Đồng Bằng Sông Cửu Long với diện tích tựnhiên
39.568 km2 trong đó diện tích đất nông nghiệp là 2.597.800 ha, dân sốkhoảng
15.850.600 người (Sốliệu thống kê năm 1994). Với chính sách mởcửa kinh tế,
Đồng Bằng Sông Cửu Long được coi là trọng điểm sản xuất nông nghiệp, với
nhiều chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển của chính phủcộng thêm sựcố
gắng nổlực của nông dân, tình hình sản xuất nông nghiệp trong vùng có bước phát
triển đáng kểtừviệc khai hoang cải tạo đểtăng diện tích sản xuất; tăng vụmùa lên
hai, ba vụ; tăng năng suất, sản lượng; từđó bộmặt nông thôn và đời sống nông
dân ngày được nâng lên rõ rệt. Trong quá trình phát triển đó vấn đềcơ giới hóa
trong sản xuất nông nghiệp là một yêu cầu cấp thiết; trong đó khâu làm đất chiếm
một vịtrí rất quan trọng cần phải được phát triển và hoàn thiện. Trong khâu làm
đất ởĐồng Bằng Sông Cửu Long ngoàimáy kéo 4 bánh loại trung và loại lớn
(khoảng 11.701 chiếc) còn có một sốlượng đáng kểmáy kéo nhỏhai bánh 8 -15
mã lực (khoảng 25.994 chiếc).
21 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2321 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ứng dụng máy kéo hai bánh và công cụ đi kèm phục vụ làm đất ở đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài " NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÁY
KÉO HAI BÁNH VÀ CÔNG CỤ ĐI KÈM
PHỤC VỤ LÀM ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG "
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÁY KÉO HAI BÁNH VÀ CÔNG CỤ ĐI
KÈM PHỤC VỤ LÀM ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(giai đoạn 1)
I. GIỚI THIỆU: Đồng Bằng Sông Cửu Long với diện tích tự nhiên
39.568 km2 trong đó diện tích đất nông nghiệp là 2.597.800 ha, dân số khoảng
15.850.600 người (Số liệu thống kê năm 1994). Với chính sách mở cửa kinh tế,
Đồng Bằng Sông Cửu Long được coi là trọng điểm sản xuất nông nghiệp, với
nhiều chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển của chính phủ cộng thêm sự cố
gắng nổ lực của nông dân, tình hình sản xuất nông nghiệp trong vùng có bước phát
triển đáng kể từ việc khai hoang cải tạo để tăng diện tích sản xuất; tăng vụ mùa lên
hai, ba vụ; tăng năng suất, sản lượng; từ đó bộ mặt nông thôn và đời sống nông
dân ngày được nâng lên rõ rệt. Trong quá trình phát triển đó vấn đề cơ giới hóa
trong sản xuất nông nghiệp là một yêu cầu cấp thiết; trong đó khâu làm đất chiếm
một vị trí rất quan trọng cần phải được phát triển và hoàn thiện. Trong khâu làm
đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ngoài máy kéo 4 bánh loại trung và loại lớn
(khoảng 11.701 chiếc) còn có một số lượng đáng kể máy kéo nhỏ hai bánh 8 - 15
mã lực (khoảng 25.994 chiếc).
Để góp phần nâng cao khả năng và hiệu quả làm việc của máy kéo hai
trong khâu làm đất; Khoa Công Nghệ, trường Đại Học Cần Thơ; với sự tài trợ của
tổ chức Van Rumpt Foundation, từ năm 1995 đến 1999 đã tổ chức khảo nghiệm
đánh gía máy kéo hai bánh, cày lưỡi, cày chảo của Thái Lan sản xuất, nghiên cứu
thiết kế và chế tạo máy kéo hai bánh và những máy công cụ đi kèm, tổ chức khảo
nghiệm trên nhiều địa bàn, trình diễn giới thiệu cho nhiều nông dân
I. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH: 2.1. Khảo nghiệm máy kéo hai bánh
với cày lưỡi, cày 2 chảo của Thái Lan sản xuất.
Thời gian thực hiện từ tháng 3 năm 1995 đến tháng 4 năm 1995.
Máy khảo nghiệm gồm: Máy kéo hai bánh (động cơ 9 mã lực) với cày 1
lưỡi, cày 2 chảo; tất cả do Thái Lan sản xuất.
Các địa điểm khảo nghiệm:
· - Nông Trại khu 2 Đại Học Cần Thơ.
· - Huyện Ô Môn, Tỉnh Cần Thơ.
· - Nông trường Sông Hậu.
Kết quả, nhận xét: - Máy kéo hai bánh liên kết với cày 1 lưỡi
- Đối với đất khô: Cày làm việc không ổn định, khó điều khiển máy.
- Đối với đất ướt: Cày làm việc ở độ sâu trung bình 10 cm, bề rộng làm
việc 24 cm, năng suất 0.08 ha/h, cày làm việc không ổn định, khó điều
khiển, thỏi đất cày quá lớn, mặt ruộng gồ ghề, chưa dạt yêu câu làm đất.
- Máy kéo hai bánh liên kết với cày 2 chảo: Đối với ruộng ướt: Cày
làm việc ở độ sâu trung bình 10 cm, bề rộng làm việc 40 cm, năng suất 0.125 ha/h,
cày làm việc khá ổn định, ly hợp đai của máy thường bị trượt. - Nhận xét
chung: Đối với đất có tỉ lệ sét cao (> 60%) lực cản lớn, dễ dính, máy kéo hai bánh
của Thái Lan khó điều khiển chuyển hướng, ly hợp đai dễ bị trượt, tốc độ chuyển
động nhanh. Phần máy công tác làm việc chưa ổn định, chất lượng làm đất chưa
đạt yêu cầu. Từ những kết quả trên chúng tôi tiến hành bước thứ hai là cải tiến
máy dựa trên mẫu máy Thái Lan.
2.2. Cải tiến máy kéo hai bánh, cày 1 lưỡi, cày 2 chảo của Thái Lan, chế tạo
rơ-móc vận chuyển, bừa và khảo nghiệm, đánh giá.
Thời gian thực hiện từ tháng 5 năm 1995 đến tháng 1 năm 1996.
Máy khảo nghiệm gồm: Máy kéo hai bánh (động cơ 10 mã lực) với cày 1
lưỡi, cày 2 chảo, bừa; cải tiến từ máy Thái Lan sản xuất, chế tạo rơ-móc vận
chuyển.
Các địa điểm khảo nghiệm:
· Nông Trại khu 2 Đại Học Cần Thơ.
· Xã An Trạch, Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng.
· Nông trường Sông Hậu.
· Huyện Long Phú, Tỉnh Sóc Trăng.
Huyện Châu Thành, Tỉnh Cần Thơ.
Kết quả, nhận xét: Máy kéo hai bánh liên kết với cày 1 lưỡi:
· Đối với đất ẩm: Cày làm việc ở độ sâu trung bình 10 cm, bề rộng làm
việc 24 cm, năng suất 0.08 ha/h, nhiên liệu tiêu thụ 1.0 lít diesel/h.
Đối với đất ướt: Cày làm việc ở độ sâu trung bình 10 cm, bề rộng làm
việc 24 cm, năng suất 0.9 ha/h, nhiên liệu tiêu thụ 1.0 lít diesel/h. Cày làm việc
khá ổn định
- Máy kéo hai bánh liên kết với cày 2 chảo Đối với ruộng ướt: Cày
làm việc ở độ sâu trung bình 10 cm, bề rộng làm việc 40 cm, năng suất 0.135 ha/h,
nhiên liệu tiêu thụ 1.26 lít diesel/h.Cày làm việc khá ổn định.
- Máy kéo hai bánh liên kết với bừa răng Đối với ruộng khô sau
khi cày cho nước vào ngâm hoặc sau khi cày ruộng nước: Độ sâu làm việc 10 cm,
bề rộng làm việc 1.4 m, năng suất 0.4 ha/h, nhiên liệu tiêu thụ 0.8 lít diesel/h. Sau
khi bừa 2 lượt đất tơi nhuyễn có thể gieo sạ được.
- Nhận xét chung: Đối với đất có tỉ lệ sét cao (> 60%), ruộng vừa thu hoạch
đất ở dạng ẩm nhảo, nên máy thường bị dính không làm việc được. Máy làm khá
ổn định trên đất khô sau khi mưa hoặc đất khô cho nước vào ngâm hoặc ruộng
ngập nước. Kết quả khảo nghiệm cho thấy máy kéo hai bánh và các máy công cụ
sau khi cải tiến làm việc có hiệu quả hơn, năng suất, chất lượng làm việc chấp
nhận được, có thể ứng dụng vào sản xuất. Từ những kết quả trên chúng tôi tiến
hành bước thứ ba thiết kế chế tạo máy kéo hộp xích đơn giản rẻ tiền hơn và thiết
kế chế tạo các công cụ đi kèm nhiều hơn để tăng khả năng sử dụng của máy kéo
hai bánh.
2.3. Thiết kế, chế tạo, khảo nghiệm, đánh giá máy kéo hai hai bánh hộp xích
với các máy công cụ đi kèm gồm: cày 1 lưỡi, cày 2 lưỡi, cày 2 chảo, bừa, trục
bùn, bánh lồng.
Thời gian thực hiện từ tháng 9 năm 1996 đến tháng 4 năm 1997.
Máy khảo nghiệm gồm: Máy kéo hai bánh hộp xích( động cơ 10 mã
lực) với cày 1 lưỡi, cày 2 lưỡi, cày 2 chảo, bừa, trục bùn, bánh lồng. Tất cả các
máy móc, công cụ đưa vào khảo nghiệm trong bước nầy điều được thiết kế, chế
tạo mới dựa trên những kết quả thu được từ bưởc trước.
Các địa điểm khảo nghiệm:
· Nông Trại khu 2 Đại Học Cần Thơ.
· Xã Hưng Thạnh, Thành phố Cần Thơ.
· Xã An Bình, Thành phố Cần Thơ.
· Huyện Châu Thành, Tỉnh Cần Thơ.
Kết quả, nhận xét: - Máy kéo hai bánh liên kết với cày 1 lưỡi:
· Đối với đất ẩm: Cày làm việc ở độ sâu trung bình 10 cm, bề rộng làm
việc 25 cm, năng suất 0.08 ha/h, nhiên liệu tiêu thụ 0.8 lít diesel/h.Cày
làm việc khá ổn định, điều khiển máy còn vất vả.
· Đối với đất ướt: Cày làm việc ở độ sâu trung bình 10 cm, bề rộng làm
việc 25 cm, năng suất 0.9 ha/h, nhiên liệu tiêu thụ 1.0 lít diesel/h. Cày
làm việc khá ổn định, ly hợp đai của máy kéo dễ bị trượt.
- Máy kéo hai bánh liên kết với cày 2 lưỡi:
· Đối với ruộng ẩm: Cày làm việc ở độ sâu trung bình 9 cm, bề rộng làm
việc 40 cm, năng suất 0.104 ha/h, nhiên liệu tiêu thụ 1.0 lít diesel/h. Cày làm việc
khá ổn định, thỏi đất nhỏ, chất lượng làm đất đạt yêu cầu.
- Máy kéo hai bánh liên kết với cày 2 chảo:
· Đối với ruộng ướt: Cày làm việc ở độ sâu trung bình 10 cm, bề rộng
làm việc 40 cm, năng suất 0.125 ha/h, nhiên liệu tiêu thụ 1.25 lít diesel/h.Cày làm
việc khá ổn định.
- Máy kéo hai bánh liên kết với bừa răng:
· Đối với ruộng khô sau khi cày cho nước vào ngâm hoặc sau khi cày
ruộng nước: Độ sâu làm việc 10 cm, bề rộng làm việc 1.4 m, năng suất 0.45 ha/h,
nhiên liệu tiêu thụ 0.8 lít diesel/h. Sau khi bừa 2 lượt đất tơi nhuyễn có thể gieo sạ
được.
- - Máy kéo hai bánh mang bánh lồng liên kết với trục bùn:
· Đối với ruộng ngập nước, lớp đất mặt mềm: Máy kéo mang bánh lồng
di chuyển dìm cỏ rạ và làm tơi nhuyễn đất. Bề rộng làm việc 2.5 m, độ sâu làm
việc trung bình 10 cm, năng suất 0.45 ha/h, nhiên liệu tiêu thụ 1.0 lít diesel/h.
Thông thường máy làm việc từ 2 đến 3 lượt là đất tơi nhuyễn có thể gieo sạ được.
- Nhận xét chung: Máy kéo hai bánh hộp xích đơn giản, giá thành thấp,
nhưng máy không có số tiến, số lùi nên cũng có phần bất tiện trong sử dụng. Máy
kéo này liên kết với trục bùn hoặc cày 1 lưỡi có khả năng làm việc thích hợp. Để
có một máy kéo hai bánh thích hơn cho cày đất, từ những kết quả trên chúng tôi
tiến hành bước thứ tư thiết kế chế tạo máy kéo hộp nửa xích và thiết kế chế tạo các
công cụ đi kèm thích hợp. Trình diễn và giới thiệu máy với nông dân.
2.4. Thiết kế, chế tạo, khảo nghiệm , đánh giá, trình diễn, giới thiệu máy kéo
hai bánh hộp nửa xích với các công cụ đi kèm gồm: : cày 1 lưỡi, cày 2 lưỡi,
cày 2 chảo, bừa, bánh lồng.
Thời gian thực hiện từ tháng 5 năm 1997 đến tháng 6 năm 1998.
Máy khảo nghiệm, trình diễn, triển lãm gồm: Máy kéo hai bánh hộp
nửa xích (động cơ 10 mã lực) với cày 1 lưỡi, cày 2 lưỡi, cày 2 chảo, bừa, trục bùn,
bánh lồng. Máy kéo hai bánh được thiết kế chế tạo cho phù hợp với cày đất.
Các địa điểm khảo nghiệm:
· Nông Trại khu 2 Đại Học Cần Thơ.
· Xã An Bình, Thành phố Cần Thơ.
· Huyện Châu Thành, Tỉnh Cần Thơ.
Các địa điểm trình diễn, giới thiệu máy:
· Xã Hoà Bình, Huyện Châu Thành, Tỉnh An Giang.
· Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh.
· Xã Phú Mỹ, Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang.
· Xã Dục Tượng, Huyện Châu Phú, Tỉnh Kiên Giang.
Triển lãm máy ở Hội chợ Nông Nghiệp Quốc Tế Cần Thơ.
Những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật cuả máy kéo và máy công cụ:
- Máy kéo hai bánh:
· Mã hiệu: CT-10
· Kích thước: Dài 3150 mm; Rộng 1200 mm; Cao 1050 mm.
· Động cơ diesel 10 mã lực.
· Trọng lượng máy (không kể động cơ): 245 kg.
· Số tiến 1: 4,68 km/h.
· Số tiến 2: 10,0 km/h.
· Số lùi: 2,4 km/h.
- Cày 1 lưỡi: (Liên kết với máy kéo hai bánh CT-10).
· Trọng lượng: 24 kg.
· Bề rộng một đường cày: 28 cm.
· Vận tốc cày trung bình: 4 km/h.
· Độ cày sâu: 10-14 cm.
· Năng suất: 0,8 công/giờ.
· Tiêu hao nhiên liệu diesel: 1 lít/giờ.
- Cày 2 lưỡi: (Liên kết với máy kéo hai bánh CT-10).
· Trọng lượng: 48 kg.
· Bề rộng một đường cày: 40 cm.
· Vận tốc cày trung bình: 4 km/h.
· Độ cày sâu: 10-12 cm.
· Năng suất: 1,2 công/giờ.
Tiêu hao nhiên liệu diesel: 1.4 lít/giờ
- Cày 2 chảo: (Liên kết với máy kéo hai bánh CT-10).
· Trọng lượng: 50 kg.
· Bề rộng một đường cày: 40 cm.
· Vận tốc cày trung bình: 4 km/h.
· Độ cày sâu: 10-14 cm.
· Năng suất: 1,2 công/giờ.
· Tiêu hao nhiên liệu diesel: 1,3 lít/giờ.
- Cày 2 chảo: (Liên kết với máy kéo hai bánh CT-10).
· rọng lượng: 50 kg.
· Bề rộng một đường cày: 40 cm.
· Vận tốc cày trung bình: 4 km/h.
· Độ cày sâu: 10-14 cm.
· Năng suất: 1,2 công/giờ.
· Tiêu hao nhiên liệu diesel: 1,3 lít/giờ.
- Trục bùn: (Liên kết với máy kéo hai bánh CT-10).
· Trọng lượng: 62 kg.
· Đường kính trục: 25 cm.
· Số cánh: 6.
· Bề rộng làm việc: 2,5 m.
· Vận tốc cày trung bình: 4 km/h.
· Độ cày sâu: 8-10 cm.
· Năng suất: 4,5 công/giờ.
· Tiêu hao nhiên liệu diesel: 0.9 lít/giờ.
- Nhận xét chung: Máy kéo hai bánh hộp nửa xích dể chế tạo hơn máy kéo
hộp xích, máy có số tiến, số lùi nên sử dụng dễ dàng hơn, ngoài ra tốc độ tiến của
máy khi làm việc cũng được thiết kế thích hợp. Lực cắt ly hợp để quay vòng được
thiết kế nhẹ nhàng dễ sử dụng hơn. Các máy công cụ đi kèm khi làm việc ổn định,
chất lượng làm đất tốt, nhất là đối với đất có thành phần sét nhỏ hơn 60% thì chất
lượng làm đất rất tốt. Từ máy kéo hai bánh đến các máy cộng cụ có thể chế tạo tại
các xưởng cơ khí địa phương, nhưng đối với máy kéo các chi tiết làm việc chính
như trục, bánh răng, đĩa xích.. chưa qua nhiệt luyện nên độ bền thấp chưa đạt yêu
cầu về độ bền.
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÁY KÉO HAI BÁNH VÀ CÔNG CỤ ĐI
KÈM PHỤC VỤ LÀM ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(giai đoạn 2)
I. Giai đoạn thiết kế chế tạo.
- Từ tháng 5 năm 1997 đến tháng 12 năm 1997.
+ Thiết kế , chế tạo máy cày tay , hộp truyền động loại nửa xích,có
các thông số làm việc phù hợp với công việc cày đất.
+ Cày một lưỡi .
+ Cày hai lưỡi .
+ Khuôn mẫu cho diệp cày một lưỡi.
+ Khuôn mẫu cho diệp cày hai lưỡi.
+ Làm bảng phỏng vấn nông dân.
II. Giai đoạn khảo nghiệm, triển lãm, trình diễn.
II.1. Khảo nghiệm:
-Ngày 6 tháng 1 năm 1998. Khảo nghiệm cày tại xã An Bình, TP Cần
Thơ
( có bảng báo cáo ).
- Ngày 7 tháng 3 năm 1998. Khảo nghiệm tại nông trại khu 2 ĐHCT.
BẢNG KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CÀY.
Thời gian: Ngày 7 tháng 3 năm 1998.
Địa điểm: Nông trại khu 2 ĐHCT.
Đất ruộng khô, rạ cao. ( có bảng phân tích đất ).
Kích thước lô thửa : Dài 60 m x Rộng 20 m.
Kích thước lô thửa đo đạt : Dài 50 m x Rộng 12 m = 600 m2.
Liên hợp máy khảo nghiệm : Máy kéo ( hộp nửa xích ) và cày một
lưỡi .
1. Thành phần tham gia khảo nghiệm:
1- NGUYỄN THUẦN NHI
2- TRẦN VĂN NHÃ
3- TRƯƠNG VĂN THẢO
4- PHẠM PHI LONG
5- ĐẶNG THÀNH CÔNG
6- HUỲNH VĂN TÀI
2. Kết quả :
+ Độ cày sâu trung bình : 11,5 cm
+ Bề rộng làm việc trung bình của thân cày : 25,5 cm.
+ Vận tốc cày trung bình : 2,73 km/giờ.
+ Năng suất thực tế : 0,6 ha/giờ.
+ Tiêu hao nhiên liệu : 1,04 l/giờ.
II.2 Triển lãm
Ngày 28 tháng 3 năm 1998 , trình diễn máy cày tay tại xã Mỹ Phú, huyện
Châu Phú, tỉnh An Giang.
- Thành phần tham gia trình diễn:
+ Nhóm trình diễn máy của khoa Công Nghệ , ĐHCT.
+ Đại diện Khuyến Nông tỉnh An Giang.
+ Đại diện Phòng Nông Nghiệp huyện Châu Phú.
+ Đại diện UBND và Nông Nghiệp xã Mỹ Phú.
+ Khoảng 20 nông dân địa phương.
- Nội dung trình diễn:
+ Giới thiệu máy cày tay.
+ Lần lượt trình diễn cày một lưỡi , cày hai lưỡi, cày hai chảo,
trên diện tích 2.000 m2
+ Độ cày sâu trung bình 10 cm và 12 cm
+ Phát tài liệu bướm về máy cày tay.
+ Phỏng vấn nông dân.
- Kết luận:
+ Máy làm việc với cày một lưỡi, cày hai lưỡi, cày hai chảo,
đều đạt chất lượng tốt , năng suất cao.
+ Nhiều nông dân muốn sử dụng máy nầy để làm đất.
III.3 Trình diễn
Ngày 18 tháng 4 năm 1998 trình diễn máy cày tay tại xã Dục Tượng, Huyện
Châu Thành , Tỉnh Kiên Giang.
- Thành phần tham gia trình diễn:
+ Nhóm trinh diễn máy của khoa Công Nghệ , ĐHCT.
+ Đại diện UBND Tỉnh Kiên Giang .
+ Đại diện Sở Công Nghiệp Tỉnh.
+ Đại diện Sở Nông Nghiệp Tỉnh.
+ Đại diện Ban Nông nghiệp Thị Xã Rạch Gía.
+ Đại diện UBND xã Dục Tượng.
+ Khoảng 50 nông dân địa phương.
- Nội dung trình diễn:
+ Cho máy làm việc trên diện tích 2.000 m2. Loại đất khô,
cày với độ sâu trung bình 10 cm.
+ Phát tài liệu bướm về máy cày tay.
+ Phỏng vấn nông dân.
+ Tổ chức hội thảo.
- Kết luận:
+ Do đất khô , cứng nên chỉ sử dụng được cày một
lưỡi , Năng suất thấp, chất lượng làm đất chưa tốt.
+ Nông dân đề nghị nên có ghế ngồi lái , máy liên kết
được nhiều máy công cụ.