Học theo ngữcảnh là một khái niệm khá mới mẻ ởnước ta. Trong khóa luận này,
tôi sẽtập trung trình bày các khái niệm vềngữcảnh, cách một ứng dụng nhận diện
được sựthay đổi ngữcảnh và cách thức triển khai một ứng dụng học Tiếng Anh theo
ngữcảnh trên thiết bịdi động.
Bài toán đặt ra là xây dựng một ứng dụng hỗtrợngười học Tiếng Anh ngay trên
thiết bịdi động của mình. Ứng dụng này có tính năng nhận diện ngữcảnh, tự động tùy
biến nội dung học tập sao cho nội dung đó là phù hợp nhất với ngữcảnh hiện tại của
người học. Đểgiải quyết vấn đềnày, trong khóa luận tôi sẽ đưa ra một mô hình đề
xuất giúp ứng dụng có thểnhận diện các thay đổi vềngữcảnh đồng thời trích xuất nội
dung bài học phù hợp dựa trên thông tin ngữcảnh đó.
Trong phần thực nghiệm, tôi đã tiến hành xây dựng một ứng dụng thửnghiệm, với
một vài nội dung bài học đơn giản nhằm minh họa các tính năng chính của chương
trình. Đồng thời, có một vài đánh giá vềkết quảchương trình và đưa ra phương
hướng phát triển chương trình trong tương lai.
Khóa luận gồm có 5 chương :
Chương 1 : Giới thiệu bài toán
Chương 2 : Đềxuất mô hình
Chương 3 : Các khái niệm liên quan
Chương 4 : Mô hình thửnghiệm
Chương 5 : Tổng kết
Từkhóa : context, context-aware, context-adaption, mobile learning, mobile
mearning in context, học theo ngữcảnh, di động, thích nghi ngữcảnh.
59 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2198 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu xây dựng ứng dụng học tiếng anh theo ngữ cảnh trên thiết bị di động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Lê Duy Khánh
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG
ỨNG DỤNG HỌC TIẾNG ANH THEO NGỮ
CẢNH TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Mạng và Truyền thông
HÀ NỘI - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Lê Duy Khánh
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG
ỨNG DỤNG HỌC TIẾNG ANH THEO NGỮ
CẢNH TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Mạng và Truyền Thông
Cán bộ hướng dẫn: ThS. Nguyễn Việt Anh
HÀ NỘI - 2010
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được thực hiện trong một thời gian không phải là dài, xong đây là
công trình lớn nhất mà tôi đã thực hiện được trong thời gian học tập ở trường đại học.
Ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ của nhiều người để tôi có thể
hoàn thiện được khóa luận này.
Đầu tiên, con xin vô cùng biết ơn cha mẹ, đã có công sinh thành, dưỡng dục,
thương yêu, chăm sóc con để con có được ngày hôm nay.
Sau tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến ThS. Nguyễn Việt Anh, người thầy
không chỉ hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt khóa luận này mà còn là người dẫn
dắt, chỉ đường cho tôi trong suốt một năm qua. Đồng thời tôi cũng xin cám ơn tới tất
cả các thầy cô giáo trong khoa CNTT- Trường ĐH Công Nghệ đã truyền đạt những
kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn anh Đỗ Thế Chuẩn và anh Vũ Hồng Phong đã nhiệt tình
giải đáp các thắc mắc về kỹ thuật trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa
luận này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các bạn của tôi : Nguyễn Sỹ Tuấn và Nguyễn Minh Hà
đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn tất cả.
Hà Nội , ngày 21 tháng 05 năm 2010
Người thực hiện
Lê Duy Khánh
TÓM TẮT
Học theo ngữ cảnh là một khái niệm khá mới mẻ ở nước ta. Trong khóa luận này,
tôi sẽ tập trung trình bày các khái niệm về ngữ cảnh, cách một ứng dụng nhận diện
được sự thay đổi ngữ cảnh và cách thức triển khai một ứng dụng học Tiếng Anh theo
ngữ cảnh trên thiết bị di động.
Bài toán đặt ra là xây dựng một ứng dụng hỗ trợ người học Tiếng Anh ngay trên
thiết bị di động của mình. Ứng dụng này có tính năng nhận diện ngữ cảnh, tự động tùy
biến nội dung học tập sao cho nội dung đó là phù hợp nhất với ngữ cảnh hiện tại của
người học. Để giải quyết vấn đề này, trong khóa luận tôi sẽ đưa ra một mô hình đề
xuất giúp ứng dụng có thể nhận diện các thay đổi về ngữ cảnh đồng thời trích xuất nội
dung bài học phù hợp dựa trên thông tin ngữ cảnh đó.
Trong phần thực nghiệm, tôi đã tiến hành xây dựng một ứng dụng thử nghiệm, với
một vài nội dung bài học đơn giản nhằm minh họa các tính năng chính của chương
trình. Đồng thời, có một vài đánh giá về kết quả chương trình và đưa ra phương
hướng phát triển chương trình trong tương lai.
Khóa luận gồm có 5 chương :
Chương 1 : Giới thiệu bài toán
Chương 2 : Đề xuất mô hình
Chương 3 : Các khái niệm liên quan
Chương 4 : Mô hình thử nghiệm
Chương 5 : Tổng kết
Từ khóa : context, context-aware, context-adaption, mobile learning, mobile
mearning in context, học theo ngữ cảnh, di động, thích nghi ngữ cảnh.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ....................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................................2
CHƯƠNG 2 HƯỚNG GIẢI QUYẾT VÀ MÔ HÌNH ..........................................................................3
2.1 Hướng giải quyết........................................................................................................................3
2.1.1 Hệ thống cần cung cấp dịch vụ khi nào ?.........................................................................3
2.1.2 Hệ thống cần cung cấp những nội dung gì? .....................................................................4
2.1.3 Hệ thống truyền tải nội dung đến người dùng như thế nào? ............................................4
2.2 Mô hình đề xuất .........................................................................................................................5
2.2.1 Người dùng.......................................................................................................................6
2.2.2 Nhận biết ngữ cảnh...........................................................................................................8
2.2.3 Xây dựng nội dung.........................................................................................................11
2.2.4 Cơ sở dữ liệu ..................................................................................................................14
2.2.5 Nhà cung cấp nội dung...................................................................................................14
CHƯƠNG 3 CÁC KHÁI NIỆM VÀ CÔNG NGHỆ LIÊN QUAN....................................................15
3.1 Dịch vụ hướng vị trí (Location Base Services ) ......................................................................15
3.2 Ngữ cảnh và Học theo ngữ cảnh trên di động..........................................................................17
3.2.1 Ngữ cảnh (Context) ........................................................................................................17
3.2.2 Nhận biết ngữ cảnh (Context-Aware) ............................................................................18
3.2.3 Học trên di động (Mobile Learning ) .............................................................................18
3.2.4 Học theo ngữ cảnh trên di động (Mobile Learning in Context) .....................................19
3.3 Java 2 Micro Edition – J2ME...................................................................................................20
3.3.1 Đôi nét về J2ME.............................................................................................................20
3.3.2 Cấu trúc J2ME................................................................................................................20
3.3.3 Vòng đời của một ứng dụng J2ME ................................................................................22
3.4 Webservice...............................................................................................................................24
3.4.1 Khái niệm .......................................................................................................................24
3.4.2 Web Service Descripttion Language (WSDL) ...............................................................25
3.4.3 Simple Object Access Protocol (SOAP) .......................................................................27
3.5 Kỹ thuật định vị A-GPS (Assisted GPS)..................................................................................30
CHƯƠNG 4 Mô hình thử nghiệm.......................................................................................................32
4.1 Phân tích thiết kế hệ thống.......................................................................................................32
4.1.1 Biểu đồ ngữ cảnh hệ thống.............................................................................................32
4.1.2 Biểu đồ phân rã chức năng .............................................................................................33
4.1.3 Chức năng chi tiết hệ thống............................................................................................33
4.1.4 Cơ sở dữ liệu ..................................................................................................................35
4.1.5 Luồng xử lý phía client ..................................................................................................39
4.2 Cài đặt ......................................................................................................................................40
4.2.1 Yêu cầu phần cứng và phần mềm ..................................................................................40
4.2.2 Client ..............................................................................................................................40
4.2.3 Server .............................................................................................................................41
4.3 Thử nghiệm..............................................................................................................................46
4.3.1 Dữ liệu thử nghiệm.........................................................................................................46
4.3.2 Kết quả thử nghiệm ........................................................................................................47
4.3.3 Nhận xét .........................................................................................................................49
CHƯƠNG 5 TỔNG KẾT....................................................................................................................50
5.1 Kết quả đạt được ......................................................................................................................50
5.2 Hạn chế ....................................................................................................................................50
5.3 Hướng phát triển ......................................................................................................................51
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.2-1 Mô hình hệ thống cung cấp dịch vụ học Tiếng Anh theo ngữ cảnh trên
di động .............................................................................................................................1
Hình 2.2-2 Các tác nhân thể hiện ngữ cảnh của người dùng....................................6
Hình 2.2-3 Ví dụ thông điệp dạng xml .....................................................................8
Hình 2.2-4 Mô hình nhận biết ngữ cảnh ...................................................................8
Hình 2.2-5 Cảm biến.................................................................................................9
Hình 2.2-6 Trích xuất đặc trưng ...............................................................................9
Hình 2.2-7 Mô hình hóa..........................................................................................10
Hình 2.2-8 Phân loại ngữ cảnh ...............................................................................10
Hình 2.2-9 Thực thi.................................................................................................11
Hình 2.2-10 Hình hiển thị câu hỏi trên thiết bị .......................................................12
Hình 3.1-1 Những thành phần cơ bản của một LBS...............................................16
Hình 3.1-2 Phân loại thông tin ngữ cảnh ................................................................16
Hình 3.3-1 Vị trí các profile trong j2me .................................................................22
Hình 3.3-2 Vòng đời của một MIDlet.....................................................................23
Hình 3.4-1 Mô tả webservice..................................................................................24
Hình 3.4-2 Cấu trúc chung của một văn bản WSDL..............................................25
Hình 3.4-3 Mô tả cách thức SOAP làm việc ..........................................................27
Hình 3.4-4 Cấu trúc một thông điệp SOAP ............................................................28
Hình 3.5-1 Nguyên lý hoạt động của A-GPS .........................................................31
Hình 4.1-1 Biểu đồ ngữ cảnh hệ thống .....................................................................1
Hình 4.1-2 Biểu đồ phân rã chức năng .....................................................................1
Hình 4.1-3 Biểu đồ dữ liệu......................................................................................36
Hình 4.1-4 Luồng xử lý phía client...........................................................................1
Hình 4.2-1 Màn hình đăng nhập và màn hình thông báo đăng nhập lỗi.................42
Hình 4.2-2 Màn hình đăng ký và màn hình thông báo nếu đăng ký xuất hiện lỗi..42
Hình 4.2-3 Màn hình hiển thị nhóm lĩnh vực và màn hình hiển thị địa điểm thuộc
lĩnh vực đó .....................................................................................................................43
Hình 4.2-4 Màn hình hỏi thời gian dành cho bài học và màn hình hiển thị nội dung
chi tiết bài học................................................................................................................44
Hình 4.2-5 Màn hình hiển thị thông báo confirm loại bỏ bài học và màn hình thông
báo khôi phục lại bài học...............................................................................................45
Hình 4.2-6 Hiển thị ô tìm kiếm và hiển thị danh sách các kết quả tìm kiếm được 45
Hình 4.2-7 Màn hình hiển thị nội dung chi tiết bài học tìm được và hướng dẫn sử
dụng ...............................................................................................................................46
1
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Điện thoại di động đầu tiên ra đời với chức năng gọi và nhận cuộc gọi. Sự phát
triển mạnh mẽ của nền kinh tế ngày càng khẳng định vai trò của thông tin liên lạc đến
khả năng thành bại trong kinh doanh. Ngoài ra, nhu cầu trao đổi thông tin, giải trí của
con người cũng ngày càng được nâng cao và nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật,
chiếc điện thoại ngày càng có nhiều tính năng mới, đa dạng hơn, tiến bộ hơn và hiện
đại hơn.
Năng lực xử lý và lưu trữ của điện thoại di động cũng liên tục được cải tiến. Các
hãng sản xuất đã làm cho chiếc điện thoại di động trở nên linh động hơn, giúp cho
người sử dụng có thể dễ dàng cấu hình giao diện và ứng dụng. Đặc biệt, bằng cách cho
phép lập trình viên viết thêm chương trình ứng dụng, trò chơi cho điện thoại, chiếc
điện thoại di động hiện nay đã trở thành một công cụ làm việc, học tập, giải trí hữu ích
với mọi người.
Mặt khác, cùng với sự phát triển của công nghệ thì thói quen tiếp cận và sử dụng
tài liệu cũng thay đổi khá nhiều. Với một chiếc máy tính có thể truy cập Internet người
học Tiếng Anh có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào miễn là nơi đó có thể truy cập
mạng với nội dung vô cùng phong phú và đa dạng. Người học không còn phải vật lộn
với hàng loạt các ngữ liệu học tập như băng đĩa, giáo trình, bài giảng… Ngoài các bài
học ngữ pháp đơn thuần người học còn có thể nghe, đọc và tương tác trực tiếp thông
qua internet.
Tuy nhiên, hình thức học này vẫn còn có một vài hạn chế. Thứ nhất là không phải
lúc nào và không phải ở đâu cũng có máy tính và mạng Internet để phục vụ cho việc
học tập. Thứ hai đó là nội dung của bài học là cố định và không mang tính khả chuyển.
Trong khi đó người học mong muốn nội dung của bài học được đưa ra phải phù hợp
với ngữ cảnh hiện tại của họ. Đồng thời họ có thể kiểm soát được trình độ cũng như
tiến trình học tập của họ. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này chúng ta sẽ áp dụng một mô
hình còn khá mới mẻ ở Việt Nam, đó là mô hình học theo ngữ cảnh trên các thiết bị di
động. Mô hình sử dụng điện thoại như một công cụ để nhận biết ngữ cảnh của người
học và truyền tải nội dung phù hợp với ngữ cảnh hiện tại đến người đọc.
2
Khóa luận này tập trung vào trình bày về việc nghiên cứu, thiết kế, triển khai một
hệ thống học tiếng anh theo ngữ cảnh trên các thiết bị di động.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Với bài toán như trên, khóa luận tốt nghiệp của tôi hướng đến mục tiêu :
Tìm hiểu ứng dụng trên điện thoại di động, cách xây dựng, lắp đặt, triển khai ( chủ
yếu là j2me)
Tìm hiểu các dịch vụ hướng vị trí (Location Base Service – LBS), cách xác định
location dựa vào GPS-A
Đưa ra mô hình và giải pháp giải quyết vấn đề học tiếng anh theo ngữ cảnh trên
thiết bị di động.
Xây dựng thí điểm ứng dụng học tiếng anh theo ngữ cảnh trên thiết bị di động
3
CHƯƠNG 2 HƯỚNG GIẢI QUYẾT VÀ MÔ
HÌNH
2.1 Hướng giải quyết
Mục tiêu của nghiên cứu là phát triển một ứng dụng giúp mọi người có thể học tập
ở bất cứ đâu, trong khoảng thời gian thích hợp nếu họ sở hữu một chiếc điện thoại di
động có hỗ trợ Java và kết nối vào Internet. Hệ thống sẽ cung cấp các tư liệu, nội dung
học tập phù hợp với ngữ cảnh hiện tại của người sử dụng. Bên cạnh đó trong quá trình
hoạt động hệ thống sẽ tự động nhận biết sự thay đổi ngữ cảnh để thay đổi nội dung cho
phù hợp. Vậy vấn đề đặt ra là khi nào hệ thống cung cấp nội dung cho người sử dụng,
cung cấp nội dung đó như thế nào và nội dung đó là gì ?
2.1.1 Hệ thống cần cung cấp dịch vụ khi nào ?
Cái khó của một hệ thống hoạt động theo ngữ cảnh chính là phải biết hoạt động khi
nào, khi nào cần cung cấp dịch vụ, hệ thống gần như một hệ thống thụ động trong việc
nhận biết yêu cầu tuy nhiên lại linh hoạt trong việc đáp lại( phản ứng lại) các yêu cầu.
Các thiết bị di động ngày càng thông minh, cộng với năng lực xử lý cao cho phép
chúng ta có thể tích hợp một số công cụ vào trong điện thoại nhằm thu thập thông tin
về môi trường, không gian.. xung quanh nó.
Hiện nay, hầu hết các điện thoại di động hoặc laptop đều trang bị công cụ định vị
GPS hay camera hay các senser… Các thiết bị này có thể giúp ta xác định được hiện
trạng của môi trường xung quanh người dùng (thời tiết, vị trí, không gian), xác định
được tình trạng của người dùng. Từ đó hệ thống có thể nhận biết được ngữ cảnh và sự
thay đổi ngữ cảnh ngay lập tức.
Khi đã nhận thức được sự thay đổi của ngữ cảnh, hệ thống có thể quyết định xem
có cần phản ứng lại những thay đổi đó hay không. Dựa vào những thông tin thay đổi
đó hệ thống sẽ biết phải làm gì.
4
2.1.2 Hệ thống cần cung cấp những nội dung gì?
Một khi đã nhận biết được sự thay đổi của ngữ cảnh, hệ thống cần xác định lại nội
dung sao cho phù hơp với những thay đổi đó. Quá trình khởi tạo nội dung này hệ
thống cần phải làm 3 việc chính :
Xác định nội dung mà những thay đổi này ảnh hưởng tới, những thay đổi này có
liên quan đến tình hình hiện nay không ? tìm theo tên tuổi địa chỉ giới tính vị trí….
Xác định xem nội dung đó có phù hợp và có ích cho người dùng đó không ? tìm
theo lịch sử duyệt, xếp hạng các phần tử theo chiều giảm dần hoăc tăng dần theo số lần
xem
Nội dung mới đó đó có liên quan đến nội dung trước đó hay không? Có cần thiết
thêm nội dung trước vào không?
2.1.3 Hệ thống truyền tải nội dung đến người dùng như thế nào?
Sau khi đã xác định được nội dung, vấn đề còn lại chỉ làm việc chuyển tải nội dung
cho người sử dụng như thế nào và cách thức hiển thị ra sao.
Việc truyền dữ liệu trong mạng không dây chậm hơn nhiều so với truyền qua mạng
có dây do vậy việc lựa chọn kiểu kết nối mạng nào để truyền tải dữ liệu ta cũng cần
cân nhắc. Ta có thể chọn kiểu kết nối với server thông qua việc mở một socket riêng
hoặc có thể sử dụng httpconnection để request dữ liệu từ server. Trong khuôn khổ
nghiên cứu này tôi sử dụng httpconnection tạo ra các request gửi tới server và nhận
thông điệp nội dung trả về từ server. Một điểm cần lưu ý đó là do việc truyền tải dữ
liệu qua mạng không dây là chậm nên server cần tối ưu nội dung của tư liệu để việc
truyền tải có thể diễn ra nhanh hơn. Hiện nay hầu hết các điện thoại có hỗ trợ Java thì
đều hỗ trợ kết nối Internet, có thể là GPRS, HSCSD, EDGE, UMTF, WCDMA…
Với vấn đề hiển thị nội dung, để đảm bảo cho tính phù hợp với ngữ cảnh hiện tại
của người sư dụng thì việc hiển thị thông tin sao cho trực quan và gây được thiện cảm
với người sử dụng là 1 điều hết sức quan trọng. Giả dụ ta có cùng 1 nội dung b