Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, đã và đang thúc đẩy nền
kinh tế đất nước phát triển nhanh chóng từng bước cải thiện và không ngừng
nâng cao đời sống của nhân dân, làm cho nhu cầu về ăn uống, ở, đi lại, làm việc,
vui chơi giải trí, cũng ngày một tăng lên. Nền tảng để thực hiện những nhu cầu
trên đó phải là đất đại, như vậy đất đai là đối tượng trung tâm của con người, là
tài sản vô cùng quý giá là nền tảng căn bản để cho con người thực hiện mọi ý
đồ. Hiện nay hoạt động của hoạt động của nền kinh tế theo cơ chế thị trường
cộng với xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đã và đang làm cho
nhu cầu về sử dụng đất tăng cao, đất đai ở nhiều nơi đã sử dụng quá mức, sai
mục đích, làm cho đất ngày bị thoái hoá. Vậy để đảm bảo cho nền kinh tế đất
nước phát triển theo hướng bền vững thì nhà nước phải đề ra nhiều chính sách
về đất đai, mà một trong những chính sách đó, đó là" quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai từ trung ương đến địa phương", đây là một vấn đề bức xúc hiện
nayt bởi vì quy ho ạch kế hoạch sử dụng đất không những giúp cho nhà nước
quản lý tốt quỹ đất của mình mà còn định hướng sử dụng đất một cách tiết kiệm,
có hiệu quả về mặt kinh tế góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước.
Là sinh viên ngành kinh tế và quản lý địa chính, bằng kiến thức đã học
được ở trường em xin được nghiên cứu đề tài " nghiên cứu quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất cấp xã"
Đề tài được trình bày gồm ba phần chính như sau:
Chương I : Cơ sở lý luận của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Chương II : Nội dung của việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đai, ứng dụng vào hai xã tác đoạn và Khuất xá - huyện lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
Chương III : Những giải pháp thực hiện.
69 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2718 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Nghiên cứu quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cấp xã
Lời nói đầu
Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, đã và đang thúc đẩy nền
kinh tế đất nước phát triển nhanh chóng từng bước cải thiện và không ngừng
nâng cao đời sống của nhân dân, làm cho nhu cầu về ăn uống, ở, đi lại, làm việc,
vui chơi giải trí, cũng ngày một tăng lên. Nền tảng để thực hiện những nhu cầu
trên đó phải là đất đại, như vậy đất đai là đối tượng trung tâm của con người, là
tài sản vô cùng quý giá là nền tảng căn bản để cho con người thực hiện mọi ý
đồ. Hiện nay hoạt động của hoạt động của nền kinh tế theo cơ chế thị trường
cộng với xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đã và đang làm cho
nhu cầu về sử dụng đất tăng cao, đất đai ở nhiều nơi đã sử dụng quá mức, sai
mục đích, làm cho đất ngày bị thoái hoá. Vậy để đảm bảo cho nền kinh tế đất
nước phát triển theo hướng bền vững thì nhà nước phải đề ra nhiều chính sách
về đất đai, mà một trong những chính sách đó, đó là" quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai từ trung ương đến địa phương", đây là một vấn đề bức xúc hiện
nayt bởi vì quy hoạch kế hoạch sử dụng đất không những giúp cho nhà nước
quản lý tốt quỹ đất của mình mà còn định hướng sử dụng đất một cách tiết kiệm,
có hiệu quả về mặt kinh tế góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước.
Là sinh viên ngành kinh tế và quản lý địa chính, bằng kiến thức đã học
được ở trường em xin được nghiên cứu đề tài " nghiên cứu quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất cấp xã"
Đề tài được trình bày gồm ba phần chính như sau:
Chương I : Cơ sở lý luận của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Chương II : Nội dung của việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đai, ứng dụng vào hai xã tác đoạn và Khuất xá - huyện lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
Chương III : Những giải pháp thực hiện.
Chương I
Cơ sở lý luận của Quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất đai.
I. Khái niệm vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng
đất.
1. Khái niệm:
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp của nhà nước (thể
hiện đồng thời 3 tính chất kinh tế, kỷ luật và pháp chế) về tổ chức và quản lý sử
dụng đất đai đầy đủ có hiệu quả cao nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và
tổ chức sử dụng đất như vật liệu san xuất, nhằm nâng cao sản xuất của xã hội,
tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường,
2. Vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết phải lập quy hoạch.
Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất dữ một vai trò rất quan trọng, sự quan
trọng đó thể hiện:
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp quan trọng của Nhà
nước trong việc tổ chức quản lý và kế hoạch sử dụng quỹ đất một cách tiết kiệm
và khoa học. Bởi vì quy hoạch sử dụng đất sẽ thống kê được từng loại đất từ đó
cấp giấy chứng nhận tới chủ sử dụng, lên kế hoạch sử dụng đất cho từng vùng,
thông qua đó Nhà nước sẽ quản lý chặt chẽ đồng thời định hướng cho người sử
dụng, sử dụng tiết kiệm và sử dụng quỹ đất, đúng mục đích và trong sạch trong
môi trường.
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một bước đột phá nhằm mục đích
thúc đẩy quá trình lập bản đồ sử dụng đất trên toàn quốc cũng như cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, từ đó làm căn cứ định ra các loại giá cho các loại
đất một cách chính xác, kịp thời.
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không những giúp cho quá trình quản
lý được tốt mà còn bố trí sắp xếp kế hoạch sử dụng các loại đất một cách khoa
học, một cách khoa học, tận dụng hết tiềm năng của đất, tránh hoang hoá hoặc
sử dụng quá mức, đảm bảo cho đời sống kinh tế được ổn định và trong sạch cho
môi trường.
+ Quy hoach, kế hoạch sẽ giúp cho tâm lý người sử dụng được vững vàng
và họ an tâm đầu tư sản xuất làm nâng cao thu nhập cho gia đình và xã hội
trong một thời gianạch, kế hoạch sử dụng đất không những giúp cho quá trình
quản lý được tốt mà còn bố trí sắp xếp kế hoạch sử dụng các loại đất một cách
khoa học, một cách khoa học, tận dụng hết tiềm năng của đất, tránh hoang hoá
hoặc sử dụng quá mức, đảm bảo cho đời sống kinh tế được ổn định và trong
sạch cho môi trường.
+ Quy hoạch, kế hoạch sẽ giúp cho tâm lý người sử dụng được vững vàng
và họ an tâm đầu tư sản xuất làm nâng cao thu nhập cho gia đình và xã hội
trong một thời gian ổn định lâu dài.
Công tác lập kế hoạch sư dụng đất đai có một ý nghĩa vô cùng to lớn nhất
là thời điểm nền kinh tế hiện nay. Bởi vì ở Việt Nam ta, phần lớn là diện tích đất
lâm nghiệp và thuỷ sản, còn đất đô thị lại chiếm tỉ lệ nhỏ, hiện nay xu hướng đô
thị hoá ngày một tăng, do đó quy hoạch kế hoạch là căn cứ quan trọng để nhà
nước có biện pháp hạn chế sử dụng đất trái mục đích quy định.
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ là căn cứ lâu dài và quan trọng cho
các ngành, các vùng bố trí tổ chức sử dụng hợp lý quỹ đất đảm bảo tính hiệu quả
kinh tê, trong sạch cho môi trường.
+ Sự cần thiết phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thực hiện đồng thời cả hai chức
năng: Điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu
sản xuất của xã hội kết hợp với bảo vệ đất và môi trường.
Từ những chức năng như vậy cho ta thấy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai có tầm quan trọng không chổ cho trước mặt mà cả lâu dài. Căn cứ
vào đặc điểm của điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ mà mục tiêu phát
triển kinh tế, xã hội của mỗi vùng, lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai được tiến
hành nhầm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch sử
dụng đất đai một cách chi tiết; xác lập ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản
lý nhà đất nước về đất đai, làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để phát
triển sản xuất, đảm bảo an ninh, lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn
hoá - XH.
Quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ
chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế được sự chồng chéo trong quản lý, gây
lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện - làm giảm sút
nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp, lâm nghiệp (Đặc biệt là diện tích
trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng); Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh
chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái gây ô nhiễm môi
trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội
và hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, ở
từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường.
II. Đặc điểm về các căn cứ để xây dựng quy hoạch:
1. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất đai thuộc loại quy hoạch có tính Lịch Sử - Xã hội,
tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn là bộ phận
hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc
dân. Các đặc điểm đó được thể hiện:
+ Tính lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy
hoạch sử dụng đất đai. Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều có một phương thức sản
xuất của xã hội thể hiện theo hai mặt: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Trong quy hoạch sử dụng đất đai, luôn nẩy sinh quan hệ giữa người với đất đai
như điều tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế…, cũng như quan hệ giữa người với
người (xác nhận văn bản về quyền sở hữu và quyền sử dụng). Quy hoạch sử
dụng đất thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất vừa
là yếu tó thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là một bộ phận của
phương thức sản xuất.
Tuy nhiên, trong xã hội phân chia giai cấp, quy hoạch sử dụng đất đai
mang tính tự phát, hướng tới mục tiêu vì lợi nhuận tối đa và nặng về mặt pháp lý
(là phương tiện mở rộng, cũng cố, bảo vệ quyền tư hữu đất đai: phân chia, tập
trung đất đai để mua bán, phát canh thu tô…).
ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu của nước sử dụng
đất và quyền lợi của toàn xã hội; góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất ở
nông thôn; nhằm sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội: Đặc
biệt, trong nền kinh tế thị trường, quy hoạch sử dụng đất đai góp phần giải quyết
các mâu thuẩn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nẩy sinh
trong quá trình sử dụng đất, cũng như mâu thuẩn giữa các lợi ích trên với nhau.
- Tính tổng hợp:
Tính tổng hợp biểu hiện ở hai mặt: Đối tượng của quy hoạch là khai thác,
sử dụng, cải tạo, bảo vệ… toàn bộ tài nguyên đất cho nhu cầu của toàn bộ nền
kinh tế quốc dân. Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực khoa học xã
hội, dân số và đất đai, sản xuất nông, công nghiệp, môi trường sinh thái…
Với đặc điểm này, quy hoạch lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu
sử dụng đất; điều hoà các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực; xác
định và điều phối phương hướng, phương thức phân bố, sử dụng đất phù hợp với
mcụ tiêu kinh tế - Xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền
vững, đạt tốc độ cao và ổn định.
- Tính dài hạn.
Căn cứ vào dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã
hội quan trọng như: Sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp…, từ đó cần phải xác định quy hoạch
trang và dài hạn về sử dụng đất, đề ra các phương hướng, chính sách và biện
pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử
dụng đất hàng năm và ngắn hạn. Quy hoạch sử dụng đất đai thường trên 10 năm
đến 20 năm hoặc lâu hơn.
- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô:
Với đặc tính trang và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất chỉ dự báo trước
được các xu thế thay đổi, phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bổ sử dụng
đất, vì vậy quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ
tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về
sử dụng đất của các ngành. Do thời gian dự báo tương đối dài, chịu ảnh hưởng
của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch càng
khái lược hoá, quy hoạch sẽ càng ổn định.
- Tính chính sách:
Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính
sách xã hội, khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định
có liên quan đến đất đai của đảng và nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên
mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định
kế hoạch kinh tế xã hội ; tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân
số, đất đai và môi trường sinh thái.
- Tính khả biến.
Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán được quy hoạch sử dụg
đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang
trạng thái mới thích hợp với việc phát triển nền kinh tế trong một thời kỳ nhất
định.
Quy hoạch sử dụng đất đai luôn là quy hoạch động một quá trình lặp lại
theo chiều xoắn ốc - "quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp
tục thực hiện…" với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng
cao.
2. Những căn cứ trước khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
2.1. Những căn cứ pháp lý.
Ta biết rằng, quy hoạch là một phần của luật, ở một chế độ chính trị khác
nhau thì mục đích, cách thức quy hoạch cũng khác nhau, nghĩa là quy hoạch
chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ chính trị đương thời. ở nước ta trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông
nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp đã và
đang gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai ( bình quân mỗi năm phải chuyển
khoảng 30.000ha đất nông nghiệp lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác). Đất
đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế
được do đó việc sử dụng hợp lý đất đai liên quan chặt chẽ tới mọi hoạt động của
từng ngành, từng lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự sống còn của
từng người cũng như vận mệnh của cả quốc gia. Chính vì vậy Đảng và Nhà
nước ta luôn coi đây là vấn đề rất bức xúc, cần được quan tâm hàng đầu.
ý chí của toàn Đảng, toàn dân về vấn đề đất đai được thể hiện trong hệ
thống các văn bản pháp luậtn như hiến pháp, luật và các văn bản giới luật.
- Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
khẳng định: " đất đai thuộc sử hữu toàn dân". Nhà nước thống nhất quản lý đất
đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu
quả. Chương II, điều 18.
- Điều 1 luật đất đai năm 1993 cũng nêu rõ: " đất đai thuộc sở hữu toàn
dân do nhà nước thống nhất quản lý";
Điều 13 luật đất đai xác định rõ một trong những nội dung quản lý Nhà
nứoc về đất đai là " Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất".
Điều 19 luật đật đai khẳng định " Căn cứ để quyết định giao đất là quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét
duyệt".
- nghị quyết số 01/1997/QH9 Quốc hội khoá 9, ky họp thứ 11 (tháng
4/1997) về kế hoạch sử dụng đất cả nước năm 2000 và đẩy mạnh công tác quy
hoạch sử dụng đất các cấp trong cả nước.
Về trách nhiệm của người lập quy hoạch, điều 16 luật đất đai năm 1993
quy định rõ cho các cấp theo lãnh thổ, theo ngành cũng như trách nhiệm của
ngành địa chính.
Điều 17 (luật đất đai năm 1993) đã quy định nội dung tổng quát của quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
Điều 18 (luật đất đai năm 1993) đã quy định thẩm quyền xét duyệt quy
hoạch sử dụng đất đai cụ thể là: Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai cả nước; Chính phủ xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai
của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương; uỷ ban nhân dân cấp trên xét duyệt quy hoạch sủ
dụng đất đai của uỷ ban nhâ dân cấp giới trực tiếp.
Ngoài ra còn có các văn bản giới luật cũng như các văn bản, ngành trực
tiếp hay gián tiếp đề cập đến vai trò, ý nghĩa căn cứ, nội dung và hướng dẫn
phương pháp lấp quy hoạch sử dụng đất như : Nghị định 404/CP, ngày
7//11/1979;
Nghị định 34/CP ngày 13/4/1994; chỉ thị 247/TTg ngày 28/4/1995; chỉ
thị 245/TTg ngày 22/4/96; thông tư 106/QHKH/RĐ, ngày 15/4/1991; công văn
503/CV - Đc, 10/9/97...
Những quy định này được nhà nước đưa ra nhằm đôn đốc hệ thống quản
lý nhà nước đối với việc quản lý tài nguyên quý giá của một quốc gia ( đất đai),
đồng thời tổ chức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này.
Để thực hiện tốt các quy định này, chúng ta cần phải quy hoạch kế hoạch
sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc lấy căn cú pháp lý làm mốc cho mọi sự
khởi đầu.
2.2. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
a. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, thiên nhiên.
- Về điều kiện tự nhiên cần phải làm rõ vị trí địa lý của vùng lập quy
hoạch địa hình, đại mạo (đặc điểm kiến tạo địa hình, đánh giá sự ảnh hưởng của
nó đến việc phát triển kinh tế xã hội; làm rõ tình hình khí hậu, đánh giá kỹ càng
sự thích nghi cho việc pháp triển những ngành nào; Đánh giá tình hình thuỷ văn
để khi quy hoạch có thể bố trí hệ thống thuỷ lợi cho phù hợp, tốt hay chưa tốt để
khắc phục.
Tài nguyên thiên nhiên là tiềm năng tự nhiên của vùng, cần phải tìm hiểu
rõ những tài nguyên như; Tài nguyên đất (nguồn gốc phát sinh, quá trình hình
thành...); Tài nguyên nước (nguồn gốc, mặn, ngọt, vị trí nguồn nước phục vụ
cho sản xuất, sinh hoạt...); tài nguyên rừng ( Điện tích, phân bổ, trữ lượng, các
loại rừng...); Tài nguyên biển (các eo, vịnh, chiều dài bờ biển, nguồn lợi, đặc
điểm sinh vật biển...); Tài nguyên nhân văn ; lịch sử hình thành và phát triển,
vấn đề tôn giáo, dân tộc có các danh nhân, các lễ hội, phong tục tập quán truyền
thống.
- Đánh giá về cảnh quan môi trường.
Đặc điểm điều kiện cảch quan, tình hình môi trường chung, hệ sinh thái, các tác
nhân và mức độ ở nhiều môi trường không khí, đất đai, nguồn nước và đề ra giải
pháp hạn chế, khắc phục.
b. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.
+ Kinh tế phải làm rõ mức tăng trưởng kinh tế, thực trạng phát triển các
ngành; xem xét quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực và theo lãnh
thổ. Căn cứ vào những ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp công nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, dịch vụ - thương mại, du lịch, các công
trình cơ sở hạ tậng.
+ Thực trạng phát triển các đô thị và khu dân cư nông thôn bao gồm hình
thức định cư, loại, số, vị trí phân bổ và đặc điểm phát triển ( ý nghĩa, vai trò, quy
mô diện tích, số dân, số hộ, khả năng phát triển, mở rộng...) của các thành phố,
thị xã, thị trấn, thị tứ, cụm, điểm kinh tế đặc thù và khu dân cư nông thôn.
- Dân số, lao động, việc làm và mức sống.
Về số dân căn cứ vào tổng dân số cơ cấu, ( theo dân tộc, nông nghiệp - phi công
nghiệp, đô thị - nông thôn), đặc điểm phân bố, tỷ lệ tăng dân số, tăng tự nhiên và
cơ học.
- Lao động việc làm, căn cứ vào tổng lao động, tỷ lệ lao động so với tổng
dân số cơ cấu ( theo ngành lĩnh vực, độ tuổi, giới tính, dân tộc), đặc điểm phân
bố và vấn đề việc làm.
- Thu nhập mức sống so sánh theo các khu vực ( thành thị, nông thông)
loại hộ nguồn thu nhập, mức thu nhập bình quân năm của hộ, đầu người, mức
sống, cân đối thu chi...
- Từ đó đánh giá chung rồi rút ra căn cứ quan trọng đó là nhu cầu sử dụng
đất của vùng. Định ra kế hoạch sử dụng đất trong tương lai.
2.3. Căn cứ vào thực trạng và quản lý đất của vùng và mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội.
a. Thực trạng quản lý và sử dụng đất.
Khái quát tình hình quản lý quỹ đất của vùng.
- Phản ánh tình hình địa giới hành chính ( danh giới, mốc giới, thực hiện
chỉ thị 364/CP). Tình hình đo đạc lập bản đồ, tình hình giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất cấp giấy CNQSDĐ, thực hiện chỉ thị 245/CP; tình hình giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, khiếu tố, tình hình điều tra quy hoạch sử dụng đất làm căn
cứ trước khi làm quy hoạch.
- Phản ánh hiện trạng sử dụng đất (diện tích, cơ cấu, mức độ phù hợp,
mức độ hợp lý, hiệu qủa, những tồn tại và bất cập, các giải pháp khác đã thực
hiện...), nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn trong tương lai
b. Căn cứ vao mục phát triển kinh tế - xã hội.
Đây là một căn cứ quan trọng để các nhà quản lý quy hoạch dựa vào để sử
dụng đất lâu dài ( 5 năm - 10 năm). Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng
lập quy hoạch sẽ cho ta biết các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường mà
vùng đã đề ra về kinh tế cần phải nắm chắc các chỉ tiêu về: Cơ cấu kinh tê, cơ
cấu ngành kinh tê, định hướng phát triển như thế nào mức thu nhập GDP của các
ngành trong năm là bao nhiêu nhằm mục tiêu là xác định nhu cầu sử dụng đất
của một ngành
Về xã hội, cần phải biết mục tiêu phấn đấu để phát triển cơ sở hạ tầng
(điện, đường, trường, trạm ) tỷ lệ quy mô tăng dân số thu nhập bình quân đầu
người/ năm. v..v.. mục tiêu nhằm xác định nhu cầu đất đai cho xây dựng các
công trình xã hội.
Về môi trường: Cần phải đánh giá môi trường hiện trạng và các mục tiêu
cần đạt được về môi trường, để quy hoạch các vùng đất phù hợp vùng đất đai
phục vụ cho nhu cầu hộ của môi trường.
Từ những căn cứ đó chúng ta tính toán và lập ra nhu cầu sử dụng các loại
đất cho các ngành trong thời gian lâu dài để đạt được mục tiêu mà vùng đã đề ra
và cũng để đảm bảo tính hiệu quả trong quy hoạch.
Trên đây là những căn cứ chủ yếu trước khi lập kế hoạch cho một vùng
nào đó.
3. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch khác.
a. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch tổng thể.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là một trong những tài liệu
tiền kế hoạch cung cấp các căn cứ khoa học và việc xây dựng các kế hoach phát
triển kinh tế, xã hội. Trong đó có đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ
tập phương hướng với một nhiệm vụ chủ yếu, còn đối tượng nhiệm vụ chủ yếu
của nó là căn cư vào yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội, điều chỉnh cơ cấu sử
dụng đất, xây quy hoạch phân phối sử dụng đất đai thống nhất và hợp lý. Như
vậy quy họach tổng hợp chuyển ngành, cụ thể hoá quy hoạc