Do sự phát triển không bền vững mà hiện nay vấn đề ô nhiễm nguồn
nước đang trở thành vấn nạn của nhiều quốc gia. Ở nước ta, quá trình phát
triển các khu công nghiệp, các khu chế xuất đã góp phần tăng trưởng kin h tế ,
thúc đẩy đ ầu tư và sản xuất công nghiệp , góp phần hình thành các khu đô thị
mới, giảm khoảng cách về kinh tế giữa các vùng. Tuy nhiên, bên cạnh sự
chuyển biến tích cực về kinh tế là những tác động tiêu cực đến môi trường
sinh thái do các khu công nghiệp gây ra. Thực tế, hiện nay rất nhiều nhà máy
ở các khu công nghiệp vẫn hàng ngày thải trực tiếp nước thải có chứa các ion
kim loại nặng với hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép ra môi trường. Hậu
quả là môi trường nước kể cả nước mặt và nước ngầm ở nhiều khu vực đang
bị ô nhiễm kim loại nặng nghiêm trọng.
Có nhiều phương pháp khác nhau đã được nghiên cứu và áp dụng để
tách loại các kim loại nặng ra khỏi môi trường nước. Một trong các phương
pháp đang được nhiều người quan tâm hiện nay là tận dụng các phụ phẩm
nông nghiệp, công nghiệp làm vật liệu hấp phụ các ion kim loại [ 3,19,20].
Phương pháp này có ưu điểm là sử dụng nguồn nguyên liệu rẻ tiền, sẵn có và
không đưa thêm vào môi trường các tác nhân độc hại khác.
Một trong các nguồn phụ phẩm công nghiệp có khối lượng lớn ở nước
ta là bã mía. Bã mía với thành phần chính là các xenlulozơ và hemixenlulozơ
rất thích hợp cho việc nghiên cứu biến đổi tạo ra các vật liệu hấp phụ để tác h
loại các ion kim loại nặng.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu khả
năng hấp phụ một số ion kim loại nặng trên vật liệu hấp phụ chế tạo từ bã
mía và thăm dò xử lí môi trường”.
48 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2921 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số ion kim loại nặng trên vật liệu hấp phụ chế tạo từ bã mía và thăm dò xử lí môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Nghiên cứu khả năng hấp phụ
một số ion kim loại nặng trên vật
liệu hấp phụ chế tạo từ bã mía
và thăm dò xử lí môi trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 5 -
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................... 7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................... 8
MỞ ĐẦU................................................................................... 9
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Ảnh hưởng của sự ô nhiễm kim loại nặng tới sức khoẻ con
người ............................................................................... 11
1.1.1. Chì ........................................................................... 11
1.1.2. Crom........................................................................ 12
1.1.3. Đồng ........................................................................ 12
1.1.4. Mangan .................................................................... 12
1.1.5. Niken ....................................................................... 13
1.2. Quá trình hấp phụ ............................................................. 13
1.2.1. Hiện tượng hấp phụ .................................................. 13
1.2.2. Hấp phụ trong môi trường nước ................................ 14
1.2.3. Động học hấp phụ ..................................................... 15
1.2.4. Cân bằng hấp phụ - Các phương trình đẳng nhiệt hấp
phụ........................................................................... 16
1.3. Giới thiệu về vật liệu hấp phụ - Bã mía .............................. 19
1.4. Một số phương pháp định lượng kim loại .......................... 22
1.4.1. Phương pháp thể tích ................................................ 22
1.4.2. Phương pháp trắc quang ............................................ 23
Chƣơng 2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. Thiết bị hoá chất ................................................................. 27
2.1.1. Thiết bị..................................................................... 27
2.1.2. Hoá chất ................................................................... 27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 6 -
2.2. Chế tạo và khảo sát một số đặc trưng cấu trúc của vật liệu
hấp phụ ............................................................................ 28
2.2.1. Chế tạo vật liệu hấp phụ ............................................ 28
2.2.2. Một số đặc trưng cấu trúc của VLHP ......................... 29
2.3. Định lượng các kim loại ...................................................... 31
2.3.1. Dựng đường chuẩn xác định Cr(VI) ........................... 31
2.3.2. Dựng đường chuẩn xác định Ni
2+
............................... 32
2.3.3. Dựng đường chuẩn xác định Mn
2+
............................. 33
2.3.4. Định lượng Pb
2+
........................................................ 34
2.3.5. Định lượng Cu
2+
....................................................... 34
2.4. Khảo sát khả năng hấp phụ của VLHP và nguyên liệu .......... 35
2.5. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ của
VLHP ................................................................................ 36
2.5.1. Ảnh hưởng của thời gian ........................................... 36
2.5.2. Ảnh hưởng của pH .................................................... 39
2.5.3. Ảnh hưởng của nồng độ - Cân bằng hấp phụ .............. 41
2.6. Thử xử lí nước thải chứa Cr(VI) ........................................ 45
KẾT LUẬN....................................................................................... 47
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ..................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 7 -
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Nồng độ giới hạn của một số kim loại trong nước thải công
nghiệp và nước cấp sinh hoạt............................................. 13
Bảng 1.2 Một số đường đẳng nhiệt hấp phụ thông dụng .................... 16
Bảng 1.3 Thành phần hoá học của bã mía ......................................... 20
Bảng 2.1 Thứ tự các dung dịch dựng đường chuẩn xác định Cr(VI) ... 31
Bảng 2.2 Số liệu dựng đường chuẩn xác định Cr(VI) ........................ 32
Bảng 2.3 Thứ tự các dung dịch dựng đường chuẩn xác định Ni
2+
....... 32
Bảng 2.4 Số liệu dựng đường chuẩn xác định Ni
2+
............................ 33
Bảng 2.5 Thứ tự các dung dịch dựng đường chuẩn xác định Mn
2+
..... 33
Bảng 2.6 Số liệu dựng đường chuẩn xác định Mn
2+
........................... 34
Bảng 2.7 So sánh khả năng hấp phụ của nguyên liệu và VLHP
đối với Cr(VI), Ni
2+
, Mn
2+
, Pb
2+
và Cu
2+
............................. 35
Bảng 2.8 Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ ................. 36
Bảng 2.9 Thời gian đạt cân bằng hấp phụ đối với mỗi ion kim loại .... 39
Bảng 2.10 Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ .......................... 40
Bảng 2.11 Ảnh hưởng của nồng độ đến khả năng hấp phụ................... 42
Bảng 2.12 Dung lượng hấp phụ cực đại và hằng số Langmuir ............. 45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 8 -
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1 Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir ................................. 19
Hình 1.2 Đồ thị sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb ................................ 19
Hình 1.3 Hình ảnh các thành phần hoá học chính của bã mía ............ 21
Hình 2.1 Phổ hồng ngoại của nguyên liệu ........................................ 29
Hình 2.2 Phổ hồng ngoại của VLHP ................................................ 30
Hình 2.3 Ảnh SEM của VLHP và nguyên liệu.................................. 31
Hình 2.4 Đường chuẩn xác định Cr(VI) ........................................... 32
Hình 2.5 Đường chuẩn xác định Ni
2+
............................................... 33
Hình 2.6 Đường chuẩn xác định Mn
2+
.............................................. 34
Hình 2.7 Sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ theo thời gian .......... 38
Hình 2.8 Sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ vào pH dung dịch .... 41
Hình 2.9 Sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ vào nồng độ ban đầu
của các ion........................................................................ 43
Hình 2.10 Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir đối với Cr(VI) .......... 43
Hình 2.11 Sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb của Cr(VI)......................... 43
Hình 2.12 Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir đối với Ni
2+
.............. 44
Hình 2.13 Sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb của Ni
2+
............................ 44
Hình 2.14 Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir đối với Mn
2+
............. 44
Hình 2.15 Sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb của Mn
2+
........................... 44
Hình 2.16 Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir đối với Pb
2+
.............. 44
Hình 2.17 Sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb của Pb
2+
............................ 44
Hình 2.18 Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir đối với Cu
2+
............. 45
Hình 2.19 Sự phụ thuộc của Ccb/q vào Ccb của Cu
2+
............................ 45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 9 -
MỞ ĐẦU
Do sự phát triển không bền vững mà hiện nay vấn đề ô nhiễm nguồn
nước đang trở thành vấn nạn của nhiều quốc gia. Ở nước ta, quá trình phát
triển các khu công nghiệp, các khu chế xuất đã góp phần tăng trưởng kinh tế,
thúc đẩy đầu tư và sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành các khu đô thị
mới, giảm khoảng cách về kinh tế giữa các vùng... Tuy nhiên, bên cạnh sự
chuyển biến tích cực về kinh tế là những tác động tiêu cực đến môi trường
sinh thái do các khu công nghiệp gây ra. Thực tế, hiện nay rất nhiều nhà máy
ở các khu công nghiệp vẫn hàng ngày thải trực tiếp nước thải có chứa các ion
kim loại nặng với hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép ra môi trường. Hậu
quả là môi trường nước kể cả nước mặt và nước ngầm ở nhiều khu vực đang
bị ô nhiễm kim loại nặng nghiêm trọng.
Có nhiều phương pháp khác nhau đã được nghiên cứu và áp dụng để
tách loại các kim loại nặng ra khỏi môi trường nước. Một trong các phương
pháp đang được nhiều người quan tâm hiện nay là tận dụng các phụ phẩm
nông nghiệp, công nghiệp làm vật liệu hấp phụ các ion kim loại [3,19,20].
Phương pháp này có ưu điểm là sử dụng nguồn nguyên liệu rẻ tiền, sẵn có và
không đưa thêm vào môi trường các tác nhân độc hại khác.
Một trong các nguồn phụ phẩm công nghiệp có khối lượng lớn ở nước
ta là bã mía. Bã mía với thành phần chính là các xenlulozơ và hemixenlulozơ
rất thích hợp cho việc nghiên cứu biến đổi tạo ra các vật liệu hấp phụ để tách
loại các ion kim loại nặng.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu khả
năng hấp phụ một số ion kim loại nặng trên vật liệu hấp phụ chế tạo từ bã
mía và thăm dò xử lí môi trường”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 10 -
Với mục đích đó, trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu các nội dung
sau:
1- Chế tạo vật liệu hấp phụ từ bã mía.
2- Nghiên cứu khả năng hấp phụ của vật liệu hấp phụ đối với Cr(VI),
Ni
2+
, Mn
2+
, Cu
2+
và Pb
2+
trong môi trường nước.
3- Thử xử lí một mẫu nước thải chứa Cr(VI) của xí nghiệp mạ điện
quân đội bằng vật liệu hấp phụ chế tạo được.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 11 -
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Ảnh hƣởng của sự ô nhiễm kim loại nặng tới sức khoẻ con ngƣời
Ở hàm lượng nhỏ một số kim loại nặng là các nguyên tố vi lượng cần
thiết cho cơ thể người và sinh vật phát triển bình thường, nhưng khi có hàm
lượng lớn chúng lại thường có độc tính cao. Khi được thải ra môi trường, một
số hợp chất kim loại nặng bị tích tụ và đọng lại trong đất, song có một số hợp
chất có thể hoà tan dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Điều này tạo
điều kiện để các kim loại nặng có thể phát tán rộng vào nguồn nước ngầm,
nước mặt và gây ô nhiễm. Các kim loại nặng có mặt trong nước, đất qua
nhiều giai đoạn khác nhau trước sau cũng đi vào chuỗi thức ăn của con người.
Khi nhiễm vào cơ thể, kim loại nặng tích tụ trong các mô, tác động đến các
quá trình sinh hóa (các kim loại nặng thường có ái lực lớn với nhóm -SH-
SCH3 của enzim trong cơ thể, vì thế các enzim bị mất hoạt tính, cản trở quá
trình tổng hợp protein của cơ thể). Ở người, kim loại nặng có thể tích tụ vào
nội tạng như gan, thận, xương khớp gây nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung
thư, thiếu máu, ngộ độc,...[1,13,18]. Dưới đây là tác động của một số kim loại
nặng đến con người.
1.1.1. Chì
Chì thường được sử dụng trong công nghệ sản xuất pin, ắc quy, sản
xuất đạn và tấm bảo vệ phóng xạ,…
Chì là một trong những nguyên tố rất độc hại đối với con người và
động vật. Nó xâm nhập vào cơ thể sống chủ yếu qua con đường tiêu hóa, hô
hấp,… Khi mỗi ngày tiếp xúc một lượng chì cao (>10mg Pb/ngày) trong vài
tuần sẽ gây nhiễm độc nặng. Ăn 1g Pb/lần sẽ chết ngay. Các hợp chất hữu cơ
chứa chì có độc tính cao gấp hàng trăm lần so với các hợp chất vô cơ. Sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 12 -
nhiễm độc chì có thể gây ra nhiều bệnh như: giảm trí thông minh; các bệnh về
máu, thận, tiêu hóa, ung thư,…[1,9,13,16].
1.1.2. Crom
Nước thải từ công nghiệp mạ điện, công nghiệp khai thác mỏ, nung đốt
các nhiên liệu hóa thạch,… là các nguồn gây ô nhiễm crom. Crom có trong
nước thải thường gặp ở dạng Cr(III) và Cr(VI). Cr(III) không độc nhưng
Cr(VI) rất độc hại đối với cơ thể người, nó gây nguy hiểm cho gan, thận và
đường hô hấp; gây ra các bệnh về răng, miệng, kích thích da,...[1,9,13,16].
1.1.3. Đồng
Đồng là nguyên tố cần thiết cho cơ thể con người, nhu cầu hàng ngày
của người lớn khoảng 0,033 - 0,050mg/kg thể trọng. Tuy nhiên, nếu hàm
lượng đồng trong cơ thể lớn thì cơ thể sẽ bị nhiễm độc và có thể gây một số
bệnh về thần kinh, gan, thận; lượng lớn đồng hấp thụ qua đường tiêu hoá có
thể gây tử vong [1,9,13,16].
1.1.4. Mangan
Mangan là một trong các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khoẻ con
người trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Do mangan được hấp thụ rất ít
qua đường ruột nên hầu như không ai bị ngộ độc do ăn hoặc uống thực phẩm
có chứa nhiều mangan hơn nhu cầu cần thiết (2 - 5mg/ngày). Tuy nhiên, ngộ
độc mangan vẫn có thể xảy ra, gây rối loạn hoạt động thần kinh với biểu hiện
rung giật kiểu Parkinson. Cũng có một số trường hợp ngộ độc mangan là do
nguồn nước uống bị ô nhiễm nặng mangan do rò rỉ từ bãi chôn pin, ắc quy
vào nguồn nước sinh hoạt, uống thuốc có chứa mangan liều cao và kéo dài,
hoặc do tắm hơi nước khoáng có nhiều mangan thường xuyên [1,9,13,16].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 13 -
1.1.5. Niken
Niken được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp hoá chất, luyện
kim, điện tử, … Vì vậy, nó thường có mặt trong nước thải. Niken vào cơ thể
chủ yếu qua con đường hô hấp, nó gây ra các triệu chứng khó chịu, buồn nôn,
đau đầu; nếu tiếp xúc nhiều sẽ ảnh hưởng đến phổi, hệ thần kinh trung ương,
gan thận; còn nếu da tiếp xúc lâu dài với niken sẽ gây hiện tượng viêm da,
xuất hiện dị ứng,…[1,9,13,16].
Bảng 1.1. Nồng độ giới hạn của một số kim loại trong nước thải công
nghiệp và nước cấp sinh hoạt. [12]
Stt Tên chỉ tiêu
Giá trị giới hạn (mg/l)
Nước thải công nghiệp Nước cấp sinh hoạt
1 Hàm lượng chì 0,10 0,01
2 Hàm lượng crom
0,05 0,05
3 Hàm lượng đồng
2,00 1,00
4 Hàm lượng mangan 0,50 0,50
5 Hàm lượng niken
0,20 0,10
1.2. Quá trình hấp phụ
1.2.1. Hiện tượng hấp phụ
Hấp phụ là sự tích lũy chất trên bề mặt phân cách các pha (khí – rắn,
lỏng – rắn, khí – lỏng, lỏng – lỏng). Chất có bề mặt, trên đó xảy ra sự hấp phụ
được gọi là chất hấp phụ; còn chất được tích lũy trên bề mặt chất hấp phụ gọi
là chất bị hấp phụ.
Ngược với quá trình hấp phụ là quá trình giải hấp phụ. Đó là quá trình
đi ra của chất bị hấp phụ khỏi lớp bề mặt chất hấp phụ.
Hiện tượng hấp phụ xảy ra do lực tương tác giữa chất hấp phụ và chất
bị hấp phụ. Tùy theo bản chất lực tương tác mà người ta phân biệt hai loại hấp
phụ là hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học [2,7,11].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 14 -
1.2.1.1. Hấp phụ vật lý
Các phân tử chất bị hấp phụ liên kết với những tiểu phân (nguyên tử,
phân tử, các ion…) ở bề mặt phân chia pha bởi lực liên kết Van Der Walls
yếu. Đó là tổng hợp của nhiều loại lực hút khác nhau: tĩnh điện, tán xạ, cảm
ứng và lực định hướng.
Trong hấp phụ vật lý, các phân tử của chất bị hấp phụ và chất hấp phụ
không tạo thành hợp chất hóa học (không hình thành các liên kết hóa học) mà
chất bị hấp phụ chỉ bị ngưng tụ trên bề mặt phân chia pha và bị giữ lại trên bề
mặt chất hấp phụ. Ở hấp phụ vật lí, nhiệt hấp phụ không lớn [2,7,11].
1.2.1.2. Hấp phụ hóa học
Hấp phụ hóa học xảy ra khi các phân tử chất hấp phụ tạo hợp chất hóa
học với các phân tử chất bị hấp phụ. Lực hấp phụ hóa học khi đó là lực liên
kết hóa học thông thường (liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, liên kết phối
trí…). Nhiệt hấp phụ hóa học lớn, có thể đạt tới giá trị 800kJ/mol.
Trong thực tế sự phân biệt hấp phụ vật lí và hấp phụ hóa học chỉ là
tương đối, vì ranh giới giữa chúng không rõ rệt. Trong một số quá trình hấp
phụ xảy ra đồng thời cả hấp phụ vật lí và hấp phụ hóa học [2,7,11].
1.2.2. Hấp phụ trong môi trường nước
Trong nước, tương tác giữa một chất hấp phụ và chất bị hấp phụ phức
tạp hơn rất nhiều vì trong hệ có ít nhất là ba thành phần gây tương tác: nước ,
chất hấp phụ và chất bị hấp phụ. Do sự có mặt của dung môi nên trong hệ sẽ
xảy ra quá trình hấp phụ cạnh tranh giữa chất bị hấp phụ và dung môi trên bề
mặt chất hấp phụ. Cặp nào có tương tác mạnh thì hấp phụ xảy ra cho cặp đó.
Tính chọn lọc của cặp tương tác phụ thuộc vào các yếu tố: độ tan của chất bị
hấp phụ trong nước, tính ưa hoặc kị nước của chất hấp phụ, mức độ kị nước
của các chất bị hấp phụ trong môi trường nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 15 -
Trong nước, các ion kim loại bị bao bọc bởi một lớp vỏ các phân tử
nước tạo nên các ion bị hidrat hoá. Bán kính (độ lớn) của lớp vỏ hidrat ảnh
hưởng nhiều đến khả năng hấp phụ của hệ do lớp vỏ hidrat là yếu tố cản trở
tương tác tĩnh điện. Với các ion cùng điện tích thì ion có kích thước lớn sẽ
hấp phụ tốt hơn do có độ phân cực lớn hơn và lớp vỏ hidrat nhỏ hơn. Với các
ion có điện tích khác nhau, khả năng hấp phụ của các ion có điện tích cao tốt
hơn nhiều so với ion có điện tích thấp.
Sự hấp phụ trong môi trường nước chịu ảnh hưởng nhiều bởi pH. Sự
thay đổi pH không chỉ dẫn đến sự thay đổi về bản chất của chất bị hấp phụ
(các chất có tính axit yếu, bazơ yếu hay trung tính phân li khác nhau ở các giá
trị pH khác nhau) mà còn làm ảnh hưởng đến các nhóm chức trên bề mặt chất
hấp phụ [2,7,11].
1.2.3. Động học hấp phụ
Trong môi trường nước, quá trình hấp phụ xảy ra chủ yếu trên bề mặt
của chất hấp phụ, vì vậy quá trình động học hấp phụ xảy ra theo một loạt các
giai đoạn kế tiếp nhau:
• Các chất bị hấp phụ chuyển động tới bề mặt chất hấp phụ - Giai đoạn
khuếch tán trong dung dịch.
• Phân tử chất bị hấp phụ chuyển động đến bề mặt ngoài của chất hấp
phụ chứa các hệ mao quản - Giai đoạn khuếch tán màng.
• Chất bị hấp phụ khuếch tán vào bên trong hệ mao quản của chất hấp
phụ - Giai đoạn khuếch tán trong mao quản.
• Các phân tử chất bị hấp phụ được gắn vào bề mặt chất hấp phụ - Giai
đoạn hấp phụ thực sự.
Trong tất cả các giai đoạn đó, giai đoạn nào có tốc độ chậm nhất sẽ
quyết định hay khống chế chủ yếu toàn bộ quá trình hấp phụ [2,7,10,11].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 16 -
1.2.4. Cân bằng hấp phụ - Các phương trình đẳng nhiệt hấp phụ
Quá trình hấp phụ là một quá trình thuận nghịch. Các phần tử chất bị
hấp phụ khi đã hấp phụ trên bề mặt chất hấp phụ vẫn có thể di chuyển ngược
lại pha mang. Theo thời gian, lượng chất bị hấp phụ tích tụ trên bề mặt chất
rắn càng nhiều thì tốc độ di chuyển ngược trở lại pha mang càng lớn. Đến một
thời điểm nào đó, tốc độ hấp phụ bằng tốc độ giải hấp thì quá trình hấp phụ
đạt cân bằng.
Một hệ hấp phụ khi đạt đến trạng thái cân bằng, lượng chất bị hấp phụ
là một hàm của nhiệt độ, áp suất hoặc nồng độ của chất bị hấp phụ:
q = f (T, P hoặc C) (1.1)
Ở nhiệt độ không đổi (T = const), đường biểu diễn sự phụ thuộc của q
vào P hoặc C (q = fT(P hoặc C)) được gọi là đường đẳng nhiệt hấp phụ.
Đường đẳng nhiệt hấp phụ có thể được xây dựng trên cở sở lý thuyết, kinh
nghiệm hoặc bán kinh nghiệm tùy thuộc vào tiền đề, giả thiết, bản chất và
kinh nghiệm xử lí số liệu thực nghiệm [2,7,11].
Một số đường đẳng nhiệt hấp phụ thông dụng được nêu ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Một số đường đẳng nhiệt hấp phụ thông dụng [11]
Đường đẳng nhiệt hấp
phụ
Phương trình
Bản chất sự hấp
phụ
Langmuir .
1 .m
v b p
v b p
=
+
Vật lí và hóa học
Henry
.v k p=
Vật lí và hóa học
Freundlich
1.
n
v k p=
, (n>1) Vật lí và hóa học
Shlygin-Frumkin-Temkin 1
ln .o
v C p
v am
=
Hóa học
Brunauer-Emmett-Teller
(BET) ( )
( )11
.
. .o m m o
Cp p
v p p v C v C p
-
= +
-
Vật lí, nhiều lớp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 17 -
Trong các phương trình trên,
v
là thể tích chất bị hấp phụ,
vm
là thể
tích hấp phụ cực đại,
p
là áp suất chất bị hấp phụ ở pha khí,
op
là áp suất hơi
bão hòa của chất bị hấp phụ ở trạng thái lỏng tinh khiết ở cùng nhiệt độ. Các
kí hiệu
, , ,a b k n
là các hằng số.
Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu cân bằng hấp phụ của VLHP
đối với một số ion kim loại nặng trong môi trường nước theo mô hình đường
đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir.
Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir được xây dựng dựa trên các
giả thuyết:
1) Tiểu phân bị hấp phụ l