Đề tài Nghiên cứu tích hợp hệ thống kiểm soát quá trình giao vận trong ngân hàng

Kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóngcủacác định chế tài chính, các ngân hàng. Trong những năm gần đây các định chế tài chính, các ngân hàng đã liên tục mở rộng quy mô hoạt động, gia tăng số lượngchi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm. Điđôi với sự phát triển này là nhu cầu vận chuyển các hàng hóa có giá trị lớn như:tiền mặt, giấy tờ có giá, vàng. giữa trụ sở chính của ngânhàng với các chi nhánh, giữa chi nhánh ngân hàng nhà nướcvới các ngân hàng thương m ạităng cao.Nhu cần đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối các đối tượng được vận chuyển giữa các điểm giao dịch trong các ngân hàng, tổ chức tài chính. Về cơ sở pháp lý, khi Nghị định 91 có hiệu lực v ào tháng 07/2011 tới đây sẽ quy định các doanh nghiệp vận tải phải giám sát thời gian lái xe và hành trình của xe.Theo Nghị định 91/2009/NĐ-CP của Chính Phủ, kể từ ngày 1/7/2011, xe ô tô chở khách chạy với cự ly từ 500 km trở lên và xe kéo container cũng bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Vì thế, các doanh nghiệp sẽ quan tâm nhiều hơn và bắt đầu đầu tư vào các hệ thống quản lý quá trình giao vận và dịch vụ định vị toàn cầu. Như vậy việc xây dựng một hệ thống giám sát quá trình giao vận hàng hóa giá trị cho Ngân hàng là một nhu cầu cấp thiết và mong muốn đối với các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) nói riêng. Cùng với sự phát triển về công nghệ thì hệ thống này hoàn toàn có thể thựchiện và hứa hẹn mang lại hiệu quả cao. Với thực trạng đó, mục tiêu của luận văn này được chú trọng đến bài toán phân tích, tích hợp công nghệ để xây dựng hệ thống cho phép kiểm soát quá trình giao vận trong ngân hàng.Để đạt được mục tiêu đó, hai công nghệ chính là hệ thống định vị toàn cầu GPS và hệ thống thông tin địa lý sẽ được tìm hiểu và ứng dụng trong giải pháp cho bài toán đặt ra. Những kết quả thu được trong luận văn này được tổng hợp và trình bày trong bachương như sau:

pdf59 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu tích hợp hệ thống kiểm soát quá trình giao vận trong ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VŨ MINH TUẤN NGHIÊN CỨU TÍCH HỢP HỆ THỐNG KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH GIAO VẬN TRONG NGÂN HÀNG LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI – 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VŨ MINH TUẤN NGHIÊN CỨU TÍCH HỢP HỆ THỐNG KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH GIAO VẬN TRONG NGÂN HÀNG Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Hệ thống thông tin Mã số: 60 48 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN NGỌC HOÁ HÀ NỘI - 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm của riêng cá nhân tôi. Trong toàn bộ nội dung của luận văn, những điều được trình bày hoặc là của cá nhân hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định cho lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày tháng 06 năm 2011 Học viên thực hiện Vũ Minh Tuấn LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại Học Công Nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi suốt hai năm qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới TS.Nguyễn Ngọc Hoá người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cha mẹ, các em tôi và bạn bè đã luôn ở bên cạnh tôi, giúp tôi vượt qua khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Hà Nội, ngày tháng 06 năm 2011 Vũ Minh Tuấn Mục lục DANH MỤC HÌNH VẼ......................................................................................................7 CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................................................8 MỞ ĐẦU..............................................................................................................................9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIS VÀ CÔNG NGHỆ GPS.....................................11 1. Giới thiệu chung ........................................................................................................11 2. Tổng quan về GIS .....................................................................................................11 2.1 Khái niệm ............................................................................................................11 2.2 Biểu diễn dữ liệu không gian .............................................................................12 2.3 Cấu trúc của hệ thống thông tin địa lý...............................................................13 2.4 Các chức năng của GIS ......................................................................................17 2.5 Các phép chiếu ....................................................................................................18 2.6 Một số ứng dụng của GIS...................................................................................21 3. Tổng quan về hệ thống định vị toàn cầu..................................................................22 3.1 Cấu trúc của hệ thống định vị toàn cầu GPS.....................................................22 3.2 Nguyên lý định vị GPS.......................................................................................23 3.3 Các ứng dụng của GPS.......................................................................................26 4. Kết luận......................................................................................................................29 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU TÍCH HỢP HỆ THỐNG KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH GIAO VẬN TRONG NGÂN HÀNG ..............................................................................30 1. Bài toán đặt ra ...........................................................................................30 2. Quy trình chung ........................................................................................30 3. Đặc tả chi tiết quá trình giao vận trong ngân hàng .................................31 4. Quy định vận chuyển hàng đặc biệt.........................................................32 4.1 Thẩm quyền cấp lệnh và giấy ủy quyền vận chuyển hàng đặc biệt.......32 4.2 Phương tiện vận chuyển hàng đặc biệt ....................................................33 4.3 Đảm bảo bí mật thông tin vận chuyển hàng đặc biệt..............................33 4.4 Đảm bảo an toàn trên đường vận chuyển hàng đặc biệt.........................34 4.5 Phối hợp bảo vệ trên tuyến đường vận chuyển hàng đặc biệt................34 4.6 Tổ chức tiếp nhận hàng đặc biệt ..............................................................34 4.7 Lực lượng lao động vận chuyển hàng đặc biệt và trách nhiệm của người áp tải 34 4.8 Trách nhiệm bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt .......................................35 4.9 Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện .....................................36 4.10 Sổ sách theo dõi vận chuyển hàng đặc biệt .............................................36 5. Tích hợp công nghệ trong quản lý giao vận ............................................36 5.1 Mô hình tích hợp hệ thống .......................................................................36 5.2 Thiết bị định vị giám sát ...........................................................................36 5.3 Modem GSM.............................................................................................37 5.4 Phần mềm GIS ..........................................................................................40 6. Kết luận......................................................................................................43 CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG.......................................................................44 1. Mục đích và yêu cầu chung......................................................................44 2. Phân tích và thiết kế hệ thống ..................................................................45 2.1 Mô hình kiến trúc......................................................................................45 2.2 User Case của chương trình .....................................................................45 2.3 Use case khai báo xe.................................................................................46 2.4 Use case khai báo lộ trình.........................................................................47 3. Cài đặt chương trình .................................................................................48 3.1 Tổ chức dữ liệu hệ thống ..........................................................................48 3.2 Môi trường phát triển................................................................................50 4. Thực nghiệm .............................................................................................51 4.2 Đánh giá.....................................................................................................55 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI ........................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................58 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Dạng Vector và Raster 12 Hình 1.2: Mô hình chức năng của GIS 13 Hình 1.3: Mặt chiếu hình nón 19 Hình 1.4: Mặt chiếu hình trụ 20 Hình 1.5: Các vị trí của mặt phẳng phương vị 20 Hình 1.6: Xác định hiệu số giữa các thời điểm 24 Hình 2.1: Quy trình giao vận trong ngân hàng 31 Hình 2.2: Mô hình tích hợp hệ thống 36 Hình 2.3: Mô hình hệ thống thông tin đi động GSM 38 Hình 2.4 : Chương trình ArcView GIS 41 Hình 3.1: Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống giám sát giao vận 45 Hình 3.2: Usercase chức năng giám sát xe 46 Hình 3.3: Usercase chức năng hệ thống 46 Hình 3.4: Dữ liệu chương trình 50 Hình 3.5: Giao diện chính 52 Hình 3.6: Quản lý xe 53 Hình 3.7: Quản lý chủ xe 53 Hình 3.8a: Khai báo lộ trình xe 54 Hình 3.8b: Khai báo lộ trình xe 54 Hình 3.9: Giám sát xe 55 CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT GPS Global Positioning System GIS Geographic Information System DBMS Database Management System DDS Decision support system ISP Internet Service Provider ICAO International Civil Aviation Organization GSM Global System for Mobile Communications BIDV Bank for Intevestment and Development Of VietNam UC Usercase BD Brief description Ex Exception FE Flow of Event CSDL Cơ sở dữ liệu HSC Hội sở chính PGD Phòng giao dịch QTK Quỹ tiết kiệm 9 MỞ ĐẦU Kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóngcủa các định chế tài chính, các ngân hàng. Trong những năm gần đây các định chế tài chính, các ngân hàng đã liên tục mở rộng quy mô hoạt động, gia tăng số lượng chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm. Đi đôi với sự phát triển này là nhu cầu vận chuyển các hàng hóa có giá trị lớn như:tiền mặt, giấy tờ có giá, vàng... giữa trụ sở chính của ngân hàng với các chi nhánh, giữa chi nhánh ngân hàng nhà nước với các ngân hàng thương mại tăng cao.Nhu cần đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối các đối tượng được vận chuyển giữa các điểm giao dịch trong các ngân hàng, tổ chức tài chính. Về cơ sở pháp lý, khi Nghị định 91 có hiệu lực vào tháng 07/2011 tới đây sẽ quy định các doanh nghiệp vận tải phải giám sát thời gian lái xe và hành trình của xe.Theo Nghị định 91/2009/NĐ-CP của Chính Phủ, kể từ ngày 1/7/2011, xe ô tô chở khách chạy với cự ly từ 500 km trở lên và xe kéo container cũng bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Vì thế, các doanh nghiệp sẽ quan tâm nhiều hơn và bắt đầu đầu tư vào các hệ thống quản lý quá trình giao vận và dịch vụ định vị toàn cầu. Như vậy việc xây dựng một hệ thống giám sát quá trình giao vận hàng hóa giá trị cho Ngân hàng là một nhu cầu cấp thiết và mong muốn đối với các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) nói riêng. Cùng với sự phát triển về công nghệ thì hệ thống này hoàn toàn có thể thực hiện và hứa hẹn mang lại hiệu quả cao. Với thực trạng đó, mục tiêu của luận văn này được chú trọng đến bài toán phân tích, tích hợp công nghệ để xây dựng hệ thống cho phép kiểm soát quá trình giao vận trong ngân hàng. Để đạt được mục tiêu đó, hai công nghệ chính là hệ thống định vị toàn cầu GPS và hệ thống thông tin địa lý sẽ được tìm hiểu và ứng dụng trong giải pháp cho bài toán đặt ra. Những kết quả thu được trong luận văn này được tổng hợp và trình bày trong bachương như sau: - Chương 1. Tổng quan về GIS và công nghệ GPS: trình bày một số lý thuyết cơ bản như: o Tổng quan về GIS,các kỹ thuật quan trọng trong GISnhư mô hình dữ liệu, các kiểu dữ liệu... và các ứng dụng của GIS o Khái quát chung về hệ thống định vị toàn cầu GPS, cấu trúc của hệ thống định vị toàn cầu, nguyên lý định vị GPS, các ứng dụng GPS. - Chương 2. Nghiên cứu tích hợp hệ thống kiểm soát quá trình giao vận trong ngân hàng: Chương này được tập trung giới thiệu những kết quả: 10 o Tìm hiểu, đánh giá nhu cầu, phạm vi của hệ thống quản lý giao vận trong ngân hàng nói chung và ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) nói riêng. o Nghiên cứuxây dựng quy trình chung và đặc tả chi tiết quá trình giao vận trong ngân hàng. o Tích hợp công nghệ trong quá trình giao vận: Nghiên cứu các phần mềm GIS hỗ trợ lập trình, tìm hiểu thiết bị GPS. - Chương 3.Thực nghiệm: Chương này trình bày những kết quả thực nghiệmvới hệ thống kiểm soát quá trình giao vận cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)gồm các chức năng chính như: o Quản lý bản đồ o Khai báo lộ trình khi có xe mới. Hoặc khai báo lại lộ trình của xe o Giám sát được chính xác vị trí và các tình huống xảy ra như: Xe đỗ tại một vị trí quá lâu, xe đi không đúng lộ trình đề ra o Quản lý nhân viên và xe chở tiền Phần cuối của luận văn được tác giả tóm tắt những đóng góp chính của luận văn, đồng thời trình bày một số hướng phát triển kế tiếp của luận văn. Deleted: tác giả Deleted: tiến hành Deleted: với Deleted: Cuối cùng tiến hành đánh giá mô hình đề xuất. 11 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIS VÀ CÔNG NGHỆ GPS 1. Giới thiệu chung Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) và hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System - GPS) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực có liên quan đến xác địnhvị trí không gian đối tượngtrong các chuyên ngành như an ninh, kinh tế,du lịch... ở các nước trên thế giới.Công nghệ GPS bắt đầu được giới thiệu và ứng dụng vào Việt Nam từ giữa những năm 1990 chủ yếu để phục vụ cho việc thu thập số liệu toạ độ chính xác (X, Y, Z) của các điểm trắc địa gốc làm cơ sở phát triển các lưới trắc địa cấp thấp hơn, mà từ các điểm này công tác đo vẽ hiện trạng mặt đất sẽ được tiến hành. Trong những năm gần đây, với việc xuất hiện các thiết bị đo GPS cầm tay đơn giản, rẻ tiền, việc ứng dụng công nghệ GPS vào công tác thu thập thông tin vị trí càng trở nên phổ biến trên thế giới và Việt Nam.Do ưu điểm thu thập nhanh dữ liệu vị trí của các thiết bị GPS cầm tay, một khối lượng dữ liệu có thể được tạo nên trong thời gian ngắn.Do vậy, để có thể khai thác hiệu quả lượng dữ liệu to lớn này, đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ GIS vào việc lưu trữ, xử lý, quản lý, truy cập và biểu diễn chung. Đó chính là mối liên quan giữa GIS và GPS được đề cập và tìm hiểu, ứng dụng ở luận văn này. 2. Tổng quan về GIS 2.1 Khái niệm Hệ thống thông tin địa lý - GIS là một hệ thống để quản lý và khai thác bản đồ, phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược). Hiện nay, những thách thức chính mà chúng ta phải đối mặt - bùng nổ dân số, ô nhiễm, phá rừng, thiên tai-chiếm một không gian địa lý quan trọng.Khi xác định một công việc kinh doanh mới (như tìm một khu đất tốt cho trồng chuối, hoặc tính toán lộ trình tối ưu cho một chuyến xe khẩn cấp), GIS cho phép tạo lập bản đồ, phối hợp thông tin, khái quát các viễn cảnh, giải quyết các vấn đề phức tạp, và phát triển các giải pháp hiệu quả mà trước đây không thực hiện được. GIS là một công cụ được các cá nhân, tổ chức, trường học, chính phủ và các doanh nghiệp sử dụng nhằm hướng tới các phương thức mới giải quyết vấn đề. Việc thể hiện những dữ liệu liên quan đến thông tin địa lý trong GIS chủ yếu được sử dụng hai dạng cơ bản sau: 12  Dữ liệu không gian: mô tả vị trí tương đối và tuyệt đối của một đặc tính địa lý.  Dữ liệu thuộc tính: mô tả các tính chất của dữ liệu không gian và liên quan. Các tính chất này có thể là số lượng hay chất lượng trong tự nhiên. Dữ liệu thuộc tính thường được mô hình hoá bằng mô hình quan hệ. 2.2 Biểu diễn dữ liệu không gian Trong GIS, bản đồ địa lý thực phải được số hoá thông qua việc sử dụng những kỹ thuật biểu diễn. Những dữ liệu thu được phải thể hiện được những đối tượng thực (như là đường phố, làn đường, cây cối, sông ngòi, …). Hình 1.1: Biểu diễn dữ liệu dạng Vector và Raster Hệ thống thông tin địa lý làm việc với hai dạng mô hình dữ liệu địa lý khác nhau về cơ bản - mô hình vector và mô hình raster. Trong mô hình vector, thông tin về điểm, đường và vùng được mã hoá và lưu dưới dạng tập hợp các toạ độ x,y. Vị trí của đối tượng điểm, như lỗ khoan, có thể được biểu diễn bởi một toạ độ đơn (x,y). Đối tượng dạng đường, như đường giao thông, sông suối, có thể được lưu dưới dạng tập hợp các toạ độ điểm. Đối tượng dạng vùng, như khu vực buôn bán hay vùng lưu vực sông, được lưu như một vòng khép kín của các điểm toạ độ. Mô hình vector rất hữu ích đối với việc mô tả các đối tượng riêng biệt, nhưng kém hiệu quả hơn trong miêu tả các đối tượng có sự chuyển đổi liên tục như kiểu đất. Mô hình raster được phát triển cho mô phỏng các đối tượng liên tục như vậy. Một ảnh raster là một tập hợp các ô lưới. Mô hình dữ liệu raster biểu diễn các đối tượng bằng cách sử dụng một lưới bao gồm nhiều ô. Các giá trị của các ô sẽ mô tả vị trí của các đối tượng. Mức độ chi tiết của đối tượng phụ thuộc vào kích thước của các ô trong lưới. Định dạng 13 dữ liệu raster rất phù hợp cho các bài toán phân tích không gian cũng như việc lưu các dữ liệu dạng ảnh. Dữ liệu dạng raster không thích hợp cho các ứng dụng như quản lý thửa đất vì ranh giới của các đối tượng cần phải được phân biệt rõ ràng. Cả mô hình vector và raster đều được dùng để lưu dữ liệu địa lý với nhưng ưu điểm, nhược điểm riêng. Các hệ GIS hiện đại có khả năng quản lý cả hai mô hình này. [2] 2.3 Cấu trúc của hệ thống thông tin địa lý Hệ thống thông tin địa lý bao gồm các hợp phần cơ bản như sau: tài liệu không gian, người điều hành, phần cứng, phần mềm. Hình 1.2 Mô hình chức năng của GIS 2.3.1 Dữ liệu không gian Dữ liệu không gian cỏ thể đến từ nhiều nguồn, có các nguồn tư liệu sau: số liệu tính toán thống kê, báo cáo, các quan trắc thực địa, ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, bản đồ giấy (dạng analog). Kỹ thuật hiện đại về viễn thám và hệ thống thông tin địa lý có khả năng cung cấp thông tin không gian bao gồm các thuộc tính địa lý, khuôn dạng dữ liệu, tỷ lệ bản đồ và các số liệu đo đạc. Việc tích hợp các tư liệu địa lý từ nhiều nguồn khác nhau là đặc điểm cơ bản của một phần mềm GIS. Thông thường, tư liệu không gian được trình bày dưới dạng các bản đồ giấy với các thông tin chi tiết được tổ chức ở một file riêng. Các tư liệu đó không đáp ứng được các nhu cầu hiện nay về tư liệu không gian là vì những lý do sau:  Đòi hỏi không gian lưu trữ rất lớn, tra cứu khó khăn. Để nhập và khai thác dữ liệu, nhất thiết phải liên kết được với các thông tin địa lý trên bản đồ và các dữ liệu 14 thuộc tính khác được lưu trữ riêng biệt và điều này trở nên rất khó khăn với hình thức lưu trữ dạng kho hoặc thư viện.  Các khuôn dạng lưu trữ truyền thống thường không tương thích với các tiêu chuẩn dữ liệu hiện nay. Thay thế cho các dữ liệu dạng truyền thống, hiện nay tư liệu dạng số với một khối lượng rất lớn có thể được lưu trữ trong các đĩa CD, tương ứng với những khối lượng rất lớn của tư liệu analoge. Tư liệu số còn cho khả năng xử lý tự động trên máy tính. Như vậy, hệ thống thông tin địa lý là sự phát triển đặc biệt để sử dụng công nghệ và nghệ thuật máy tính trong việc xử lý tư liệu không gian dạng số.[1] 2.3.2 Người điều hành Vì hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống tổng hợp của nhiều công việc kỹ thuật, do đó đòi hỏi người điều hành phải được đào tạo và có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Người điều hành là một phần không thể thiếu được của Hệ thống thông tin địa lý. Hơn nữa sự phát triển không ngừng của các kỹ thuật phần cứng và phần mềm đòi hỏi người điều hành phải luôn được đào tạo. Những yêu cầu cơ bản về người điều hành bao gồm các vấn đề sau:  Có kiến thức cơ bản về địa lý, bản đồ, máy tính và công nghệ thông tin:  Việc đào tạo cơ bản về địa lý cung cấp khả năng khai thác các đặc điểm không gian (spatical process) và các quá trình không gian, đồng thời phát hiện được mối quan hệ không gian giữa các hợp phần.  Bản đồ học cung cấp các hiểu biết về thiết kế bản đồ, lập bản đồ (ví dụ: Lưới chiếu bản đồ, hệ thống tọa độ, các mẫu ký tự trên bản đồ và các kỹ thuật in ấn).  Khoa học về máy tính và thông tin cung cấp các kiến thức cơ bản về phần cứng máy tính và vận hành thông thạo các chương trình liên kết phần cứng.  Có kinh nghiệm trong việc sử dụng các phần mềm GIS: việc đào tạo các phần mềm chủ yếu thường tập trung vào việc xử lý GIS, lập trình cơ bản, quản lý cơ sở dữ liệu và một số công việc khác có liên quan đến tích hợp thôn