BH nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam như: Great Estern (Singapore), Ping An (Trung Quốc), Cathay life (Đài Loan)... góp phần làm cho thị trường BH nhân thọ Việt Nam trở nên sôi động hơn, đó là dấu hiệu cho thấy một làn sóng đầu tư của nước ngoài mạnh mẽ trong lĩnh vực BH nhân thọ thời gian tới.
Sự tham gia của các tổ chức BH nước ngoài cũng đã và sẽ nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư quốc tế về khả năng đáp ứng các nhu cầu về BH nhân thọ, giúp các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn về cam kết mở cửa và tin tưởng vào môi trường đầu tư lành mạnh ở Việt Nam. Ngoài ra, sự thâm nhập của các công ty BH nhân thọ nước ngoài cũng góp phần nâng cao năng lực của thị trường BH, thiết lập thêm một kênh thu hút Vốn trong dân. Có thể nói thị trường BH nhân thọ Việt Nam đang từng bước hội nhập với thị trường BH nhân thọ khu vực và trên thế giới.
(Nguồn: Web BH)
Sự hình thành của BHNT cũng đánh dấu những bước phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước, cải thiện đời sống nhân dân, có vai trò to lớn đối với kinh tế, xã hội và con người.
Đặc điểm
a. BHNT vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính rủi ro.
Đây là một trong những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa BHNT với BH phi nhân thọ. Thật vậy, mỗi người mua BHNT sẽ định kỳ nộp một khoản tiền nhỏ (gọi là phí BH) cho công ty BH, ngược lại công ty BH có trách nhiệm trả một số tiền lớn (gọi là tiền BH) cho người hưởng quyền lợi BH như đã thỏa thuận từ trước khi có các sự kiện BH xảy ra. STBH được trả khi người được BH đạt đến một độ tuổi nhất định nào đó và được ấn định trong hợp đồng. Hoặc số tiền này được trả cho thân nhân và gia đình người được BH khi người này không may bị chết sớm ngay cả khi họ mới tiết kiệm được một khoản tiền rất nhỏ thông qua viêc đóng phí BH. Số tiền này giúp những người còn sống trang trải những khoản chi phí cần thiết như: thuốc men, mai táng, chi phí giáo dục con cái v.v…Chính vì vậy, BHNT vừa mang tính chất tiết kiệm, vừa mang tính rủi ro. Tính chất tiết kiệm ở đây thể hiện ngay trong từng cá nhân, từng gia đình một cách thường xuyên, có kế hoạch và có kỷ luật. Nội dung tiết kiệm khi mua BHNT khác với các hình thức tiết kiệm khác ở chỗ, người BH đảm bảo trả cho người tham gia BH hay người thân của họ một số tiền rất lớn ngay cả khi họ mới tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ. Có nghĩa là khi người được BH không may gặp rủi ro, trong thời hạn BH đã được ấn định, những người thân của họ sẽ nhận được những khoản trợ cấp hay STBH từ công ty BH. Điều đó thể hiện rõ tính chất rủi ro trong BHNT.
b. BHNT đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau của người tham gia BH.
Trong khi các nghiệp vụ BH phi nhân thọ chỉ đáp ứng được một mục đích là góp phần khắc phục hậu quả khi đối tượng tham gia BH gặp sự cố, từ đó góp phần ổn định tài chính cho người tham gia, thì BHNT đã đáp ứng được nhiều mục đích. Mỗi mục đích được thể hiện khá rõ trong từng loại hợp đồng. Chẳng hạn, HĐBH hưu trí sẽ đáp ứng được yêu cầu của người tham gia những khoản trợ cấp đểu đặn hàng tháng, từ đó góp phần ổn định cuộc sồng của họ khi già yếu. HĐBH tử vong sẽ giúp người được BH để lại cho gia đình một STBH khi họ bị tử vong. Số tiền này đáp ứng được rất nhiều mục đích của người qua cố như: trang trải nợ nần, giáo dục con cái, phụng dưỡng bố mẹ già.v.v…HĐBH nhân thọ đôi khi còn có vai trò như một vật thế chấp để vay vốn hoặc BHNT tín dụng thường được bán cho các đối tượng đi vay để họ mua xe hơi, đồ dùng gia đình hoặc dùng cho các mục đích cá nhân khá