Đề tài Ngôn từ nghệ thuật trong Xình Ca Cao Lan

Sán Chay là một trong 54 dân tộc thiểu số ở Việt Nam, có số dân là 147.315 người (1999), gồm 2 nhóm chính: Cao Lan và Sán Chỉ (1) . Nhóm Cao Lan (còn được gọi bằng tên khác: Hờn Bán, Chùng,…) hiện cư trú ở các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Hoà Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh…, nhưng tập trung đông nhất ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (27.869 người). Theo một số nhà nghiên cứu và lời kể của đồng bào, người Cao Lan vốn từ các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) sang Việt Nam, cách đây khoảng 300-500 năm. Dân tộc Sán Chay nói chung và người Cao Lan nói riêng, với vốn văn hoá văn nghệ truyền thống phong phú và độc đáo của họ, đang góp phần làm nên sự đa dạng văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật trong xình ca Cao Lan có thể góp phần giới thiệu và tôn vinh những nét bản sắc văn hoá của nhóm người này.

pdf122 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2087 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngôn từ nghệ thuật trong Xình Ca Cao Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------------------ TRIỆU THỊ LINH NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG XÌNH CA CAO LAN Chuyên ngành: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ THÁI NGUYÊN - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Cơ sở lí thuyết và thực tiễn 11 1.1. Cơ sở lí thuyết 11 1.2. Cơ sở thực tiễn 21 Chương 2: Ngôn từ nghệ thuật của xình ca xét về mặt hình thức 31 2.1. Kết cấu xình ca 31 2.2. Thể, vần và nhịp điệu trong xình ca 49 Chương 3: Ngôn từ nghệ thuật xình ca xét về mặt nội dung 62 3.1. Các biện pháp tu từ thường gặp trong xình ca 62 3.2. Sự thể hiện thời gian, không gian nghệ thuật và một vài biểu 75 tượng thường gặp qua ngôn từ xình ca. KẾT LUẬN 102 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN 104 QUAN ĐẾN LUẬN VĂN TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC Một số khúc xình ca được ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm Cao Lan. Một số hình ảnh về phong tục và hát xình ca của đồng bào Cao Lan. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Sán Chay là một trong 54 dân tộc thiểu số ở Việt Nam, có số dân là 147.315 người (1999), gồm 2 nhóm chính: Cao Lan và Sán Chỉ (1) . Nhóm Cao Lan (còn được gọi bằng tên khác: Hờn Bán, Chùng,…) hiện cư trú ở các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Hoà Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh…, nhưng tập trung đông nhất ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (27.869 người). Theo một số nhà nghiên cứu và lời kể của đồng bào, người Cao Lan vốn từ các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) sang Việt Nam, cách đây khoảng 300-500 năm. Dân tộc Sán Chay nói chung và người Cao Lan nói riêng, với vốn văn hoá văn nghệ truyền thống phong phú và độc đáo của họ, đang góp phần làm nên sự đa dạng văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật trong xình ca Cao Lan có thể góp phần giới thiệu và tôn vinh những nét bản sắc văn hoá của nhóm người này. 1.2. Xình ca là dân ca của người Cao Lan, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Theo truyền thuyết, đây là lời hát của Bà chúa thơ ca Lằu Slam khi đối đáp với người yêu và nỗi lòng của cô gái Lằu Slam khi tìm tình yêu trong tuyệt vọng. Người Cao Lan ghi nhớ và truyền lại các bài xình ca bằng văn bản chữ “Nôm Cao Lan” (và cho đến nay bằng cả chữ tự chế trên cơ sở chữ Quốc ngữ). Tương truyền một bộ sách xình ca được hát trong 36 ngày đêm chưa hết... (1) Trong Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam (Tổng cục thống kê ban hành ngày 2/3/1979), tên dân tộc này được ghi là Sán Chay, Cao Lan - Sán Chỉ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Có thể nói, xình ca là một trong những nét đặc sắc, độc đáo làm nên văn hoá truyền thống Cao Lan. Ngôn từ trong xình ca không chỉ là hình thức, là chất liệu nghệ thuật, mà còn là tâm huyết và tài năng của rất nhiều nghệ sĩ dân gian Cao Lan trong sáng tạo, trau chuốt tiếng mẹ đẻ không ngừng. Vì vậy, nghiên cứu ngôn từ trong xình ca sẽ góp phần phát hiện ra nguyên cớ sự hấp dẫn đặc biệt của xình ca về mặt ngôn từ, cũng như tìm hiểu cái hay cái đẹp trong tiếng Cao Lan. 1.3. Là một người con của đồng bào Cao Lan, tác giả của luận văn này rất băn khoăn trước tình trạng nhiều nét văn hoá cổ truyền của dân tộc mình - trong đó có xình ca và cả ngôn ngữ - đang bị mai một, pha tạp, không được coi trọng đúng mức, từ đó có nguyện vọng tìm hiểu nhằm bảo tồn và phát triển vốn văn hoá của dân tộc mình, trước hết là vốn văn nghệ truyền thống trong đó có xình ca, từ góc nhìn ngôn ngữ học. Nghiên cứu Ngôn từ nghệ thuật trong xình ca Cao Lan còn phục vụ cho việc giảng dạy môn Ngữ văn ở trường Cao đẳng Sư phạm Tuyên Quang - nơi tác giả đang công tác. 2. LỊCH SỬ SƢU TẦM NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HOÁ NGƢỜI CAO LAN, VỀ XÌNH CA VÀ NGÔN NGỮ TRONG XÌNH CA CAO LAN 2.1. Nghiên cứu về văn hoá Sán Chay (nói chung) và ngƣời Cao Lan (nói riêng) Các mặt trong văn hoá Sán Chay (nói chung) và của người Cao Lan (nói riêng) là những đề tài khoa học được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có không ít những công trình sưu tầm nghiên cứu, những hội thảo khoa học ở các cấp, những bài báo, báo cáo..., bàn về những vấn đề này. Sự nghiên cứu và thảo luận chủ yếu về văn hoá truyền thống Sán Chay và quan hệ giữa hai nhóm Cao Lan và Sán Chỉ trong dân tộc Sán Chay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: - Hợp tuyển Văn học dân gian các dân tộc Tày - Nùng - Sán Chay, Nxb Văn hoá dân tộc, 1994. - Phù Ninh - Nguyễn Thịnh (1999), Văn hoá truyền thống Cao Lan, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. - Khổng Diễn (2003), Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. - Lâm Quý (2003), Văn hoá Cao Lan, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Cho đến nay, vấn đề quan hệ giữa hai nhóm Cao Lan và Sán Chỉ trong dân tộc Sán Chay vẫn chưa có được ý kiến thống nhất: Đây là các nhóm của một dân tộc hay là hai dân tộc riêng biệt? Câu hỏi này đã được đặt ra và nhận được nhiều ý kiến bàn luận rất khác nhau, đặc biệt trong Hội nghị xác định thành phần dân tộc Sán Chay (Cao Lan - Sán Chí) ở Bắc Giang (ngày 29-30/3/2004) do Viện Khoa học - Xã hội Việt Nam và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang chủ trì. Trong các tài liệu về dân tộc Sán Chay nói chung và người Cao Lan nói riêng, đều thấy có khẳng định người Cao Lan có nguồn gốc từ Trung Quốc sang đã nhiều đời, sống rải rác ở phía bắc Việt Nam, là một cộng đồng người cấu kết chặt chẽ, còn lưu giữ được những nét văn hoá đặc sắc, đặc biệt là kho tàng văn nghệ dân gian rất phong phú. 2.2. Nghiên cứu về văn nghệ dân gian và XCCL Trong kho tàng văn nghệ dân gian Cao Lan, xình ca là mảng văn nghệ đặc sắc nhất, giá trị nhất. Xình ca được xem như cái làm nên nét “bản sắc văn hoá” của người Cao Lan, vì thế cũng được các nghệ nhân Cao Lan và các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Ở Tuyên Quang, những cụ già Cao Lan như bà Nịnh Thị Nhân (63 tuổi), ông Tiểu Văn Học (66 tuổi - thôn cây Thị, xã Đội Bình, huyện Yên Sơn), ông Vương Hùng Tá (58 tuổi - thôn Dân Chủ, xã Đội Bình, huyện Yên Sơn), ông Sầm Văn Dừn (63 tuổi - thôn Mãn Hoá, xã Đại Phú, huyện Sơn Dương), ông Trần Văn Tố (67 tuổi, thôn Giếng Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn)... được tôn vinh là các nghệ nhân hát xình ca. Vì yêu làn điệu dân ca của dân tộc mình nên họ đã sưu tầm, ghi chép lại các quyển sách hát viết bằng chữ Hán và "dịch" ra để tiện cho việc dạy các con cháu. Ông Sầm Văn Dừn còn sáng tác và dàn dựng nhiều tác phẩm mang đậm những nét văn hoá truyền thống dân tộc Cao Lan... Có thể nói, những nghệ nhân Cao Lan đã có ý thức và có công rất lớn trong việc bảo vệ, lưu truyền lại xình ca cho thế hệ sau. Tuy nhiên họ chỉ mới chủ yếu dừng lại ở việc bảo tồn và lưu truyền xình ca bằng cách dạy tự phát truyền miệng. Trên cơ sở lòng nhiệt tình của các nghệ nhân, cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, việc sưu tầm, biên soạn, dịch xình ca đã được tổ chức tiến hành với quy mô khá rộng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có đồng bào Cao Lan sinh sống như Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Giang, Phú Thọ... Một số công trình và bài báo về văn nghệ dân gian Cao Lan đã được công bố như: - Phương Bằng (1981), Dân ca Cao Lan, Nxb Văn hóa, Hà Nội. - Lâm Quý (2003), Ngày xuân đi hát "Xình ca", Báo Tân Trào số tết 158+159. - Lê Hồng Sinh (2003), Khảo sát đặc điểm truyện thơ Cao Lan "Kó Lau Slam", Luận văn thạc sỹ khoa học Ngữ văn, Hà Nội. - Nịnh Văn Độ (2003), Bảo tồn hát xình ca dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang, Đề tài nghiên cứu, Sở Văn hóa Thông tin, Tuyên Quang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 - Lâm Quý (2003), Xịnh ca Cao Lan - đêm hát thứ nhất, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. - Đặng Đình Thuận (2005), Văn hoá dân gian của dân tộc Cao Lan, Nxb Khoa học xã hội, 2005. - Phạm Thị Kim Dung (2005), Khảo sát đặc điểm Xình ca dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Sư phạm 1, Hà Nội. - Ngô Văn Trụ (2006), Dân ca Cao Lan, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. - Trịnh Thành Công (2005), "Đi tìm câu hát xình ca", Báo Tuyên Quang số tết Xuân Ất Dậu. - Triệu Thị Linh (2006), “Đặc điểm thi pháp truyện cổ tích về người mồ côi của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang”, Luận văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2006. - Triệu Thị Linh (2007), “Cách biểu thị thời gian nghệ thuật trong cổ tích Cao Lan”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 11. - Triệu Thị Linh (2007), "Một số biểu tượng trong xình ca Cao Lan", Hội thảo ngữ học trẻ - Xuân 2008. Về xình ca Cao Lan, các tác giả đã có công sưu tầm những đêm hát, những câu hát còn rải rác trong dân gian, tập hợp và biên soạn lại khá công phu. Nhà thơ Lâm Quý đã sưu tầm được 9 đêm, dịch văn học trọn vẹn Xịnh ca Cao Lan - đêm hát thứ nhất gồm 266 câu. Tác giả Ngô Văn Trụ sưu tầm biên soạn được gần 1000 câu hát lẻ in trong cuốn Dân ca Cao Lan. Tác giả Phương Bằng cũng sưu tầm được gần 500 câu hát... Từ tư liệu sưu tầm, biên soạn, các nhà nghiên cứu đã xác định số lượng và kết cấu những đêm hát, nội dung của mỗi đêm. Các tác giả Lâm Quý, Ngô Văn Trụ đã bước đầu phân tích được bối cảnh diễn ra đêm hát, giai điệu lời hát; phân tích ý nghĩa một số câu hát... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Trong luận văn tốt nghiệp "Khảo sát đặc điểm xình ca dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang", tác giả Phạm Thị Kim Dung đã đặt xình ca trong hoàn cảnh văn hoá truyền thống Cao Lan để thấy được vai trò, vị trí của xình ca đối với đời sống tinh thần của cộng đồng này. Tác giả đã khảo sát, rút ra đặc điểm của xình ca trên ba phương diện: diễn xướng, nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Trong luận văn, tác giả cũng đã phân tích cách dùng đại từ nhân xưng và tính từ trong xình ca, từ đó rút ra kết luận: "XCCL có nhiều điểm đắc sắc trong nghệ thuật biểu hiện: từ hình thức diễn xướng đến việc sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ, kết cấu, biểu tượng nghệ thuật, các thủ pháp tu từ…" [7;tr.94]. Trong luận văn thạc sĩ “Khảo sát đặc điểm truyện thơ Cao Lan “Kó Lằu Slam”", tác giả Lê Hồng Sinh đã phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện thơ “Kó Lằu Slam”, đồng thời miêu tả về xình ca như một phần không thể thiếu để kết tinh thành truyện thơ này: “Lời của truyện thơ được đặt theo thể thơ có trong xình ca. “Kó Lằu Slam” dường như lấy cảm hứng từ tục hát ví đầu xuân” [37; tr.41] . 2.3. Nghiên cứu tiếng Cao Lan và ngôn ngữ trong xình ca Nhìn chung, cho đến nay những nghiên cứu về tiếng Cao Lan ở Việt Nam không nhiều và chưa đầy đủ. Hầu như không thấy một công trình nào miêu tả tiếng Cao Lan ở diện đồng đại. Các tác giả A.G. Haudricout, Jereld Edmondson và David Strecker... đã có một số thảo luận về quan hệ cội nguồn của tiếng Cao Lan. Trong Hội nghị xác định thành phần dân tộc Sán Chay (Cao Lan - Sán Chí) ở Bắc Giang (ngày 29-30/3/2004), hầu hết các báo cáo tham luận đều nhắc đến sự khác biệt giữa tiếng Cao Lan và Sán Chí (hai nhóm trong “dân tộc” Sán Chay) và cố gắng lí giải, đánh giá sự khác biệt này. Báo cáo của tác giả Nguyễn Văn Lợi “Quan hệ Cao Lan - Sán Chí xét về mặt ngôn ngữ” đã góp phần trả lời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 các câu hỏi: Nguồn gốc, quá trình phát triển, mối quan hệ lịch sử giữa tiếng Cao Lan và Sán Chí như thế nào; Hiện nay các ngôn ngữ này đang hành chức ra sao; Quan niệm và nguyện vọng của những người sử dụng tiếng Cao Lan và Sán Chí như thế nào? Trả lời được những câu hỏi này có thể giúp cho việc xác định mối quan hệ giữa người Cao Lan và người Sán Chí. Về ngôn ngữ trong xình ca, trong cuốn Văn hoá Cao Lan tác giả Lâm Quý nhận định: Đây là “thứ tiếng cổ dùng trong cúng bái và hát ví thuộc ngữ hệ Hán - Tạng, thổ ngữ Quảng Đông - Trung Quốc” [34; tr.166]. Xình ca có hai loại, ca bậc và ca ý, tương ứng với mỗi loại thì ngôn ngữ cũng có đặc điểm riêng. “Ca ý” nghĩa là “lời hát nhỏ”, lời hát tâm tình của đôi người yêu thương nhau, được sáng tạo một các bất chợt” nên lời ca có vần có điệu, dễ nhớ người hát có thể ứng đối ở nhiều tình huống khác nhau, có thể thay đổi giọng, lời ca cho phù hợp. “Ca bậc” nghĩa là “hát lớn”, “hát cho cả dân bản cùng nghe, nhờ thế lời ca được ghi chép vào sách thành chương, mục có tình chất qui định bắt buộc” [34; tr.188-192]. Tác giả Lâm Quý cũng thống kê tập một của xình ca gồm trên 500 cặp bài hát bằng 1.000 bài theo thể thơ tứ tuyệt (4 câu, 7 chữ), với trên 4.000 câu thơ 7 chữ [34; tr.193]. Tác giả Ngô Văn Trụ nhận xét: “Ở một số trường hợp, câu thứ nhất chỉ có 3, 4 chữ, 4 câu chỉ gồm 24, 25 chữ, do vậy khi hát, người ta phải dùng lời láy để ngân nga”[44; tr.2]. Về ý nghĩa của lời ca, những người già Cao Lan thường khen rằng ý tứ trong lời đối đáp của xình ca rất thâm sâu, nhiều hình ảnh ví von bất ngờ, thú vị. Tuy nhiên, cảm nhận cũng như nghiên cứu về ngôn từ xình ca là một công việc không dễ dàng. Ông Nịnh Văn Độ - một người con của đồng bào Cao Lan đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 tâm sự: “Suốt quãng đời của tôi...tôi say sưa tìm hiểu về xình ca mà vẫn chưa cảm nhận được hết cái hay cái đẹp của lời ca trong xình ca dân tộc mình”[8; tr.5]. Như đã liệt kê ở trên (mục 2.2), trong Hội thảo Ngữ học trẻ - Xuân 2008 (do Hội ngôn ngữ học Việt Nam tổ chức), tác giả của luận văn này đã trình bày báo cáo về một khía cạnh nhỏ của NTNT trong XCCL - "Một số biểu tượng trong xình ca Cao Lan". Quả thật, NTNT của XCCL cho đến nay vẫn là một ẩn số, một vấn đề khoa học chưa được chuyên luận nào trình bày đầy đủ và sâu sắc. Đây là hướng gợi mở tích cực để tác giả luận văn này tiếp cận xình ca từ góc độ ngôn ngữ học, với hi vọng hiểu rõ hơn cách tổ chức văn bản và các tầng ý nghĩa sâu sắc, thú vị của lời ca, cách biểu đạt bằng ngôn từ độc đáo của các nghệ nhân Cao Lan. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN 3.1. Mục đích - Chỉ ra đặc trưng NTNT của xình ca xét về mặt hình thức, như: kết cấu một đêm hát, khúc hát, thể thơ, nhịp điệu, cách gieo vần... - Chỉ ra đặc trưng NTNT của xình ca xét về mặt ngữ nghĩa, như các phép tu từ: ẩn dụ, so sánh, nhân hoá; cách biểu thị thời gian, không gian nghệ thuật... - Qua tìm hiểu các đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của ngôn từ xình ca, có được một số nhận xét về những giá trị của NTNT trong xình ca, đồng thời chỉ ra được phần nào những nét đặc trưng trong văn hoá như cách ứng xử, cách cảm, cách nghĩ... của người Cao Lan. 3.2. Nhiệm vụ - Tập hợp các tài liệu đã có, sưu tầm thêm, dịch các tư liệu về XCCL. - Miêu tả một số cách sử dụng NTNT đáng chú ý trong XCCL. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 - Khái quát được những nét đặc trưng chính của NTNT trong XCCL. 4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 4.1. Về lí luận - Cung cấp những cứ liệu cho việc khái quát hoá các đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật trong thi pháp dân ca: tính cách điệu hoá, cách gieo vần, các đặc điểm cú pháp như đối và điệp, sự chuyển nghĩa theo những cách khác nhau. - Từ việc chỉ ra đặc trưng của NTNT trong XCCL, giúp thêm kinh nghiệm và cách thức cho việc tìm hiểu văn bản văn nghệ dân gian cổ, cũng như việc biên dịch, sưu tầm các văn bản này có hiệu quả và sâu sắc hơn. 4.2. Về thực tiễn - Góp phần bảo tồn và phát triển vốn nghệ thuật truyền thống của người Cao Lan, trong đó có xình ca và ngôn ngữ của họ. - Khuyến khích và tạo cơ sở, đề xuất hướng tiếp tục đi sâu nghiên cứu các mặt khác trong ngôn ngữ cũng như vốn văn nghệ truyền thống của người Cao Lan. - Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng trong giảng dạy về văn nghệ dân gian các dân tộc thiểu số nói chung và về XCCL nói riêng. 5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Đối tƣợng Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là ngôn từ trong văn bản "Xịnh ca Cao Lan - đêm hát thứ nhất" của tác giả Lâm Quý, Nxb Văn hoá Dân tộc phát hành năm 2003. Đêm hát thứ nhất này có 8 chương, 266 khúc hát. Phần một của tác phẩm được viết bằng chữ Nôm - Cao Lan, phần hai được tác giả dịch văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 học ra tiếng Việt. Chúng tôi đã tiến hành dịch nghĩa từng đơn vị từ của 266 khúc hát này để hiểu và phân tích sâu hơn về ngôn từ trong xình ca. Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu còn là ngôn từ của xình ca trong các văn bản: "Dân ca Cao Lan", Nxb Văn hoá dân tộc, phát hành năm 2006 được tác giả Ngô Văn Trụ sưu tầm và biên soạn, với 898 khúc hát; "Dân ca Cao Lan", Nxb Văn hoá dân tộc, phát hành năm 1981, tác giả Phương Bằng sưu tầm và biên soạn, với 665 khúc hát... Việc mở rộng đối tượng nghiên cứu trên nhiều văn bản khác nhau là để có cái nhìn tổng thể về XCCL, từ đó có những nhận định về đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của xình ca. 5.2. Phƣơng pháp - Điền dã: sưu tầm, ghi âm và ghi chép về văn hoá truyền thống Cao Lan, phiên dịch (dịch nghĩa từng từ và dịch văn học ra tiếng Việt) các bản xình ca. - Miêu tả: với các thủ pháp phân tích và tổng hợp, trên cơ sở các văn bản xình ca (nguyên bản và bản dịch). - Thống kê: tính xác suất một số hiện tượng ngôn từ đáng chú ý trong các văn bản XCCL. 6. BỐ CỤC LUẬN VĂN Ngoài Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn gồm các chương mục sau: Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí thuyết 1.2. Cơ sở thực tiễn CHƢƠNG 2: NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT CỦA XÌNH CA XÉT VỀ MẶT HÌNH THỨC 2.1. Kết cấu xình ca 2.2. Thể, vần và nhịp điệu Chƣơng 3: NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT XÌNH CA XÉT VỀ MẶT NGỮ NGHĨA Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 3.1. Các biện pháp tu từ thường gặp trong xình ca 3.2. Sự thể hiện thời gian, không gian nghệ thuật và một vài biểu tượng thường gặp qua ngôn từ xình ca. Trong Phụ lục có một số khúc xình ca được ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm Cao Lan...; một số hình ảnh về phong tục và hát xình ca của đồng bào Cao Lan. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1.1. Ngôn ngữ - Ngôn ngữ văn học - Ngôn từ nghệ thuật 1.1.1.1. Ngôn ngữ Theo cách hiểu chung nhất, ngôn ngữ là “hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau” [53; tr.683]. Khi nói đến ngôn ngữ, người ta thường hiểu đó là ngôn ngữ tự nhiên của con người (đối lập với ngôn ngữ nhân tạo và ngôn ngữ của động vật). Đây có thể được xem là phương tiện quan trọng nhất được dùng trong giao tiếp giữa các thành viên của cộng đồng, đồng thời cũng là phương tiện để tư duy, để diễn đạt và truyền lại các giá trị văn hoá - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi bàn về ngôn ngữ nói chung, còn có thể nói đến các hình thức giao tiếp khác: bằng động tác của cơ thể, màu sắc... Tuy nhiên, hình thức phổ biến nhất của ngôn ngữ trong xã hội loài người là ngôn ngữ âm thanh (ngôn ngữ được nói ra bằng lời, thành tiếng) và chữ viết (hình thức đường nét ghi lại, phản ánh, đại diện cho ngôn ngữ thành tiếng). Trong luận văn, khái niệm "ngôn ngữ" có chỗ được gọi là ngôn từ. Ngôn từ được hiểu chính là ngôn ngữ ở dạng nói hay viết thành văn. Trong một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, khi nói về ngôn ngữ và tình hình sử dụng ngôn ngữ ở một cộng đồng thiểu số như Cao Lan, không thể không nhắc đến các khái niệm “ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các tộc người” (ở người Cao Lan hiện nay là tiếng Việt và trước đây là tiếng Hán); “ngôn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 ngữ dân tộc/tộc người” (ở người Cao Lan đó là tiếng Cao Lan); “tiếng mẹ đẻ”: ngôn ngữ con người học được trong những năm đầu của đời mình, thường là công cụ tư duy và quan trọng nhất của mỗi người (ở người Cao Lan đó là tiếng Cao Lan)... 1.1.1.2. Ngôn
Tài liệu liên quan