Nhà trường phổthông có trách nhiệm lớn trong việc
giáo dục thếhệtrẻtheo Di chúc của Chủtịch HồChí Minh
"Bồi dưỡng thếhệcách mạng cho đời sau là một việc rất
quan trọng và rất cần thiết”
(1)
. Bộmôn Lịch sửcó vịtrí
quan trọng đối với công cuộc giáo dục này, nhưTổng Bí
thư ĐỗMười đã khẳng định: "Phải coi trọng giáo dục lịch
sửdân tộc, lịch sửcách mạng, lịch sửquân đội, phải in
nhiều sách lịch sửphổbiến rộng, phải coi lịch sửlà tài liệu
giáo khoa sốmột trong nhà trường... Nếu không làm tốt
giáo dục lịch sử, thanh niên sẽchạy theo đồng tiền, chạy
theo lợi ích khác, có hại cho sựnghiệp chung”
(2)
.
Tiếc rằng, ởnước ta trong nhiều năm qua môn Lịch sử
bịxem là "môn phụ", hiện nay lại bịtác động tiêu cực của
cơchếthịtrường nên tụt xuống hàng cuối của thang giá từ
các môn học ởtrường phổthông.
Tình trạng trên cần sớm chấm dứt vềnhững quan niệm
sai lầm đối với bộmôn và bằng nhiều biện pháp có hiệu
quả đểnâng cao chất lượng dạy và học. Một trong những
biện pháp có ý nghĩa quan trọng vềlý luận và thực tiễn đối
với giáo dục lịch sửlà tổchức tốt cho việc dạy, học Lịch sử
ở địa phương, theo chương trình đã quy định. Trên thực tế,
hiện nay không ít giáo viên còn gặp những khó khăn, lúng
túng khi thực hiện các tiết lịch sử địa phương, nên hiệu
quả, chất lượng dạy học còn thấp.
162 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5003 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu và dạy - Học lịch sử địa phương ở Việt bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TS ĐỖ HỒNG THÁI
NGHIÊN CỨU
VÀ DẠY - HỌC
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Ở VIỆT BẮC
2
LỜI GIỚI THIỆU
Nhà trường phổ thông có trách nhiệm lớn trong việc
giáo dục thế hệ trẻ theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
"Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất
quan trọng và rất cần thiết”(1). Bộ môn Lịch sử có vị trí
quan trọng đối với công cuộc giáo dục này, như Tổng Bí
thư Đỗ Mười đã khẳng định: "Phải coi trọng giáo dục lịch
sử dân tộc, lịch sử cách mạng, lịch sử quân đội, phải in
nhiều sách lịch sử phổ biến rộng, phải coi lịch sử là tài liệu
giáo khoa số một trong nhà trường... Nếu không làm tốt
giáo dục lịch sử, thanh niên sẽ chạy theo đồng tiền, chạy
theo lợi ích khác, có hại cho sự nghiệp chung”(2).
Tiếc rằng, ở nước ta trong nhiều năm qua môn Lịch sử
bị xem là "môn phụ", hiện nay lại bị tác động tiêu cực của
cơ chế thị trường nên tụt xuống hàng cuối của thang giá từ
các môn học ở trường phổ thông.
Tình trạng trên cần sớm chấm dứt về những quan niệm
sai lầm đối với bộ môn và bằng nhiều biện pháp có hiệu
quả để nâng cao chất lượng dạy và học. Một trong những
biện pháp có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn đối
với giáo dục lịch sử là tổ chức tốt cho việc dạy, học Lịch sử
ở địa phương, theo chương trình đã quy định. Trên thực tế,
hiện nay không ít giáo viên còn gặp những khó khăn, lúng
túng khi thực hiện các tiết lịch sử địa phương, nên hiệu
quả, chất lượng dạy học còn thấp.
3
Việc giảng dạy và học tập Lịch sử địa phương đã được
chú trọng từ lâu ở nhiều nước (như Liền Xỏ cũ) và ở nước
ta sau cách mạng tháng Tám 1945, Lịch sử địa phương
được đưa vào chương trình lịch sử của nhà trường phổ
thông Việt Nam sau các cuộc cải cách giáo dục (1950,
1956, 1979) đã khẳng định vị trí, ý nghĩa của việc dạy, học
Lịch sử địa phương và đạt được nhiều kết quả vè mặt nội
dung và phương pháp dạy học. Cho đến nay đã có nhiều
quyển sách biên soạn về lịch sử địa phương, như "Công
tác ngoại khoá Lịch sử ở trường cấp II, III” của Phan
Ngọc Liên, Nguyễn Phan Quang, Trần Văn Trị (1968),
quyển "Lịch sử địa phương" của Trương Hữu Quýnh,
Phan Ngọc Liên... (1989) và nhiều quyển khác của Nguyễn
Cảnh Minh, Trịnh Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Đức Minh...
Một số Sở Giáo dục và Đào tạo (Nam Hà, Hà Bắc, Hà Tây,
Hải Phòng, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Bình Định...) đã tổ chức
biên soạn tập bài giảng về Lịch sử địa phương.
Như vậy Đô Hồng Thái đã tiếp thu được nhiều thành
tựu nghiên cứu của Lịch sử địa phương về mặt quan điểm
lý luận cũng như nội dung và phương pháp dạy học. Tuy
nhiên, phần đóng góp của tác giả không nhỏ trong việc ông
hợp, hệ thông hoá và nâng cao những vân để khoa học về
lịch sử địa phương, tạo điều kiện cho các giáo viên các
trường trung học phổ thông, đặc biệt ở vùng Việt Bắc, làm
tốt hơn một công việc quan trọng được qui định trong
4
chương trình lịch sử ở trường trung học phổ thông. Hơn1
nữa, Đỗ Hồng Thái đã có khá nhiều thành tựu và kinh
nghiệm trong việc nghiên cứu Lịch sử địa phương, nên
sách này cũng phản ánh những hiểu biết (lý luận và thực
tế), kỹ năng nghiệp vụ khá thành thạo của mình, làm cho
sách thêm sinh động, phong phú, bổ ích và hứng thú đối với
giáo viên.
Sách cấu tạo thành 2 phần một cách hợp lý về nội dung
và cân đối về bố cục:
Phần thứ nhất trình bày những vân để cơ bản về lịch sử
địa phương: Khái niệm, vị trí, ý nghĩa của việc nghiên cứu,
dạy học ở trường phổ thông...
Phần thứ hai tập trung nêu rõ những công việc cụ thể
mà giáo viên và học sinh cần tiến hành trong nghiên cứu và
dạy học Lịch sử địa phương.
Thông qua việc trình bày những quan điểm, lý luận, tác
giả dẫn chứng nhiều sự kiện, tài liệu lịch sử cụ thể, chủ yếu
ở Việt Bắc để người đọc nhận thức cụ thể và thấy rõ cách
làm.
Người đọc dễ dàng nhận thấy những vấn để lớn, cơ bản
được trình bày trong sách của Đỗ Hồng Thái:
- Vị trí và mối quan hệ của Lịch sử địa phương đối với
(1). Hồ Chí Minh – Toàn tập, Tập X, NXB Sự thật. Hà Nội,
1989 tr.862
(2). Xem tập Xưa và nay, số tháng 7 – 1996. trang 4.
5
Lịch sử dân tộc, đó là một bộ phận không tách rời của lịch
sử dân tộc.
Do đó, việc học Lịch sử địa phương là cẩn thiết nó
không chỉ bổ sung, làm phong phú, cụ thể hoá bức tranh
sinh động của Lịch sử dân tộc mà Còn có tác dụng to lớn
trong việc giáo dục lòng tự hào, yêu qúi quê hương - một
nội dung quan trọng của lòng yêu nước - và xác định trách
nhiệm đối với việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
- Việc dạy học Lịch sử địa phương ở trường PTTH thực
sự là một công tác khoa học đòi hỏi tính khoa học cao, tính
Đảng sâu sắc, tính nhân dân rộng lớn, tính nghiệp vụ và
giáo dục. Cần phải quán triệt những nguyên tắc cơ bản
sau:
+ Thể hiện tính chính xác, toàn diện, hệ thống.
+ Đứng vững trên quan điểm phương pháp luận Mác-
xít Lêninnít và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Đảm bảo những yêu cầu của việc giáo dục Lịch sử ở
trường phổ thông về mặt giáo dưỡng (kiến thức), giáo dục
(quan điểm tư tưởng - chính trị, phẩm chất, đạo đức) và
phát triển (nhận thức và hành động). Thực hiện tốt những
yêu cầu này sẽ thu được những kết quả trong việc cung cấp
kiến thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm, phát huy năng lực
độc lập học tập của học sinh và đạt được giá trị của việc
dạy học.
+ Ngoài việc tuân thủ những quan điểm tư tưởng -
chính trị, khoa học của việc nghiên cứu Lịch sử, việc quán
6
triệt và thực hiện có hiệu quả cao công tác vận động quần
chúng là yêu cầu quan trọng có tính nguyên tắc trong
nghiên cứu Lịch sử địa phương.
+ Việc nghiên cứu và dạy, học lịch sử địa phương đòi
hỏi sự nỗ lực của bản thân giáo viên kết hợp việc phát huy
năng lực độc láp sáng tạo của học sinh, sự cộng tác, giúp
đỡ của quần chúng, các cơ quan lãnh đạo, tổ chức văn hoá
khoa học của địa phương và trung ương. Cần xác định rõ
ràng, cùng với việc nghiên cứu những vấn để về giáo dục
Lịch sử (phương pháp dạy, học Lịch sử) việc nghiên cứu
Lịch sử địa phương là nhiệm vụ, ưu thế của giáo viên
phổ thông. Công việc này không chỉ giúp giáo viên làm tốt
nhiệm vụ giáo dục của mình, mà còn có những đóng góp
nhất định với địa phương (biên soạn lịch sử địa phương,
xây dựng nhà truyền thông, bảo tàng Lịch sử, Cách
mạng...) và việc nghiên cứu Lịch sử dân tộc (đặc biệt
những sự kiện có liên quan đến Lịch sử dân tộc).
Với tư cách là nhà giáo dục Lịch sử Đỗ Hồng Thái đã
dành một phần quan trọng trình bày về việc nghiên cứu,
dạy, học Lịch sử địa phương ở trường phổ thông trung học.
Từ đặc điểm, vị trí, nội dung của Lịch sử địa phương và
mối quan hệ với lịch sử dân tộc (trong một chừng mực nhất
định với lịch sử thế giới), tác giả đã trình bày việc sử dụng
tài liệu Lịch sử địa phương (dạy 1 tiết riêng, minh hoạ, cụ
thể hoá, liên hệ thực tế trong bài học Lịch sử dân tộc) và
các hình thức, phương pháp tiến hành một bài nội khoá
(trên lớp và tại thực địa) và những hoạt động ngoại khoá
7
(sưu tầm tài liệu, biên soạn Lịch sử, xây dựng nhà bảo
tàng, truyền thống, dạ hội Lịch sử, công tác công ích xã
hội...)
Những quan điểm lý luận, kinh nghiệm thực tế và
nghiệp vụ sư phạm được trình bày tương đối đầy đủ, có hệ
thống trong sách này rất bổ ích đối với giáo viên lịch sử.
Sách còn là tài liệu tham khảo tốt cho sinh viên các trường
đại học và cao đẳng sư phạm (hệ tập trung, giáo dục từ
xa...). Vì vậy, sách sẽ được hoan nghênh và nhận được
nhiều ý kiến bổ ích của đông đảo bạn đọc.
Hội Giáo dục Lịch sử (thuộc Hội Khoa học Lịch sử Việt
Nam) đã đóng góp phần nhỏ vào việc hoàn chỉnh và ra đời
quyển sách này và xem như trách nhiệm của mình trong
việc động viên, khuyến khích tất cả hội viên và tổ chức cơ
sở của Hội tiến hành những công việc tương tự.
Xin trân trọng giới thiệu với đông đảo bạn đọc trong và
ngoài ngành giáo dục Lịch sử.
GS. PHAN NGỌC LIÊN
Chủ tịch Hội đồng bộ môn Lịch sử
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chủ tịch Hội Giáo dục Lịch sử Việt Nam.
8
PHẦN THỨ NHẤT
KHÁI LUẬN VỀ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Trong xu thế phát triển chung của thời đại ngày nay,
các quốc gia, các dân tộc đều vươn lên cập nhật và hoà
đồng với sự tiến bộ của nhân loại, mặt khác ngày càng phát
huy để bảo tồn nét độc đáo có tính đặc thù của dân tộc
mình. Chính vì vậy việc nghiên cứu, dạy học lịch sử ở nước
ta hiện nay đã được đổi mới trên tất cả các mặt: chương
trình, nội dung, phương pháp nghiên cứu và dạy học. Dân
tộc Việt Nam tự hào về những trang sử vẻ vang của mình
được nêu qua các tác phẩm tiêu biểu: "Đại Việt sử ký toàn
thư", "Việt sử Thông giám cương mục", "Đại Nam thực
lục" v.v... cùng các nhà sử học nổi tiếng ở các triều đại
phong kiến: Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, Lê Quý Đôn, Phan
Huy Chú, và lại càng tự hào về nền sử học nước nhà trong
mấy chục năm qua. Lịch sử là tất cả những gì đã xẩy ra
trong quá khứ, nhưng nhận thức đúng về nó thì không chỉ
có hiểu biết hiện tại mà còn cả tương lai. Tính khách quan
của lịch sử cần được lịch sử kiểm chứng. Chính nhận thức
vô hạn của con người qua các thế hệ đã làm cho lịch sử của
chính mình ngày càng hoàn thiện hơn. Phản ánh đúng đắn
và toàn diện về lịch sử đang và luôn là những đòi hỏi khách
quan bức xúc. Lịch sử dân tộc cũng đang cần được bổ sung
bằng chính sự nghiên cứu sâu sắc lịch sử ở các địa phương.
Sự kiện, hiện tượng lịch sử đang cần được đặt đúng trong
hoàn cảnh lịch sử và đúng vị trí không gian của nó.
9
Những năm gần đây, việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử
địa phương đã được đẩy mạnh, góp phần quan trọng vào
việc giáo dục tư tưởng tình cảm trong sáng lành mạnh,
truyền thống tốt đẹp của địa phương cho nhân dân và thế hệ
trẻ trong nhà trường. Tuy nhiên việc nghiên cứu chưa được
tiến hành rộng khắp, kết quả nghiên cứu ở các khu vực
miền núi (phía Bắc) chưa đáp ứng được những đòi hỏi của
thực tiễn hiện nay. Hoạt động nghiên cứu lịch sử địa
phương ở vùng núi còn gặp nhiều khó khăn, vì thiếu đội
ngũ cán hệ chuyên môn, chưa thu hút đông đảo lực lượng
tham gia nghiên cứu. Việc nghiên cứu và dạy học lịch sử
đìa phương trong nhà trường phổ thông còn nhiều hạn chế,
ảnh hưởng tới chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở nhà
trường. Chính vì vậy xác định rõ mục đích, yêu cầu, ý
nghĩa và trang bị phương pháp nghiên cứu, dạy học lịch sử
địa phương đang là đòi hỏi bức thiết.
I. KHÁI NIỆM "LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG"
1. Khái niệm "địa phương"
Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một
quốc gia có những sắc thái đặc thù riêng, là bộ phận cấu
thành đất nước. Khái niệm "địa phương" có thể hiện theo
hai khía cạnh cụ thể và trừu tượng. Với nghĩa thứ nhất, có
thể gọi địa phương là những đơn vị hành chính như các xã,
huyện, tỉnh, thành phố. Với nghĩa thứ hai, có thể gọi "địa
phương” là những vùng đất nhất định được hình thành
trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng
đất khác (ví dụ: miền Bắc, miền Nam, khu vực Tây Bắc,
10
Việt Bắc v.v...). Cũng chính vì thế có ý kiến quan niệm
theo cách đơn giản là: tất cả những gì không phải của
"Trung ương" hay "Quốc gia" đều được coi là địa phương.
Như vậy thủ đô của một quốc gia hay từng khu vực của thủ
đô cũng được xem là địa phương. Từ nhận thức như vậy, ta
có thể hiểu được tích sử địa phương cung chính là lịch sử
của các làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực vùng miền.
Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch sử của
các đơn vị sản xuất, chiến đấu, các trường học, cơ quan, xí
nghiệp v.v... Xét về yếu tố địa lý, các đơn vị đó đều gắn với
một địa phương nhất định song nội dung của nó mang tính
kỹ thuật, chuyên môn, do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch
sử chuyên ngành.
Như vậy, bản thân lịch sử địa phương rất đa dạng,
phong phú cả về nội dung và thể loại.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Lịch sử địa phương chưa phải là một ngành khoa học
độc lập, mà chỉ là bộ phận của việc nghiên cứu lịch sử dân
tộc. Tuy vậy nó cũng được xác định rõ đối tượng nghiên
cứu. Từ cách định nghĩa nêu trên, lịch sử địa phương có ba
đối tượng nghiên cứu chủ yếu sau đây:
Nghiên cứu các đơn vị hành chính của một quốc gia:
các thôn, xã huyện, tỉnh, thành phố v.v... Với loại đối tượng
này, lịch sử địa phương nghiên cứu toàn diện các hoạt đọng
của con người (kinh tế, văn hoá, chính trị, quân sự, tư
tưởng, tôn giáo v.v...) Ở một địa phương. Những mặt đó
11
gắn liền với quá trình hình thành, ổn định và phát triển của
địa phương; mặt khác nó được xem xét đánh giá trong bối
cảnh chung của lịch sử dân tộc. Trên cơ sở đó khai thác nét
độc đáo, đặc thù của địa phương, những giá trị vật chất và
văn hoá tinh thần, những đóng góp quý báu để xây dựng
truyền thống chung, bổ sung hoàn chỉnh hoá lịch sử dân
tộc. Lịch sử địa phương còn phản ánh một cách chuẩn xác,
toàn diện, khách quan quá trình phát triển của địa phương
với cả những mặt tích cực và hạn chế, thất bại và thành
công, đảm bảo giá trị khoa học để giáo dưỡng và giáo dục.
Nghiên cứu về đối tượng này, có nhiều thể loại phong
phú, chẳng hạn:
+ Thông sử địa phương.
+ Lịch sử Đảng bộ địa phương.
+ Lịch sử phong trào cách mạng địa phương.
+ Lịch sử phát triển kinh tế, văn hoá ở địa phương.
+ Những truyền thống tốt đẹp của địa phương trong
lịch sử v.v…
- Lịch sử địa phương nghiên cứu các sự kiện, hiện
tượng lịch sử ở một vùng có liên quan tới những sự kiện,
biến cố trong lịch sử dân tộc, chẳng hạn: sự kiện Nhật đảo
chính Pháp (9.3.1945); Cuộc cách mạng tháng Tám; Việc
thực hiện chủ trương triệt để giảm tô, tiến hành cải cách
ruộng đất ở một địa phương (1953-1954). Cũng có thể đi
sâu nghiên cứu vê một cuộc khởi nghĩa, một chiến dịch,
12
một trận đánh, một nhân vật lịch sử nổi tiếng v. v... Những
đối tượng như vậy thường được đi sâu nghiên cứu, trình
bầy dưới dạng các chuyên khảo.
- Nghiên cứu các đơn vị sản xuất (nông trường, lâm
trường, xí nghiệp, nhà máy), nghiên cứu các cơ quan,
ngành, trường học, các tổ chức đoàn thề quần chúng (tổ
chức Đoàn thành niên, Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, ngành
Bưu điện, Giao thông v.v...). Đây là lịch sử các chuyên
ngành. Ở loại đối tượng này, thường được trình bầy sự phát
triển hoặc lịch sử truyền thống ngành.
II. VỊ TRÍ CỦA CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
1. Quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân
tộc.
Đây là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời nằm
trong cặp phạm trù "Cái chung và cái riêng". Tri thức lịch
sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động, đa dạng của
tri thức lịch sử dân tộc Lịch sử địa phương là bộ phận cấu
thành lịch sử dân tộc. Nói vậy không có nghĩa một công
trình nghiên cứu lịch sử dân tộc là kết quả của phép tính
cộng các cuốn lịch sử địa phương. Lịch sử dân tộc được
hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch từ địa
phương đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao.
Bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xẩy ra đều
mang tính chất địa phương, bởi nó gắn với một vị trí không
gian cụ thể ở một hoặc một số địa phương nhất định. Tuy
13
nhiên, nhưng sự kiện, hiện tượng đó có tính chất, qui mô,
mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có nhưng sự kiện, hiện
tượng chỉ có tác dụng, ảnh hưởng ở một phạm vi nhỏ hẹp
của địa phương, nhưng có những sự kiện, hiện tượng xảy ra
có mức độ ảnh hưởng vượt khỏi khung giới địa phương,
mang ý nghĩa rộng đối với quốc gia, thậm chí đối với cả thế
giới. Chính vì vậy có những sự kiện lịch sử địa phương gắn
liền với lịch sử dân tộc hoặc rộng hơn là lịch sử thế giới(1).
Không chỉ riêng các nhà sử học chuyên nghiên cứu sâu về
lịch sử, mỗi con người (ở mức độ khác nhau) đều có nhu
cầu tìm hiểu về cuộc sống và những ví trí không gian khác
nhau. Tri thức lịch sử sẽ làm giàu thêm tri thức của cuộc
sống con người. Bài học lịch sử luôn chỉ cho con người biết
cách hoạt động đúng đắn trong hiện tại và tương lai. Lịch
sử thực sự là "cô giáo của cuộc sống". Chính vì lẽ đó, sự
am tường về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự hiểu biết
cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về lịch sử của
chính miền quê, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình,
hiểu rõ mối quan hệ của lịch sử ở địa phương với lịch sử
của dân tộc và rộng lớn là lịch sử thế giới.
2. Lịch sử địa phương với việc giảng dạy Lịch sử ở
trường phổ thông.
Việc nghiên cứu lịch sử địa phương có ý nghĩa quan
trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở
trường phổ thông. Thông qua công tác nghiên cứu lịch sử
địa phương, hoạt động của nhà trường có điều kiện để gắn
liền với xã hội, lý luận đi đôi với thực hành.
Việc nghiên cứu lịch sử địa phương còn bồi dưỡng cho
14
các em học sinh nhưng kỹ năng cần thiết trong việc vận
dụng tri thức vào giải quyết những nhiệm vụ cụ thể mà
thực tiễn đang đòi hỏi. Đây là công tác nghiên cứu khoa
học, cần phải có ý thức nghiêm túc, sự say mê, sáng tạo, có
kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá, khái quát tổng hợp.
Nhưng đòi hỏi đó góp phần rèn luyện và phát triển năng lực
học tập và nghiên cứu của học sinh. Từ hoạt động thực tiễn
đó, các em thấy được sự phát triển đa dạng sinh động, phức
tạp và thú vị của lịch sử ở các địa phương, thấy được mối
quan hệ chặt chẽ của lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc,
thấy được nét độc đáo, đặc thù của lịch sử địa phương,
song vẫn tuân thủ theo qui luật phát triển chung của lịch sử
dân tộc và lịch sử nhân loại.
Những kết quả nghiên cứu lịch sử địa phương của thầy,
trò trong nhà trường vừa là nguồn tài liệu phục vụ công tác
dạy học lịch sử, vừa giúp cho các địa phương có những tài
liệu bổ ích để động viên, tuyên truyền, giáo dục nhân dân
và trong chừng mực góp phần thực hiện những mục tiêu
kinh tế, xã hội ở địa phương. Hoạt động nghiên cứu lịch sử
địa phương như nhịp cầu nối tình cảm của nhà trường với
nhân dân địa phương cung là biện pháp để khai thác sức
sáng tạo tiềm tàng của quần chúng cách mạng. Nguồn tài
liệu lịch sử địa phương, với những loại hình đa dạng phong
phú, sinh động là cơ sở cho việc tạo những biểu tượng lịch
sử và hiểu sâu sắc các khái niệm, các sự kiện, hiện tượng ở
bài học lịch sử. Tri thức lịch sử địa phương có ý nghĩa giáo
dục sâu sắc, lòng tự hào chân chính về những truyền thống
tốt đẹp của địa phương, tình yêu quê hương, xứ sở, ý thức
bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá, di tích lịch sử v.v...
15
Với những ý nghĩa đó, nghiên cứu lịch sử địa phương
giữ vị trí quan trọng trong nhà trường. Mỗi địa phương
luôn là nguồn cảm hứng đối với việc nghiên cứu lịch sử.
III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY.
1. Việc nghiên cứu lịch sử địa phương trên thế giới:
Ở các nước phát triển, công tác nghiên cứu về địa
phương rất được chú trọng: Ngành "địa phương học" đã thu
hút hoạt động nghiên cứu trên tất cá các lĩnh vực kinh tê, xã
hội, điều kiện tự nhiên ở các địa phương. Các chuyên
ngành nghiên cứu về lịch sử dân tộc học, ngôn ngữ, văn
học dân gian, địa lý v.v... của môn "địa phương học" đã
đem lại những kết quả chính xác, là cơ sớ đáng tin cậy cho
việc hoạch định và thực thi những nhiệm vụ kinh tế - xã hội
của từng địa phương trong chiến lược tổng thể của quốc
gia. Nghiên cứu địa phương không chỉ là hoạt động riêng
của các nhà khoa học thuộc các chuyên ngành mà còn thu
hút đông đảo lực lượng giáo viên, học sinh và những người
yêu thích, am tường về địa phương, các khu vực, các lĩnh
vực tham gia. Những hội nghị khoa học về địa phương đều
chú ý tới phương pháp luận của việc nghiên cứu, phương
pháp sưu tầm và xử lí các nguồn tài liệu, phương pháp ứng
dụng kết quả nghiên cứu để giải quyết những yêu cầu của
thực tiễn. Ở nhiều nước, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á
lịch sử địa phương đã gắn chặt với hoạt động của ngành du
lịch. Chính vì vậy, môi trường sinh thái nói chung, môi
16
trường văn hoá nói riêng được bảo việc chặt chẽ, vốn văn
hoá độc đáo, đặc thù trong lịch sử được khai thác một cách
hợp lý, vừa có ý nghĩa lớn về mặt chính trị, vừa có hiệu quả
kinh tế cao.
Nga là một trong những nước tiến hành việc