Đứng trước tình trạng quyền lợi của người tiêu dùng bịxâm phạm diễn ra ngày càng nhiều.
Trong số đó phải kể đến các vụngộ độc thực phẩm tại các đám cưới, tại bếp ăn của trường
học, của các khu công nghiệp; lưu hành các loại rau trồng sửdụng nguồn nước bịô nhiễm ở
ngoại thành một sốthành phố, lưu hành các loại hải sản có ướp hoá chất độc hại, việc bán
các loại giò chảcó hàn the; phở, bún có phooc-môn; các loại trái cây được xửlý bởi hóa chất
độc hại; các loại sữa kém chất lượng; lưu hành các loại m ỹphẩm kém chất lượng trôi nổi trên
thịtrường; xăng pha aceton làm hưhỏng các bộphận trong xe máy; nước sữa bột được ghi
thành sữa tươi của một sốnhà sản xuất sữa ởViệt Nam; nước tương có chứa chất 3-MCPD
gây ung thư; nước mắm chứa dưlượng urê, nước mắm có gián, kiến, thạch sùng. Những vụ
việc ấy gây bức xúc trong dưluận. Mặc dù, Việt Nam đã có Pháp lệnh bảo vệquyền lợi người
tiêu dùng từnăm 1999 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành với hệthống thiết chế đảm bảo
thực thi, nhưng sựvận hành của hệthống quy phạm pháp luật, cũng nhưcác thiết chếthực
thi còn không ít bất cập, quyền lợi của người tiêu dùng chưa được bảo vệmột cách thoả
đáng, không ít doanh nghiệp, nhà sản xuất vẫn tiếp tục có những hành vi xâm phạm quyền lợi
của người tiêu dùng.
27 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU HOÀN
THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO VỆ
NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT
NAM”
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
A. THÔNG TIN VỀ ĐỀ TÀI
Cấp đề tài: Đề tài cấp Bộ
Chủ nhiệm đề tài: Ths. Đinh Thị Mai Phương - Viện Khoa học pháp lý
Cơ quan chủ quản : Bộ Tư pháp
Cơ quan chủ trì : Viện Khoa học Pháp lý
Năm bảo vệ : 2008
B. NỘI DUNG TÓM TẮT
Đứng trước tình trạng quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm phạm diễn ra ngày càng nhiều.
Trong số đó phải kể đến các vụ ngộ độc thực phẩm tại các đám cưới, tại bếp ăn của trường
học, của các khu công nghiệp; lưu hành các loại rau trồng sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm ở
ngoại thành một số thành phố, lưu hành các loại hải sản có ướp hoá chất độc hại, việc bán
các loại giò chả có hàn the; phở, bún có phooc-môn; các loại trái cây được xử lý bởi hóa chất
độc hại; các loại sữa kém chất lượng; lưu hành các loại mỹ phẩm kém chất lượng trôi nổi trên
thị trường; xăng pha aceton làm hư hỏng các bộ phận trong xe máy; nước sữa bột được ghi
thành sữa tươi của một số nhà sản xuất sữa ở Việt Nam; nước tương có chứa chất 3-MCPD
gây ung thư; nước mắm chứa dư lượng urê, nước mắm có gián, kiến, thạch sùng... Những vụ
việc ấy gây bức xúc trong dư luận. Mặc dù, Việt Nam đã có Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng từ năm 1999 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành với hệ thống thiết chế đảm bảo
thực thi, nhưng sự vận hành của hệ thống quy phạm pháp luật, cũng như các thiết chế thực
thi còn không ít bất cập, quyền lợi của người tiêu dùng chưa được bảo vệ một cách thoả
đáng, không ít doanh nghiệp, nhà sản xuất vẫn tiếp tục có những hành vi xâm phạm quyền lợi
của người tiêu dùng.
Để góp phần đánh giá đúng những tồn tại, bất cập của cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu
dùng ở Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm quốc tế nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế pháp lý
bảo vệ người tiêu dùng; thông qua đó nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ người tiêu dùng,
việc nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ "Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ
người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam" là rất cần thiết.
Đề tài được triển khai nhằm đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận của cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh tế thị
trường, lịch sử phát triển, các bộ phận cấu thành và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình xây
dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng;
- Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam hiện
nay, chỉ ra nhu cầu hoàn thiện cơ chế ấy từ chính thực trạng nền kinh tế thị trường Việt Nam;
- Đưa ra các kiến nghị về phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ
người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu trên, phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hệ thống
các thiết chế, thể chế và cách thức để bảo vệ người tiêu dùng.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU
DÙNG
1. Quan niệm người tiêu dùng
Qua nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy có nhiều quan niệm khác nhau về người tiêu dùng.
Trong đó, một quan niệm tương đối phổ biến được các cộng tác viên đề tài chấp nhận là:
“người tiêu dùng là những người mua hoặc sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho các mục đích tiêu
dùng cá nhân, sinh hoạt gia đình, cộng đồng”. Cũng theo quan niệm này, người tiêu dùng
được hiểu là người tiêu dùng cuối cùng hàng hoá, dịch vụ được cung ứng trên thị trường.
Những người mua hàng hoá, dịch vụ để sử dụng làm đầu vào cho các hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ sẽ không được coi là người tiêu dùng.
Tuy nhiên, cũng có quan niệm khác cho rằng, người tiêu dùng phải bao gồm cả những tổ
chức, những doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ của người khác và sử dụng vào các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ của mình.
Từ góc độ lịch sử, nhóm nghiên cứu đề tài đã tìm hiểu về quá trình ra đời và phát triển của
khái niệm “người tiêu dùng” với tư cách là một khái niệm pháp lý được sử dụng phổ biến
trong các đạo luật về bảo vệ người tiêu dùng trên thế giới. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, khái
niệm người tiêu dùng, với tư cách là khái niệm pháp lý, chỉ mới được sử dụng phổ biến từ
khoảng những năm 1950 - 1960 trở lại đây. Người tiêu dùng được hiểu là người mua, sử
dụng hàng hoá, dịch vụ cho các mục đích không phải là mục đích thương mại. Người mua
hàng hoá, dịch vụ với tư cách là sản phẩm trung gian nhằm phục vụ quá trình sản xuất, hoặc
cung ứng lại cho người khác sẽ không được coi là người tiêu dùng. Cách hiểu này nói chung
được chấp nhận khá rộng rãi ở nhiều quốc gia. Thêm vào đó, việc xác định một người nào đó
là người tiêu dùng luôn phải xét trong bối cảnh và mối quan hệ cụ thể. Một người mua hàng
trong quan hệ này có thể là người tiêu dùng, nhưng trong quan hệ khác có thể không còn tư
cách người tiêu dùng nữa.
Qua quá trình nghiên cứu, Nhóm nghiên cứu đề tài cũng thấy rằng khái niệm “người tiêu
dùng” được sử dụng gắn liền với một giả định quan trọng về tính yếu thế của người tiêu dùng
trong quan hệ với nhà sản xuất, người cung cấp hàng hoá, dịch vụ (thường được gọi chung là
"thương nhân"1). Tính yếu thế đó thể hiện ở 4 khía cạnh quan trọng sau: Một là, yếu thế trong
việc tiếp cận, xử lý và hiểu các thông tin về hàng hoá, dịch vụ trong quan hệ mua bán, trao
đổi; Hai là, yếu thế trong việc đàm phán, thiết lập hợp đồng, giao dịch; Ba là, yếu thế về khả
năng chi phối giá cả, các điều kiện kinh doanh, giao dịch trên thị trường: Bốn là, yếu thế về
khả năng chịu rủi ro trong quá trình tiêu dùng sản phẩm.
Ngoài ra, trong quan hệ mua bán, giao dịch với các thương nhân, người tiêu dùng còn có
thể gặp các bất lợi khác như không nắm bắt được các thông tin về giá cả của các loại hàng
hoá, dịch vụ tương tự, chất lượng dịch vụ hậu mãi, hiểu biết pháp luật thấp, không nắm bắt
được các thông tin về uy tín của chính thương nhân trên thị trường v.v...
Trong khi đó, trong quan hệ giao dịch giữa các thương nhân với nhau, khả năng tự bảo vệ
của thương nhân khi mua hàng hoá, dịch vụ thường cao hơn so với khả năng của người tiêu
dùng thông thường. Vì thế, việc quan niệm “người tiêu dùng” bao gồm cả các thương nhân
1
Khái niệm "thương nhân" trong các đạo luật về bảo vệ người tiêu dùng của các nước trên thế giới (như
Pháp, Canada, Nhật Bản v.v...) thường được hiểu rộng hơn khái niệm "thương nhân" trong pháp luật thương
mại, bao gồm cả các tổ chức cung ứng dịch vụ có tính nghề nghiệp như bệnh viện, cơ sở đào tạo v.v..
mua hàng hoá, dịch vụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh sẽ dẫn tới sự cào
bằng về mức độ bảo hộ giữa người tiêu dùng thông thường và thương nhân là không hợp lý.
Trên cơ sở những nghiên cứu và phát hiện đó, các tác giả cho rằng, người tiêu dùng được
bảo hộ bởi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ở nước ta và cũng là đối tượng được đề cập
trong đề tài này chỉ nên hiểu bao gồm người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ phục vụ các
mục đích không phải là hoạt động kinh doanh, thương mại.
2. Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
2.1. Sự cần thiết của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
Quá trình phát triển kinh tế tri thức, sự tác động ngày càng sâu của cuộc cách mạng công
nghệ, toàn cầu hoá và sự phát triển thương mại điện tử đang càng làm cho quá trình chuyên
môn hoá có những bước nhảy vọt hơn nữa về chất, khoảng cách chênh lệch giữa hiểu biết
của nhà sản xuất về sản phẩm với tri thức mà người tiêu dùng biết về sản phẩm ngày càng
lớn, quy mô kinh tế giữa thương nhân với người tiêu dùng càng có sự chênh lệch. Điều đó
càng làm cho nhà sản xuất với người tiêu dùng có độ chênh lệch lớn về vị thế thực tế. Trong
bối cảnh ấy, nếu người tiêu dùng không có các công cụ hỗ trợ, việc người tiêu dùng bị nhà
sản xuất, phân phối lạm dụng là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Nếu chỉ trông chờ vào khả
năng tự bảo vệ của mình, người tiêu dùng sẽ khó có thể phòng ngừa và khắc phục được
những rủi ro trong quá trình tham gia giao dịch với nhà sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ
cũng như trong quá trình sử dụng hàng hoá, dịch vụ đó. Điều này đã được thực tiễn không chỉ
ở các quốc gia công nghiệp phát triển mà còn ở chính Việt Nam chứng minh.
Đó chính là lý do vì sao Nhà nước cần phải ban hành pháp luật để điều chỉnh quan hệ giữa
nhà sản xuất, phân phối với người tiêu dùng, để quan hệ này trở nên lành mạnh, công bằng
hơn.
2.2. Quan niệm về pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
Có thể định nghĩa khái quát, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là tổng thể các quy phạm
pháp luật có mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng khi mua hoặc sử dụng
hàng hoá, dịch vụ. Theo quan niệm này, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng gồm quy phạm
thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, miễn là có chung mục đích bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi xác định các ngành, lĩnh vực
pháp luật được coi là thuộc phạm trù “pháp luật bảo vệ người tiêu dùng”, có nhiều ý kiến khác
nhau.
Có quan niệm cho rằng, các quy phạm thuộc lĩnh vực pháp luật cạnh tranh, chống cạnh
tranh không lành mạnh cũng được xếp vào pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên,
nhóm nghiên cứu đề tài cho rằng, nếu xét từ góc độ lịch sử, các đạo luật về bảo vệ người tiêu
dùng thường được ban hành sau các quy phạm pháp luật về cạnh tranh và chống cạnh tranh
không lành mạnh. Thêm vào đó, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng chỉ là một trong những
hệ quả của điều chỉnh pháp luật về cạnh tranh và chống cạnh tranh không lành mạnh. Pháp
luật về cạnh tranh và chống cạnh tranh không lành mạnh trước hết có mục tiêu đảm bảo môi
trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trên thị trường, đảm bảo sự bình đẳng
về cơ hội cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế, pháp luật cạnh tranh và chống cạnh tranh
không lành mạnh nên coi là một lĩnh vực độc lập tương đối so với lĩnh vực pháp luật bảo vệ
người tiêu dùng.
Quan niệm khác cho rằng, các quy phạm pháp luật về quảng cáo là một bộ phận trong hệ
thống các quy phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đề tài
cho rằng, pháp luật quảng cáo không chỉ điều chỉnh quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu
dùng, mà còn điều chỉnh quan hệ giữa thương nhân thuê các công ty quảng cáo tiến hành
hoạt động quảng cáo, quan hệ giữa các công ty quảng cáo với các cơ quan truyền thông đại
chúng..., đảm bảo cho ngành công nghiệp đó phát triển lành mạnh. Chính vì thế, không phải
quy phạm nào thuộc lĩnh vực pháp luật quảng cáo cũng được coi thuộc các quy phạm pháp
luật về bảo vệ người tiêu dùng.
Nhìn lại lịch sử quá trình phát triển của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ở các nước phát
triển, có thể thấy rằng, các đạo luật về bảo vệ người tiêu dùng được ban hành đầu tiên chủ
yếu vào thập niên 1950-1970. Đây là thời kỳ mà phong trào bảo vệ người tiêu dùng trở thành
một trong những chủ điểm kinh tế, chính trị quan trọng. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, trong thập niên
1960-1970 hàng loạt đạo luật về bảo vệ người tiêu dùng sau đây được ban hành: Luật Liên
bang về các chất nguy hại năm 1960, Luật về đóng gói và ghi nhãn công bằng năm 1966,
Luật về tính trung thực trong hoạt động cho vay năm 1968, Luật về tiết lộ thông tin đầy đủ
trong các giao dịch bất động sản liên bang năm 1968, Luật đảm bảo an toàn đồ chơi cho trẻ
em năm 1969, Luật về báo cáo tín dụng công bằng năm 1970, Luật về san toàn sản phẩm
tiêu dùng năm 1972, Luật về cơ hội tín dụng bình đẳng năm 1974, Luật bảo hành năm 1975,
Luật về hành vi đòi nợ công bằng năm 1977 v.v.. Cũng trong giai đoạn đó, Nhật Bản ban hành
Luật cơ bản về bảo vệ người tiêu dùng (năm 1968) còn Úc ban hành Luật về các hành vi
thương mại năm 1974 với nhiều quy định về bảo vệ người tiêu dùng. Tại Anh ban hành: Luật
thuê mua năm 1964, Luật về thông tin sai lạc trong thương mại năm 1967, Luật về các mô tả
thương mại năm 1968, Luật về cung ứng hàng hoá, dịch vụ ngoài ý muốn của người tiêu
dùng năm 1971, Luật thương mại công bằng năm 1973, Luật về các điều khoản mặc nhiên
trong hợp đồng cung ứng hàng hoá năm 1973, Luật về tín dụng tiêu dùng năm 1974, Luật về
các điều khoản hợp đồng không công bằng năm 1977, Luật về an toàn tiêu dùng năm 1978.
Các chương trình về bảo vệ người tiêu dùng của Liên minh châu Âu cũng được khởi động từ
thập niên 1970. Từ đó đến nay, Liên minh châu Âu cũng ban hành nhiều văn bản quan trọng
về bảo vệ người tiêu dùng trong đó có Chỉ thị 85/374/EEC về trách nhiệm của nhà sản xuất
đối với các sản phẩm khuyết tật; Chỉ thị số 85/577/EEC về bảo vệ người tiêu dùng trong các
giao dịch bán hàng ở ngoài địa điểm kinh doanh thường xuyên (chẳng hạn bán hàng tại nhà
của người tiêu dùng); Chỉ thị số 90/314/EEC về dịch vụ du lịch trọn gói; Chỉ thị số 93/13/EEC
về các điều khoản không công bằng trong các hợp đồng tiêu dùng; Chỉ thị số 94/47/EC về bảo
vệ bên mua quyền sử dụng bất động sản theo thời vụ; Chỉ thị số 97/7/EC về bảo vệ người tiêu
dùng trong các hợp đồng bán hàng từ xa; Chỉ thị số 1999/44/EC về việc bán hàng hoá tiêu
dùng; Chỉ thị số 2002/65/EC về tiếp thị dịch vụ tài chính từ xa; Chỉ thị số 2005/29/EC về hành
vi thương mại giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng không công bằng.
Tất nhiên, để vận hành các văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt về bảo vệ người tiêu
dùng kể trên, việc dựa vào các văn bản pháp luật nền như các quy định trong pháp luật dân
sự, pháp luật hành chính, pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng, pháp luật về tổ chức và hoạt
động của các thiết chế hành chính, thiết chế tư pháp là điều khó tránh. Pháp luật bảo vệ
người tiêu dùng gồm quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành, lĩnh vực pháp luật khác nhau
trong số đó, phải kể đến các nhóm quy phạm pháp luật sau đây:
- Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm;
- Quy định về đo lường;
- Quy định kiểm soát quá trình gia nhập thị trường;
- Quy định về ghi nhãn bắt buộc;
- Quy định về tội phạm và hình phạt áp dụng cho các hành vi xâm phạm quyền lợi của
người tiêu dùng.
- Quy định về pháp luật hợp đồng được thiết kế đặc biệt để bảo vệ quyền lợi của người tiêu
dùng (nhất là các quy định về những điều khoản mà nhà sản xuất không được phép tự do
thương lượng với người tiêu dùng; các điều khoản được coi là không công bằng đối với
người tiêu dùng; về quyền tự do đơn phương chấm dứt hợp đồng trong một số trường hợp
chẳng hạn trong hợp đồng bán tại nhà, các loại hợp đồng bán hàng từ xa, các loại điều khoản
về tín dụng tiêu dùng ...).
- Quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có mục đích bảo vệ người tiêu dùng.
Ở một số quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ và Canada, người tiêu dùng có công cụ pháp luật tố
tụng tốt hơn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đó là cơ chế khởi kiện tập thể.
Ở Việt Nam, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng gồm hệ thống các quy phạm pháp luật có
mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, đảm bảo cho người tiêu
dùng được hưởng chế độ bảo vệ đặc biệt hơn so với chế độ bảo vệ của những người mua
hàng hoá, dịch vụ khác. Hệ thống quy phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng không nằm
trong một ngành luật cụ thể nào, mà tồn tại ở nhiều ngành luật khác nhau, trong đó có luật
dân sự, luật hành chính và luật hình sự. Đây cũng là quan niệm chung được nhiều quốc gia
chấp nhận. Các quy phạm pháp luật này tồn tại chủ yếu trong các văn bản pháp luật thực định
sau đây:
- Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi
hành; Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/9/2006 về nhãn hàng hoá;
- Quy định bảo vệ người tiêu dùng trong Bộ luật dân sự năm 2005 như: các quy định về bảo
đảm chất lượng vật mua bán, bảo đảm thông tin về vật mua bán, vấn đề bảo hành trong hợp
đồng mua bán tài sản, các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
- Các quy định về xử phạt hành chính trong các lĩnh vực có liên quan đến bảo vệ người tiêu
dùng.
- Quy định về một số tội phạm liên quan đến người tiêu dùng trong Bộ luật hình sự năm
1999 (chẳng hạn: tội sản xuất, buôn bán hàng giả tại Điều 156, Điều 157 và Điều 158; tội lừa
dối khách hàng tại Điều 162; tội quảng cáo gian dối tại Điều 168; tội vi phạm các quy định về
vệ sinh an toàn thực phẩm tại Điều 244...).
Ngoài ra, các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng còn được quy định rải rác trong
nhiều văn bản pháp luật quan trọng khác trong đó phải kể đến Luật dược năm 2005; Luật tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006; Pháp lệnh đo lường năm 1999; Luật chất lượng sản
phẩm năm 2007; Luật công nghệ thông tin năm 2006 (có nội dung liên quan đến hoạt động
thương mại điện tử); Pháp lệnh thú y năm 2004; Pháp lệnh giá năm 2002; Luật kinh doanh
bảo hiểm năm 2000, Luật luật sư năm 2006... và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2.3. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh
Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là sản phẩm mà nhà nước tạo ra để đáp ứng yêu cầu bảo
vệ nhóm đối tượng đặc thù “người tiêu dùng” - nhóm đối tượng có nhiều yếu thế so với chủ
thể sản xuất, cung ứng hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế.
Có thể mô hình hoá các mối quan hệ cơ bản chịu sự điều chỉnh của pháp luật bảo vệ người
tiêu dùng như sau:
Về phương pháp điều chỉnh, việc bảo vệ
người tiêu dùng đòi hỏi nhà nước phải sử
dụng cả 2 cách. (i) “giám sát của Nhà nước”
(bằng các biện pháp cấp phép, thanh tra, kiểm
tra, xử lý vi phạm về hành chính, hình sự); và
(ii) “giám sát của cộng đồng xã hội” (thông
qua việc khiếu nại, tố cáo, đòi bồi thường của
người tiêu dùng, tố cáo của các doanh nghiệp
làm ăn chân chính, sự phát hiện của các cơ quan truyền thông, các hội bảo vệ người tiêu
dùng...). Chính vì thế, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng không sử dụng một phương pháp
điều chỉnh duy nhất mà sử dụng nhiều phương pháp điều chỉnh khác nhau. Đó là, phương
pháp tôn trọng sự tự do, tự nguyện thoả thuận (khi sử dụng các quy phạm pháp luật thuộc
lĩnh vực luật tư, nhất là các quy định về pháp luật hợp đồng, các quy định về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, các quy định pháp luật về khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại); phương
pháp mang tính mệnh lệnh, phục tùng (khi sử dụng các quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực
luật công, nhất là các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật hành chính và
pháp luật hình sự).
2.4. Chức năng của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng có một số chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất, ghi nhận hệ thống các quyền của người tiêu dùng. Theo Hướng dẫn của Liên hợp
quốc về bảo vệ người tiêu dùng (năm 1985), người tiêu dùng có 8 quyền cơ bản sau: quyền
được thoả mãn những nhu cầu cơ bản; quyền được an toàn; quyền được thông tin; quyền
được lựa chọn; quyền được lắng nghe; quyền được khiếu nại và bồi thường; quyền được
giáo dục, đào tạo về tiêu dùng; quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền vững2;
Thứ hai, quy định cơ chế đảm bảo các quyền năng của người tiêu dùng được tôn trọng trên
thực tế. Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng quy định trình tự, thủ tục thực hiện các quyền năng
của người tiêu dùng; cách ứng xử của nhà sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ trong việc
giải quyết các yêu cầu của người tiêu dùng; cách ứng xử của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong trường hợp phát hiện các vi phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng; trình tự,
thủ tục khởi kiện, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các biện pháp chế tài áp dụng cho các
chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.
Thứ ba, quy định các giải pháp pháp lý giúp người tiêu dùng phòng ngừa và khắc phục các
vấn đề thường gặp trong quá trình tham gia giao dịch trên thị trường và trong quá trình sử
dụng, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.
Đối với sự phát triển của thị trường, việc can thiệp của Nhà nước như vậy giúp cho thị
trường vận hành một cách hiệu