Trong quá trính tiến hoá, con người đã trở thành độngvậtmạnh nhất, cao
cấp nhất nhờ vào hai thứ: lao động và tiếng nói. Lao độngtạo ratư duy và tiếng
nói giúp con ngườikếthợpvới nhau. Cùngvới thời gian, các phương tiện giao
tiếp- thông tincủa con người đã phát triểnrất phong phú đadạng. Tuy nhiên, dù
đadạng đến đâucũng không thể thay thế được vai tròcủa tiếng nói. Tiếng nói là
một phương tiện giao tiếp đặc biệthiệu quảvàcựckỳ phổdụng, làmột chứcnăng
vô cùng quý giá củacon người [L.V.Lợi-99]. Sựphát triểnvượt bậccủa conngười
chính là nhờ ởtốc độvà khảnăng giao tiếp phong phú của tiếng nói.
116 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2178 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các đặc trưng tiếng Việt áp dụng vào nhận dạng tiếng nói tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TRI THỨC
hóóóg
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NGHIÊN CỨU
CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA TIẾNG VIỆT
ÁP DỤNG VÀO NHẬN DẠNG
TIẾNG NÓI TIẾNG VIỆT
Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Thái Hùng Văn
Sinh viên thực hiện:
Đỗ Xuân Đạt – 9912540
Võ Văn Tuấn – 9912737
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2003
iLời Cảm Ơn
Hoàn thành luận văn này, chúng em xin chân thành cảm
ơn thầy Thái Hùng Văn đã trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện
cho chúng em tiếp cận với lĩnh vực nhận dạng tiếng nói, một lĩnh
vực vô cùng lý thú.
Chúng em xin gởi lời cảm ơn đến các thầy cô trong
trường, đặc biệt là các thầy cô bộ môn Công Nghệ Tri Thức, và
thầy Trần Tiến Đức trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật đã truyền đạt
cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích.
Chúng tôi cũng không thể không nhắc đến sự động viên
chăm sóc của gia đình, sự cộng tác giúp đỡ và ủng hộ tinh thần
của bạn bè, đặc biệt là bạn Nguyễn Tấn Dũng và anh Đặng
Hoàng Vũ. Chúng tôi xin ghi ơn tất cả.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2003.
Đỗ Xuân Đạt - Võ Văn Tuấn
ii
Lời Giới Thiệu
Trong quá trính tiến hoá, con người đã trở thành động vật mạnh nhất, cao
cấp nhất nhờ vào hai thứ: lao động và tiếng nói. Lao động tạo ra tư duy và tiếng
nói giúp con người kết hợp với nhau. Cùng với thời gian, các phương tiện giao
tiếp - thông tin của con người đã phát triển rất phong phú đa dạng. Tuy nhiên, dù
đa dạng đến đâu cũng không thể thay thế được vai trò của tiếng nói. Tiếng nói là
một phương tiện giao tiếp đặc biệt hiệu quả và cực kỳ phổ dụng, là một chức năng
vô cùng quý giá của con người [L.V.Lợi-99]. Sự phát triển vượt bậc của con người
chính là nhờ ở tốc độ và khả năng giao tiếp phong phú của tiếng nói.
Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, máy móc dần dần thay
thế các lao động tay chân. Tuy nhiên để điều khiển máy móc, con người phải làm
khá nhiều thao tác tốn nhiều thời gian và cần phải được đào tạo. Điều này gây trở
ngại không ít đối với việc sử dụng các máy móc, thành tựu khoa học kỹ thuật.
Chúng ta hãy tưởng tượng trong nhà có một người máy giúp việc. Khi ta muốn
người máy làm việc, ta phải lục tìm đĩa chương trình tương ứng, phải nạp chương
trình, … phải chạy lăng xăng làm một danh sách các công việc trong khi lúc đó ta
đang ngồi bên bàn làm việc, đang phải tập trung suy nghĩ vào một vấn đề cần giải
quyết. Và ta hãy tưởng tượng xem nếu người máy đó “nghe hiểu” được những gì
ta nói. Lúc đó ta chỉ cần “nhờ vả” một câu, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng!
Đi tìm giải pháp giúp cho máy có thể “nghe hiểu” được, con người đã bước
vào lĩnh vực nhận dạng tiếng nói. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, con người đã thu được
những thành tựu đáng kể, có những ứng dụng khá hữu ích vào đời sống. Nhưng dù
sao, khả năng “nghe hiểu” của máy vẫn còn một khoảng cách khá xa so với thực
tế. Mặt khác, các hệ thống nhân dạng hiện nay cũng chỉ được phát triển tương đối
tốt đối với một số ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa,… Còn đối với
nước ta, nhận dạng tiếng nói vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ. Đến nay tuy
cũng đã đạt được một số thành tựu và đã có những ứng dụng nhất định, nhưng
nhìn chung, nhận dạng tiếng Việt vẫn chưa đạt được kết quả cần thiết để có thể tạo
ra một sản phẩm thực tế hoàn chỉnh. Khó khăn nằm ở tính phức tạp của vấn đề và
mức độ đầu tư cũng như kế thừa chưa cao. Các nghiên cứu chủ yếu vẫn là nhận
iii
dạng tiếng nói chung chung chứ chưa có nhiều phân tích kỹ các đặc tính riêng của
tiếng Việt. Các hệ nhận dạng trước đây hầu hết không phân biệt được từ đồng âm
như: a, á, à, ả, ã, ạ… Hơn nữa kích thước từ điển (số từ nhận biết được) còn nhỏ,
thời gian học mẫu khá lâu, và nhận dạng mang tính phụ thuộc người nói khá cao.
Vấn đề còn khó khăn ở chỗ nhận dạng tiếng nói mang tính liên ngành [T.H.Văn-
00]. Nghiên cứu nhận dạng tiếng nói bằng máy tính là nghiên cứu cả một hệ thống
các ngành khoa học có liên quan như: ngôn ngữ học, thống kê học, sinh lý học, vật
lý học, toán học, âm học, tâm lý học, lý thuyết thông tin và truyền tin… và dĩ
nhiên có cả công nghệ thông tin.
Luận văn này xây dựng với mong muốn góp phần khắc phục những hạn chế
trên, nâng cao hiệu quả nhận dạng tiếng Việt; bằng cách rút trích và sử dụng nhiều
đặc trưng âm học tiếng Việt hơn, từ đó dùng nhiều đặc trưng hơn để nhận dạng
giúp nâng cao độ chính xác và phân biệt được các từ đồng âm góp phần nâng kích
thước từ điển lên lớn hơn.
Nội dung luận văn được trình bày thành các chương như sau:
Chương 1: Tiếng nói và ngữ âm tiếng Việt. Chương thứ nhất tóm tắt về
tiếng nói và trình bày một số đặc điểm ngữ âm tiếng Việt. Trong số đó, luận văn
quan tâm nhiều đến thanh điệu, là đặc điểm khác biệt của tiếng Việt so với nhiều
ngôn ngữ khác.
Chương 2: Xử lý tín hiệu số - phân tích tiếng nói: Trình bày một số kiến
thức cơ bản về xử lý tín hiệu số và một số phương pháp tiếp cận tín hiệu tiếng nói.
Chương 3: Nhận dạng tiếng nói. Chương này mô tả một hệ nhận dạng
tiếng nói tổng quát, và đi cụ thể vào hệ nhận dạng tiếng nói sử dụng mô hình
Markov ẩn liên tục.
Chương 4: Một số khảo sát về thanh điệu tiếng Việt. Đây là các khảo sát
của người viết về thanh điệu tiếng Việt. Kết quả khảo sát sẽ được kết hợp, so sánh
với các nghiên cứu về ngữ âm tiếng Việt trước đây để rút ra các đặc điểm ngữ âm
tiếng Việt, làm cơ sở cho việc xây dựng một hệ nhận dạng tiếng Việt theo mô tả
của luận văn.
Chương 5: Xây dựng mô hình nhận dạng thanh điệu tiếng Việt. Nhận
dạng thanh điệu là bước đầu tiên ứng dụng các nghiên cứu nói trên vào một hệ
iv
nhận dạng tiếng Việt của luận văn. Bắt đầu từ đặc tính đặc trưng của tiếng Việt là
thanh điệu.
Chương 6: Thiết kế mô hình nhận dạng tiếng Việt. Phần này là thiết kế
của luận văn về một hệ nhận dạng tiếng Việt hoàn chỉnh. Ứng dụng mô đun nhận
dạng thanh điệu vào một hệ nhận dạng tiếng Việt hoàn chỉnh.
Chương 7: Hiện thực hoá mô hình nhận dạng tiếng Việt. Chương cuối
cùng là các cài đặt cụ thể của luận văn về một hệ nhận dạng tiếng Việt.
Phần phụ lục 1: giới thiệu về một số đặc điểm ngữ âm tiếng Việt. Trong
đó, luận văn chú ý nhiều đến đặc điểm thanh điệu được dùng để ứng dụng trong
phân lớp tiếng Việt.
Phần phụ lục 2: Giới thiệu vai trò của tần số cơ bản trong tiếng nói và một
số phương pháp rút trích tần số cơ bản.
vMục Lục
Lời Cảm Ơn ....................................................................................................i
Lời Giới Thiệu...............................................................................................ii
Mục Lục.........................................................................................................v
Chương 1. Tiếng nói và ngữ âm tiếng Việt ................................................1
1.1. Giới thiệu tiếng nói .........................................................................1
1.1.1. Sự phân bố về biên độ............................................................... 1
1.1.2. Sự phân bố về tần số .................................................................2
1.1.3. Sự biến đổi các tần số cơ bản ...................................................2
1.1.4. Tỷ số tiếng nói ..........................................................................2
1.2. Ngữ âm tiếng Việt (Tham khảo phụ lục 1).....................................2
1.2.1. Thanh điệu ................................................................................2
1.2.2. Âm vị ........................................................................................3
1.2.3. Trường độ .................................................................................3
Chương 2. Xử lý tín hiệu số - phân tích tín hiệu tiếng nói .........................7
2.1. Xử lý tín hiệu số .............................................................................7
2.1.1. Lấy mẫu tín hiệu .......................................................................7
Hàm lấy mẫu: ....................................................................................7
2.1.1.1. Phổ của các tín hiệu được lấy mẫu ....................................8
2.1.1.2. Mối quan hệ giữa phổ của tín hiệu rời rạc và phổ của tín
hiệu liên tục theo thời gian thời gian ............................................................9
2.1.2. Dãy xung.................................................................................10
2.1.3. Biến đổi Fourier rời rạc ..........................................................11
2.1.3.1. Biến đổi Fourier rời rạc ...................................................12
vi
2.1.3.2. Biến đổi Fourier nhanh ....................................................13
2.1.4. Biến đổi cosin rời rạc..............................................................13
2.1.5. Các bộ lọc ...............................................................................14
2.1.6. Cửa sổ tín hiệu ........................................................................15
2.2. Phân tích tín hiệu tiếng nói ........................................................... 20
2.2.1. Phương pháp dãy bộ lọc .........................................................20
2.2.2. Trích đặc trưng MFCC ........................................................... 28
2.2.3. Phương pháp mã hóa dự báo tuyến tính (LPC) ......................32
2.2.3.1. Làm rõ tín hiệu.................................................................34
2.2.3.2. Phân đoạn thành các frame ..............................................34
2.2.3.3. Lấy cửa sổ ........................................................................35
2.2.3.4. Phân tích tự tương quan...................................................36
2.2.3.5. Phân tích LPC ..................................................................36
2.2.3.6. Chuyển các hệ số LPC thành các hệ số cepstral..............37
2.2.3.7. Đặt trọng số cho các hệ số cepstral..................................37
2.3. Phát hiện chu kỳ tiếng nói – phương pháp tìm tần số cơ bản (Tham
khảo phụ lục 2). ..................................................................................................38
2.3.1. Các kỹ thuật theo miền thời gian ............................................39
2.3.2. Các kỹ thuật phân tích phổ hữu hạn .......................................39
2.3.3. Mô tả tín hiệu..........................................................................40
2.3.3.1. Tiếng nói thô....................................................................40
2.3.3.2. Lỗi dự báo tuyến tính.......................................................40
2.3.4. Một số phương pháp cài đặt các kỹ thuật trích F0: ................41
2.3.4.1. Phương pháp dùng cepstral: ............................................41
2.3.4.2. Phương pháp tự tương quan: ...........................................41
2.3.4.3. Phương pháp CLIP (center clipping pitch detector)........42
vii
2.3.4.4. Phương pháp SIFT (Simplified Inverse Filter Tracking) 43
2.3.4.5. Hàm AMDF (Average Magnitude Difference Function) 43
2.3.4.6. Phương pháp so khớp biên độ .........................................43
Chương 3. Nhận dạng tiếng nói................................................................46
3.1. Tổng quan một hệ nhận dạng: ......................................................46
3.2. Tổng quan một hệ nhận dạng tiếng nói: .......................................46
3.3. Những thuận lợi và khó khăn của nhận dạng tiếng nói: ...............49
3.4. Nhận dạng tiếng nói sử dụng mô hình Markov ẩn .......................50
3.4.1. Mô hình Markov ẩn và các bài toán cần giải quyết:...............50
3.4.1.1. Giải quyết bài toán thứ nhất: ...........................................51
3.4.1.2. Giải quyết bài toán thứ hai: .............................................52
3.4.1.3. Giải quyết bài toán thứ ba:...............................................52
3.4.2. Mô hình Markov ẩn liên tục (CDHMM - Continuous Densities
Hidden Markov Model) ..................................................................................55
Chương 4. Một số khảo sát về thanh điệu tiếng Việt ...............................59
4.1. Thanh 1 (Thanh ngang) ................................................................59
4.2. Thanh 2 (Thanh huyền) ...............................................................60
4.3. Thanh 3 (Thanh ngã) ....................................................................61
4.4. Thanh 4 (Thanh hỏi) .....................................................................63
4.5. Thanh 5 (Thanh sắc) .....................................................................64
4.6. Thanh 6 (Thanh nặng) ..................................................................66
Chương 5. Xây dựng mô hình nhận dạng thanh điệu tiếng Việt ..............66
5.1. Tiền xử lý......................................................................................66
5.2. Trích F0 từ tín hiệu tiếng nói (pitch extraction) ........................... 69
5.3. Tạo vector đặc trưng từ vector V(F0)...........................................71
5.4. Huấn luyện cho mô hình...............................................................72
viii
5.5. Nhận dạng.....................................................................................73
5.6. Một số kết quả nhận dạng thanh điệu tiếng Việt ..........................74
Chương 6. Thiết kế mô hình nhận dạng tiếng nói tiếng Việt ...................77
6.1. Công đoạn huấn luyện ..................................................................77
6.2. Công đoạn nhận dạng ...................................................................79
Chương 7. Hiện thực hoá mô hình nhận dạng tiếng Việt .........................80
7.1. Nhận dạng tiếng đơn.....................................................................80
7.2. Nhận dạng câu ..............................................................................82
Chương 8. Kết luận...................................................................................84
8.1. Kết luận.........................................................................................84
8.2. Hướng phát triển:..........................................................................85
Tài liệu tham khảo .......................................................................................86
Phụ lục 1: Ngữ âm tiếng Việt......................................................................87
Phụ lục 2: Vai trò của tần số cơ bản và một số kỹ thuật xử lý tần số cơ .100
1Chương 1. Tiếng nói và ngữ âm tiếng Việt
1.1. Giới thiệu tiếng nói
Tiếng nói là một loại sóng âm. Khi ta nói, tiếng nói được truyền đi mang
theo thông tin dưới dạng các dao động cùng phương truyền đến tai người nhận.
Mức độ truyền tin của tiếng nói được xem là nhanh nhất trong các khả năng tự
nhiên của con người.
Khác với sách báo, thư tín… chỉ tryền tin một chiều, tiếng nói giúp ta
truyền tin cả hai chiều. Sách báo giúp ta ghi lại thông tin để sau này đọc lại, nhưng
tiếng nói giúp ta thể hiện bản thân hơn. Thông qua cách nói chuyện, khả năng ứng
xử, ta có thể đánh giá được trình độ và nhân cách của môt người. Tiếng nói là
phương tiện truyền tin nhanh nhất và hiệu quả nhất của con người.
Tiếng nói có rất nhiều đặc tính:
Đặc tính của sóng âm gồm các đặc tính sinh lý, vật lý như: cường
độ, tần số, biên độ, năng lượng, âm sắc, độ cao, độ to…
Đặc tính xã hội như: ngữ điệu, sắc thái tình cảm, địa phương…
Số từ được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hằng ngày của một người
dao động trong khoảng từ 2000 đến 3000 từ. Số từ người ta sử dụng trung bình
khoảng 5000 đến 10000 từ. [5]
Nghiên cứu về nhận dạng tiếng nói trên máy tính, ta sẽ xem xét chủ yếu đến
tần số, biên độ (hay năng lượng). Tiếng nói có miền tần số cơ bản nằm trong
khoảng 80 – 8000 Hz. [11]
1.1.1. Sự phân bố về biên độ
Khi thống kê với khoảng 80 người (4 người/ ngôn ngữ), người ta nhận
thấy rằng biên độ tối đa đạt được của một tiếng nói có thể lớn hơn 50dB [5].
Trong một chuỗi tiếng nói, biên độ tiếng nói sẽ phân bố liên tục theo dạng hình
sin.
21.1.2. Sự phân bố về tần số
Khi phát âm các từ với tần số từ thấp đến cao, người ta thấy rằng việc tăng
dần tần số gắn liền với việc giảm dần biên độ. Thực nghiệm cho thấy với nam
cũng như nữ, phổ tiếng nói của chúng ta theo tần số là một đường cong có độ dốc
khoảng -10dB/Octave.
1.1.3. Sự biến đổi các tần số cơ bản
Thống kê theo thời gian về sự biến đổi các tần số trong giọng nói con người
cho thấy giá trị trung bình và độ lệch tần số cơ bản trong giọng nói nữ thường gấp
đôi nam.
Quá trình khảo sát cũng cho thấy 18% trong số các biến đổi về tần số cơ
bản là biến đổi tăng, và 50% là giảm. Người ta cũng nhận thấy trong chuỗi tiếng
nói của con người, các khoảng lặng chèn vào giữa các từ có tác dụng làm cho
tiếng nói của chúng ta nghe êm hơn, và tần số của chúng ổn định trong miền có độ
biến thiên khoảng 10 Hz.
1.1.4. Tỷ số tiếng nói
Trong chuỗi tiếng nói của chúng ta, có thể dễ dàng nhận thấy ngoại trừ các
tiếng, còn có các khoảng trống được chèn vào, và tỷ số giữa đoạn có tiếng nói thực
sự so với khoảng thời gian tổng cộng của chuỗi âm được gọi là tỷ số tiếng nói.
Thực nghiệm chứng minh khi chúng ta tăng tốc độ nói thì khoảng trống
giữa các tiếng bị giảm nhiều. Và ngược lại, khi giảm tốc độ nói thì các khoảng
trống giữa các từ bị dài ra.
1.2. Ngữ âm tiếng Việt (Tham khảo phụ lục 1)
1.2.1. Thanh điệu
Thanh điệu là đặc tính đặc trưng của tiếng Việt nói riêng và các ngôn ngữ
có thanh điệu nói chung so với các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp,…
Thanh điệu là một thành phần ngữ âm, không phải là nhấn giọng, giúp phân
biệt các từ đồng âm. Đây là đặc điểm mà đa số các hệ nhận dạng tiếng Việt trước
đây chưa xử lý.
3Trong tiếng Việt, thanh điệu cũng là một đặc điểm mang đậm tính địa
phương. Tổng cộng có 6 thanh, nhưng tuỳ vào từng địa phương mà số lượng thanh
điệu tiếng Việt có thể bị giảm xuống còn 5 hay 4 do sự sát nhập một số thanh lại
với nhau.
Người ta phân biệt thanh điệu dựa vào 2 yếu tố: âm điệu và âm vực.
Âm điệu là sự thay đổi tần số cơ bản của thanh điệu, hay đường nét
của thanh điệu.
Âm vực: là miền giá trị của tần số cơ bản.
1.2.2. Âm vị
Trong ngôn ngữ nói, tiếng nói bao gồm nhiều câu, mỗi câu bao gồm nhiều
từ, và mỗi từ lại bao gồm nhiều âm vị. Theo quan điểm ngữ âm, âm vị được xem
là đơn vị nhỏ nhất của tiếng nói.
Âm vị gồm 2 loại chính: nguyên âm và phụ âm.
Nguyên âm là các âm mà khi phát âm, luồng không khí đi ra không
bị cản trở.
Phụ âm là các âm mà luồng không khí khi đi ra bị cản trở ở một số
bộ phận của bộ máy phát âm.
Ngoài ra, người ta còn chia một dạng âm vị nữa như một bán nguyên âm,
khi sự cản trở luồng không khí là không đáng kể. Các bán nguyên âm có đặc điểm
gần như nguyên âm nhưng thường chỉ đi kèm, và bản thân không tạo thành âm tiết
được.
Các nguyên âm và phụ âm riêng biệt lại được chia thành nhiều nhóm nhỏ
dựa vào các đặc điểm vật lý, sinh học, hay vị trí và cách thức phát âm của bộ máy
phát âm.
1.2.3. Trường độ
Trường độ tiếng nói là thời gian phát âm một tiếng. Xét đến trường độ sẽ
liên quan đến tính tắc – xát, hệ thống âm chính – âm cuối, ảnh hưởng của những
biến đổi của âm cuối… Thường thì âm tắc, còn gọi là âm khép, sẽ làm cho trường
độ của tiếng nói giảm do sự tắc thanh quản.
7Chương 2.
Xử lý tín hiệu số - phân tích tín hiệu tiếng nói
2.1.Xử lý tín hiệu số
Hiểu một cách đơn giản thì tín hiệu (signal) là tất cả các biến có mang hoặc
chứa một loại thông tin nào đấy mà ta có thể biến đổi, hiển thị hoặc gia công. Các
tín hiệu trong thế giới thực như tiếng nói (voice), âm thanh (sound), hình ảnh
(image)… đều có bản chất hết sức phức tạp. Do đó các tín hiệu này thường bị biến
đổi thành các tín hiệu số (số hóa) để dễ dàng xử lý chúng. Tín hiệu số (digital
signal) là tín hiệu được biểu diễn bằng một dãy số. Xử lý tín hiệu số (Digital Signal
Processing – DSP) bao hàm mọi phép xử lý các dãy số để có được các thông tin
cần thiết.
Thông thường, sau khi số hóa tín hiệu, ta chọn các phép biến đổi với mục
đích chung l